Nguồn trong quân thuỷ, toàn bộ lực lượng thuỷ quân của Đinh Tích Nhưỡng gồm nhiều đội tàu thuộc cấp vệ như Tả Vệ, Hữu Vệ, Ngũ Hầu, Ngũ Thiện, Ngũ Trung v.v... mỗi vệ có 2000 hay 2400 người tổng cộng gần 15.000 thuỷ quân, mỗi tàu chiến Đằng Ngoài có 20~40 người, như vạy toàn bộ thuỷ quân Đinh Tích Nhưỡng xấp xỉ 500 tàu chiến rồi. Chưa kể còn có quân bộ của Đỗ Thế Dận, tuyến sau là binh thuyền của Trịnh Tự Quyền cũng có nhiều tàu chiến tại trận ở bãi Xích Đằng. Như vậy không phải hàng trăm à, cả ngàn là dự đoán thêm các hạm đội khác của chúa Trịnh nếu còn. Và ai bảo lượng đạn không lớn? Theo Lê quý kỷ sự: “Đêm đến, Huệ dùng năm chiếc thuyền không, thả ở lòng sông để bức bách tiền đội bên quan quân. Quan quân suốt đêm bắn loạn xa. Trước đó, dường như quân thủy tiên phong của Tây Sơn đã một lần xông vào trận địa Trịnh, khi đó Nhưỡng dàn trận chữ nhất và dùng súng bảo lân “đánh lui” Tây Sơn." Bắn loạn xạ suốt đêm mà bảo lượng đạn không lớn. Lý do 5 tàu nghi binh không bị bắn trúng vì bãi Xích Đằng rất lớn mà lại chỉ có 5 tàu nghi binh trong đêm tối, thêm quân Trịnh bắn loạn xạ nên khó mà trúng chứ không có nghĩa súng nhỏ. Vì theo Dampier và nhiều thương nhân Châu Âu, các khẩu pháo đầu hạm của tàu chiến Trịnh là cỡ nòng 36 tới 48 cân. Đó cũng là điều ấn tượng nhất với người Phương Tây về tàu chiến Đằng Ngoài đấy. Lịch triều tạp kỷ (t. II, tr. 310, 311) chép cụ thể hơn: “… Nhưỡng lại sai bắn, thuyền Tây Sơn đều rút vào trong bến (giạt sang hai bên – bờ - T.G.). Sau khi Nhưỡng sai bắn thêm ba phát đại bác nữa, vừa dứt, thì quân Tây Sơn liền nổ một phát đại pháo, tiếng to như tiếng sấm, đạn bay qua cây cổ thụ, tiện làm hai đoạn. Quân Tây Sơn bỏ thuyền đổ bộ. Bộ binh Trướng Trung Hầu sợ hãi, tan vỡ chạy trốn hết…”. => Sau khi bắn cả đêm, vẫn còn đạn để bắn tiếp Lơ Roa đêm đó “nghe tiếng súng đại bác nổ cả đêm” đã kể lại trong bức thư ngày 6-10-1786. Cho thấy việc quân Trịnh bắn cả đêm là có thật nhé . Như thế lượng đạn, thuốc súng nhiều hay ít . Có kiêu binh không có nghĩa là thoái trào, vì ngay cả trong quân Tây Sơn cũng có kiêu binh, bản thân Nguyễn Huệ đem quân vây thành của Nguyễn Nhạc cũng là một kiểu kiêu binh. Nhưng khi đó Tây Sơn đâu phải là thoái trào. Trận Đống Đa của "Hoàng Lê Nhất Thống Chí", được viết bảo con cháu nhà học Ngô, điển hình là Ngô Thì Du là quan nhà Nguyễn nên hoàn toàn viết dìm hàng nhà Tây Sơn được . BTW, theo Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài Từ 1627 Tới Năm 1646, Bo-ri (Ch. Borri) viết: “Đàng Trong có hơn 100 thuyền chiến… Lính trên thuyền đều có súng hỏa mai…”, và theo A. đờ Rốt thì “họ sử dụng thành thạo tất cả các loại vũ khí đó (súng, pháo). Nhất là với súng trường (fusil) và hỏa mai (arquebuse) thì họ bắn giỏi đến mức đáng khâm phục”. Alexander de Rhodes nói về Đại Việt vào những năm 40 của thế ỷ 17, thì đã có flintlock ở Đằng Trong rồi, Fusil là súng flintlock loại nhẹ, súng flintlock được Đào Duy Từ (1572-1634) gọi là súng Phật-lan-cơ (phật-lan là phiên âm của flint-lock, cơ là cơ cấu điểm hoả, tức kích hoả bằng đá lửa). Còn lúc Borri tới khoảng những năm 30 thì Đằng Trong vẫn còn nhiều aquebus và nhất là lính thuỷ 100% là dùng arquebus. Cuối thế kỷ 17 khi William Dampier tới đằng Ngoài thì 70% lính chúa Trịnh trang bị súng và phần lớn là flintlock kiểu Tây. Quân Tây Sơn thì dùng tới model 1777 kiểu Tây. Năm 1627, một tàu buôn Bồ Đào Nha bị bão giạt vào cửa Bạng (Thanh Hóa). A-lếch-xan đờ Rốt (Alexandre de Rhodes) đi trên chiếc tàu này. Đúng dịp đó binh thuyền chúa Trịnh đang hành quân vào đánh Đàng Trong. Đờ Rốt được chúa tiếp và cho đi theo. Đoạn mô tả của ông về đoàn binh thuyền cho ta hình dung khá rõ các loại thuyền đương thời: “Đầu tiên chúng tôi thấy một đoàn thuyền đến 200 thuyền chiến chạm trổ tô son thếp vàng rực rỡ, trên thuyền quân đội súng ống đầy đủ. Đoàn thuyền tiến lên rất đều… Rồi đến 80 thuyền chở vệ binh, chạm trổ và tô điểm nhiều hơn, buồm cũng làm bằng vải thanh nhãn (?), còn dây chão thì cuộn bằng tơ màu son đỏ. Đi giữa là thuyền rồng to lớn, sơn son thếp vàng đẹp đẽ… Số binh thuyền theo sau đoàn thuyền hộ tống còn đông hơn cả đoàn thuyền đi tiên phong, đấy là không kể những thuyền lớn nhỏ đủ cỡ, nhiều vô số, dùng vào việc chở binh lương và các cung nữ… Ngoài ra, còn 50 thuyền lớn chở lương thực đủ cho bộ binh và thủy binh. Số quân cả thủy lẫn bộ có đến gần 12 vạn” Ở Đàng Trong, từ năm 1658, chúa Nguyễn mở phường Đúc ở Huế do một thợ Bồ Đào Nha là Cruy-dơ (Joan da Cruz) phụ trách, số pháo đúc được có tới hàng ngàn khẩu. Trước đó, sau khi được Toàn quyền Bồ Đào Nha ở Ma Cao tặng một khẩu pháo, Chúa Nguyễn đã gửi sang Ma Cao 5.000 cân đồng nhờ Bồ Đào Nha đúc hộ súng (năm 1651). Trong P.Y. Manguin, Les Portugais sur les còtes du Việt Nam et du Campa, BEFEO, 1972, tr. 202 – 203. Trong chương trình huấn luyện cho quân thủy thời này, có những thao tác cơ bản của một người lính: “Sau khi được tuyển vào quân ngũ, một người lính phải tập ba năm với một võ sư. Ông ta