Dân số Đại Việt thời đó là mấy triệu người? Một triệu người đi xâm lược thì ở nhà còn bao nhiêu dân, còn bao nhiêu quân? Quân chuyên nghiệp hay nông dân bỏ cuốc đi đánh nhau? Nếu không phải lính chuyên nghiệp, thì cần xét tiếp chiến dịch kéo dài bao lâu? Với quân phí cao như thế và ảnh hưởng kinh tế xã hội đến mức đó, con số một triệu người nêu trong Sử Ký liệu có khả thi? Trích dẫn sách chỉ là bước đầu tiên của nghiên cứu sử thôi, người làm sử và người đọc sử đều phải biết critical thinking, xét lại là hoàn toàn bình thường chứ không hề tự ti. Tớ ko thạo sử Việt nên không có ý kiến, nhưng chỉ hỏi thử mấy câu trên là đã thấy số liệu rất khó tin. Số liệu mười vạn ngựa cũng thế. Mười vạn con ngựa là con số cực lớn đấy, google thử xem một ngựa chiến mỗi ngày ăn bao cỏ là hình dung liền. Con số quân Mông Cổ nêu ở vài post trên là 70-90 ngàn lính nhưng xét lại gần đây thì chỉ khoảng 30 ngàn lính.
Theo thống kê thời Lê Thánh Tông vào năm 1490, cả nước Đại Việt có 6.851 xã, 322 thôn, 637 trang, 40 sách, 40 động, 30 nguyên, 30 trường, trong đó mỗi xã có số hộ từ 300~600 hộ gia đình, như vậy số hộ gia đình trong xã có khoảng 3.425.500 hộ (lấy 500 hộ mỗi xã, xã nào có số hộ vượt 100 hộ so với giới hạn 500 thì phải tách làm 2), thời xưa thì không có kế hoạch hóa gia đình 1~2 con như bây giờ, nhưng cứ tạm cho mỗi hộ trung bình 3 người thì dân số là 10.276.500 người, cộng thêm dân số ở các thôn, trang thì khoảng 10.5 triệu dân. Nếu số người trung bình mỗi hộ lớn hơn 3 người thì dân số còn lớn hơn, ta thì lấy móc 10~11 triệu dân là hợp lý nhất vì theo thống kê của Pháp toàn Việt Nam khi Pháp đô hộ là khoảng 20 triệu dân, ấy là đã qua chiến tranh liên miên hàng trăm năm rồi.
Thống kê thì thường đúng/khá chính xác vì lý do thuế và tính đầu lính nên dùng thử nó tính vo xem sao nhé: Giả sử mỗi gia đình có ba người, một người đi lính thì hai người còn lại ở nhà lấy ai cày cấy? Một triệu người đi lính và phu phen là một vạn hộ tham gia chinh chiến, nếu chẳng may đánh quá một mùa thì tức là đất nước ném 1/3 năng lực sản xuất nông nghiệp vào viễn chinh. Tiềm lực quốc gia phải cực lớn mới cáng nổi quân phí cho 3 trăm ngàn lính và năm bảy trăm ngàn dân phu trong hoàn cảnh đó.
