Ngày kia tức thứ 6 tớ lên đường nhập ngũ, cho hỏi có được mang sách ngoại ngữ với từ điển theo ko??? Sợ rơi rụng ngoại ngữ lắm T_T Năm nay NVQS ưu tiên hàng đầu gọi các đối tượng đã tốt nghiệp ĐH để cho mặt bằng lên cao và tớ được đi theo tiếng gọi của Tổ Quốc ^^
Mấy ông kia đừng lôi Mãng Hoang Kỉ với mấy bộ tiên hiệp vào nữa, đang thấy bàn hẳn hoi mà Thử google thì có vẻ đúng như đồng chí nào nói ở post trên là Phật giáo du nhập vào Tung Của thì những phần nội dung có tính thần thoại được nhập vào trong phần của Đạo giáo, thành ra không có cách so sánh chính xác xem giữa Tam Thanh/chư thần so với Phật thì bên nào có địa vị lớn hơn/pháp lực mạnh hơn
Phật bên Ấn.........nó có cả 1 giáo......việc éo ji phảỉ chạy sang làm đệ tử bọn Đạo giáo bên tung.....
Mấy bác biết nhiều về vụ này cho mình xin ít tài liệu tìm hiểu được không nhỉ Trước giờ mình cũng thắc mắc vụ này rồi mà giờ mới thấy có topic bàn luận - - - Updated - - - Mấy bác biết nhiều về vụ này cho mình xin ít tài liệu tìm hiểu được không nhỉ Trước giờ mình cũng thắc mắc vụ này rồi mà giờ mới thấy có topic bàn luận
Làm cái comment vì câu hỏi bạn này đặt ra giống cái mình thắc mắc tầm độ 20 năm về trước Thứ nhất: Các tác phầm kiểu "Tây Du Kí" hay "Phong Thần Diễn Nghĩa" chỉ dạng như 1 loại tiểu thuyết bestseller thời xưa chứ không phải tài liệu có tác dụng tra cứu cụ thể, nhưng đồng thời nó cũng thể hiện tư tưởng về tín ngưỡng của người thời xưa nên có giá trị tham khảo Thứ hai: Hệ thống thần thánh mà bạn được xem trên phim ảnh của Khựa là sự dung hợp giữa 2(hoặc nhiều) hệ thống tín ngưỡng , nên nếu lấy cái này làm cơ sở đo lv của các thần thánh thì không chính xác lắm . Ví dụ trong Đạo giáo: Thái Thượng Lão Quân xếp trong Tam Thanh - tức là 3 vị thần tối cao cùng với Nguyên Thủy Thiên Tôn và Linh Bảo Đại Pháp Sư , Ngọc Hoàng còn phải xếp chiếu dưới ở trong Tứ Ngự . Có nghĩa là Thái Thượng Lão Quân mà tát 1 cái thì 10 thằng Ngọc Hoàng cũng phải hôi phi yên diệt ; Thái Thượng Lão Quân trong Đạo giáo có thể sánh với Thích Ca( Như Lai Phật Tổ trên film) bên Phật Giáo . Cho nên trong film truyện thằng Ngọc Hoàng sai này sai nọ Thái Thượng Lão Quân thì xét theo đạo Giáo là vô cùng phi lí Tư liệu của Đạo Phật Vô cùng đồ sộ thậm chí với nhiều trường phái khác nhau nhưng có 2 xu hướng phổ biến mà người ta hay gọi là tiểu thừa với đại thừa. Tiểu thừa là tự tu hành, ai ai cũng có thể thành Phật, Đại thừa chủ trương nếu 1 người tu thành Phật thì dẫn dắt chỉ đường cho những người chưa ngộ ra đạt đến đích. Từ xa xưa phật giáo đã không cổ vũ cho việc thờ cúng, đến khi có đại thừa Phật Pháp thì cũng chỉ cho là nên tôn kính những người đã thành Phật trước và nghe theo họ chỉ dạy. Chúng sinh ra chùa toàn người không theo đạo nhưng mà lại vào chùa dâng nào lễ nào tiền rồi cầu những cái lợi cho mình, Phật mà có thật thì cũng đếch cho đâu. Những thứ các bạn thấy ngày nay ra ngoài chùa miếu khấn vái hương khói nghi ngút toàn là buôn thần bán thánh (quan điểm của mình) Thêm nữa là Bồ Đề Lão Tổ sư phự của TNK là ai thì không rõ, có lẽ chỉ là 1 nhân vật trong Tây Du Kí Thời cổ đại dân Khựa có hệ thống tín ngưỡng riêng, xuất phát từ tín ngưỡng totem rồi phát triển lên thành thờ cúng các thần nguyên thủy( Nữ Oa, Phục Hy, ..) rồi đến cái vị thủ lãnh cổ đại như Hoàng Đế, Viêm Đế, ... rồi đến cỡ thế kỉ X TCN thì tư tưởng về Đạo xuất hiện, thời kì này thì "Đạo" có nghĩa tự nhiên mà nó thế, từ khi vũ trụ sinh ra thì đã có rồi, là cái đếch giải thích được, là câu trả lời cho vạn vật,...Thời kì này "Đạo" cũng chỉ là 1 khái niệm, sau đấy 1 vài thế kỉ thì bắt đầu xuất hiện các thể loại tu Đạo để trường sinh như các bạn vẫn thấy khi đọc tiên hiệp. Cùng lúc này thì Nho giáo xuất hiện và phát triển mạnh mẽ, rồi đạo Phật du nhập từ Ấn Độ sang và thế là hệ thống tín ngưỡng tâm linh của dân khựa bị trộn lẫn thành một món hổ lốn từ 3 nguyên liệu chính là: Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa, triết học, nghệ thuật, .... ảnh hưởng sang cả tận Việt Nam. Trên đây là những gì mình được học, nếu nó không giống với những gì các bạn đọc được hay google được thì mình cũng chịu.
