Bagration fletches là do bộ binh Pháp chiếm được sau 6 lần và 4 tiếng tấn công. So sánh thì Kị binh Nga hoạt động tốt hơn Pháp nhiều ở vị trí này, đặc biệt là Sư kị binh nặng số 2 khi họ liên tục vu hồi, chọc cánh đánh tan tác 2 sư bộ binh Pháp lẫn 4 trung đoàn Uhlan và Hussar bảo vệ cánh tuy cuối cùng bị kị binh nặng Pháp đẩy lui vì kiệt sức. Một điều nữa là Nap tập trung tới 300/550 khẩu pháo các cỡ oanh kích vị trí này (Waterloo chỉ có 238 khẩu cover cả chiến trường). Tuy nhiên cuối cùng quân Pháp vẫn không chiếm nổi, chỉ sau khi chỉ huy Nga là Duke Bagration chết khi thành công tái chiếm, họ mới chịu rút. Về Rajevski doubt, quân Pháp huy động lực lượng kị binh dự trữ chiến lược (chỉ sau Old Guard) là kị binh đức (Saxon, Westphalia) và Uhlan Ba lan mới tràn ngập vị trí này, nhưng đó là việc sau 4 tiếng chiến đấu (10-14h). Cuối cùng vẫn bị sư kị binh nặng số 2 (Đã rút lui từ fletches và tập hợp lại) + 2 trung đoàn kị binh ngự lâm phản công đánh lui. Phải tận 4 giờ chiều, Pháp mới chiếm nốt chỗ này khi lực lượng dự trữ cuối cùng là sư bộ binh 24 Nga chết sạch khi chặn hậu cho quân chủ lực Nga hoàn thành rút lui và lập vị trí phòng thủ mới phía sau. Napoleon cũng có 1 câu gây bất mãn lớn cho quân chư hầu khi ông ta nói: "Tôi chỉ thấy màu xanh dương" khi được hỏi về cuộc xung phong vào trận địa Rạevski của kị binh đức và Ba Lan.
Làm gì có, tiếng trống ra tiếng trống, tiếng kèn ra tiếng kèn, còn tiếng bước chân thì ra tiếng bước chân chứ bác @@
_ Sau khi súng áp dụng toàn bộ cho bộ binh, thay thế pike, thì lính bộ không còn mặc giáp nữa, vì chế giáp xịn thì đắt, mà chế giáp rởm thì súng nóa bắn xuyên ngay. Nên bộ binh toàn chơi súng bắn nhau hoặc lắp lê vào melee. Còn tiếng lạch cạch là do trang bị trên người họ va vào nhau chứ ko phải mặc giáp, có thể là lưỡi lê, kiếm, súng va vào nhau nên họ làm âm thanh ( 1 lính thường có súng vác vai, lưỡi lê đeo bên hông, lính nhiều nước còn mang cả kiếm ngắn, ngoài ra còn hộp đạn, ba lô, chăn đệm, rồi thì ống nước các kiểu )
Xem ra mọi người rất rành về các trận chiến bên Tây nhưng các trận oánh thời phong kiến của VN mình ít thấy ai bàn.
_ Thiếu nguồn tốt để đọc, và các nguồn dễ kiếm lại thường là vì mục đích tuyên truyền, nên người viết không khách quan, hoặc chỉ đề cập tới sự kiện, ít viết diễn biến chi tiết, nên thành ra đọc rất chán hoặc buồn cười :) Mình có đọc 1 số nhưng chủ yếu thời Trịnh, Nguyễn và Tây Sơn, trước đó chắc cũng chỉ có 1 ít về thời Trần, còn thì toàn là nguồn tài liệu kiểu tuyên truyền nên đem ra bàn cũng chẳng có gì mà bàn :( Tài liệu hay thì toàn sách in, chẳng ai số hóa cho mà đọc, muốn có phải ra thư viện, ngại lắm _ ^ trận Borodino : ko ai cho kỵ binh lên ngay từ đầu để tấn công cả, bao giờ cũng khởi đầu bởi pháo binh và bộ binh, và cuộc chiến cũng ko diễn biến chỉ trong 1 đợt charge, nên việc sau 4 tiếng mới chiếm lĩnh trận địa là chuyện rất bình thường. Vì thế, tuy Napoleon và người Pháp rất giỏi oánh kỵ binh, cũng không có nghĩa kỵ binh làm được tất cả, họ là shock troop, sau khi vào trận mà bị giảm tốc độ thì chỉ có làm bia -> cần dùng đúng thời điểm tạo đột biến, giành cơ hội cho bộ binh và pháo binh tiến công tiếp theo. Ở Borodino cũng thế và ở Waterloo cũng thế thôi, kỵ binh charge là để tạo đột biến, ko phải để chiếm lĩnh trận địa, mấu chốt vẫn ở bộ binh theo sau tiến công. Thậm chí người Nga còn dùng bộ binh theo kiểu phục hưng, là charge bằng lưỡi lê chứ không thèm bắn lol!