dạy lính cách sử dụng binh khí và tất cả những bộ môn liên quan đến binh nghiệp như sử dụng gươm giáo, cách mang súng, giữ súng, bắn và bắn theo lệnh. Lính còn được dạy cách chế biến thuốc súng, chế đạn, vì sau khi huấn luyện, họ phải tự làm lấy những thứ đó khi được cấp nguyên vật liệu. Lê quý kỷ sự (tr. 89) thuật lại trận đánh của quân thủy Hoàng Viết Tuyển với quân thủy Tây Sơn do Quỳnh Ngọc hầu chỉ huy năm 1788: “Tuyển chia thuyền biển làm mười hàng. Ở các mũi thuyền đều đặt pháo lớn. Hễ gặp địch thì hàng thuyền cứ theo thứ tự lần lượt bắn. Tiếng súng liên miên không ngớt, đạn bay đầy sông, bắn vỡ luôn vài chục thuyền chiến giặc”. Quân thủy Nguyễn ở Ngã Bảy tan vỡ quá nhanh, khiến cho việc bố trí ứng cứu của đội thuyền chiến do Nguyễn Ánh trực tiếp chỉ huy trở nên vô nghĩa. Khi được tin báo quân Tây Sơn đánh vào Ngã Bảy, Nguyễn Ánh “thân đốc binh thuyền đi ứng cứu”, nhưng đến Ngã Ba (có lẽ khoảng ngã ba Nhà Bè) thì quân thủy Tây Sơn đã tới nơi, dùng pháo bắn tới tấp vào đội hình thuyền chiến Nguyễn, đồng thời xông lên áp đảo. Lực lượng quân thủy dự trữ này cũng bị đánh lui nhanh chóng dưới làn hỏa pháo mãnh liệt, chính xác của các pháo thuyền Tây Sơn. Ngay trong đoạn viết nhằm tâng bốc Nguyễn Ánh, cuốn sử chính thống của nhà Nguyễn là Đại Nam thực lục (chính biên, t. II, tr. 40) cũng phải chép: “Giặc nhằm đầu thuyền bắn, gẫy cả cột buồm, quân sĩ đều thất sắc; vua đứng yên không động, tay cầm súng chim bắn lại thuyền giặc và hạ lệnh cho quân sĩ vừa đánh vừa lùi”. (súng chim là điểu thương tức flintlock) Không phải quân Tây Sơn đi đến đâu là quân Trịnh lập tức tan vỡ vì "thoái trào" mà nhiều nơi tử chiến tới cừng như quân Trịnh ở Phú Xuân: Thoạt đầu, thuyền chiến Tây Sơn dàn trên sông Hương, đối diện sát với mặt thành phía đông, dùng pháo bắn uy hiếp quân Trịnh. Quân bộ Tây Sơn cũng dàn thế trận phối hợp ở trên bờ sông. Có lẽ trong lúc này, Nguyễn Huệ đưa ra yêu cầu của mình buộc quân Trịnh phải đầu hàng vô điều kiện. Quân Trịnh không chịu hàng, đóng cửa thành, đưa thêm quân ra bảo vệ ngoài thành và dùng pháo trên thành bắn vào quân Tây Sơn làm một thuyền chiến Tây Sơn trúng đạn. Quân Tây Sơn lên thuyền, tạm rút khỏi tầm pháo của Trịnh. Hầu như tất cả các tướng Trịnh chỉ huy trận địa này đều tử trận. Ngoài ra quân Trịnh còn có 3000 quân cuối cùng trong trận đánh tại Thăng Long, nhưng thuỷ binh Nguyễn Huệ ập tới quá nhanh nên thuỷ quân bị diệt gọn, chỉ còn một nhóm bộ binh nhỏ noi, lúc này thì không bỏ chạy mới lại .
