The Hunger Games: Catching Fire (2013)

Thảo luận trong 'Phim ảnh' bắt đầu bởi TDK88, 26/3/13.

  1. Dr. House

    Dr. House Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    5/10/10
    Bài viết:
    1,073
    Nơi ở:
    Cuddy's Boobies
    Vừa viết xong trên blog, đăng qua đây luôn.
    Nguồn: http://anhtunguyenphotography.wordpress.com/2013/11/29/catching-fire/


    Catching Fire: Sequel Syndrome & Franchise Disorder
    [​IMG]


    Mình khá thích bộ truyện này của Suzanne Collins, hay nói là fan cũng được. Tuy nói là tiểu thuyết cho thanh thiếu niên (young adult novel) nhưng truyện khá hay - không chỉ với lứa tuổi 15, 16 mà cả với nhiều người lớn tuổi nữa. Phần I (The Hunger Games) và phần II (Catching Fire) là hấp dẫn và dễ đọc nhất, phần III (Mocking Jay) hơi kém hơn một chút, nhưng lại có một sự trầm uất, nặng nề và "nghiêm túc" khác hẳn hai phần trước. Còn nhớ hồi tháng Ba năm 2012 đi xem phim với một sự háo hức kinh khủng sau mấy tháng chờ đợi (vì Trailer phần I quá hay) để rồi cuối cùng nhận được một sự thất vọng lớn.

    Được chuyển thể từ tập truyện đầu tiên - The Hunger Games phần I lấy bối cảnh trong một tương lai không xa, khi Bắc Mỹ đã sụp đổ, suy yếu do hạn hán, nạn đói, hỏa hoạn, và chiến tranh, được thay thế bằng Panem, một đất nước bị chia cắt thành Capitol quản lý và 12 quận (thực ra là 13 nhưng Quận 13 đã bị xoá sổ bằng bom hạt nhân do chống lại Capitol). Mỗi năm, hai đại diện trẻ vị thành niên (một gái một trai từ độ tuổi 12 đến 18) từ mỗi quận được lựa chọn bằng cách bốc thăm để tham gia Trò chơi Đói khát - The Hunger Games. Một phần là để giải trí, một phần để đe dọa các quận phải khuất phục, không được quên quyền lực của Capitol. Các trò chơi được truyền hình và phát sóng trên toàn Panem, trong đó 24 người tham gia bị buộc phải loại bỏ các đối thủ cạnh tranh của họ, chỉ có một kẻ chiến thắng duy nhất.

    Khi cô em gái của Katniss Everdeen ngẫu nhiên bị chọn, Katniss xung phong làm vật thế thân thay em mình. Cùng với người bạn cùng lớp Peeta Mellark (người thầm yêu Katniss trong một thời gian dài) họ đã cùng nhau giành chiến thắng bằng chính khả năng của mình và quyết định liều lĩnh vào phút cuối. Tuy nhiên xung quanh bắt đầu rộ lên tin đồn về một cuộc nổi loạn chống lại Capital đang nhen nhóm, mà trong đó, Katniss và Peeta chính là những kẻ gián tiếp khơi nguồn vì hành động định tự tử cùng nhau bằng dâu độc trong đấu trường lần trước. Đấu trường sinh tử vốn chỉ cho phép duy nhất một kẻ sống sót, nay lại mở ra cánh cửa sự sống cùng lúc cho hai người. Điều này là không thể chấp nhận, không thể tha thứ, và trái ngược hoàn toàn với mục đích của Capitol.

    Capitol vô cùng giận dữ, và Capitol muốn thêm một cuộc trả thù đẫm máu... Phần II - Catching Fire đã bắt đầu như thế.
    Đó chính là khi diễn ra The Hunger Games lần thứ 75 hay còn được gọi là The Third Quarter Quell - Huyết trường tứ phân lần ba. Các Quarter Quell cứ 25 năm lại có một lần với luật chơi khác các Hunger Games bình thường. Ở Hunger Games lần 25 (Quarter Quell 1) thì các quận tự bầu ra thí sinh chứ không bốc thăm, ở Hunger Games lần 50 (Quarter Quell 2) thì mỗi quận phải cử ra bốn thí sinh - gấp đôi lệ thường. Ở Quarter Quell lần 3 này, Capitol đã thay đổi luật sao cho các thí sinh đều là những người từng vô địch Hunger Games nhằm bắt Katniss phải quay lại đấu trường lần nữa.

    Lần này rút kinh nghiệm nên đi xem Catching Fire rất thẩn thơ, nhẹ nhàng không mong đợi gì nên thấy tâm trạng bình thường. Có lẽ nếu miễn cưỡng thì cũng cho phim được điểm 7- như phần một.
    Chỉ có một điều khó hiểu băn khoăn: Catching Fire chắc chắn sẽ thành công về mặt doanh thu, nhưng tại sao nó lại thất bại về mặt chất lượng nội dung?
    Vì xét đến từng yếu tố một thì tưởng chừng như phim chẳng thiếu một điều gì:

    - Kinh phí 140 triệu đô là quá đủ cho một bộ phim như này.
    - Phim chuyển thể từ một bộ truyện hấp dẫn và có tiềm năng.
    - Đạo diễn Francis Lawrence không phải là một lựa chọn quá tệ.
    - Biên kịch Michael Arndt và Simon Beaufoy là những cái tên sáng giá.
    - Nữ chính Jennifer Lawrence một lần thắng Oscar, một lần đề cử cho giải "Diễn viên nữ xuất sắc nhất".
    - Dàn diễn viên phụ rất chắc tay: Woody Harrelson (Haymitch), Donald Sutherland (tổng thống Snow), Elizabeth Banks (Effie), Stanley Tucci (Caesar). Điều đặc biệt là họ đều đọc truyện trước khi nhận được vai diễn và khá thích bộ truyện này. Có lẽ nhờ vậy nên hóa thân vào nhân vật rất tốt, từ phần I đến phần II này - đúng như những gì ta có thể tưởng tượng khi đọc truyện.
    - Âm nhạc: James Newton Howard.


