Hoàn toàn đồng ý về pha Nha đột của Hajime, cá nhân tớ đánh giá nó là fail nhất cả phim Hajime từ đầu đã thể hiện được cái chất "Anti-hero", cơ mà đến cuối mới trổ chiêu tủ thì đi chọc đèn trần, thà phát ấy chọc 1 phát hỏng khẩu 6 nòng còn đỡ
trận mở màn của hajime với kenshin trong manga cũng fer và đầy chất hoang dã y như chiến trường, nha đột mạnh vl mà lên phim ko show dc miếng nào, tinh thần ác tức trảm cũng ko dc thể hiện miếng nào, tiếc vãi
đánh giá chung là phim này coi phê, nội dung cũng tạm ổn, phần đầu cũng tương đối với anime rồi (manga coi lâu rồi nên ko nhớ, sau khi coi LA này xong down lại tập 1 anime coi, nữ lồng tiếng cho Kenshin nghe bựa éo chịu được), nhìu pha chém coi rất đã, nhanh gọn dứt khoát, nhìu đoạn coi đi coi lại tới chục lần. riêng mình thấy thì phần nhạc nền thì hay thiệt nhưng mà chỉ phù hợp với mấy phim sử thi chiến tranh của phương Tây thôi, lồng vô phim này thấy lai lai Tây hóa sao sao ấy ko hợp với bối cảnh samurai, mà Nhật đâu có thiếu nhạc nền cho samurai chiến đấu đâu. còn Hajime với Sanosuke mấy bác trên nhận xét chuẩn rồi, ko ý kiến nữa.
không phải nó, lúc đầu tưởng nó nhưng xem rồi lại thấy không phải... xem LA thấy chỉ biểu diễn được tốc độ siêu nhanh của kenshin được 2 lần, lúc chạy ra cứu Kảou khỏi jin'e với 1 đoạn nhỏ lúc đập đám samurai tại trang viên của thằng.... quên mợ tên rồi thì lúc này là lúc Nhật đang vào thời kỳ Tây hóa mà...
Cá nhân Cơm thì thấy phim chuyển thể rất hay- diễn xuất/action tuyệt- bối cảnh/âm nhạc tốt...lâu rùi mới thấy một bộ movie live action hay như thế sau Nana và Paradise Kiss. Chỉ tiếc là phim không được công chiếu tại rạp VN... Cơ mà ai có thông tin về ngân sách và doanh thu của Kenshin thì cho Cơm bít với...
Giờ đã có ai biết budget phim này tầm bao nhiêu đâu, vừa ra mà... Giờ cứ đoán thôi, nếu chiếu theo cái phim Battleship Yamato lắm kỹ xảo của anh Kimura mà tốn đến 20tr thì chắc phim này dễ budget loanh quanh 10-15tr $ lắm. Còn doanh thu thì ~37tr $ rồi, mấy trang trước có người post đấy... Mấy đoạn nữa chứ, đoạn finish move Gein , đoạn cross slash Jin-ei, đoạn long chùy thiểm Jin-ei....
Xem qua một số bản online trên mạng thì thấy các bản này dịch tựa tựa như nhau, nhiều chỗ chém gió và đặc biệt là tên chiêu thức sai bét nhè. Shin no Ippō --> quái chiêu, thôi miên chi thuật... Sōryū-sen --> lưỡng long thiểm. Đúng phải là song long thiểm. Battō-jutsu --> tư thế rút kiếm nổi tiếng ... Bối xa đao (haisha-tō) --> kiếm khí Mà trong bản Manga xuất bản ở VN, một số chiêu cũng bị sửa lưng như vậy. Futae no kiwami: không phải là "nhị trọng kình". Đúng ra phải là "nhị trùng cực".
mới coi xong...ko có chỗ chê :d kiểu này ko biết nó có làm phần nữa ko nhỉ thích cái đoạn đánh nhua với Shishio Makoto
Vừa xem phim xong, hay quá. Nhớ lại hồi nhỏ đọc truyện. Cố nặn trong đầu ra xem cái này ở trong truyện là khúc nào. Tiếc là chả nhớ
Fan của Saito Hajime đây,tính bắt lỗi vụ Saito đánh bằng tay trái chứ k phải tay phải thì khúc cuối Nha Đột dùng tay trái.Ok,bỏ qua,coi như "tuyet kỹ" bí mật phải khác 1 chút. Còn vụ hút thuốc lúc còn là thành vien Tân Đảng,trong lúc ra trận thì mình nghĩ hơi lố. Dưới bàn tay sắt của cục phó ma quỷ Hijikata,động tý là sử đội vien mổ bụng thì dù là Saito cũng phải vô khuôn khổ thôi. Hút thuốc lúc là cảnh sát đeo kiem thì k sao,vì chả có tay cảnh sát nào đủ tư cách mà len lớp cho Sói Xám!
