chắc bạn cũng biết tôn giáo cũng chia ra làm nhiều nhánh, nhiều dòng chứ ví như thiên chúa giáo bào gồm cả Kitô giáo, Do Thái giáo, hồi giáo trong đó kitô giáo thì chia ra là Công giáo Rôma, Chính Thống giáo, Tin Lành, anh giáo........hồi giáo cũng có các dòng như Sunni, Shia.....phật giáo cũng chia ra tiểu thừa, đại thừa, Kim cương thừa......................nói chung là 1 tôn giáo có thể chia ra nhiều nhánh, nhiều dòng với giáo lý khác nhau, quan điểm khác nhau ví dụ bạn nói "tui tin vào chúa và tui làm theo những điều mà chúa dạy khác hoàn toàn với chuyện tui tin vào chúa và lúc sắp chết không đi mà cứu lấy mình đi ngồi cầu chúa cứu hộ xong chết" chả qua cũng là một hình thức tự tạo ra một nhánh, một dòng trong tôn giáo cho riêng mình mà thôi. còn cái loại người không tin tôn giáo nhưng không nói là không tin mà vẫn lý do để ra vẻ cái "tin" của tao khác cái "tin" của mày thì là đạo đức giả rồi. p/s: nhân vật V là một nhân vật tưởng tượng chưa bao giờ có ai nói đó là người thật nên có thể tin vào cái triết lý hư cấu đó nhưng tôn giáo khác hoàn toàn không có tôn giáo nào tự nhận là tưởng tượng là hư cấu cả cả nên đừng có ví von như vậy.
Bạn nói bản chất ban đầu nhất của tôn giáo là để "cải thiện đạo đức con người"? Đọc đến đây thật là vãi lọ và xin được chào thua bạn :3
bản chất của tôn giáo là để cải thiện đạo đức con người, xin phép mình cười phát bạn ơi , tôn giáo xuất hiện do nhận thức con người còn hạn chế nên họ dùng thần, thánh để lý giải cho những hiện tượng tự nhiên xã hội để bù đắp cho những hạn chế của mình ngoài ra tôn giáo là công cụ của giai cấp thống trị nhé, không biết thì đừng nói bừa
Tin hay không tin là quan điểm mỗi người, tôi không tin nhưng tôi không áp đặt quan điểm cá nhân lên người khác. Topic đã ghi rõ ràng là bàn về vấn đề tâm linh, các ông không tin sao phải vào đây làm gì? Muốn chứng tỏ cái gì? Giờ khoa học chưa chứng minh được có hay không, thì các ông có cãi nhau đến 100 trang nữa cũng chẳng đi đến kết luận mẹ gì. Không tin thì đi ra để những người khác sinh hoạt trong này, ít ra lúc đấy topic cũng còn có giá trị hơn là wall of text của cãi nhau vớ vẩn.
đợt còn làm sinh viên năm nhất, mình đi học quân sự, trường mời mấy anh mấy chú bộ đội quân khu 5 xuống giảng dạy cho sinh viên về súng ống, vũ khí, rồi tuyên truyền chống mê tín dị đoan, chúa có thật ko, rồi thiên đường địa ngục có thật ko, nó trông như nào blah blah 1 hồi ổng chứng minh là ko có thiên đường địa ngục hay ma quỷ gì hết, xog tự nhiên chốt 1 câu chuyện về ông chú của ổng " thời chiến ông chú là quân CS, trên đường hành quân thì thấy xác 1 anh lính CH bị chết, ông này thấy tội đem đi chôn, tối đấy team của ông chú bị lính CH úp sọt, chết gần hét thì ông chú thấy 1 ng đàn ông mờ mờ sáng sáng dẫn đường cho ổng chạy, chạy theo dấu người này thì ổng thoát đc trận phục kích.... " tới h mình vẫn chưa hiểu ổng vào tuyên truyền chống mê tín dị đoan kiểu gì nữa...
cái này mi cứ hỏi mấy đứa đi NVQS á ( thằng nào đi cũng gặp ít nhất vài ba lần có khi cả chục lần, tất nhiên không phải bọn đi thành đoàn nhé, đi hẳn hỏi ấy )
Ai tin thì tin, không tin thì thôi. Con người cần 1 thứ gì đó để tin tưởng. Bản thân thì tôi tin vì chính tôi đã thấy (trong tình trạng tỉnh táo không xay xỉn, chở gấu sau lưng nhưng gấu không thấy mình thấy). Nhưng không nghĩ nó ảnh hưởng gì, vì họ có hay không cũng chả ảnh hưởng gì mình. Hay nói theo cách khoa học là họ tồn tại khác chiều không gian với chúng ta, éo care.