Vấn đề ở đây là đưa cái ví dụ sai lè ra Ít nhất là trong trận Borodino các cuộc xung phong của hàng ngàn kị binh nhằm lật ngược thế cờ theo chién thuật mới của Nap (ông nói) hoàn toàn không xảy ra. Kị binh của Nap tấn công không hiệu quả như người ta mong đợi. Khi tấn công Raievski redoubt, dù tung vào trận một lực lượng kị khổng lồ (6 sư đoàn toàn bộ các đại đội kị tinh nhuệ nhất châu Âu thời đó), họ vẫn bị kéo vào một cuộc chiến xáp lá cà dữ dội với bộ binh Nga và chỉ giành chiến thắng vì vượt trội về số lượng với thương vong kinh hoàng. Trong trận này, việc dùng kị binh theo "cách cũ" của người Nga nhưng với quy mô lớn lại hiệu quả hơn rất nhiều: kị nặng diệt kị nhẹ, dứt điểm bộ binh sau khi pháo và bộ binh làm rối loạn hàng ngũ địch, kị nhẹ bọc hậu quấy rối khu vực sau trận địa. Ví dụ như Sư đoàn kị binh số 2 với 2 chiến công hiển hách: đánh tan 2 sư bộ binh + kị binh yểm trợ ở Bagration fletches, kết hợp với 2 trung đoàn kị binh Ngự Lâm đẩy lui quân kị của Nap, tái chiếm Raievski redoubt. Một ví dụ khác là cuộc tấn công bọc hậu của Quân đoàn kị binh I + quân đoàn kị binh Cossack vào hậu phương quân Pháp, nó khiến cánh trái + 1 phần trung tâm của Pháp tê liệt gần 2 tiếng, Nap phải điều quân của Grouchy, Young Guard, số quân này đáng lẽ sẽ dùng tăng viện cho Murat đang tấn công rất mạnh ở trung tâm, sang đánh chặn; giúp quân Nga ở đây dễ thở hơn nhiều và gián tiếp cầm chân 1 số quân lớn của Pháp khi họ phải duy trì 1 lực lượng dự bị mạnh cho cánh bắc đề phòng cuộc tấn công tương tự. Thậm chí nó còn khiến cho Nap phải dời vị trí sở chỉ huy của mình.
định nghĩa kỵ binh nặng và kỵ binh nhẹ thời napoleon khác thời trung cổ , kỵ binh nặng thời này người lẫn ngựa đều ko mang giáp năng như thời trung cổ nữa nên thấy chả khác quái gì kỵ nhẹ. Phân loại thì có Lancer và Hussar là kỵ nhẹ. dragoon là kỵ nhẹ( quân Anh xếp loại là kỵ nặng). cuirassiers thì xếp vào loại kỵ nặng
Kỵ nặng và Kỵ nhẹ vẫn khác nhau, khác từ cách dùng cho đến cách chiến đấu, huấn luyện còn tất nhiên nhìn sơ qua thì thấy trang bị không chênh lệch rõ rệt như thời trung cổ rồi
Dragoons là medium cavalry. Trang bị hơn Lancer và Hussar nhưng lại kém hơn Cuirassiers. Người Anh xếp vào hạng "versatile cavalry" vì vừa có thể cận chiến như kỵ binh vừa bắn súng như bộ binh.