Lịch triều tạp kỷ chép:"Nhưỡng lại sai bắn, thuyền Tây Sơn đều rút vào trong bến (giạt sang hai bên – bờ - T.G.). Sau khi Nhưỡng sai bắn thêm ba phát đại bác nữa, vừa dứt, thì quân Tây Sơn liền nổ một phát đại pháo, tiếng to như tiếng sấm, đạn bay qua cây cổ thụ, tiện làm hai đoạn....Nhưỡng càng dốc tên đạn và thuốc súng, đốc thúc các quân đánh mạnh. Thuyền Tây Sơn chỉ đắm có một chiếc, còn các thuyền khác không hề lui chút nào. Khi thuyền đến hơi gần, Nhưỡng sai người nhìn xem thì té ra người trong thuyền đều là người nộm, bấy giờ mới biết là mắc mưu, nhưng thuốc đạn đã hết kiệt rồi, không còn biết làm sao được nữa!" Với lối đánh dàn thành nhiều hàng của quân Trịnh thì sau tuyến đầu đã bắn suốt đêm vẫn còn đến vài trăm tàu chưa giao chiến vậy sao lại hết cả thuốc đạn ? Thứ nữa là pháo của Tây Sơn như miêu tả bắn lớn hơn hẳn quân Trịnh , nếu quân Trịnh xài pháo cỡ 48 cân thì quân Tây Sơn dùng pháo cỡ bao nhiêu ? Nếu cho là có 500 tàu thì khi dàn thành 10 hàng ngang , mỗi hàng sẽ có 50 tàu , mỗi tàu có 2-3 pháo cỡ nòng 36-48 cân tức là có 100-150 khẩu pháo cỡ lớn bắn vùi dập mà chỉ đánh chìm được 1 trong 5 tàu nghi binh của Tây Sơn ? ( các tàu Tây Sơn này cũng là tàu cỡ lớn để che đỡ cho hạm đội phía sau nên dù quân Trịnh bắn trượt nhiều cũng ) . Thứ 2 là tàu Trịnh thường có trung bình 60 lính thủy vậy áng chừng có khoảng 200-250 tàu phù hợp hơn. Nếu không xảy ra loạn kiêu binh thì Nguyễn Hữu Chỉnh có bỏ Đàng Ngoài vào bày mưu cho Tây Sơn ra bắc hay không? Chúa Trịnh Tông làm gì cũng phải xin phép kiêu binh đó có phải là thoái trào không ? Sau khi vua Quang Trung qua đời , Quang Toản không ngăn được phe Bùi Đắc Tuyên và phe Trần Quang Diệu chém giết lẫn nhau . Đó mới là loạn kiêu binh của Tây Sơn ( quân lính không nghe lệnh vua và vua bất lực không điều khiển được quân ) và cuối cùng cũng dẫn đến sự thoái trào của Tây Sơn. Ngô Thì Du viết 7 hồi bao gồm cả hồi thứ 14 về trận Đống Đa nhiều khả năng trước khi ra làm quan nhà Nguyễn thậm chí là viết ngay dưới thời Tây Sơn do tác giả không dùng cách gọi thời Nguyễn là " Tây Ngụy" mà chỉ gọi là quân Tây Sơn( chỉ có chương 17 chắc chắn viết dưới thời Nguyễn mới đổi dùng cách gọi này) . Các hồi này đều dành nhiều lời ca tụng tài năng cho Nguyễn Huệ là người có tài cầm quân chứ việc gì phải dìm hàng .
