[VNE] lứa 97' ăn hành ghê hơn lứa 90'

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi ReiZero, 3/8/14.

  1. Quả đấm thép

    Quả đấm thép Hồng nhan bạc mệnh

    Tham gia ngày:
    4/1/11
    Bài viết:
    598
    Ko giải thích dc cho người khác hiểu thì nghĩa là chưa thật sự hiểu.
     
  2. _[Kyo]_

    _[Kyo]_ Persian Prince

    Tham gia ngày:
    26/1/09
    Bài viết:
    3,720
    Nơi ở:
    Hỗn Độn
    lại nói đến vụ phân tích tác phẩm văn học, vô học cái là cô giáo lên bảng chép bài giảng lia lịa, học sinh ngồi dưới chép theo gãy cả tay, tác phẩm nào cũng vậy, về nhà ôn nguyên cái mớ phân tích mà bà cô đã làm sẵn đó học cho thuộc r lên cô dò bài, sau đó lại như thế, mà phân tích thì toàn thấy lấy ba cái ý trời ơi đất hỡi nào thêm vào chả liên quan cái mẹ gì đến tác phẩm cả.
     
  3. dadaohochanh

    dadaohochanh Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    8/12/08
    Bài viết:
    2,973
    ^ mình toàn nghĩ tác giả mà nghe mấy bả phân tích chắc cũng phải sống dậy mà thốt lên "Tao còn éo biết tác phẩm của t vĩ đại thế đấy"
     
  4. empireatwar

    empireatwar Sora, Wielder of Keyblades

    Tham gia ngày:
    20/7/08
    Bài viết:
    12,150
    sách trường này dc trợ giá mà như cuốn vật lý A2 ấy, chắc phải gần 400 trang mà bán có 28k, mấy cuốn hóa đại cương nữa rẻ như bèo luôn
     
  5. Âu xít

    Âu xít Mega Man

    Tham gia ngày:
    19/4/09
    Bài viết:
    3,324

    Kinh tế lượng thực ra là dễ học( nhưng cực khó áp dụng đạt hiểu quả thực tế. học thầy nào bá thì thầy chỉ cho cái đề nào- chữ nào thì dùng kiểu gì. Vấn đề là có thực hành hay ko thôi.

    Hài vãi đi học cao học, ông thầy nói là hồi xưa tôi làm luận văn thạc sĩ làm 1 cái mô hình etc này, làm rất đẹp thậm chí về sau viết giáo trình cho cả trường cũng cho cái ví dụ của tôi vào( mà đã ví dụ thì ví dụ này sẽ chạy gần như hết chương, thậm chí vài chương- tức là RẤT NỔI TIẾNG). Mấy ông thấy cho vào sách cũng ko báo với ông ấy( đơn giản vì coi đó là ví dụ MINH HỌA).

    Nói 1 hồi ông ấy mới bảo đó là ví dụ tôi bốc phét ra để phù hợp với luận văn của tôi! thành ra mỗi lần dạy học sinh bằng giáo trình tôi khá là xấu hổ! THế nên năm sau âm thầm làm 1 cái rồi đưa cho các thầy bảo các thầy thay thế lần tái bản sau...
     
  6. dadaohochanh

    dadaohochanh Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    8/12/08
    Bài viết:
    2,973
    ^ hồi học ktl đã xác định sẵn là đi thầy, vì hồi đấy nghe tụi nó bảo học cũng như không(Mịa đến ngày thi bọn nó còn hok đưa điểm thành phần lên danh sách thì biết thế nào r đấy, trong khi tất cả môn khác đều đưa lên). Nên xác định éo thèm học, đi 500k đc điểm B vừa đủ sống :4cool_hungry:
     
  7. urusei

    urusei A.D.M.I.N Ẩn GameVN Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/12/04
    Bài viết:
    22,555
    Cơ học lượng tử đem vào dạy như mấy chương vật lý hột nhưn, vật lý tương đối và vật lý vũ trụ thì cũng được thôi, chả có gì ghê :3cool_embarrassed:. Quăng mấy cái công thức vào rồi kêu chấp nhận đi là được. Chủ yếu là để học những khái niệm, những cách suy nghĩ mới về thế giới. Bên Úc nó cũng có môn này trong cấp 3 (tự chọn). Thiếu là thiếu kinh tế học căn bản, khoa học môi trường, tâm lý xã hội.... Một cái chương trình mang tính áp đặt toàn bộ thì lấy đâu ra sự tự do và sáng tạo?

