vậy thì cuối cùng vẫn là 1 cục lao vào có khác gì đâu cái khoảng cách trước đó là để giảm thiểu thiệt hai do súng bắn
Không nhé, khoảng cách cuối cùng giữa hai hussar khi tông vào khống chế từ 1,5-1,7m, rộng hơn so với đội hình charge của kị binh trung cổ. Với lại khi WH ủi vào là nó ủi theo hàng dài chứ không phải theo khối, minimize chiều sâu nhưng maximize chiều ngang để có thể ủi vào flank lẫn front. Và thêm một cái nữa là nó không cố gắng duy trì xung lực cho cú ủi để đâm xuyên qua, mà sẽ nhanh chóng rã hàng rồi tập hợp lại ủi tiếp cú nữa. Tất cả từ khoảng cách rộng giữa 2 kị binh, ủi theo đội hình mỏng nhưng dài đều nhằm mục đích đó, tông thật mạnh, tản ra, tập hợp lại, tông tiếp.
Uh, chưa biết ai đúng ai sai nhưng xin hỏi cái nguồn thông tin của bạn??? Vì theo tui biết nếu muốn charge hiệu quả thì đội hình bắt buộc phải tập trung dày, càng dày thì charge càng hiệu quả. Khoảng cách 1,5-1.7m thì hóa ra còn mỏng hơn cả đội hình inf thì charge pikemen bằng niềm tin?
cái đó tùy quân địch, nếu địch dồn pike lên hàng đầu nhiều quá thì bọn hussar buộc đôn hàng 2 lên nhập vào hàng 1 làm khoảng cách giữa các kị sĩ giảm còn khoảng 1m. Còn việc dãn rộng ban đầu chủ yếu là giảm thiệt hại do hỏa lực địch thôi. ngoài ra đội hình bộ binh tiêu chuẩn thời đó là 600 lính 1 đội gồm 400 súng 200 pike trong khi đội hussar là 200 thằng nếu tính ra thì số pike bảo vệ súng chỉ bằng số kị binh tấn công trong đó pike lại không xếp quá 2 hàng sau 2 hàng pike là 3-4 hàng súng rồi mới tới 2 hàng pike nữa tức là thông thường hussar chỉ đối mặt với 2 hàng pike mỗi hàng 50 lính trong khi đội hình charge của Hussar là 4 hàng mỗi hàng 50 kị sĩ.khi bộ binh địch đôn pike lên thì hussar cũng đôn hàng 2 lên -> kết quả về cơ bản vẫn như nhau.
Hussaria là kị binh thần thánh của Ba Lan, bất bại trong hơn 100 năm, 1.900 Hussaria VS 11.000 lính bộ + súng trường Thụy Điển, 3000 Hussaria VS toàn bộ 200.000 quân Ottoman. Bí mật của Hussaria là cây giáo Koipa siêu dài, gần 6m nhưng kém bền (hàng sài 1 lần) cộng với chiến thuật "tấn công xuyên" của nguyên soái Aleksandr V.Suvorov (chiến thuật là quan trọng nhất, có thể xem trong phần 3 Chúa nhẫn thể hiện rất chân thực lối đánh này), cái thứ 3 là .. đôi cánh (cái này hên xui, chắc đeo cho đẹp để lên sĩ khí). Tóm lại là trong thời hậu Trung Cổ và tiền Phục Hưng, Hussaria là kị binh bá nhất trên chiến trường bằng phẳng.
chú định nghĩa thế éo nào về heavy cavalry thế ? Ottoman spahisi, rồi Mamuluk cũng là heavy cavalry nhưng bọn Thổ rồi Trung Đông có mấy khi mặc giáp cho ngựa đâu
Dragoon Guards của Anh cả người lẫn ngựa đều không mặc giáp mà vẫn coi là heavy cav. - - - Updated - - -
Kị binh nặng tức là người kị sĩ được trang bị giáp và vũ khí thuộc loại nặng + dày + tốt, không tính ngựa - - - Updated - - - Tụi Mông cổ nó còn bọc giáp cho ngựa nói chi tụi Thổ Dù quân số hơi ít, 1000 trên toàn Đế chế Mông Cổ
thế suốt trăm năm ko ai trang bị giáo dài hơn cho pikemen để đánh kị binh Ba lan à thế sau đó ai đánh bại kị binh Winged Hussar vậy các bác ?