+1 Lâu lâu có 1 bác nói có lý 1 chút. Bên đạo phạt dc răn dạy là chống mê tín dị đoan, nhưng vẫn thừa nhân có thể giới khác(địa ngục, vong hồn, cõi niết bàn), và khi nghe các sư giảng thì biết thế giới đó chả tác động dc cái gì với thế giới chúng ta, chẳng qua chúng ta hoảng sợ rồi tự gây tai nạn cho mình và đổ thừa cho họ thôi. Bản chất con người khi xảy ra việc gì đó phải có cái gì đó đỗ lỗi. và cứ thế đồn cho nhau nghe rồi thành ma quỷ. hài! Tôi cũng từng gặp vong hồn, nhưng họ chả làm cái gì dc tôi cả.
họ tồn tại khác chiều là đúng nhưng cái in đậm thì chưa hẳn, tôi đã gặp mấy trường hợp rồi vô hại có, mà dở sống dở chết có ----------------------------------------------------- cái này thì tìm hiểu 1 tí là biết thôi tương tự như bên nhân điện mở luân xa ra cũng thấy, hoặc khai " thiên nhãn " ( cái này thì có đọc nhưng chưa đc thấy, nhưng 1 vài skill khác thì cũng thấy rồi ) p/s: thấy ở đây là thấy được người âm, họ ở quanh mình nhưng 1 chiều không gian khác nên không thấy đc nhau ( cả 2 bên ), nếu mở ra đc thì sẽ thấy họ nhưng dễ bị điên ( nghe bảo hình như do chưa đủ trình độ, mở ra 1 chuyện nhưng duy trì được là 1 chuyện bởi vì mở ra là không đóng được )
Thích tâm linh triệu hồi lão chim cò vào kể cho nghe, nhớ đợt trước còn chém "tuyến tùng" tuyến tiếc gì đấy khai quang nhìn đc linh hồn mà
Tôn giáo khác thì tôi không quan tâm. Nhưng bảo đạo Phật mục đích ban đầu là cải thiện đạo đức con người thì... trật lất Thái tử Tất Đạt Đa đi tu vì thấy 4 cảnh : già, bệnh, chết, tu sĩ. Ngài tự đặt ra các câu hỏi : ta từ đâu mà đến, cái gì khiến ta hiện diện, ta hiện diện trên đời với mục đích gì; vì sao có sinh ra rồi lại già bệnh và chết, thế thì sinh ra để làm gì để rồi cũng phải chết, mục đích đời người chỉ để tồn tại thôi sao. Như vậy, Thái tử quyết chí xuất gia đi tu không phải chấn hưng đạo đức con người mà vì các thắc mắc về sự tồn tại của chúng sanh và mục đích tồn tại đó là gì. Sự chấn hưng đạo đức thật ra có thể dùng luật pháp chặt chẽ để mà chấn chỉnh, không cần đến tôn giáo. Nhưng Ngài biết rằng pháp luật là do con người đề ra, nó không có sự minh bạch thật sự và không có chân lý tối hậu, muốn biết được Chân Lý tối hậu (Trí Huệ) phải vượt thoát khỏi các định kiến áp đặt của pháp luật, xã hội và tôn giáo lúc bấy giờ. Và muốn vượt thoát thì buộc phải xuất gia làm tu sĩ độc lập, không theo trường phái tôn giáo nào Nếu ta dõi theo hành trình cầu đạo của Thái tử Tất Đạt Đa, ta sẽ thấy Ngài không hề hỏi các đạo sĩ về quan niệm đạo đức như thế nào, mà Ngài chỉ muốn biết câu trả lời cho 2 câu hỏi lớn : sự tồn tại của chúng sanh dựa trên nguyên lý nào và sự tồn tại đó có ý nghĩa gì. Các quan niệm đạo đức thời đó tạm đủ để con người có 1 đời sống tinh thần ổn định, mặc dù chúng bị định hướng bởi các tôn giáo lúc bấy