    Thừa nè, ok văn viết cho người khác hiểu thì ĐỌC CHÉP các tác phẩm văn học làm gì? Viết cho người khác hiểu thì học hết lớp 9 là đủ rồi nhé.
    Nuôi dưỡng tâm hồn văn học thì lại không cho con người ta thời gian cảm thụ tác phẩm, 1 bài văn được khoảng 3 - 4 tiết, vào lớp cô cho tầm 20' ngồi đọc (hoặc bắt đọc trước ở nhà) rồi hỏi 1-2 ý thì lại tiếp tục đọc chép để cho xong, cho kịp giáo án :8cool_tire:.
    Trong tất cả các môn thì thấy Lý là có vẻ ổn nhất, không quá rập khuôn, chỉ cần hiểu các khái niệm và tính chất là gần như có thể giải hết bài tập, tuy nhiên toán đánh đố thì vẫn còn khá nhiều
     
  8. helpme123

    helpme123 Donkey Kong Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/5/07
    Bài viết:
    494
    Bên BK thì chỉ có sấp đề và thằng bạn là tài liệu chính :6cool_sure: cơ mà vì vậy tỉ lệ rớt là hên xui :7cool_extreme_sexy_
    Ông thầy mình có bảo như vầy "Dạy dỗ đ*o gì tụi bây với mấy cái phòng TN từ thời Mỹ Ngụy, bắt tụi bây cày cật lực chẳng qua để sau này ra đời không áp lực nào hù dọa nỗi tụi bây thôi"
     
  9. hinokage

    hinokage Space Marine Doomguy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    31/3/08
    Bài viết:
    5,885
    Nơi ở:
    TpHCM
    Nhớ ngày đầu tiên vào học môn thí nghiệm vật lý đại cương, cái cân nó để "Made in USSR" :2cool_sexy_girl:
     
  10. helpme123

    helpme123 Donkey Kong Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/5/07
    Bài viết:
    494
    Không biết phải học chung BK HCM không, nhưng cái môn này ở trường mình thì thi vui v~. GV gọi thằng nhóm trưởng lên bóc thăm đề, trúng đề nào nó ra dấu là cả bọn ở dưới moi phao ra để luôn trên bàn mà chép tốc kí, nhiều khi tới lúc thằng nhóm trưởng về tới chỗ là đã chép xong =)) giáo viên bị cả đám nhóm trưởng quây có thấy gì, chỉ tội tụi nó với đám khù khờ không dám lật phao chết như rạ :(
     
  11. urusei

    urusei A.D.M.I.N Ẩn GameVN Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/12/04
    Bài viết:
    22,555
    http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/190664/-quoc-sach-hang-dau--ngay-cang-i-ach-.html

    [spoil]“Vấn đề của chúng ta là nói hay nhưng không làm, hoặc làm không được bao nhiêu. Chẳng hạn như nói Giáo dục là quốc sách hàng đầu nhưng trên thực tế từ khi nêu ra khẩu hiệu ấy cho đến nay thì giáo dục ngày càng ì ạch" – GS Chu Hảo nhận xét.

    LTS: Xin trân trọng giới thiệu phần 2 nội dung Bàn tròn trực tuyến về Đổi mới giáo dục với các khách mời là GS Chu Hảo, Nhà giáo Phạm Toàn và TS Giáp Văn Dương.