    [​IMG]
    Đấu trường lấy cảm hứng từ chiếc đồng hồ của Catching Fire


    Điệp khúc "Hay hơn phần trước" không đủ là một tiêu chí giúp một bộ phim hay hơn
    Nhưng rồi bất chấp những tiềm năng kể trên, phần II vẫn kết thúc trong nhạt nhòa. Phải chăng vấn đề nằm ở chính bản thân Hollywood? Những thứ tốt nhất của Hollywood vẫn không đủ tốt nữa?
    Như mình đã phân tích ở một số bài viết khác thì:

    "Hiện thực kinh doanh là thế: đồng tiền là trên hết. Khi xem xét đến việc đầu tư cho một dự án, hệ số thu nhập trên đầu tư (ROI) bao giờ cũng đè bẹp sự sáng tạo hoặc việc cân nhắc đến trải nghiệm của khán giả. Mỗi một ngành công nghiệp đều có những mô hình thành công đã được thừa nhận - thứ mà nhiều người trong chúng ta, những người luôn hối thúc các hãng phim thoát khỏi vùng an toàn của họ và vượt qua sự trì trệ, gọi là status-quo (thứ chiến lược kinh doanh an toàn đang giúp những nhà phát hành phim giữ vững vị trí như hiện tại). Việc hệ số thu nhập trên đầu tư là một nhân tố then chốt (và thường là nhân tố trung tâm) trong các quyết định đầu tư, lại không phải là vấn đề ở đây. Vấn đề là ở cái niềm tin mù quáng vào "những thứ chắc chắn thành công". Chính là những mô hình đã được thừa nhận. Phần tiếp theo ngu si của một phim bom tấn hoặc một kịch bản chuyển thể rập khuôn từ truyện tranh, tiểu thuyết thường đi kèm với những hợp đồng kinh doanh sản phẩm ăn theo. Chính là nó kèm theo các chi phí liên quan đóng vai trò sự sống còn mang tính lâu dài. Hay nói một cách suy rộng ra đó là lợi nhuận lâu dài.

    Coi ngành công nghiệp điện ảnh là nền, ta có thể giải thích được tại sao không một hãng phim, đạo diễn hoặc diễn viên nào có thể thành công nếu như họ chỉ tập trung vào sản xuất những phim mang tính đột phá hoặc chỉ sản xuất những phim trông chờ vào mấy thương hiệu (franchise) nhạt nhẽo. Muốn thành công trong ngành công nghiệp điện ảnh (cũng như bao ngành công nghiệp khác), ta phải biết cân bằng cả hai."


    Một khi những thương hiệu ấy không đủ hấp dẫn khán giả nữa thì sao? Đừng lo, Hollywood trong lịch sử 100 năm qua còn có nhiều giai đoạn khó khăn hơn nhiều nhưng họ vẫn sống sót, vẫn là gã khổng lồ đứng đầu trong việc xuất khẩu phim. Không phải ngẫu nhiên hay may mắn mà tất cả đều nhờ vào những cái đầu khôn ngoan cả đấy. Phim chán hả? Được, họ sẽ làm sequel (phần tiếp theo, chúng ta sẽ nhận được một lời hứa hẹn rằng phần này phim sẽ hay hơn phần trước). Còn nếu vẫn dở thì remake (làm lại với nội dung giống hệt các bản phim cũ), reboot (làm lại nhưng không có liên quan về nội dung đến các phim sẵn có), spin-off (nhân vật chính, thế giới chính không đủ hấp dẫn thì ta chuyển qua làm về nhân vật phụ, thế giới phụ). Thế giới spin-off cũng không cứu nổi nữa? Lại đi tìm thương hiệu mới khác hấp dẫn hơn thôi. Đơn giản mà nhỉ?

    Tất nhiên tư duy đó không có gì là sai trái cả, dù là trong giới điện ảnh, phim truyền hình, sách, âm nhạc, trò chơi điện tử, xe hơi, quần áo hay là đồ điện tử. Không nhất thiết bộ phim nào cũng phải làm ta thay đổi hoặc khiến ta thấy đặc biệt hay. Ngay cả những phần tiếp theo ngu si với những kiểu hài chỉ hơi thư giãn cũng có chỗ đứng của nó, đặc biệt là nếu dựa theo vai trò của nó trong vòng quay thu lợi nhuận - nó tạo điều kiện cho các dự án mang tính thử nghiệm: thành công đem lại lợi nhuận lớn, lợi nhuận bơm đầy ngân sách và tạo điều kiện cho những sản phẩm và dự án mang tính thử nghiệm được chi tiền. Sequel, franchise chẳng phải chuyện gì mới mẻ gây sốc. Các nhà làm phim xưa nay họ vẫn làm suốt. Nhưng vấn đề mà chúng ta phải đối mặt là: sao càng ngày càng ít các dự án nghệ thuật mang tính thử nghiệm vậy? Tiền lãi từ các phim bom tấn đi đâu hết rồi? Có lẽ khán giả dạo này cũng quá mệt mỏi với "bom" rồi nên họ ít đến rạp hơn.