giờ, vẫn là các quan niệm không sát sanh, không trộm cắp, không dối láo, không tà dâm, không say sưa phóng túng. Thảng hoặc có tôn giáo không chú trương giới này thì vẫn có yêu cầu giữ giới kia, tựu trưng lại thì các giới vẫn đầy đủ. Cho đến người vô thần không theo tôn giáo vẫn phải giữ giới để tránh rắc rối với pháp luật Như vậy, mục đích đạo Phật là khai sáng cho tâm chúng sanh về hiện thực của thế giới và Luật Nhân - Quả là sự vận hành của thế giới. Thái tử Tất Đạt Đa sau khi xuất gia, tầm sư học đạo với nhiều trường phái nhưng chẳng trường phái tôn giáo nào trả lời được các câu hỏi lớn của Ngài, thậm chí Ngài đã quyết chí tu khổ hạnh ép xác (xém chết) để không bỏ lỡ bất kỳ phươg pháp tu nào để tìm ra Chân Lý. Sau khi nghiệm ra việc truy tìm câu hỏi từ bên ngoài chẳng bao giờ có được Chân Lý, dân gian có câu "Chín người mười ý" ngụ ý kiến của chúng sanh đều toàn dựa vào sự thấy biết chủ quan, không hề có tính chân lý, Ngài bèn tự đi tìm câu trả lời từ bên trong. Sau 49 ngày thiền định dưới gốc cây Bồ Đề, Ngài chứng được Trí Huệ Viên Mãn (Bát-Nhã Ba-La-Mật), trở thành Phật Chánh Đẳng Giác (Phật có nghĩa là người tỉnh thức, chứ không phải ý nghĩa sâu xa cao vòi vọi nào đó như Đấng Sáng Thế bên Công giáo và các tôn giáo khác). Quá trình bắt đầu từ việc chứng được thần thông quay về quá khứ nhiều kiếp của chính mình, tập hợp các dữ liệu về Nhân - Quả, thấy rõ làm cái này sẽ kéo theo hậu quả là cái kia không sai khác. Sau đó Ngài chứng được thần thông thấy được cả kiếp quá khứ của chúng sanh khác, lại tập hợp các dữ liệu Nhân - Quả của họ, so sánh với dữ liệu của chính mình, thấu rõ luật Nhân - Quả. Thấu rõ luật Nhân - Quả thì Ngài chỉ rõ được cái gì khiến chúng sanh tái sanh có mặt trên cuộc đời này và mục đích tồn tại của chúng sanh. Cái đó là cái gì thì các Phật tử phải biết, đừng có hỏi tôi ! Mang danh là Phật tử mà 2 cái đó không biết thì theo tôn giáo khác đi ! Đạo Phật không bắt ép tín đồ giữ giới mà chỉ đưa ra sự thật Nhân - Quả, trao trọn quyền lựa chọn cho chính họ. Gieo hạt ớt thì sẽ sanh cây ớt (cay xé), gieo hạt mít thì ra cây mít (ngọt bùi). Đức Phật không hề ép ai phải làm gì (ngoại trừ 2 trường hợp khá đặc biệt là tôn giả Nan-đà em trai Ngài và tôn giả La-hầu-la con trai Ngài, đó là cơ duyên thù thắng của 2 tôn giả này, lúc khác đủ duyên sẽ nói), Ngài chỉ giảng về luật Nhân - Quả, cho biết sự vận hành của nó, sau đó ai muốn làm người tốt thì lwuaj chọn các Nhân phù hợp mà gieo, ai muốn thành quỷ sứ thì lựa Nhân phù hợp mà gieo. Chẳng có đúng sai trong sự lựa chọn, chỉ có đúng sai trong việc lựa Nhân mà gieo có phù hợp với mục đích hay không. Chứ nếu đạo Phật là 1 tôn giáo bắt buộc mọi người phải trở thành người tốt, không có quyền lựa chọn thì cũng chẳng khác gì các tôn giáo khác, cũng sẽ sa vào