    Kỳ 1:“Mơ ước một nhà trường không bắt nạt trẻ con”

    Học để có năng lực làm người

    Nhà báo Việt Lâm: Vừa rồi các vị khách mời đã đề cập đến tình trạng chương trình giảng dạy cho giáo dục phổ thông rất nặng nề, gây nhàm chán. Dường như những gì mà chúng ta vừa nói đến liên quan đến một câu hỏi bản chất: Vậy thì học để làm gì? Khi trả lời được câu hỏi này thì có lẽ chúng ta mới có thể phân định được những nội dung giảng dạy đó có cần thiết, hữu ích hay không, phải không ạ?

    Nhà giáo Phạm Toàn: Tôi xin nói luôn, đấy chính là câu hỏi mà chúng tôi phải xử lý khi đứng ra tổ chức làm lại bộ sách mà chúng tôi đã làm mấy năm nay.

    Tôi xin bắt đầu bằng môn Văn. Năm 1986, tôi đã công bố bài báo có tính chất tuyên ngôn của việc học văn. Học văn để làm gì? Trước đây, người ta cho rằng học văn để có đạo đức, thế tại sao hai anh học văn thì một anh có đạo đức, một anh không có đạo đức? Nếu bảo học văn để yêu nước; thế tại sao 2 anh yêu nước giỏi văn lại đánh nhau?

    Cho nên phải nghĩ lại từng việc làm nhỏ; Từ việc làm nhỏ một dẫn đến nhóm Cánh Buồm xác định học để làm gì? Học để có một năng lực làm người. Năng lực làm người ấy gồm ba phương diện: Một là cách suy nghĩ khoa học, logic. Thứ hai là năng lực của người có cảm xúc. Ba là là năng lực của người sống chung được với xã hội.

    Tóm lại là học để có được ba thứ tư duy: tư duy khoa học, tư duy cảm xúc và tư duy sống được với cộng đồng. Tư duy khoa học là tư duy của sự phân tích và làm ra những cái đúng, chứ không phải là tư duy thống kê. Theo Gaston Bachelard, những người thượng cổ đã biết thống kê rồi, đã biết nhặt nhạnh, biết quả gì ăn được, quả gì không ăn được. Hiện nay chúng ta mới dạy đến tư duy thống kê thôi.

    Tôi quan niệm con người có ba năng lực; ba năng lực của một con người ý thức mình là một cá thể tự do, nhưng cá thể tự do ấy phải là cá thể có trách nhiệm với cộng đồng, và có tâm hồn phong phú. Nếu con người không có được ba thứ ấy thì học gì cũng vô ích thôi.

    giáo dục, Chu Hảo, Giáp Văn Dương, Phạm Toàn, đổi mới giáo dục, thi tốt nghiệp, thi đại học, điểm tuyển sinh
    Từ trái qua phải: Nhà giáo Phạm Toàn, Nhà báo Việt Lâm và TS Giáp Văn Dương
    TS. Giáp Văn Dương: Khi chuyển sang làm giáo dục, tôi phải rà soát lại mới thấy rằng, trọng tâm của giáo dục đặt ở việc học chứ không phải việc dạy như quan điểm từ trước đến nay. Và thấy rằng, trong việc học có mấy câu hỏi cơ bản mà chưa bao giờ trả lời rốt ráo đó là học cái gì, học thế nào và học để làm gì.

    Học cái gì là cái dễ nhất, và là cách tiếp cập chủ đạo bây giờ của Bộ Giáo dục, của toàn bộ hệ thống này. Kiểm soát nội dung chương trình chặt chẽ học cái gì, kiểm tra chuyện đó, các em có học thuộc không, có trả bài không, làm theo văn mẫu cũng là biểu hiện của học cái gì; học để thi cũng là kết quả của học cái gì, v.v…

    Trong khi đó câu hỏi quan trọng hơn là học thế nào thì hoàn toàn đề cập sơ sài, gần như bỏ lửng... Mấu chốt là học để làm gì hoàn toàn không bao giờ được thảo luận đến.