moá đọc mấy bài sâu xa thật , nhìu nhân vật chả biết là ai đơn giản và logic là anh khĩ 500 năm trước khi quẩy trên thiên cung , lúc đó có gậy vàng , giáp vàng ( hàng khũng vào thởi điểm hiện tại) ,lúc coi ngựa quen đc mấy bạn tiên trên đó , nên lúc lên quẩy thì 1 vài người cũng tránh đụng , với uống tiên đan , rượu thánh , đào tiên = nội công tăng không tưởng , ai đụng vào là đập , chỉ bại vì bệnh đái bậy , nên bị phạt luôn 500 năm . sau 500 năm thì khỉ chỉ ăn cỏ , uống nước sương , mất luôn bộ giáp , đội them cái vòng ( giảm tính hiếu chiến ) thì làm gì khoẻ như xưa , thiên đình sau lần ấy thì bắt đầu tăng cường luyện tập , chế thêm các pháp bảo khắc chế anh khĩ , bị bọn đệ trộm hết xuống trần , khi đụng anh khỉ sau 500 thì anh khỉ có phần lép vế là đúng rồi
Đơn giản là vì lúc đại náo thiên cung thì TNK có trang bị vũ khí + giáp hoàng kim. Chưa kể đc buff cả lò luyện đơn của Thái Thượng Lão Quân, cả vườn đào của Vương Mẫu, lúc sau đc buff thêm rượu tiên tăng sức chiến đấu, rồi bị đưa vô lò luyện đơn đốt làm tăng max hoả khí nên ai mà đánh lại. Do quá bá đạo đồ sát lung tung nên anh GM Phật Tổ ban nick, giảm công lực, xoá hết đồ rồi trong thời gian 500 năm đó tụi yêu quái luyện lv lên vèo vèo trong khi anh TNK bị nhốt ngoài đảo thì ko yếu sao đc. Sau này lại bị đi theo lão Đường Huyền Trang toàn ăn đồ bố thí ko có đạm nên thể trạng èo uột, tối ngày chỉ biết đi xin cơm rồi dắt ngựa cho nên đã yêu nay càng yêu hơn --> trận nào cũng thua.
Theo mình thì những vị Phật đã lên tới Niết Bàn rồi thì đã thoát khỏi vòng luân hồi, còn những vị Thần, Tiên, Thánh bên Đạo giáo tuy cũng có pháp lực, thần thông nhưng vẫn có thọ mạng hạn chế, đúng không nhỉ?
Google ra được một chủ đề tưởng không liên quan nhưng đọc hết tự khắc giải thích được hầu hết các thắc mắc của bác chủ top. Đúng hay sai thì e không biết, thấy hay thì post cho anh em đọc tham khảo. Cũ người mới ta, bác nào đọc rồi cũng đừng ném đá em nhé
nói theo giả thuyết trên, thì lẽ ra 1 bản Tây Du Ký mới đã ra từ lâu rồi, Tàu chả chừa cái phóng tác nào cả.