Bắn cả đêm thì tới sáng không hết thuốc súng và đạn dược mới lạ đấy. Tàu nó có phải pháo đài đâu mà có đạn và thuốc súng bắn cả tháng. Vì các hàng luân phiên nhau lui xuống rồi tiến lên bắn chứ không đứng cố định một chỗ, nếu cố định một chỗ bắn liên tục thì ngay cả tàu Ship-of-the-line của Tây cũng hết sau 1~2 giờ. Đại pháo của Tây Sơn bắn là loại thần công bắn thị uy, chỉ có 1 khẩu, nhiệm vụ chính là bắn pháo hiệu cho toàn quân bắt đầu tấn công, loại này thường 60~96 cân. Còn pháo hạm của Tây Sơn có nhiều loại, loại trên Đại Hiệu là 24 cân nhưng tới 50~66 pháo, loại trên tàu nhỏ hơn cũng thường là 24 cân nhưng số lượng ít hơn Đại hiệu, và loại galley 1~2 pháo đầu hạm như quân Trịnh là loại 36 cân. Tàu chiến quân Trịnh không phải kiểu Tây nên chỉ có pháo chủ đầu hạm và 2~3 pháo nhỏ hơn ở bên hông, chứ không phải loại 50~66 pháo như của Tây Sơn. Còn câu quân Tây Sơn dạt sang hai bên bờ đâu, khi quân Trịnh bắn mạnh thì thuỷ quân Tây Sơn dạt hết sang hai bên bờ chỉ để 5 tàu nghi binh nên không có vụ che cho hạm đội phía sau, và việc này diễn ra trong đêm tối, khi mờ sáng thì đánh đắm được 1 tàu nghi binh nhưng lúc này súng đạn đã cạn thì thuỷ quân Tây Sơn mới ra khỏi bờ và đánh mạnh. Chỉnh sẽ vẫn mời Tây Sơn ra bắc, vì Chỉnh là một gian hùng thời loạn tiếc là chưa đủ tầm như Quang Trung, vì đằng nào Chỉnh cũng muốn lật đổ nhà Trịnh để xưng hùng. Việc chúa Trịnh Tông phải xinh phép bọn kiêu binh cũng như vua Lê phải xin phép chúa Trịnh mấy trăm năm nay thôi, và đó chỉ là nhúng nhường để tìm cách diệt kiêu binh, phần còn lại, khi quân Tây Sơn tiến ra bắc, quân Trịnh kiên cường chống đỡ tới tận Thăng Long sau nhiều trận đánh đầy khói lửa thì không thể gọi là thoái trào mà là không đọ nổi sức mạnh của Tây Sơn thôi. Còn quân không nghe lệnh vua, vua bất lực không điều khiển được quân thì ngay từ khi Nguyễn Huệ ra Bắc Hà đã không còn nghe lời vua cũng là anh của mình là vua Thái Đức rồi, thậm chí khi bị gọi về, Nguyễn Huệ hậm hực và lên tới đỉnh điểm là mang quân vây thành của vua mình cho tới khi vua Thái Đức phải nhường nhịn, đó cũng là kiêu binh, nhưng Tây Sơn vẫn phát triển mạnh. Khi Tây Sơn ra bắc lần 2, Ngô Thì Du theo cha chạy loạn, phải 8 năm sau mới về lại quê cũ cày ruộng, và phải tới năm 1802 nhà Nguyễn mới đánh bại hoàn toàn Tây Sơn. Nên trong ngần ấy năm loạn lạc chưa chắc Ngô Thì Du có thời gian hay tâm trí mà viết vì còn phải mưu sinh, chưa kể ở Bắc Hà lúc ấy đang loạn, nếu bị Tây Sơn thấy được cuốn sách đang nói xấu về Tây Sơn như thế thì có khi rơi đầu. Nên an toàn nhất là lúc làm quan cho triều Nguyễn
Trong Hổ Trướng Khu Cơ, súng Phật-lan-cơ là súng của Bồ Đao Nha dùng đá lửa kích hoả nên đây là phiên âm của Flintlock, chứ không phải Pháp, và phiên âm của France là Pháp-lan-tây.