    Tôi làm khảo sát sinh viên và học sinh cấp 3, khoảng 80% các em chưa từng đặt câu hỏi học để làm gì cho mình. Khi tôi hỏi các thầy cô và phụ huynh, câu trả lời thường xuyên và rất nhanh là: Học để làm người, nhưng khi tôi hỏi người là gì thì không trả lời được. Đấy là trả lời theo quán tính. Tôi cho rằng nhận định học để làm người nhưng không nói người là gì là một câu trả lời lười biếng và mập mờ. Cho nên xảy ra tình trạng học mà không biết học để làm gì.

    Vậy bên ngoài, người ta trả lời như thế nào. Tôi tìm hiểu thì thấy năm 1999, UNESCO đưa ra câu trả lời là học để biết, học để làm, học để khẳng định mình và học để chung sống với người khác. Tôi cho rằng đấy câu trả lời rất hay. Tuy nhiên, tôi cũng có quan niệm của riêng mình khi phát triển Giapschool. Tôi cho rằng học để làm người tự do. Đấy là đích đến, là quan điểm của Giapschool.

    Người tự do hiểu đầu tiên là tự do về thân thể, được quyền quyết định việc sử dụng thân thể của mình. Từ tự do về thân thể, thí dụ dùng đầu óc của mình để suy nghĩ, dẫn đến tự do tư tưởng. Và vì có tự do tư tưởng thì có tự do trong lựa chọn, có tự do trong lựa chọn thì sẽ có trách nhiệm với lựa chọn của mình và dẫn đến tự trọng về nhân phẩm, đạo đức. Đấy là quan điểm học để làm người của tôi.

    giáo dục, Chu Hảo, Giáp Văn Dương, Phạm Toàn, đổi mới giáo dục, thi tốt nghiệp, thi đại học, điểm tuyển sinh
    GS Chu Hảo
    GS Chu Hảo: Có lẽ người đầu tiên đặt ra câu hỏi học để làm gì là Plato, từ trước Công nguyên. Plato đã nói một cách rất rõ ràng rằng sứ mạng việc học là nhằm mục đích gì như anh Dương nói và, thứ hai là phải học cái gì và thứ ba là phải học như thế nào. Triết lý giáo dục hay lý luận giáo dục là phải trả lời được ba câu hỏi đó. Plato thì quan niệm rằng, một xã hội phát triển một cách ổn định, hài hòa là xã hội mà mỗi con người phát huy được năng khiếu tự nhiên của mình để phục vụ cho cộng đồng. Như vậy, tức là ngay từ Plato đã nói lên hai vấn đề rất quan trọng của con người là phát triển con người và phục vụ cho cộng đồng.

    Thế nhưng, đến thế kỷ 18, Rousseau làm cuộc cách mạng trong việc quan niệm lại triết lý của giáo dục. Ông lại đề cao quá tinh thần cá nhân, phát triển con người như là một con người tự do. Tuy nhiên từ Kant trở đi mục tiêu giáo dục rõ ràng hơn, tức là nói về phát triển con người như một cá thể tự do, nhưng phải gắn với cộng đồng và phải phục vụ cộng đồng. Từ đó đến nay có thể thay đổi chút ít nhưng nói chung vẫn là như vậy.

    Cuối cùng, UNESCO đưa ra khái niệm 4 trụ cột, thì đấy gọi là triết lý. Triết lý giáo dục là người ta tóm tắt lại dưới dạng mấy mệnh đề để nói rõ sứ mạng giáo dục là gì, mục tiêu là gì và được thực hiện như thế nào.

    Còn tôi rất chia sẻ khái niệm của Edgar Morin, ông ấy nói một cách tương đối rõ ràng ý của bác Toàn nói. Thứ nhất, sứ mạng của giáo dục trước hết là phải rèn luyện được những bộ óc tốt để có khả năng nhận thức và liên kết được những tri thức để mưu cầu hạnh phúc cho bản thân và cho xã hội, chứ không phải là nhồi nhét kiến thức như là chất vào kho.

    Thứ hai là phải giáo dục cho con người biết hoàn cảnh của con người, biết sự thống khổ của con người và biết chia sẻ với con người, đấy là tính nhân bản, tính khoa học như anh Toàn nói về năng lực cảm xúc.