sự cuồng tín, cực đoan. Đạo Phật cởi bỏ sự áp đặt, đưa con người về đúng vị trí của họ, đó là sự tự quyết về số phận của chính mình, là Thượng Đế của chính mình, vấn đề còn lại là những hành động khi sống có phù hợp với luật Nhân - Quả hay không mà thôi Như vậy, đạo Phật nhắm đến mục đích tối hậu là Trí Huệ Viên Mãn, là cái hiểu biết thật sự đầy đủ về luật Nhân - Quả, về tính Không và Vô Thường của mọi sự vật hiện tượng của thế giới. Dựa trên Trí Huệ đó, ngưới thực hành tự nhiên sẽ trau dồi đạo đức để sống phù hợp Nhân - Quả. Như vậy đạo đức là cái ngọn, cái thể hiện ra bên ngoài của 1 người sống có Trí Huệ, Trí Huệ phải là gốc
thì đại khái là cũng là trí tuệ <-> đạo đức - - - Updated - - - Nói như #92 còn nghe được chứ mấy chú cứ "xin cười phát" ra vẻ nhưng chả thấy giải thích gì cả, có khi cũng dek biết gì, skill này bá đạo nhỉ cứ "xin cười phát" xong đi ra là toàn thân ngập trần tri thức, am tưởng trời đất, nhạt vl.
Lần sau con Lax lập thớt nhớ đặt tên "vấn đề về tâm linh, ko tin thì đừng vào", đỡ mất công cãi nhau Tưởng có chuyện ma vào hóng, toàn tôn giáo với chính trị phát chán
Trí Huệ và đạo đức là quan hệ Nhân và Quả, không thể đánh đồng như nhau. Có Trí Huệ thì đương nhiên có đạo đức do hiểu rõ hậu quả lối sống không đạo đức dẫn đến cái gì. Nhưng có đạo đức thì chưa chắc có Trí Huệ. có đạo đức có thể là do môi trường giáo dục tốt (gia đình, trường học, bạn bè, đồng nghiệp, vùng miền, quốc gia, tôn giáo) hoặc do pháp luật ở đó rõ ràng và chặt chẽ, không tuân theo thì rắc rối, có nghĩa là hoàn toàn từ bên ngoài tác động mà phải giữ đạo đức, chứ không phải từ sự hiểu biết rõ ràng cặn kẽ về Nhân - Quả. Như vậy, nó mang tính thoả hiệp, lúc nào có thể vượt rào mà cảm thấy không mang lại hậu quả thì sẽ lén vượt rào ngay Thật ra mọi tôn giáo ra đời mục đích chính là giải thích thế giới quan vũ trụ và sự tương sinh liên hệ giữa các giống loài. Các tôn giáo phần lớn áp đặt hình tượng Thượng Đế, Đấng Sáng Thế để giải thích sự hình thành thế giới (điều này bị khoa học ngày nay yêu cầu chứng minh và các tôn giáo Nhất Thần này không chứng minh được, đạo Phật không chấp nhận có 1 Đấng Sáng Thế). Dựa trên sự áp đặt đó mà có sự phân chia về nghĩa vụ và quyền lợi, quyền lợi cao nhất đương nhiên thuộc về Thượng Đế, Ngài có quyền đưa ra chuẩn mực theo ý kiến của mình, chả quan tâm gì đến ý kiến của các loài khác, các loài có cảm thấy vô lý và bị chà đạp đi căng nữa cũng chỉ biết im lặng nín nhịn, nhưng thật ra làm gì có ông Thượng Đế nào mà chỉ có giới tu sĩ bày ra các chuẩn mực áp đặt để tự đề cao mình lên, tách rời ra khỏi bộ phận còn lại và thần thánh hoá vai trò của mình, qua đó thủ tiêu mọi sự thắc mắc và phản kháng. Như vậy, các tôn giáo đều giải thích thế giới quan qua ý kiến chủ quan áp đặt của mình để hòng trục