Đó là lý do Lê Thánh Tông khi quyết định lần xâm lược đó là phải tất thắng và dốc rất nhiều sức lực quốc gia để thực hiện cú đánh quyết định vào đối thủ lâu đời là Champa với mục đích đánh quỵ, lấy nhiều đất và chia cắt, chứ không phải chỉ đánh phá kinh đô Champa, cướp của cải rồi về. Một phần quan trong cho chiến dịch này là do dân số thời Lê Sơ bùng nổ, gây ra áp lực về đất đai, lương thực nên Lê Thánh Tông quyết định xâm lược Champa. Với cách tính của ông mỗi gia đình 3 người có 1 người đi lính thì số lính phải 3 triệu người, vì tới gần 3.4 triệu hộ, và cách lấy lính của Lê Sơ là cứ 3 đinh, lấy 1 lính, với tổng cộng cả nước 400.000 lính thì khoảng 1.2 triệu đinh trong tổng số dân 10~11 triệu người, như vậy cả nước cứ 25 người thì có 1 người đi lính, trong chiến dịch đánh Champa thì 1 triêu lính và phu tức 1/10 dân số, nên đâu thể nào bảo đất nước ném 1/3 năng lực sản xuất vào viễn chinh!?. Trong khi Thụy Điển thế kỷ 17 dân số chỉ 2 triệu mà lúc nó lóe lên thành "empire" thì có thể huy động tới trăm ngàn quân, tới khi bị liên quân đánh bị thì chết hơn 200.000 lính. Phụ nữ là lực lượng lao động, không phải ăn không ngồi rồi đâu ạ, xa hội VN khác với Châu Âu hay TQ mà bỏ phụ nữ ra khỏi lực lượng lao động. Trẻ em thời ấy 15 tuổi là tới tuổi đi lính rồi, người già 60 tuổi mới nghỉ hưu. Như lúc nhà Trần đánh Mongol, phần lớn nam giới ra trận hay làm phu dịch, phụ nữ làm ruộng bình thường nuôi quân, thậm chí người già cũng phải tham gia. Nên trong 10 triệu dân thì trẻ nhỏ và người nghỉ hưu cũng chỉ chiếm khoảng 3~4 triệu là cùng, số động viên so với lực lượng lao động vẫn thấp hơn 1/5. Còn cậu bảo phải trừ đi khoảng 5-7 triệu người thì mời đưa số liệu thống kê Đại Việt lúc ấy có 5-7 triệu người không thể tham gia lao động.
Tính theo hộ điền chứ. Suất đinh là tính theo ruộng đấy, nên tớ mới cưa ra 3,4 triệu hộ tức là 3,4 triệu đàn ông=mỗi hộ được một suất ruộng, thì một triệu chú lính+phu chẳng một phần ba sức sản xuất nông nghiệp quốc gia rồi còn gì. Tất nhiên số má tính vo hơi láo toét do không nắm được cơ cấu dân số thời đó, nhưng tớ đánh giá số 1 triệu khả năng cao là ... tính bậy. Nhìn qua timeline mình cũng đâu có đánh nổi Chăm Pa một phát quỵ luôn, mà đánh liếm một lần thịt một hai tỉnh của nó. Thuỵ Điển chỉ làm empire được một lần duy nhất, sau đó chỉ cần thua một hai lần là ngồi im thít vì ko có tiềm lực đánh nhau, dân ít là một trong các nhân tố chủ đạo (nhân tố khác là các nc xung quanh bắt đầu bắt chước được Thuỵ Điển rồi).
3.4 triệu hộ mà chỉ có 3.4 triệu đàn ông vậy số người còn lại trong hộ là nữ hết? Mà nữ thì cấm được sản xuất nông nghiệp? Chưa kể thời xưa nó không có đẻ ít như bây giờ, mỗi hộ có 1 đinh không có nghĩa là tất thảy người trong nhà còn lại không có khả năng sản xuất nông nghiệp hay đi lính thay thế. Chưa kể quy chế 3 đinh lấy 1 lính thì lấy 400.000 lính trong 3.400.000 hộ là vẫn chỉ 1/8.5, huy động 1 triệu người cho chinh chiến vẫn chỉ là 1/10 dân số, thì có thống kê nào cho thấy 7/10 dân số đó vô dụng trong sản xuất nông nghiệp?
Phòng thủ ở đây không phải là ngồi yên 1 chỗ dợi địch mà là vận động ở tuyến sau, sử dụng các đơn vị cơ động để phản công chặn lại mũi tiến công của đối phương. Trong trường hợp đó xe tank sẽ là lực lượng được ưu tiên. Trong thực tế 1 vấn đề của WW1 là phe tấn công có thể chọc thủng phòng tuyến đối phương nhưng không thể vượt qua các tuyến phòng thủ bên trong. Học thuyết tác chiến chiều sâu của LX cũng ra đời nhằm giả quyết vấn đề đó bằng cách nhấn mạnh vào việc tấn công trên suốt chiều sâu phòng ngự hay vì bóc vỏ từng lớp phòng thủ từ ngoài vào trong.