    Cuối cùng, phải giáo dục để mỗi con người có ý thức công dân, trách nhiệm với dân tộc mình, và là công dân tốt của toàn thế giới. Tôi nghĩ rằng là cái đó biểu hiện tương đối đầy đủ cái chúng ta cần theo.

    Bây giờ ở Việt Nam dù có rất nhiều cuộc thảo luận về triết lý giáo dục, nhưng những cuộc thảo luận đấy là nhiều khi chỉ đến nói quan điểm của mình rồi đi về, chứ không bao giờ ngồi bàn với nhau một cách rốt ráo để xác định triết lý giáo dục của Việt Nam là gì. Thế nên bây giờ nói Việt Nam có triết lý giáo dục hay không rất khó trả lời.

    Triết lý giáo dục hướng vào đào tạo “công cụ”?

    Nhà báo Việt Lâm: Độc giả Đào Thanh Hương có hỏi: Nếu quả thực ở Việt Nam cần tìm ra một triết lý thì đó sẽ là triết lý của 20 triệu học sinh và cha mẹ họ, hay triết lý của thầy cô hay triết lý của người quản lý?

    GS Chu Hảo: Đương nhiên đây là triết lý của người học, nhưng nó phải là cái thống nhất ý chí của cả cộng đồng, kể cả những người làm quản lý, đặc biệt là ý chí của lãnh đạo. Triết lý giáo dục của một cái cộng đồng phải là ý chí chính trị của cộng đồng đó. Tôi nhớ lại là trong thời Minh trị Thiên hoàng, nền giáo dục Nhật Bản đã có những cuộc cải cách liên miên. Có cuộc khai sáng về giáo dục thì phải xuất phát từ ý chí chính trị của người lãnh đạo cộng đồng.

    Tiến sĩ Giáp Văn Dương: Tôi cho rằng nên hiểu triết lý giáo dục là tinh thần chung, vận hành của cả một hệ thống, cho nên nó không phải của ai cả. Bởi bất cứ bộ phận nào trong đó tìm ra, thì cả hệ thống không còn phải loay hoay đi tìm nữa.

    Câu hỏi đặt ra là Việt Nam có triết lý giáo dục hay không thì tôi khẳng định là có, đang có và trước đây đã có. Trước đây hình dung dễ nhất là cái khẩu hiệu Trí - đức - thể - mỹ. Đấy xứng đáng là một triết lý giáo dục, chỉ có điều là cách sử dụng nó sai. Thế nào là trí- đức – thể - mỹ bắt đầu bị lồng ghép những nội dung không còn đúng nữa.

    Quan sát hệ thống giáo dục hiện thời, tôi cho rằng nó có triết lý giáo dục. Có thể khái quát thành một câu rất ngắn gọn: Triết lý giáo dục hiện thời bây giờ là đào tạo con người công cụ. Cho nên các em học sinh không được dạy tư duy phản biện, không được đưa ra ý kiến khác, không được đưa ra diễn giải khác, nhất nhất phải theo sách giáo khoa, nhất nhất phải theo giáo viên. Giáo viên cũng vậy, lại là công cụ của một hệ thống.

    giáo dục, Chu Hảo, Giáp Văn Dương, Phạm Toàn, đổi mới giáo dục, thi tốt nghiệp, thi đại học, điểm tuyển sinh

    GS Chu Hảo: Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của anh Giáp Văn Dương. Toàn bộ nền giáo dục hiện nay đang xây dựng trên quan điểm coi con người là công cụ. Cho nên có lúc chúng ta nói là phải thương mại hóa giáo dục, xã hội cần cái gì thì giáo dục cái đó. Có lúc lại nhấn mạnh phải xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Những quan điểm này chưa phải là triết lý giáo dục nhưng chí ít nó phản ánh tư duy của những người có trách nhiệm cao nhất.