Đầu thế chiến thứ II Kị binh thần thánh Ba Lan bị xe tăng Đức tàn sát hết, sau Ba Lan bị Đức và Liên-Xô chiếm luôn. RIP kị binh thần thánh.
bác vietanh bảo kị ba lan bất bại trong 125 năm , vậy làm gì tới thế chiến 2 đâu các bác , mà mình đoán chắc là các bác Nga ngố đập chết rồi , vì mình có đọc cuốn sách về napoleon có viết thời napoleon thì ba lan bị nga diệt từ lâu , 1 phần thì nhập vô phổ
_ Thực ra lính kỵ binh hạng nặng của Ba Lan ( wing hussaria ) có thể coi là knight thời phục hưng rồi, ngoài cái wing trang trí ra nó khác mịa gì lancer bên Tây âu đâu :3 Nhưng nói nó bất bại cũng hơi quá, vì Ba Lan cũng thua đầy ra, và nhiều lần bị chia cắt chứ không phải đánh đâu thắng đó đâu. Nói 3k kỵ thắng 20 vạn quân Thổ cũng là ... buồn cười, vì người Thổ họ gần như đã đại bại trước đó dưới chân thành Vienna của Áo, phải vật vã rút về, bỏ lại cả đống thương binh, hậu cần, lính thì mệt mỏi, bệnh tật, đói ăn, lúc về còn bị liên quân chặn đường. Và trận đại thắng kết thúc chiến dịch đó, kỵ binh Ba Lan charge vào chỉ là 1 cánh quân nhỏ, trong khi chủ lực đánh bại quân Thổ lại là quân Áo, và đặc biệt là quân Pháp với súng đạn như mưa của Louis XIV ( trận oánh từ sáng sớm tới tối mịt quân thổ mới thua, kỵ binh giời cũng không chịu nổi nên mới nói 3k vs 200k hơi vô lý ) _ Lancer nói riêng và kỵ binh nói chung ( bất kể nặng nhẹ, và tính là có tổ chức tốt, ko tính kiểu mã tặc cướp đường ... ) khi nó đã tổ chức charge trực diện vào kẻ địch thì thường là xếp đội ngũ chặt theo từng khối lớn nhỏ tùy điều kiện địa hình, quân số. Sau đó dần tăng tốc và bứt tốc ở những hàng đầu tiên khi sắp tới gần kẻ địch, đại khái khoảng 100 - 200 bước. Mục đích là khi hàng thứ 2 charge vào, sẽ có đủ chỗ trống hoặc kịp thời giảm tốc, chuyển hướng, dừng lại khi cần thiết, hoặc nếu là lancer thì cho bọn hàng 1 kịp rút về. Chứ cả 1 khối to đùng cầm lancer ào lên thì ngoài trừ 2 hàng đầu, mấy hàng sau ko cách nào đặt ngang cái giáo đâm tới. Nếu là cầm vũ khí ngắn như mã tấu, kiếm cong thì thường là họ vẫn áp dụng cách này, trừ khi thấy địch lập tức tan đội hình hoặc vỡ trận sau khi hàng 1 charge, thì mới cả đội ào lên ăn hôi. Có lẽ ít khi nào toàn bộ đội hình kỵ binh cùng lao lên, vì khi đội hình chặt như thế, không chỉ làm bia cho súng tỉa, mà còn không thể xoay chuyển tốt, hàng đầu muốn rút nhưng cmn hàng sau nó cản rồi chạy ko nổi, lúc đấy có bất lợi là thọt nặng. Ở dưới là kỵ binh Pháp trong trận Waterloo. [Spoil] [/Spoil] _ Nếu em nhìn không nhầm, thì dù họ di chuyển theo khối lớn, nhưng vẫn có những hàng ở phía trước tăng tốc cao hơn, lên trước charge với tốc độ cao nhất, những hàng phía sau sẽ chậm hơn một chút để chuẩn bị tùy theo chỉ huy mà tiếp tục charge hay giảm tốc, chuyển hướng hoặc lùi lại.