    [​IMG]
    Các ứng viên chính của Hunger Games 75 (từ trên xuống dưới, trái sang phải): Katniss, Peeta, Enobaria, Brutus, Johanna, Finnick, Cashmere, Gloss, Wiress, Beetee


    Đã đến lúc chúng ta quay lại với câu hỏi: Tại sao Catching Fire lại thất bại về mặt chất lượng nội dung?
    Catching Fire thất bại về mặt nội dung vì nó mang đầy đủ tính chất của một phim thuần bom tấn (blockbuster) của Hollywood.

    1. Jennifer Lawrence là một diễn viên trẻ, đẹp và tài năng. Hai lần đề cử (Winter's Bone, Silver Lining Playbook), một lần thắng (Silver Lining Playbook) Oscar không phải chỉ nhờ may mắn mà là cả tài năng, làm việc chăm chỉ, thông minh và sắc đẹp. Nhưng như Jen thừa nhận, cô là người của những bộ phim độc lập (indie) chứ không phải của thế giới Hunger Games, thế giới của những phim bom tấn. Ngay cả khi lúc nhận The Hunger Games Jennifer cũng đã cân nhắc rất nhiều và thực tế là cô đã sai lầm. Diễn xuất hay - điều đó không bàn cãi. Nhưng Jen tạo cho người ta cái cảm giác lạc lõng, không phải chính mình giữa bộ phim, đang lên gân gắng sức tự ép buộc làm một điều mình không thích.

    2. Giống như một mẫu nước hoa, sự hoàn hảo của một tác phẩm điện ảnh dựa trên ba nốt, ba yếu tố hòa quyện vào nhau một cách đồng điệu và hài hòa nhất: base note (nốt trầm), head note (nốt cao) và heart note (nốt trung).

      - Base note: cách bộ phim được biên tập, chỉnh sửa, cắt ghép ở giai đoạn hậu kì. Đây là cái nền để tôn lên hai nốt nhạc kia vì vậy nó rất quan trọng, nền không vững thì nhà xây đẹp cỡ nào cũng vô dụng.
      - Head note: kịch bản, biên kịch của bộ phim. Đây là yếu tố gần như tối thượng ta quyết định có nên xem một bộ phim hay không vì nó là ấn tượng đầu tiên, là trông mặt bắt hình dong. Vì vậy nên nhiều khi bản thân ta cũng gặp phải những cú lừa ngoạn mục.
      - Heart note: là tài năng của đạo diễn. Đúng như tên gọi thì nó là trái tim, là linh hồn của bộ phim. Một đạo diễn tài ba có thể che bớt chỗ dở của kịch bản và đưa một kịch bản bình thường lên một tầm cao hoàn toàn mới.

      Hai trong ba yếu tố trên của Catching Fire đều chỉ ở mức trung bình: biên kịch và biên tập. Sức mạnh của những độc giả hâm mộ The Hunger Games thật đáng sợ khi có thể khiến những người làm phim phải chiều mình hết lòng. Họ muốn từng tiểu tiết, tình huống, sự phát triển quan hệ nhân vật phải được lên hình - không quan trọng là nó kéo dài một giây hay năm phút. Nhưng than ôi, tiểu thuyết và điện ảnh là hai phương tiện hoàn toàn khác nhau và có cách tiếp cận khán giả/độc giả khác nhau. Đảm bảo tính chân thật và chi tiết của tác phẩm với kéo dài bộ phim ra quá mức cần thiết là một ranh giới hết sức mong manh và Catching Fire tiếc thay đã nằm bên lằn ranh bên kia. Những thứ cần đào sâu hơn, những phân cảnh xứng đáng nhiều thời gian lại trôi qua quá nhanh để phim có thời gian cho những ngóc ngách không cần thiết khác của truyện. Khó có thể tin rằng Arndt và Beaufoy lại làm dở đến vậy, lý giải khả thi duy nhất đó là sức ép của hãng phim và Suzanne Collins để đảm bảo bộ phim theo đúng nguyên tác hòng chiều lòng những người hâm mộ truyện.

      Bình thường nếu phần dựng phim được làm xuất sắc nó có thể che bớt khuyết điểm của đạo diễn và kịch bản nhưng thật sự dựng phim của Catching Fire còn tệ hơn cả The Hunger Games nữa. Hãy nhìn sang Cloud Atlas: cũng là một tác phẩm chuyển thể - thậm chí truyện còn dài hơn với 500 trang dày đặc nội dung đa tầng đa nghĩa, sáu câu chuyện và ta có gần ba tiếng phim. Tính ra mỗi câu chuyện chưa được 30 phút. Vậy mà phim có mở đầu, có cao trào, có kết thúc, có xây dựng phát triển nhân vật và hơn nữa còn là liên kết giữa sáu câu chuyện. Phim ảnh giống như âm nhạc, yếu tố quyết định ở đây là "in time" - cả bộ phim phải duy trì được đúng tốc độ và nhịp điệu, tốc độ đương nhiên là có lúc khác nhau nhưng nhịp độ tuyệt đối không được lệch lạc. Catching Fire như một kẻ nghiệp dư cố chơi một bản nhạc quá sức, hắn ta không thể kiểm soát và điều tiết được nhịp độ của mình, lúc đầu chậm thật chậm càng về sau càng lệch lạc và gấp gáp để cố theo đuổi các nốt đánh lỡ và kết quả là đánh quá nhanh, nốt nào cũng dở dang.