Nhân nói về tắng. Câu chuyện thú vị về cỗ xe tăng hạng nặng Ý , chiếc Fiat2000 http://en.wikipedia.org/wiki/Fiat_2000
Từ Mấy bác cho hỏi là chiến thuật này có phải "hammer & anvil" không, và thời hiện đại dùng chiến thuật này có hiệu quả ko.
_ Bắt lính mà 1 nhà 1 người thì loạn ... Ngay cả thời Trần chống Mông Cổ, cũng chỉ động viên 2 hộ 1 lính, nhà đơn con ko bắt buộc, nhà 2 anh em thì anh đi, vì thế 11 triệu người bắt lính + phu 1 triệu thì chỉ có hỗn loạn xã hội thôi, chưa oánh đã bại rồi. Nên nhớ, không phải trong kho có A tấn lương, là lập tức nuôi được B người, vì cái mức A đó nó vận trên đường cũng teo kha khá rồi, nếu đường xa thì 10 ko còn 1, phí vận tải lương thực thời cổ đại có thể nói là khủng khiếp cao. Bên Tàu nó làm cái kênh Đại Vận Hà, mục đích trực tiếp cũng chỉ là vận lương từ Giang Nam sang Lạc Dương, sau là Bắc Kinh, mà vì thế nó thậm chí còn miễn thuế vận tải thủy trên kênh để khuyến khích dân chở lương chở hàng đi. _ Thời trung đại, bắt lính là 1 chuyện, nhưng còn phải tính lương hướng ở khu vực giao chiến nữa. Ví dụ bắt lính ở Cao Bằng nhưng phải chạy tới tận Thanh Hóa để đánh Chăm Pa thì có mà vỡ mồm. Vì thế chính quyền họ làm ntn : đánh ở đâu thì khu đó là tiền tuyến, lập tức chuyển sang kinh tế thời chiến, bắt lính, bắt phu chủ yếu là tại chỗ sau đó bù sau ( ví dụ bù bằng thuế, thêm tiền lương, chính sách trợ cấp v...v... ) Như thế mới có chuyện lính Thanh Nghệ trở thành tinh nhuệ nhất thời Lê - Mạc - Trịnh, bởi vì chiến tranh Chăm Pa, rồi sau là chiến tranh Trịnh - Nguyễn, đều bắt lính ở hai tỉnh Thanh Nghệ cả. _ Tiếp là cái chuyện thổi phồng trong ghi chép sử của các nhà Nho. Nói thật, đây là vấn đề đau đầu chung của mọi người đọc sử ở Đông Á, bởi nhà Nho ko coi trọng chữ số, thường viết đại khái, bay bướm, nên khi viết lịch sử hay thống kê thường rất qua loa ( có chủ đích hoặc vô tình ) Nói chung chỉ có ghi chép của quan Bộ Hộ chuyên đi thu thuế thì may ra còn hợp lý 1 tí về dân số, hộ khẩu, vì nó liên quan tới tiền bạc, chứ ngay cả trong ghi chép về quân sự, cũng rất ít thấy ghi chép rõ ràng chính xác. Lý do? 1 là họ ko coi trọng, 2 là sợ lộ bí mật quân sự cho kẻ địch, 3 là muốn thổi phồng có chủ đích. Ngay cả khi các nhà truyền giáo phương Tây sang đây, họ cũng bị lây bệnh một cách vô ý thức. Một phần là vì nhà truyền giáo họ chỉ quan tâm truyền giáo ợ, họ ko phải sĩ quan quân sự, cũng ko phải tư vấn viên quân sự, nên ghi chép của họ thường 1 là tận mắt thấy, hai là được quan chức kể lại. tận mắt thấy thì xin lỗi, họ thấy 5000 thể nào cũng thành 10 vạn, vì trên 1 ngàn người là đông nghìn nghịt