Dù hiện nay trên mạng có nhiều bản dịch Việt ngữ của Rurōni Kenshin nhưng xem qua, tựu trung các bản dịch đều lẩn quẩn ở khâu dịch thuật thiếu chính xác ở mặt ngữ nghĩa cũng như thuật ngữ lịch sử, võ thuật. Vì vậy 極楽衆鳥 (Gokuraku Shujō) cố gắng mang lại một bản dịch chuẩn xác nhất về mặt ngữ nghĩa cũng như thuật ngữ. Download bản đại gia 4Gb Link MF: http://www.mediafire.com/?h6o9i8tht316w Link Fshare: http://www.fshare.vn/file/T1SW5WRWDT/ Spec: Duration : 2h 13mn Bit rate mode : Variable Maximum bit rate : 40.0 Mbps Width : 1 280 pixels Height : 720 pixels Display aspect ratio : 16:9 Frame rate : 23.976 fps Color space : YUV Chroma subsampling : 4:2:0 Bit depth : 10 bits Overall bit rate : 4 141 Kbps Khuyến cáo: nên cài K-Lite codec pack mới nhất để xem phim.
Vậy làm sub up lên được rồi... hầu như ai cũng đã có bản HD trước đó rồi mà... up sub lên cho mọi người thiết nghĩ cần thiết hơn. Kiểu này cũng được nhưng... chẹp... tùy... dịch thuật mấy người làm trước cũng ko sai đến mức phải down lại nguyên con hàng...=3=
Soft sub có up ở mấy trang trước rồi, nhưng xem soft sub dễ bị lệch vị trí text vì độ phân giải khác nhau. Bản HD này encode 10 bit màu, các bản khác là 8bit nên nếu xem ở màn hình tốt thì sẽ thấy sự khác biệt. Sau khi xem bản sub của mình thì có thể kết luận các bản dịch khác sai đúng nhiều ít thế nào.
Ah... có thể nói là sub trước đó ko dịch chính xác từ ngữ hoàn toàn 100%, nhưng cũng ko đến mức sai đến độ người xem thấy nói 1 kiểu mà dịch thì 1 kiểu khác... Nói chung ai crazy fan thì down lại thẩm so sánh, nhưng với mình sau khi xem xong thì thấy ko vấn đề quá serious đến mức phải xem lại 1 bộ dịch khác (hay down lại nguyên bộ khác) để thấy là việc mình xem 1 bộ trước đó dịch sai đến mức hiểu sai toàn bộ cốt truyện của phim... Và cá nhân mình sau khi xem 2 lần, 1 lần eng sub 1 lần vie sub thì thấy dịch như vậy cũng ko phải vấn đề gì quá to tát lắm đâu...=3=
Vấn đề là mình cũng có xem qua các bản dịch tiếng Anh, thấy các bản này cũng sặc mùi gió, nhiều chỗ hoàn toàn sai ngữ nghĩa so với câu tiếng Nhật luôn. Có thể dẫn ra rất nhiều chỗ không chuẩn như vậy. Bản của nhóm không dịch từ sub Anh có sẵn mà dịch từ audio của phim. @Solowing: bản soft sub đây: http://www.mediafire.com/?kgrxyxn5zjgs9i7 Lưu ý: vì sub này được làm với mục đích dành cho bản encode thành hard sub với video có độ phân giải khác với video gốc nên khi xem với soft sub này, có thể bạn sẽ thấy vị trí của chữ bị lệch. Trong soft sub đã có bao hàm các font dùng cho sub, khuyên nên xem bằng Media Player Classic để có hiển thị font chữ đúng nhất. Bản sub rời mình up lên mục đích để xem với phim 1280x720 với 2 viền đen 92 pixel thì nó mới hiển thị chuẩn. Vì vậy khi xem với các bản raw khác thì sẽ bị hiện tượng lệch chữ như vầy nè LỆCH (bản raw xem với soft sub) CÂN (bản 4gb, 10bit)