      [​IMG]
      Bản đồ Panem

    3. Như Roger Ebert đã nói:
      "Không bộ phim hay nào là quá dài, và không bộ phim dở nào là đủ ngắn."
      Hollywood đang quay trở lại với xu hướng phim dài (từ hai đến ba tiếng) như ngày trước, không chỉ riêng các phim "nghệ thuật" đem đi tranh giải Oscar mà ngay cả các phim bom tấn. Tất nhiên là chẳng có vấn đề gì sai với chuyện làm phim dài cả nếu nó thực sự cần thiết. Việc khán giả ra rạp ít dần làm các hãng phim nghĩ rằng: nếu phim dài hơn, mãn nhãn hơn thì người ta sẽ cảm thấy thỏa mãn với tiền vé bỏ ra và đỡ phàn nàn vì cho dù phim có dở thì ít nhất cũng được cái dài xem cho đã mắt!
      146 phút của Catching Fire bị chia thành hai đoạn lớn mà gần như không có liên kết về mặt kỹ thuật hay cảm xúc: 90 phút tâm lý, xây dựng bản lề cho phần ba một cách dài lê thê và 46 phút hành động không nghỉ. Vì quá theo sát mạch tuyến tính của truyện nên thật sự nhịp phim rất có vấn đề, cộng thêm độ dài khiến nó rất dễ gây nản lòng cho người xem.

    4. Catching Fire chỉ là phần hai của một Saga bốn tập (The Hunger Games, Catching Fire, Mockingjay Pt. 1, Mockingjay Pt. 2)
      Hãy nhớ đây là phần HAI. Không phải phần đầu, không phải phần cuối, càng không phải một bộ phim một phần duy nhất. Đây chính là vấn đề lớn nhất của bộ phim và của tư duy Hollywood.
      Là một bộ phim có nhiều phần (trilogy, saga...) không có nghĩa là miễn cho nó khỏi những nhiệm vụ quan trọng của một tác phẩm điện ảnh: cách mở đầu, cách đẩy phim đến cao trào và cách kết thúc.
      Đừng lấy lý do phim còn hai phần nữa theo sau, đừng lấy lý do truyện kết thúc dở dang đến đó để giải thích cho cách làm phim lười biếng của mình. Vì quan trọng không phải là phim kết thúc ở đoạn nào mà là kết thúc bằng cách nào. Khán giả muốn đi xem Catching Fire chứ không phải một phiên bản điện ảnh của truyện "Catching Fire".

      Từ phần đầu The Hunger Games cho đến Catching Fire ta đều thấy không có phát triển nhân vật của các ứng viên khác (đây cũng là điều phổ biến ở các bộ phim nhiều phần của Hollywood), thực ra cũng một phần không phải tại phim vì trong truyện là đúng như thế (theo góc nhìn người thứ nhất của Katniss nên Katniss biết gì thì mình biết nấy và Katniss không biết gì mấy về các ứng viên khác, người đọc có cảm giác như trong đầu Katniss) nhưng theo mình đó không phải là lý do đủ tốt để biện minh cho sự thiếu vắng việc phát triển nhân vật.

    5. Cảm xúc
      Mình yêu những bộ phim điên rồ, khác thường, vượt lên trên những lẽ thường nhàm chán, cốt truyện đặc sắc và nguyên gốc, hình ảnh tuyệt đẹp tráng lệ và điều tuyệt vời nhất là cảm xúc mà nó mang lại sau khi xem khi có thể khiến ta thao thao bất tuyệt nhiều ngày, thậm chí hàng tuần với những người thân thiết đến mức làm họ phát ngấy. Cảnh đấu trường trong Catching Fire đẹp hơn phần một nhiều nhưng vô cảm. Catching Fire cũng như những Iron Man 3, Man of Steel, Avengers... chúng không có nổi một phân cảnh khiến tôi cảm thấy xao xuyến, run rẩy, phấn khích hay phải thốt lên một câu cảm thán. Về điểm này thì The Hunger Games còn khá hơn khi có không ít phân cảnh tạo cảm xúc rất khá. Với một người từng nghiến ngấu hết bộ truyện trong vòng một tuần thì đây quả là một sự thất vọng cực kỳ lớn.

      Để mô tả bạo lực thì cách dễ dàng nhất là dùng máu me, bạo lực - nhưng đây rõ ràng không phải là cách tinh tế nhất. Do đó cái điều khiến bộ truyện bán chạy là Suzanne Collins đã thành công trong việc tạo ra một thế giới giả tưởng đầy bạo lực, suy đồi, xuống cấp mà không cần dùng đến máu me, bạo lực hay những hình ảnh gây sốc. Còn bộ phim với tham vọng tương tự đã thất bại với PG-13. Không phải vì cái xếp hạng độ tuổi mà vì các yếu tố khác của nó không đủ hay để không cần đến máu me, bạo lực.
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/11/13
  2. viendu

    viendu Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/10/08
    Bài viết:
    2,789
    Trước tiên khen một cái là bài viết quá công phu, chứng tỏ bạn dành nhiều thời gian tham khảo các review của nước ngoài và dịch ra như vầy.

    Đọc qua thì có thể thấy người bình đã cảm thấy rất tức giận khi phim kết thúc hơi bị hụt hẫng. Phải, mình cũng bị hụt hẫng vì cái kết của phần 2 này. Và như nhiều người ở đây ai cũng cảm thấy: ủa hết rồi sao? --> tuy nhiên đến đó là đã gần 2h 15p rồi, bọng đái của mình thiệt chịu không có nổi và cũng cám ơn phim đã kết thúc để chạy đi tè. Và thật sự nếu gom quá nhiều nội dung, theo sát hơn nữa thì chắc phải chia cái tập 2 này thành 2 phần như tập 3.