Bất bại là tính trận bọn nó tham chiến thôi, từ 1500 tới 1625 không thua trận nào. còn vụ kia là đánh có allied nhưng mà bọn hussria ghi lại là có những đội kị binh charge tới 10 lần, cứ cho là bọn Thổ 1 hit 1 đội bộ binh bay thì 200 kị binh charge bay 6000 quân cmnr còn gì
Chuẩn như Vương Tiễn nước Tần, "Chắc thắng mới đánh". Mà bản Total War này có Movie không ta, Rome 2 ko movie chán như con gián.
_ Giống kiểu Imperial Guard của Napoleon thôi bác ợ, chỉ lên khi ... đã thắng vì nó là quân hồn, thua là cả nước mất tinh thần, ở Waterloo họ lùi và pháp lập tức đại bại dù trước đó thậm chí oánh 2 mặt vẫn chống cự quyết liệt . Khi trận có vẻ sắp thua thì lập tức đổ cho bộ binh hoặc các cánh quân khác cùi bép, còn tất nhiên là ko tham chiến. Vả lại, trong đội ngũ Wing hussar có thành phần quý tộc chiếm khá lớn, chẳng thằng tướng nào dám nướng vào lò lửa cả ( chết nhiều thì thắng cũng ăn đòn ) nên dù có việc gì thì nó cũng ko động vào vinh quang của wing hussar được. Cá nhân em không tin tưởng lắm việc 1 đội quân hơn 100 năm không bại lần nào, ngay cả người Thụy Sĩ thống trị chiến trường châu Âu gần 200 năm cũng thua đầy ra
Không bọn này tham chiến là thắng suốt 125 năm không có vụ lùi đâu vì bọn này toàn đánh phủ đầu(kị charge mà lên sau thì tồn tại làm lờ gì?)
_ Cũng ko phải cứ kỵ binh là phải lên đầu tiên đâu bác, tướng nó chỉ cho quân tinh nhuệ xung trận lúc muốn phá vỡ thế cân bằng, hoặc muốn lật bàn lúc sắp thua, hoặc địch... quá yếu, 1 lần xung phong là thắng :3 _ Trong Osprey nó nói thực ra wing hussar mạnh vì họ ko ngại oánh tay bo với địch, bất kể kỵ binh hay bộ binh ( vốn trang bị thua quá xa so với WH ) nhưng gặp súng đạn dày đặc thì thọt, thậm chí về sau gặp quân thụy điển đầu tk 17 trong 1 số trận WH còn ko muốn tấn công, tướng chỉ huy phát lệnh cũng ko lên ( bản chất vô kỷ luật của quý tộc :( ) vì hỏa lực địch quá mạnh. Đúng là ko có mạnh nhất, chỉ có mạnh hơn, cũng ko có phù hợp nhất, chỉ có phù hợp hơn, WH kéo dài chiến thuật lancer ở Đông Âu vì cách này phù hợp nhất với tình hình chiến tranh ở Đông Âu thời đó. Ngay cả quân oánh thuê Đức mạnh như thế, sang đông Âu oánh cũng thua quân thổ ( vốn trang bị còn ko = ) bởi họ quá dựa vào súng đạn, trong khi tại địa phương lại không có bổ sung phù hợp với trang bị hiện có, nhất là thuốc nổ, vũ khí. Khi đấy, họ càng đánh càng yếu đi vì không cách nào hòa nhập với môi trường chiến đấu, ko có bổ sung phù hợp nên phát huy còn không bằng quân đội tổ chức kiểu cũ nhưng thích ứng tốt.