Udō Jin-ei là nhân vật phản diện chính trong phim. Kiếm phái Nikaidō Heihō (Nhị Giai Đường Bình Pháp) của hắn cũng như bí chiêu "Shin no Ippō" (Tâm chi Nhất Phương) đều từng tồn tại thật sự trong lịch sử kiếm thuật Nhật Bản. Lang thang trên Google thì bắt được một bài entry về môn phái và chiêu thức này, dịch vài dòng để anh em cùng xem, coi như chuyện trà dư tửu hậu. Khoảng giữa thời Kamakura (1185~1333) có nhân vật tên là Nen-ami Jion (1351~1448) mang chí báo thù cho cha, giả làm thầy tu nhưng theo học kiếm thuật và báo thù thành công. Nhân vật Nen-ami Jion chính là khai tổ của phái kiếm Nen-ryū. Jion là sư phụ đào tạo nên 14 cao đồ kiếm khác được gọi là "14 Tetsu" (thập tứ Triết), trong đó có 8 người ở vùng Kantō và 6 người ở kinh đô Kyōto. 14 người này gồm: Nikaidō Umanosuke, Sanshuza, Horikazu Toyo-no-kami, Numata Hōin, Kai Buzen-no-kami,Chūjō Hangan, Toki Ōmi-no-kami, Kyōgoku Minbu Shōsuke, Shio Higo-no-kami, Danjō Saemon, Hatakeyama Suruga-no-kami, Hatakeyama Kosen Nyūdō và Tsutsumi Hōsan. Trong số này có Chūjō Hangan là nhân vật nổi tiếng, khai tổ của phái kiếm Chūjō-ryū, phái này sản sinh ra Kanemaki Jisai là sư phụ của Sasaki Kojirō, đối thủ đáng gờm nhất của kiếm thánh Miyamoto Musashi. Chūjō-ryū lại phân tách thành Toda-ryū, đến lượt phái này lại sản sinh ra Ittō-ryū là môn phái ảnh hưởng nhiều nhất đến Kendō hiện đại. Nói vậy để thấy rằng Nen-ryū là một cổ phái phát sinh ra rất nhiều lưu phái lừng danh và không thể không nhắc đến khi nói đến Kiếm đạo hiện đại. Nikaidō Umanosuke trong số thập tứ Triết kể trên, là người sáng lập ra phái Nikaidō Heihō. Và nhân vật được giới thiệu trong bài này là Matsuyama Mondo Daikichi, người thừa kế Nikaidō Heihō từ tổ tiên truyền lại. Đáng tiếc là hiện không còn ghi chép nào về nơi xuất thân của ông. Chỉ biết rằng Mondo từng phụ vụ nhà Hosokawa ở Kokura 11 năm trước khi Miyamoto Musashi lên Edo rồi trở về Kokura. Mondo theo phái kiếm Nikaidō Heihō và làm nhiều chuyện rất kỳ lạ. Nói qua về tên phái Nikaidō Heihō (Nhị Giai Đường Bình Pháp) này. Từ "Bình Pháp" (Heihō) không phải là viết nhầm của "binh pháp" (cũng đọc là heihō) mà trong thứ hạng truyền thụ của môn phái, bậc sơ truyền thì dạy thế kiếm hình chữ "nhất", bậc trung truyền thì dạy thế kiếm chữ "bát" và bậc áo truyền (cấp cao nhất) thì dạy thế hình chữ "thập". Ba chữ "nhất", "bát", "thập" nếu ghép lại với nhau thì thành chữ "bình" (hei). Ngoài chiêu kiếm cực ý này ra thì phái này còn nổi danh với hai tuyệt kỹ tối cao là "Sukumi no jutsu" (thật làm bất động) và "Shin no Ippō" được nhắc đến trong phim. Đây là thuật giống như thuật thôi miên, và có những câu chuyện sau kể về hai tuyệt kỹ này. Lúc bấy giờ, khi Matsuyama Mondo chưa về làm quan dưới quyền họ Hosokawa, có lần gây sự cãi nhau với bọn võ sĩ trẻ ở Edo, căng thẳng đến độ phải tuốt kiếm là náo động cả khu. Đối phương gồm mười mấy tên, từ tứ phương tám hướng xông đến chém thì Mondo nhẹ nhàng tránh khỏi, luồn ra khỏi đám bao vây, đứng quay lưng về phía tường gỗ của khu phố, bắt đầu thủ thế kỳ lạ. Mondo chỉa mũi kiếm trước mặt, lòng bàn tay trái úp lên sống kiếm và cứ thế đứng yên bất động, từ đôi mắt phát ra luồng điện quái dị khiến 2, 3 tên từ chính diện toan xông vào chém bỗng nhiên đứng khựng, không nhấc chân tiến lên nỗi. Đoạn Mondo thét lớn, cả đám võ sĩ trẻ bỗng lộn nhào, ngả cả ra đất. Mondo nhíu mắt nhìn đám võ sĩ trẻ rồi thu kiếm bỏ đi. (Còn)