    TS Giáp Văn Dương: Cho nên chúng ta thường xuyên đọc được một câu nói hay viết của học sinh là em sẽ cố gắng để sau này trở thành người có ích cho xã hội. Bản thân tôi cũng từng trả lời như thế, cũng từng viết như thế. Thế nhưng sau này tôi nhận ra có ích cho ai? Học để trở thành người có ích cho xã hội thì thật sự cũng là một công cụ.

    Trong khi, học trước hết phải cho người học phát triển toàn diện, có năng lực có thể chung sống được, có thể tự lo cho bản thân mình, có thể phát triển tốt nhất được phẩm giá của mình, chứ không phải học có ích cho xã hội, cho một ai đó. Cái chuyện cho xã hội nó sẽ đến sau.

    Nhà báo Việt Lâm: Như vậy cái gốc của đổi mới hay cải cách giáo dục như các ông phân tích vẫn phải bắt đầu từ cái gốc là đổi mới tư duy về giáo dục, triết lý giáo dục. Sự đổi mới này đã xuất hiện hay chưa?

    giáo dục, Chu Hảo, Giáp Văn Dương, Phạm Toàn, đổi mới giáo dục, thi tốt nghiệp, thi đại học, điểm tuyển sinh
    Nhà giáo Phạm Toàn
    GS Chu Hảo: Vấn đề của chúng ta là nói hay nhưng không làm, hoặc làm không được bao nhiêu. Chẳng hạn như nói Giáo dục là quốc sách hàng đầu nhưng trên thực tế từ khi nêu ra khẩu hiệu ấy cho đến nay thì giáo dục ngày càng ì ạch.

    Ngay cái từ cải cách và đổi mới, nhà báo Việt Lâm lúc thì nói là cải cách, lúc thì nói là đổi mới. Nhiều người nói nghị quyết đã khẳng định đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện thì cũng là cải cách rồi.

    Nhưng mà thực ra đấy là khoảng cách rất lớn trong việc đánh giá thực trạng. Nếu coi thực trạng nền giáo dục của Việt Nam là hết sức đáng lo ngại thì phải cải cách một cách toàn diện và triệt để. Còn nếu coi nền giáo dục Việt Nam vẫn phát triển một cách bình thường mà chỉ có khiếm khuyết thôi, thì có thể đổi mới bằng những đề án như Bộ GD từ trước đến nay vẫn làm. Nhưng tôi e rằng nếu vẫn giữ nguyên cách tiếp cận như thế thì cuộc đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện lần này khó mà thành công.

    (Còn nữa)
    [/spoil]

    Bài hơi dài nhưng toàn do những giáo sư thực sự có tâm huyết với giáo dục (bác Giáp Văn Dương) nói lên cái sai từ bản chất của GDVN :9cool_pudency:
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/8/14
  12. Âu xít

    Âu xít Mega Man

    Tham gia ngày:
    19/4/09
    Bài viết:
    3,324
    thầy mà chó thì môn nào chả thế, liên quan gì đến kinh tế lượng..??

    học 1 hồi mới thấy môn kinh tế lượng là một môn mang tính thần thánh vãi! đưa học thuyết kinh tế suông mà ko có nó thì cho dù hợp lý mấy cũng ko thuyết phục
     
  13. dadaohochanh

    dadaohochanh Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    8/12/08
    Bài viết:
    2,973
    Ng Mỹ - Âu PP giáo dục khác(Nhẹ về kiến thức phổ thông), ng Nhật PP giáo dục khác(Nặng kiến thức phổ thông) nhưng họ đều có kết quả tốt. Vấn đề cốt lõi lại không bắt nguồn từ PP giáo dục mà là từ văn hóa, cách ứng xử với tri thức, khoa học. R&D VN không trọng, công nghệ thì toàn vác mấy thứ rác rưởi TQ về thì động lực đâu để phát triển giáo dục