không đếm hết được, chưa kể đó là diễu binh của quan tướng thì còn khác nữa. Còn quan chức nêu số liệu ? họ đương nhiên thổi phồng nước ta giàu có, của cải xung túc, quân sự hùng mạnh. Đây là thể diện, cũng là thực lực mạnh, từ đó làm tiền đề hợp tác với các lái buôn Tây ( chẳng ai muốn làm ăn với kẻ yếu đuối ko biết lúc nào sụp cả ) _ Nhiều yếu tố ảnh hưởng, cho nên thậm chí ngay cả ghi chép của các thầy tu truyền đạo sang Vn từ rất sớm thời Mạc - Trịnh, cũng không thể tin hoàn toàn, nữa là các nhà Nho ghi sử. Có chẳng ghi chép của sĩ quan quân sự Pháp đánh thuê cho chúa Nguyễn Ánh ở Sài Gòn Gia Định mới có các số liệu thực tế, vì họ trực tiếp quản quân, luyện quân nên họ biết rõ ràng. _ Các nhà quân sự của Louis XIV thời đó đề ra 1 cái gần như định luật : 1 cánh quân ko thể quá 5 vạn, vượt 5 vạn không thể đánh trận. Tại sao ? vì đơn giản là không vận nổi lương ăn, không chuẩn bị kịp lương thực, khu vực giao tranh khó có thể cáng đáng tiêu hao ( dù là cướp hay mua ) Đó là án chiếu theo khả năng vận tải, hệ thống phân phối, hệ thống chỉ huy có thể nói là cực kỳ mạnh và tân tiến của Pháp thời đó ( nhất châu âu ) Ở vn có lẽ hơi khác, vì nhu cầu của lính cũng bị giảm, lại nhiều sông ngòi, thuyền bè dễ tải lương, thậm chí vận tải biển cũng khá nhiều, nhưng đừng quên chế độ quản lý, khả năng vận tải trên bộ của vn thời đó còn lâu mới bằng Pháp ( vn còn chưa phát minh ra xe ngựa 4 - 8 ngựa, toàn xe 2 trâu 2 ngựa kéo, trục xe cứng chứ ko linh hoạt chuyển hướng như Châu Âu ) Vì thế cái định luật này có thể áp dụng sơ sơ kể cả ở Vn. Lê Thánh Tông đánh Chăm Pa, nói là động viên 1 triệu trai tráng, em nói thật rất khó mà nói là đúng thực tế, chỉ có thể coi là cả 1 quá trình, năm này qua năm khác, thống kê lại thì may ra. Một cuộc chiến liên quan tới sinh tồn quốc gia không cách nào đánh trong vài tháng, có khi vài năm đánh, lúc đánh lúc nghỉ, thì mới điều hòa được sản xuất xã hội, ví dụ nông nhàn thì đi lính, 1 chiến dịch 3 4 tháng sau về gặt, rồi lai đi, kiểu như thế. ( lính đánh thuê Tây Âu thời đó cũng vậy, 1 chiến dịch 3 - 4 tháng rồi về làm nông hoặc nghỉ ngơi ) Mà như vậy, quân số mỗi chiến dịch sẽ khó cao hơn 5 vạn, nên chú ý địa hình nhỏ hẹp ở vn và mức độ kinh tế của khu vực miền trung, rõ ràng kém hơn đồng bằng Bắc bộ rất nhiều. P/s: còn con số 10 vạn kỵ binh thì chắc là phồng rồi, 2000 con voi cũng phải xem lại. Chiến dịch Nguyễn Ánh tấn công Nguyễn Nhạc ở Phú Xuân kéo ra đâu có 500 con voi, mà là dốc toàn lực cả miền Sài Gòn + Tây Nguyên rồi ợ, Đàng Ngoài ít voi chiến hơn, thường là nhập ở Thanh Nghệ, từ Lào sang, nên chắc còn ít hơn đàng trong ( vốn có nhiều mối làm ăn với người Thượng, các bộ lạc Tây Nguyên )