    Ngoài ra, không biết cuối tập 2 nó kết thúc như thế nào, chứ như vầy thì khác kiểu Harry Porter, tập nào ra tập đó như kiểu phim truyền hình. Tuy nhiên cách kết phim kiểu này không phải là không có lợi cho nhà sản xuất vì nó khiến người ta càng háo hức muốn biết tập 3 như thế nào -> e đó là cách kiếm tiền của tư bẩn, chịu thôi biết sao giờ khi mà nước thiên đường không sản xuất được phim giống như vầy.

    Tuy nhiên có vài ý đọc mình không hiểu lắm, mong bạn Dr. House dành thêm thời gian để giải thích:

    "Nhưng Jen tạo cho người ta cái cảm giác lạc lõng, không phải chính mình giữa bộ phim, đang lên gân gắng sức tự ép buộc làm một điều mình không thích." --> nếu đây thực sự là cảm nhận của chính bạn thì công nhận cảm nhận của bạn hơi bị cá biệt và khác khá nhiều người. Chắc bạn phải thuộc dạng thần giao cách cảm được với Jen thì mới biết được cô ấy bị ép đóng cái phim này. Vì thật sự là mình thấy Jen diễn rất nhập tâm, nếu diễn cho có thì chẳng ai chịu ăn cá sống, khóc lóc rất thật như thế, ánh mắt như thế.
    Hy vọng là có nhiều người ở đây cũng có thể đi guốc, sanđan trong bụng Jen như bạn.

    "Những thứ cần đào sâu hơn, những phân cảnh xứng đáng nhiều thời gian lại trôi qua quá nhanh để phim có thời gian cho những ngóc ngách không cần thiết khác của truyện." ---> theo bạn thì những thứ nào cần đào sâu hơn ? để phim có thể hay hơn nữa. Mình sẽ rất cảm kích nếu bạn kể ra được. Có thể mình không hiểu truyện bằng bạn, chưa đọc hay bỏ sót chi tiết nào đó thì rất rất mong Dr. House sẽ chỉ ra cho mình.

    "Hãy nhìn sang Cloud Atlas: cũng là một tác phẩm chuyển thể - " ---> thú thật trên đời có nhiều kiểu người kể chuyện thì người kể chuyện của Cloud Atlas phải nói là đệ nhất trong việc làm rối rắm lên cho những thứ đơn giản. Và nếu không có các bạn ở trên đây phân tích thì mình cũng chỉ nắm sơ sơ những gì phim nói tới. Nếu là đạo diễn của phim thì mình sẽ làm cho nó đơn giản hơn, dễ follow hơn, mặc dù cũng xen kẽ, nhưng không đến mức tùm lum như vầy vì nó sẽ làm giảm việc phổ cập của phim. Nếu có thể mình thích kiểu xen kẽ của Vantage Point khi mà cũng có thể làm nền cho tất cả mọi thứ diễn ra vào phút chót, cũng hay mà cũng dễ hiểu.

    "Catching Fire như một kẻ nghiệp dư cố chơi một bản nhạc quá sức, hắn ta không thể kiểm soát và điều tiết được nhịp độ của mình, lúc đầu chậm thật chậm càng về sau càng lệch lạc và gấp gáp để cố theo đuổi các nốt đánh lỡ và kết quả là đánh quá nhanh, nốt nào cũng dở dang." ---> bạn rất rành về nhạc ? bạn có thể chỉ ra trong phim chỗ nào nhịp điệu của nó bị đẩy quá nhanh không ? Chỗ nào cần chậm lại hoặc bổ sung để nó hay hơn không ? Có thể bạn sẽ đề cập đến việc các tributes khác chết, nhưng thật ra nếu thêm các cảnh bạo lực ấy vào có khi nó lại làm loãng phim, khiến mình mất tập trung vào nhóm Jen, bị nâng rating và bị kiểm duyệt đến mức không cho chiếu. Gần như ý tưởng xuyên suốt của phim là đặt cái camera sau lưng Jen để người xem đồng cảm với Jen -> rất hay, nó làm mình thấy giống như là chơi trò RPG.

    "cộng thêm độ dài khiến nó rất dễ gây nản lòng cho người xem" --> :9cool_haha:vừa chê là phim không thể hiện đủ các tình tiết mà giờ lại nói là nó dài gây nản lòng người xem. Thật sự thì cái Cloud Atlas mới khiến mình bị nản, phải coi làm 2 đợt, như phim 2 tập vậy đó. Chê cái kiểu của bác này thì nhiều phim bị dính lắm chứ không phải chỉ phim này. Mà nếu nói phim nó hành động không ngừng nghỉ vậy thì khoảng lặng giữa hai đứa là gì. Cách dàn dựng và nhịp phim như vầy mà bạn chê thì chắc tại bạn không thích, coi như phim này cũng không phù hợp với bạn, mà Cloud Atlas cũng vậy mà, ban đầu là dẫn chuyện sau đó đến lúc cuối thì mới hành động. Thật khó là chiều con người của bạn, như con bé con của mình vậy.

    Thôi lát comment tiếp giờ đi ăn sáng với vợ vậy nhé.
     