gớm các bác bàn lịch sử Tây sơn khiếp quá . mà cũng phải thôi giai đoạn đó SGK nói quá sơ lược http://www.tin247.com/anh_hiem_ve_chien_tranh_trieu_tien-35-2013031906142871.html có ảnh dân Hàn bị Bắc triều giết kinh khủng quá . cùng là anh em với nhau sao nỡ tàn sát vậy chứ . tụi Bắc triều thật là tàn ác
Tội gì không bàn hả bác, thời đại Trịnh - Nguyễn phân tranh, Tây Sơn sặc mùi khói thuốc súng, tóe lửa của súng ống, đại bác nã vang trời... Siêu hoành tráng luôn, tưởng tượng quân hai bên toàn cầm cự nhau như thế này (Trịnh - Nguyễn): [video=youtube;c86EmmMK7pE]http://www.youtube.com/watch?v=c86EmmMK7pE[/video] Tây Sơn thủy chiến: [video=youtube;t2zfbvzeBuA]http://www.youtube.com/watch?v=t2zfbvzeBuA[/video] Mấy bức ảnh đấy đã là gì, chiến tranh giải phóng miền Nam của ta còn khiếp hơn.
Nói thật, chẳng qua do mấy sách giáo khoa của mình được viết bởi thế hệ kháng chiến mà ra (nói thẳng là từ rừng mà ra). Nên có cái nhìn về chiến tranh xưa của mình rất nghèo nàn, toàn quân ít, trang bị kém nên toàn đánh du kích như thời chống Pháp, Mỹ, trong khi ngay chính các tài liệu phương Tây thời đó phải khâm phục khả năng trang bị, sử dụng hoả khí của người Việt ở Đông Á, như Đằng Ngoài giành co với Đăng Trong cả trăm năm mà không ngã ngủ, tưởng quân nó yếu chứ người Tây đánh giá quân chúa Trịnh thé kỷ 17 là mạnh nhất trong các xứ Ấn Độ (xứ Ấn Độ chỉ Á Đông nói chung), nó có một ông còn bảo nếu các tiểu quốc ở Châu Âu thời đó mà có sức mạnh như chúa Trịnh thì các tiểu quốc xung quanh đã bị xoá xổ rồi .
Cũng còn một phần do chính sách của Đảng và Nhà nước nữa bác à, chứ phô trương quân ta mạnh quá thì TQ nó hằm hè, bây giờ đang tranh chấp, TQ mà tức quá đánh thì... Nói chung là chủ trương dạy cho con em chúng ta "Dân tộc ta là một dân tộc hòa bình v.v..." để đề cao lòng yêu nước, thương nòi, mai này TQ nó mà động binh thì vẫn giữ vững được đất nước.
Nhưng nó để lại hậu quả cực lớn là phần lớn dân ta bị nhiễm tư tưởng khi xưa cha ông ta luôn nghèo nàn lạc hậu, quân sự yếu kém không có gì nổi bật. Đó chính là nguyên nhân chính sinh ra thói sính ngoại, tự ti dân tộc, dễ bị văn hoá nước ngoài đồng hoá hơn, chuộng đồ ngoại, chê hàng nội khiến các công ty trong nước khó phát triển thậm chí chết yểu.
Nói về lịch sử VN thì sạu quyển ĐV sử ký toàn thư thì có quyển gì viết tiếp thời đại sau này k các bác. ĐV sử ký toàn thư đến thời Gia tôn Mỹ hoàng đế là hết rồi.
Trẻ troll fan cuồng Kpop nhưng lại dốt nên lấy hình lính VNCH minh họa "VN không chịu khuất phục". http://www.haivl.com/photo/130918
http://forum.gamevn.com/showthread.php?870919-Thao-luan-lich-su-chien-tranh-chinh-tri-ver-17-/page58 Africa Korp của con panzer đang xung trận bên đó rất là hoành tráng. Demou hôm nay im hết rồi :(
Thiếu, còn quyển Đại Việt sử kí Tục biên (1676 - 1789) ghi chép tiếp từ Hy Tông Chương Hoàng Đế (Lê Duy Hiệp) đến Hiến Tông Vĩnh Hoàng Đế (Lê Duy Diêu). Quyển này suýt nữa thì thất truyền do Minh Mạng coi là yêu thư yêu cầu hủy bỏ. Ngoài ra còn quyển Khâm định Việt sử Thông giám cương mục khá đầy đủ nữa.