Dragoons nó gọi là mounted infantry thì chính xác hơn. Nó đúng hơn là một loại bộ binh cưởi ngựa để di chuyển và xuống ngựa đánh nhau, giai đoạn sau thì dragoon cũng cưỡi ngựa đâm chém như kỵ binh kết hợp với xuống ngựa đánh nhau như bộ binh được tuốt.
Dragoon được đào tạo cả kỹ năng cưỡi ngựa cũng như kỹ năng chiến đấu của bộ binh. Mình đọc tài liệu nhiều nguồn thấy ko đồng nhất, chỗ nói Dragoon là Kỵ nặng mặc giáp trụ nặng nề, chỗ nói Dragoon chỉ là bộ binh cưỡi ngựa, đến chiến trường thì xuống ngựa chiến đấu như bộ binh (giống bộ binh cơ giới bây giờ ) có lẽ là Dragoon bị thay đổi theo thời gian mà Dragoon với Dragon có giống nhau hông nhỉ
có 1 điều không đổi là kị nặng bao giờ cũng cưỡi những con ngựa to khỏe nhất, được nuôi với mục đích chiến đấu. Kị nhẹ cưỡi ngựa nhỏ hơn. Còn dragoon phải dùng những con ngựa còn sót lại, ngựa lởm chỉ dùng để di chuyển chứ không phải chiến đấu. Đến thời Napoleon thì các đơn vị dragoon đã hầu như chiến đấu hoàn toàn trên lưng ngựa.
Nó chính là đọc trại từ Dragon đấy, lấy từ tiếng Pháp ra (mà French không phân biệt dragon với dragoon)
Dragoon của Nappy là medium cav, ko mặc giáp. Dragoon mà heavy cav thì là của các anh trong khối liên minh. vụ Dragoon mặc giáp thì sau chiến dịch mùa đông 1812, mấy anh Nga hôi giáp của đám Carabinier và Cuirassier Pháp cho Dragoon mình mặc, thành ra Dragoon của Nga nhìn ko khác gì đám Cuirassier
Kị Nga trong Napoleonic war thì Dragoon là lực lượng đông nhất, nhiều tinh nhuệ nhất chứ không phải khơi khơi nó được trang bị giáp đâu. Sau chiến dịch 1812, người Nga thậm chí phải chuyển một nửa các trung đoàn Dragoon thành Cuirass, Hussar... nhằm bù đắp thiệt hại và tái xây dựng lại kị binh Nga. Từ 1812 về sau thì Dragoon Nga thành luôn là cold-steel cavalry chả khác gì Cuirassier.
lão Ney cầm kỵ binh mà không có bộ binh giáp lá cà. lão xộc thẳng vào quân Anh là do tưởng quân Anh bị pháo bắn rát quá nên rút lui Phim này do Liên xô với Italia làm [video=youtube;FBHMYaEieJQ]https://www.youtube.com/watch?v=FBHMYaEieJQ[/video]
nói tí về ngựa. VN không có Binh Chủng Kỵ Binh cũng ko có Bộ Tư Lệnh Kỵ Binh, nhưng lính kỵ thì đầy. Biên Phòng VN cưỡi ngưạ cũng ác chiến. Ban đầu cưỡi loại ngựa Mông của người Hơ-Mông nhỏ con, dai sức, cưỡi được, thồ được, tốc độ không cao nhưng leo núi như dê, rất thông minh thân người. Sau này có các trại nuôi ươm giống ngựa lai Sông Đông, tuy nhiên bọn ngựa lai tuy to con nhưng hay đau ốm và leo núi không tốt, hay ốm. Ngựa của người Kinh dưới xuôi tuyệt chủng rồi hay sao ấy, đây là giống ngựa thường được mua về từ miền trung du hay núi non ven đồng bằng, đúng hơn là giống ngựa Mường, hồi xưa còn tổ chức đua ngựa nên trại nuôi ngựa cũng đông, nài ngựa cũng nhiều, nay hết rồi, phi nước đại nhanh hay ko thì ko biết, nhưng kéo xe đi nước kiệu tuyệt hay, rất khoẻ mà lại dai sức. Nhìn chung các giống ngựa nội dai sức nhưng nhỏ con quá.