  3. viendu

    viendu Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/10/08
    Bài viết:
    2,789
    "Đừng lấy lý do phim còn hai phần nữa theo sau, đừng lấy lý do truyện kết thúc dở dang đến đó để giải thích cho cách làm phim lười biếng của mình." --> lại cay cú về cái vụ kết thúc đột ngột.

    "Khán giả muốn đi xem Catching Fire chứ không phải một phiên bản điện ảnh của truyện "Catching Fire". --> chắc chỉ có mình bạn muốn vậy, phần 1 khi không theo sát nguyên tác đã bị chê. Ngoài ra những phim không theo nguyên tác truyện hay game thì chỉ có dở thôi, như Resident Evil, Prince of Persia,... Chụp mũ toàn bộ khán giả ai cũng như bạn thì bó tay.

    "Từ phần đầu The Hunger Games cho đến Catching Fire ...nhưng theo mình đó không phải là lý do đủ tốt để biện minh cho sự thiếu vắng việc phát triển nhân vật." --> tự đưa ra ý kiến rồi phản bác nó, sau đó lại đưa ra ý kiến cá nhân để ủng hộ lại ý kiến ban đầu. Cùng một ý này lúc mở đầu thì chê là xu hướng làm lại, rồi spin off, thì giờ bắt phim phải thật đa dạng phát triển nhiều nhân vật một lúc, kiểu như Avenger,... Một con người phức tạp.

    "Về điểm này thì The Hunger Games còn khá hơn khi có không ít phân cảnh tạo cảm xúc rất khá. Với một người từng nghiến ngấu hết bộ truyện trong vòng một tuần thì đây quả là một sự thất vọng cực kỳ lớn." --> câu sau đá câu trước, cảm xúc của bạn thật lẫn lộn, kiểu như người đa nhân cách vậy.

    Kết luận:
    Dr. House dịch cách review trên mạng về việc chê bai bộ phim này, có ý đọc nghe cũng được, nhưng có ý đọc nghe chuối gì đâu khi không có sự nhất quán. Mình cũng đọc các review tiếng Anh và nhiều cái trong số đó dùng rất nhiều từ đao to búa lớn, từ ngữ phức tạp (kiểu như ví bộ phim như điệu nhạc này nọ,...) mà không có sự phân tích chi tiết thì ignore ngay và luôn. Vì nó giống kiểu lều báo khi biên tập nói "nhiều đứa khen rồi, mày phải làm bài chê cho tao", thế là chê, mà chê làm sao để người ta không phản bác lại --> chê một cách khoa học, phải dùng từ ngữ khó hiểu vào, nói mông lung vô, để nó không hiểu là mình chê cái gì...

    Cám ơn Dr. House, đọc review của bạn mà :9cool_haha: :2cool_sad: :3cool_angry::4cool_doubt::5cool_big_smile:

    You make my day!
     
  4. rebels

    rebels Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    19/7/05
    Bài viết:
    444
    cái bài của Dr House , sao ý nghĩa câu này câu kia đá nhau chan chát vậy, cả phần trên và phần dưới, viết dài cho lắm , mình đọc xong cug ko hiểu ý bạn nói gì luôn ,.

    với lại, bạn nói chỉ toàn là nói suông , ko có chỉ dẫn cụ thể hay chứng minh gì cả
    ? chỗ nào vậy bợn :)

    - tự hỏi tự trả lời =))
    - não ah ???
    cái nữa IM 3 , Man of steel mà cậu phán dc như vậy thì các bạn bên các TP ấy cug sẽ ném bạn hàng tạ gạch thôi

    và còn rất nhiều nữa nhưng mình ko rảnh mà lôi nó lên lại


    coi phim mình ko thấy dài nhưng đọc bài của bạn chính hiệu là lê thê ,kéo dài ko cần thiết, chém gió là giỏi chứ chỉ dùng ý kiến sai lệch của cá nhân ..... mà đi nhận xét phim
     
  5. Haotakua

    Haotakua You Must Construct Additional Pylons Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/10/08
    Bài viết:
    8,617
    Nơi ở:
    陳妍希's Home
    Bạn rebels có thể tranh luận, nhưng đừng sĩ nhục người khác, điều tối kị trong tranh luận

    Chờ bác Dr.House rep lại bài bác viendu
     
  6. ShilenKnight

    ShilenKnight One-winged Angel Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    29/7/10
    Bài viết:
    7,548
    Mọi người cho hỏi là cái ý nghĩa của việc chụm 3 ngón tay vào rồi đưa lên cao có nghĩa là gì vậy?? mình thấy trên phim có một số người bị giết vì dám làm biểu tượng này.
     
  7. firestork

    firestork Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/1/09
    Bài viết:
    4,048
    3some. đùa tí, chắc là lời chào tạm biệt thôi. hoặc có thể là thể hiện tinh thần quyết tâm khởi nghĩa
     
  8. rebels

    rebels Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    19/7/05
    Bài viết:
    444
    mình chỉ nhớ biểu tượng đó lúc đầu,là của Q11, lúc con bé ở Q11 này chết thì người dân ở đây giơ biểu tượng đó như lời chào tiễn biệt vậy ,nhưng lại dc Kat sử dụng luôn,có lẽ vì thế dần dần trở thành biểu tg của sự phẫn nộ .
    lúc xem đến khúc này, mình liên tg đến sự nổi dậy của những người nô lệ da đen vài trăm năm trước :9cool_too_sad:

    - - - Updated - - -

    mình thấy sao thì mình nói vậy , bác viendu có thể ném vòng vòng ko gây sát thương nhưng với cái thể loại nói lung tung nhăng cuội thì tớ thấy làm như vậy là quá nhẹ nhàng :D, nhưng mà mình cug chả ném nữa đâu , thấy chả đáng để để tâm và làm loãng TP khi nhắc lại n cái luận điểm vô căn cứ .
     