Vãi đạn! Cắt mỗi đoạn sau ra mà bỏ đoạn trước thì bó tay rồi. Sự tương đồng ở đây là nói cách thức tiến hành khi tấn công đều lấy sự cơ động làm đầu, dùng tăng + các đơn vị cơ giới làm mũi nhọn xung kích thọc sâu vào lỗ hổng được khoét ra rồi bao vây chia cắt sau đó tiêu diệt đối phương. Còn việc Ger dùng tăng làm chủ công phá lỗ còn Rus dùng pháo và bộ binh kết hợp tăng yểm trợ đó là đặc thù chiến thuật từng phe. Có ai ở đây phủ nhận vai trò của combined arm đâu? Trong ví dụ đưa ra ở trên phe tấn công chỉ bị đánh bại khi mũi xe tăng xung kích bị mũi xe tăng dự bị cơ động của đối phương đánh gãy. Cái này đồng ý không? Xe tăng ở đây là nói chung một đoàn tăng (cấp sư đổ lên bao gồm cả TDs, SPGs..phối thuộc) nhé, đừng hiểu nó chỉ gồm xe tăng không thì tội nghiệp. Cái này cho nói lại, các ví dụ khi mechanized force (dùng từ này cho nó dễ hình dung) đánh vỗ mặt rồi chọc thủng phòng tuyến đối phương từ WW2 tới nay nhiều như núi. Nếu không thì sinh ra SPGs, motorized, các thứ tùng thiết làm cái gì? Trận Prokhorovka là đức dùi thủng cái " phòng tuyến kiên cố có nhiều mìn và súng chống tăng của LX" rồi ợ, nó đang phát triển vào sau lưng rồi đánh chọc sang phía Bắc. Lúc đấy LX mới phải tung 5th Guard Tank Army của Romistrov ra chặn lại. Trận đó đúng ra là LX thua nhưng họ thành công đánh tiêu hao số xe dự trữ manh nhất của Đức, mài cùn mũi dùi armor. Và họ dùng tank! Khi đó không có tank thì có hàng tấn bộ binh hay pháo thì có kịp bố trí chặn hay khogn6? Cánh Bắc lúc đó stuck rồi ợ. Sai, LX dụ đức đưa quân dự bị CƠ ĐỘNG đi. Thêm nữa quân dự bị dùng bịt lỗ hổng đá số là dùng các sư tank hay cơ giới đó ợ. Tớ nói cái ý ở trên bao giờ. =.= - - - Updated - - - Chỉ có trận Prokhorovka thôi, tank battle lớn nhất lịch sử. Tất nhiên là Mìn, công sự, pháo nó được ưu tiên cho phòng thù nhưng nó là công cụ để bào mòn lực lượng của đối phương chứ không dùng giải quyết chiến trường. Như trận Kursk khi cánh Nam bị thủng, LX không có tăng thì họ phải làm sao? Cái này thì cao siêu quá không hiểu.
Doctrine nó là học thuyết, không phải chiến thuật. Nó bao quát và rộng lớn hơn chiến thuật nhiều. :/ - - - Updated - - - Thực ra vấn đề của WW1 là thiếu các lực lượng có đủ tốc độ, độ cứng và hoả lực để hợp vây trước khi đối phương đưa quân dự bị ra chặn lại, cũng như truy kích liên tục nhằm ngăn quân địch có thời gian tái tổ chức. ý sau thì đồng ý, chỉ chính lại chút là Deep Operation nó "tập trung duy trì xung lực tấn công mạnh và liên tục trong suốt chiều sâu phòng ngự".