    - - - Updated - - -

    mình quen 1 ông gv KTL trường Hàng Hải đây, toàn cãi nhau về vụ ah của ktl khi phân tích đầu tư CK là bao nhiêu. Mình thì chỉ có 1 câu duy nhất "Mọi mô hình ktl đều có thể bị phá vỡ khi 1 yếu tố thay đổi" nhưng việc lượng hóa là cần thiết trong chừng mực nào đó
     
  14. rekkhan

    rekkhan Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    22/7/05
    Bài viết:
    1,302
    học để hiểu chứ không phải để biết, nếu chỉ để biết thì xem tv được rồi, hoặc là đọc đô rê mon cũng hiệu quả. Mấy cái cậu kể không phải là chlt, mà nó cũng nằm trong chương trình lâu rồi.
    về vụ văn học, vụ đọc chép là phương pháp dạy, không phải nội dung. Còn hỏi tại sao phương pháp nó như vậy thì đơn giản lắm. Học trò càng ngày càng lười nghĩ và lười viết, thời gian rảnh không chơi game thì thì cũng internet, đọc thì cũng đọc truyện tranh. Không đọc văn mẫu cho nó học thuộc thì thi cử nó ném một đống rác rưởi vào mặt mình à?
     
  15. Seta Kenji

    Seta Kenji Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    9/4/10
    Bài viết:
    398
    Nơi ở:
    Old Trafford
    Mình thấy cái quan trọng nhất của giáo dục phổ thông là dạy cho học sinh thành con người văn minh lịch sự thì lại coi nhẹ trong khi một vài cái tào lao thì lại chú trọng, chả hiểu sao ?
     
  16. rekkhan

    rekkhan Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    22/7/05
    Bài viết:
    1,302
    nguyên cái xã hội kém văn minh thì làm sao đẻ ra được nhưng đứa học sinh văn minh
     
  17. Nazgul_blr

    Nazgul_blr Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/5/05
    Bài viết:
    28,092
    Nơi ở:
    TP Hồ Chí Min
    Là cha nội năm 1 tao học đó hả...
    Sách chả coi "dày" vậy chứ cũng có tầm 300 400 trang, mà chủ đề thì bá to, giở sách ra nhìn vô cũng toàn viết tắt QQ...
    Tao sau này tao search thử version Eng toàn 1k 1k2 trang :v.
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/8/14
  18. rekkhan

    rekkhan Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    22/7/05
    Bài viết:
    1,302
    tao đọc giải tích của James Stewart, gần 1200 trang, có điều viết từ hàm 1 biến đến hàm nhiều biến, ôm luôn cả một ít giải tích vector và phương trình vi phân/đạo hàm riêng, trình bày khá thưa (cụ thể là chia làm 2 cột, một cột hình ảnh/chú thích, một cột nội dung/hình ảnh to). Tính ra không quá dài, nhưng đọc cũng khá mệt mỏi với nó vì không phải cái gì nó viết cũng dễ hiểu và có nhiều chỗ đưa đẩy quá trớn, đọc mãi ko thấy cái mình cần.
     
  19. INTP

    INTP T.E.T.Я.I.S Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/5/11
    Bài viết:
    639
    ta thấy câu này đúng nè. Ở trường dạy bỏ rác vô thùng tuân thủ luật giao thông về nhà ba ta chở thì vượt đèn đỏ, lâu lâu đái đường, bịch nước uống còn đá đang trên đường về ta chờ về nhà rồi bỏ thùng rác ba ta bảo quăng luôn đi giữ làm gì thế là quăng luôn :6cool_sure:

    đó là thời tiểu học. Và ko chỉ có 1 mình ba ta làm mà người người làm vậy. Ta muốn văn minh lắm nhưng ba ta bảo là nhát nên thôi kệ mie văn minh :6cool_sure:


    gần đây có về VN chạy thấy người ta dừng đèn đỏ sau vạch vôi. Ta thấy vậy là bước tiến đáng kể rồi =))=))
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/8/14
  20. rekkhan

    rekkhan Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    22/7/05
    Bài viết:
    1,302
    lời của bổn chánh wỷ là chân lý, cái đó ngươi không phải khen :2cool_confident:
     

Chia sẻ trang này