  9. SVinamilk2

    SVinamilk2 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    20/2/13
    Bài viết:
    476
    Đọc cái bài review vừa dai vửa dài, đọc xong chả thấy nhớ mình đọc cái gì.
    Rút ra 1 cái sai nhất: mình đây ra rạp để xem truyện lên phim thế nào, chứ ko phải muốn xem 1 bộ phim mượn truyện rồi phóng tác tùm lum. Chắc bạn hợp để xem Percy Jackson đấy. :6cool_what:
    3 ngón là biểu tượng của quận 12 nói về sự ly biệt, mà Q12 đã dùng để tiễn Katniss khi có tình nguyện thay em ở P1. Sau khi Rue chết, biểu tượng này vô tình kết nối các quận trở thành 1 hành động thống nhất trái tim, 1 ông vì dám huýt khúc sáo 4 nốt của Rue và giơ tay thì bị bắn ngay giữa quần chúng ở Q11. :2cool_sad:
    P2 ai mà đòi hỏi hành động như BR thì ko có đâu, khúc đầu trường chỉ có 40% truyện mà phần lớn chả có đánh nhau, máu me như BR. Nhưng truyện như 1 bài học chính trị, về các cách bảo vệ Katniss để cô thành con chim húng nhại, biểu tượng của cuộc cách mang :D
     
  10. Tommy_VC

    Tommy_VC Battlefield Veteran

    Tham gia ngày:
    3/1/06
    Bài viết:
    18,797
    không xem phần 1 à ? cái động tác giơ tay đó là của quận 12 làm khi tiễn 2 đứa bị đem đi tham gia vào đấu trường. Sau này được các quận khác dùng để tỏ ý làm cách mạng, nên mới có cảnh người làm cái động tác đó bị bắt và bị bắn còn quận 12 làm thì không bị sao hết =))
     
  11. Radiance OTS

    Radiance OTS Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    6/8/09
    Bài viết:
    387
    Đọc bài của anh Dr House khá dài, em còn nhỏ cũng không nhớ được bao nhiêu. Chỉ sơ lược vài cái chê chính của anh:
    1. Jen đóng phim kiểu bị ép buộc
    2. Không có cảnh xúc động, làm xao xuyến, mặc dù đấu trường đẹp.
    3. Phim giống nguyên tác ở tiểu thuyết.


    Cái đầu tiên, cá nhân em thấy JEN đóng vô cùng tuyệt vời, cảnh phát biểu ở Q.11 làm em chảy cả nước mắt, đưa tay làm dấu về phía màn hình luôn :-s không lẽ em là người quá nhạy cảm :-s
    Cái thứ 2, anh bảo là không có cảnh đẹp? Anh có nhớ cảnh Peeta và Katniss ôm nhau ở bãi biển, bóng của hai người hiện lên trên khung cảnh thiên nhiên lúc chiều tà, bầu trời màu cam buồn thảm ( đúng màu Peeta thích), kết hợp hoàn hảo với màu xanh của cánh rừng ở bên dưới. Thật sự là cảnh đó quá đẹp, sau một thôi hồi ăn hành liên tục, 2 con người ôm ấp nhau, vỗ về nhau trong giây phút thảnh thơi hiếm có ở đấu trường...
    Cái thứ 3, tiểu thuyết là một bức tranh vĩ đại, khổng lồ, chứa đựng hàng tá chi tiết, màu sắc. Còn chuyển thể thành phim thì tất nhiên với vài giờ đồng hồ ít ỏi, làm sao có thể vẽ lại một bức tranh hoàn hảo như cuốn tiểu thuyết đc? Đã xem phim chuyển thể thì hãy cứ mặc định rằng: mình sẽ được chiêm ngưỡng một phần nhỏ bức tranh vĩ đại kia, nhưng dưới một góc nhìn chân thực hơn, hứng thú hơn và để xem liệu có đúng như những gì mình hình dung khi cầm trên tay cuốn tuyển thuyết hay không mà nhỉ ?
     
  12. redie

    redie Claude, S.A gang boss ⛨ Empire Gladiator ⛨ CHAMPION Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/4/07
    Bài viết:
    10,188
    Nơi ở:
    Hell
    Bạn nhầm, bạn xem TLOTR chưa, film thậm chí còn hay hơn truyện ở rất nhiều đoạn, film là 1 cách thể hiện nghệ thuật khác, nó là xoáy sâu vào mảng hình ảnh, gây ấn tượng đến thị giác. Truyện chỉ đánh vào sự tưởng tượng và trau chuốt câu văn gây cuốn hút. Bê cả tác phẩm tr lên film là cực dở vì 2 ngôn ngữ cực khác nhau.
    ông dr nói có vẻ đúng và cực chuẩn xác với cái cảm của mình, film thiếu 1 cái gì đó để mình nhớ và trầm trồ hoặc gây phấN khích.
     