Đang đề cập đồng chí naq chém bậy thôi. Cái post đầu tiên còn lù lù ra đấy, tuyên bố xanh rờn gặp tank là phải lôi tank ra đánh. Tank là lực lượng cơ động, counter offensive chính là cách defend hiệu quả nhất nên rõ ràng finishing blow là dùng tank, vì chẳng có gì đuổi kịp tank bên kia ngoài tank mình. Nhưng trước khi đến được giai đoạn đó thì còn súng chống tank và mìn dàn ra chán chê. Trận Kursk Nga ngố dàn ra phòng thủ chiều sâu, đám tank đứng ở tít sau cùng trận tuyến, chỉ điều ra khi Đức phải bò qua các công sự dày đặc. Lại lấy trận Prokhorovka tank đấu tank ra làm ví dụ: tank Đức mất nhiều nhất là vài trăm (lấy số của Nga, rõ ràng là báo cáo láo)/bảy tám trăm cái mất trên toàn trận Kursk, trong khi Nga mất đến ba bốn trăm chiếc. Lý do: đấu tank nhưng trên trời Luftwaffe bay như ruồi đánh chén tank Nga. Pháo đánh tank là yếu tố quan trọng mà cũng ít người biết. Khẩu pháo dập/pháo bắn thẳng giữa đội hình tank phá tank thì tốt quá rồi (vì cái giáp trên nóc mỏng dính), nhưng pháo dập thường để tách lính yểm trợ ra không cho hỗ trợ tank đột phá, rồi từ đó mìn + súng chống tank triển khai. Vậy nên nói tank là vũ khí chống tank quan trọng thì đúng, nhưng tank là vũ khí tốt nhất/duy nhất để chống tank là sai hoàn toàn. Combined arm >>> tank powah. WW1 chưa phát triển hỏa lực mạnh chống tank, nên xe tank cứ bò lên là bên kia phải chạy. Xem mấy cái ảnh tank WW1 nhìn như Warhammer 40k tanks, lù lù như con trâu nước lol.
- Dạ, nếu bắt mỗi hộ một lính thì có tới 3.4 triệu lính ạ vì năm 1490 thời Lê Sơ có 3.4 triệu hộ. Và quân số thời chiến khi xâm lược Champa tổng cộng 400.000 lính = 300.000 lính viễn chinh + 100.000 thủ ở nhà. Tức cứ 8.5 hộ mới bắt 1 lính, bắt thêm phu cho tới số 1 triệu nhân lực thì vẫn cứ 3.4 hộ mới có 1 người tham gia chiến dịch. Và dân số thời Trần là 4~5 triệu dân so với 10~11 triệu dân thời Lê Sơ. Trong chiến dịch đánh Champa, mọi hoạt động vận lương đều bằng đường thủy, cho cả cánh 10 vạn quân trên bộ ở vùng biên giới, còn 20 vạn quân do Lê Thánh Tông chỉ huy thì hoàn toàn đánh bằng đường biển, nên giảm được chi phí rất lớn cho vận lương dù số phu vẫn gấp 3 lần số lính. - Việc bắt lính chạy từ nơi này tới nơi khác là bình thường, như quân Tây Sơn của Nguyễn Huệ phải ra nam vào bắc biết bao nhiêu bận. Và nhất là dùng tàu thuyền di chuyện thì cần gì phải chạy bộ suốt quẳng đường từ quê nhà tới chiến tuyến cho tốn sức? Quân sứ Thanh - Nghệ nổi tiếng không phải vì dùng "tại chỗ" cho đánh Champa và Trịnh-Nguyễn ạ. Mà dân Thanh - Nghệ nổi tiếng ăn khỏe, đánh giỏi hơn so với xứ khác, dù đánh từ bắc xuống nam hay đánh từ nam lên bắc thì quân xứ Thanh - Nghệ đều thiện chiến qua các cuộc chiến Trần - Nguyên, Khởi nghĩa Lê Lợi (nghĩa quân chỉ phát triển mạnh và đông khi làm chủ được vùng Thanh - Nghê), Lê - Champa, Lê - Mạc, Trịnh - Nguyễn. Và đánh giỏi không phải vì yếu tố "tại chỗ" dù đánh từ bắc vào nam hay từ nam ra bắc, thậm chí quân Thanh - Nghệ tham chiến cả các vùng núi phía bắc với quân Mạc, cách xa vùng Thanh - Nghệ. Quân Thanh - Nghệ giống quân Thụy Sĩ vậy, tới giờ Vatican vẫn giữ truyền thống thuê người Thụy Sĩ làm vệ binh thay vì người Ý vì những chiến công bảo vệ Vatican trong nhiều cuộc chiến. - Việc đếm lấy gì làm khó? Nhất là nếu quân ngũ chỉnh tề, đi diễu binh thì việc đếm càng dễ hơn. Ví dụ trong hình là một lữ đoàn xếp thành 8 tiểu đoàn chỉnh tề, có quân số 3.200 người, như vậy người đếm chỉ cần đếm số hàng và số người mỗi hàng nhân lên sẽ có số lính mỗi tiểu đoàn rồi nhân cho 8 là ra số quân lữ đoàn. Trên chiến trận thì trinh sát đếm số nồi ăn của địch rồi nhân số người ăn mỗi nồi để ra số gần chính xác nhất. Chỉ có đám quân không ngay ngắn, đứng lộn xộn mới khó đếm. - Những người Tây tận mắt chứng kiến không ít, vì chiến tranh Trịnh - Nguyễn không phải diễn ra thời gian ngắn hay ở nơi xa xôi hẻo lánh nào. Và dĩ nhiên, khi đưa ra con số nào quá lớn thì họ phải nghi ngờ mà đi kiểm chứng, và đây là số liệu ghi nhận từ nhiều người chứ không phải chỉ một người. Còn cậu muốn cho rằng từ ta sang tây đều bị bệnh thổi phồng rồi tây nó rảnh quá đi tâng bóc, khen ngợi sức mạnh của một vị chúa ở phương Đông là nơi bị phương Tây coi thường mà còn mạnh hơn tất thảy các vị chúa ở Châu Âu thì cứ việc. - Louis XIV đặt ra quy định đó đơn giản vì hệ thống hậu cần của Châu Âu không bằng Châu Á, theo cuốn "Supplying War: Logistics from Wallenstein to Patton", chỉ bắt đầu từ cuối thế kỷ 16, Châu Âu mới manh nha xuất hiện hệ thống hậu cần cho quân đội, thế kỷ 17 hệ thống hậu cần của quân Pháp chưa hoàn chỉnh, phần lớn vẫn phải dựa vào việc thu mua lương thực ở vùng đi qua, nhưng vẫn được coi là tốt nhất ở Châu Âu, phải tới thế kỷ 18, thì quân đội Châu Âu mới có hậu cần hoàn chỉnh. Nên vận lương ở Châu Âu gặp khó khăn hơn nhiều so với Châu Á và khó vận lương cho đội quân đông như Châu Á.
Hầy, vừa xem lại, đúng là viết thế dễ gây hiểu nhầm thật. ý ở đây là đang nói tới việc tăng trong WW2 được thiết kế tập trung mạnh vào khả năng diệt tăng đối phương, đối thủ nguy hiểm nhất ngăn tăng thực hiện nhiệm vụ cơ động, tấn công và hợp vây cơ. MÌnh cũng ghi rõ "chặn mũi đột kích cơ động". Thế nên mới có mấy cái ví dụ sau, rõ ràng pháo, mìn, không quân... chỉ dùng để mài mòn bớt cái dùi tăng của địch thôi, chứ đa số là phòng tuyến toàn bị dùi thủng, cả Xô hay đức cũng vậy. :) Còn trận Prokhorovka bọn Nga tính ăn gian ngày, trong khi đức chỉ tính hết ngày 12 thì bọn Xô gộp thêm 1 tháng khi tổ chức phản công cục bộ nên con số mới lớn như thế.
Không quân không chỉ dùng để mài mòn bớt sức mạnh tank địch, mà nó lợi hại và tạo ra nhiều đòn đánh quyết định lên tank địch hơn là tank mình đấy.