Đồng ý bác này, chưa đọc truyện Tây Du Ký mà chỉ xem phim nên không biết trong truyện có nói gì về Thái Thượng Lão Quân phục vụ Thiên Đình không nên không nói còn nếu như phim thì là sai. Vì theo mình nhớ theo Phong Thần hay PTDN thì cái Thiên Đình lập ra là do mấy lão Thánh lập ra cùng với Phong Thần bia để tránh hạo kiếp mà mấy lão tính ra được, nên Ngọc Hoàng với Vương Mẫu thì do mấy lão ấy đề ra hết Mấy cái Tiên Hiệp thì bọn nó dựa vào truyền thuyết các thánh rồi chém ra thôi, nên muốn tìm hiểu mình nghĩ cứ cày cái Phong Thần hoặc PTDN là được, chứ tìm hiểu sâu vào thì chịu, chắc mua mấy quyển Đạo giáo của Trung Quốc thôi
tây du kí thiên về đạo Phật, trong đó đả kích đạo giáo khá nhiều: Đầu tiên là Tôn Ngộ Không xuất phát là đạo Giáo (theo học Bồ Đề sư tổ) sau cùng lại đi theo đạo Phật, Các đạo sĩ trong Tây Du kí đa phần là đểu cáng, yêu quái, thậm chí có vụ còn bị Tôn Ngộ Không cho uống "nước thánh". Mô hình thiên đình (ngọc hoàng-vua, Tây mẫu -hoàng hậu, Lý tịnh -tướng, nam tào bắc đẩu, thần tiên,...) là thế giới của đạo Giáo khác với mô hình Tây thiên (Phật , bồ tát, la hán, ...) đây là hai thế giới khác biệt hẳn nên khi ghép vào tiểu thuyết thành 1 thế giới nên nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn trong truyện Tây Du Kí. Ví dụ: Ngọc Hoàng và Phật Tổ ai chức vụ cao hơn. nên mới xảy ra câu chuyện của bạn chủ topic, tại sao Lão Quân to tướng (đạo Giáo) lại không đánh được Tôn Ngộ Không (đạo Phật). Thậm chí mẫu thuẫn hơn là lão Quân không đánh được Tôn Ngộ Không nhưng con trâu của Lão Quân lại đánh cho Tôn Ngộ Không tan tác.
Đọc mấy bài giải thích kia đi rồi bạn sẽ hiểu tại sao Thái Thượng Lão Quân không dám chơi TNK. Mình không có đọc bản TDK gốc của Ngô Thừa Ân nên không biết thế nào chứ còn phim TDK thì có kha khá những người đạo Phật không thích những tình tiết trong phim. Ví dụ: Chi tiết thầy trò Đường Tăng phải hối lộ cái bát vàng mới lấy được kinh ấy. Tóm lại thì Phật Giáo và Đạo Giáo trong phim chẳng có cái nào được đề cao hơn cả, cái nào cũng bị "tổng xỉ vả" vì phim chỉ là một tác phẩm giải trí thôi, không có giá trị trong việc tìm hiểu đạo Phật hay Đạo giáo. Về đạo Phật: Nếu chịu tìm hiểu Phật giáo bạn sẽ biết được Thiên Đình và Tây Thiên là 2 thế giới khác nhau nhưng đều được Phật Giáo đề cập tới, không có gì mâu thuẫn ở đây cả, có chăng là do trong phim nó làm mâu thuẫn thôi. Tây Thiên hay còn gọi là Niết Bàn là những vị Phật đã thành chánh quả, thoát khỏi nghiệp sinh tử sinh sống tại đây, còn thiên đình cũng là nơi những người có đức hạnh cao dày sinh sống những vẫn chưa thoát khỏi nghiệp sinh tử. Trong Phật Giáo theo mình nhớ là không có những vị như Thái Thượng Lão Quân, Nguyên Thủy Thiên Tôn gì đó nhưng Ngọc Hoàng thì có, hay còn gọi là Phạm Thiên Vương, người cai quản cõi trời Phạm Thiên. Nếu nhớ không lầm thì Ngọc Hoàng cũng là người có thọ mạng hữu hạn, tuy nhiên sau khi đã lên tới cõi trời rồi thì đã quy y theo Phật, trở thành người thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử. Thiên Đình hay Niết Bàn chẳng có cái nào cao hơn cái nào hết, tùy theo nghiệp lực, cơ duyên, sự tu tập mà chúng sinh sẽ hóa sinh vào từng cõi tương ứng thôi. Quay lại chủ đề chính, bác nào có cái giải thích nào hợp lý hơn mấy cái trên thì đưa ra cho mình với, dù biết là hư cấu, chế cũng nhiều mà đọc thấy cũng phê ghê.
Ngọc Hoàng Đại Đế không phải là Phạm Thiên (God of All Gods) mà chỉ là Đế Thích thôi, là God của 1 vũ trụ. Phạm Thiên là God duy nhất không chịu luân hồi do tự nhiên. Vì bản thân Phạm Thiên là Ruler, là Thiên Vũ Bảo Luân, là bản thân luân hồi Tây Thiên và Thiên Đình là 2 siêu không gian khác nhau của các chủng siêu phàm khác nhau thôi. Đế Thích là thuộc Thiên Đạo, 1 trong 6 chủng sinh mệnh (Lục Đạo). Riêng Phật thoát ra khỏi quy tắc luân hồi của 6 chủng đó, xem như là Đạo thứ 7