  13. Radiance OTS

    Radiance OTS Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    6/8/09
    Bài viết:
    387
    Mình đâu có nói phim dở hơn truyện? Mà phim chỉ chuyển tải 1 phần nhỏ của bức tranh vĩ đại, dưới một góc nhìn khác CHÂN THỰC HAY, HỨNG THÚ hơn cơ mà? Cầm trên tay một cuốn truyện và tưởng tượng làm sao hơn được ngồi xem một loạt hiệu ứng hình ảnh, kĩ xảo đẹp mê li đc? Xét về nội dung thì có phải 2-3h thì có đủ để chuyển tải hết cai thần thái của tiểu thuyết không mà sao đòi hỏi đủ thứ thế? Vừa đẹp vừa hay vừa đầy đủ thì chắc đợi khi nào VFX rẻ bèo rồi làm tv series tràn ngập kĩ xảo phim điện ảnh nhé. Còn Dr House muốn phim phải khác truyện thì đó là ý kiến cá nhân phải ko nào?
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/11/13
  14. SVinamilk2

    SVinamilk2 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    20/2/13
    Bài viết:
    476
    [​IMG]

    Quá thảm cho Peeta :9cool_haha:

    LOTR ko phải bê nguyên cả cuốn truyện thì có thành công thế ko? Tất nhiên làm sao mà bê từng câu của truyện lên được, nhưng thứ những người đọc truyện như mình thì phim phải giống truyện, không được sửa. Như Dr nói có khúc cần cắt nhưng ko cắt vì phải tuân thủ nguyên tác, đó mới chính là những thứ làm rate của phim cao khi thỏa mãn fan truyện. Cứ cắt như HP ấy, xem phim như xem 1 bãi đặc sản do cắt tè le, sửa tầm bậy. Cuốn truyện P5 đọc cả tuần, dài nhất thành ra tập ngắn nhất. THG CF làm được thứ bảo vệ nguyên tác còn đòi phải "thoát xác" à? :cuteonion34:
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/11/13
  15. redie

    redie Claude, S.A gang boss ⛨ Empire Gladiator ⛨ CHAMPION Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/4/07
    Bài viết:
    10,188
    Nơi ở:
    Hell
    Rất tiếc là mình không có đọc truyện, ở đây mình chỉ nêu quan điểm của 1 người xem chứ không phải người đọc. chính vì thế mình rất không muốn tranh luận giữa vấn đề film và truyện nó khác như thế nào ở film này.
    cái mình nói ở đây là cái thứ miêy tả bằng câu chữ trong film sẽ dùng hình ảnh để diễn tả, vd cái nhà trong tr phải dùng 1/2 tr để miêu tả nó ntn, thì trong film chỉ cần vài s. vì vậy ko thể nói nó chỉ là 1 phần nhỏ được, nó là cả câu truyện dưới hình thức thị giác.
     
  16. rebels

    rebels Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    19/7/05
    Bài viết:
    444
    mình xem mà ko nhớ :)) , cái 3 ngon là của Q12 còn tiếng sáo mới là của Q11 phải ko nhỉ ?
     
  17. SVinamilk2

    SVinamilk2 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    20/2/13
    Bài viết:
    476
    Q11 là quận nông nghiệp, tiếng huýt sáo là tiếng báo hiệu hết ngày làm việc của Q11 và Rue thường có nhiệm vụ huýt sáo để những con húng nhại hót lại để báo hiệu mọi người. Cái này phim ko nói tới.
     
  18. rebels

    rebels Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    19/7/05
    Bài viết:
    444
    à mà ,cho mình hỏi 1 cái :
    [SPOIL]
    - tại sao các bác định làm cách mạng, biết trước là Kat sẽ bắn vào mái vòm làm mất điện .
    - cái nữa, 2 ông bà dí theo để giết Kat và Johana lúc cuối phim có nằm trong kế hoạch ko , vì mình thấy khúc này diễn biến nhanh quá ,dẫn tới kết cục như thế thấy hơi khó hiểu [/SPOIL]
     
  19. SVinamilk2

    SVinamilk2 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    20/2/13
    Bài viết:
    476
    [SPOIL]
    Theo như truyện vì mình chưa xem phim, ông Haysmith có nói với Katniss trước khi vào trường đấu "cháu hãy biết ai mới thực sự là kẻ thù" nên vào khúc cuối, thấy Beepee đục 1 lỗ thì phải, thế là Katniss bắn làm phá màng bảo vệ vì biết Capitol mới là kẻ thù.
    Johana khúc cuối cắt tay Katniss để lấy chip theo dõi rồi làm cho giả chết, sau đó dụ 2 người kia theo mình để bảo vệ Katniss, sau đó bị Capitol bắt. Đó là kế hoạch của quân kháng chiến.[/SPOIL]
    Thông cảm là truyện mình đọc do fan dịch, khúc cuối đọc chả hiểu các anh này tả gì nên cũng hơi mơ hồ :9cool_too_sad:. Để bữa nào ra mua xem Nhã Nam dịch có dễ hiểu hơn ko :5cool_big_smile:

    Bonus: :9cool_haha:
    [​IMG] [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/11/13
  20. Radiance OTS

    Radiance OTS Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    6/8/09
    Bài viết:
    387
    Thì có ai cãi j việc nó là truyện = âm thanh, hình ảnh đâu :| mà trong 2 tiếng không thể ôm hết tất cả tiểu thuyết cho nên nó sẽ chỉ miêu tả đc 1 phần của bức tranh hoàng tráng kia, nên đã là phim chuyển thể từ tiểu thuyết thì chắc chắn nó phải như thế, trừ khi từ 1 tiểu thuyết làm ra 1 series 5 tập mỗi tập 2 tiếng chiếu 5 năm liên tục nhé. tự nhiên đem cái ví dụ cái nhà ra làm cái gì? :| Còn mình nói ngay từ đầu là phim bám sát truyện, cắt đi một số đoạn nhưng mình hoàn toàn có chấp nhận đc với việc đó.
     

Chia sẻ trang này