lợi, đạo đức được đặt ra cũng chỉ để ru ngủ sự phản kháng mặc dù nghe qua thì rất hợp tình hợp lý, nhưng chi cần để ý chút xíu sẽ thấy sự thủ tiêu ý kiến thắc mắc Đức Phật thì thẳng thắn yêu cầu mọi người không được tin Ngài 1 cách hàm hồ, cuồng tín, thậm chí Ngài khuyến khích mọi người tự phân tích lời Ngài nói, không được tin ngay. "Tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta !". Trong quá trình hoằng Pháp cho loài người, Ngài không hề giảng cái gì gọi là Mật Tông ! Lời dạy luôn sát sườn với cuộc sống, không có thần bí gây hoang mang khó hiểu, không có đao to búa lớn gây khiếp sợ thần phục vô điều kiện ở người nghe. Chỉ có khi Ngài dạy cho chư Thiên và các vị Bồ Tát thì thâm nghĩa có sâu sắc hơn vì trí huệ của những vị này khác xa với loài người, loài người không lo nghe lời dạy của Ngài dành cho mình, trèo đèo nghe các bài Kinh nghĩa lý thâm sâu rồi vu cho Đức Phật nói Kinh khó hiểu thần bí ! Như vậy, việc yểm rồng yểm hổ gì đó đạo Phật không khuyến khích làm, và cũng chả khuyến khích dây vào. Đức Phật cũng không khuyên luyện bùa chú gì đó vì đó là cái ngọn, Cái gốc phải là Trí Huệ, có Trí Huệ rồi thì tự nhiên có thần thông, thông hiểu bùa chú mật chú, dùng chúng để giúp đời. Đi ngược đường thì trở thành Ma Vương ! Ma Vương tu nhiều kiếp, làm thiện rất nhiều, phước báo cõi Dục Giới y là số 1 (tất nhiên là không so với các vị Thánh), chỉ vì hướng tất cả phước báo đó vào việc hưỏng thụ mà không hướng vào phát triển Trí Huệ nên trở thành Ma Vương, uổng mọi công đức tu tập ! Các vị tu hành mà cứ tham gia vào các hoạt động bùa chú mật chú thì cũng dễ theo gót ! Mật chú bùa chú gì thì cũng chẳng qua được luật Nhân - Quả, sống có phước báo và Trí Huệ thì kẻ thù nào làm hại nổi ? Chưa kể sống thanh tịnh thì chư Thiên và các vị Thánh theo hộ trì, cõi Ta Bà này có vị Đại Bồ Tát Quán Thế Âm chuyên hộ trì, bùa chú nào qua được Ngài ? Sống tầm bậy tầm bạ thì đương nhiên quỷ kéo đến sống chung, ngưu tầm ngưu mã tầm mã mà. Tốt hay xấu đều tự do mình tạo ra, cứ lo chuyện bên ngoài để đối phó mà không tu chỉnh bản thân thì đối phó đến bao giờ Tôi nói mé mé thế, không muốn lạm bàn sâu về tình hình kinh tế chính trị hiện tại, quý vị nào hiểu bao nhiêu thì hiểu. Việt Nam cứ lao đao do nhiều thứ, cứ đổ cho bùa yếm này nọ tôi thấy rất buồn cười
1 cây gậy lúc đào cũng có 2 đầu, nếu nắm 1 đầu bên này sẽ lòi đầu bên kia tốt nhất cứ kéo lên kéo xuống như kiểu quay tay ấy ... là tốt nhất
Bác Tú cho hỏi, mình muốn nghiên cứu đạo Phật thì nên bắt đầu từ đâu? Từ bé đến lớn thứ duy nhất gần với đạo phật mà mình đọc là quyển "Kamanita, Kẻ hành hương"
Tôi trình bày chút nhân duyên đến với đạo Phật chia sẻ với bạn : khi đó tôi chưa hề theo tôn giáo nào, chỉ có chút cảm tình với đạo Phật do mẹ tôi có thỉnh tượng Quán Thế Âm Bồ Tát (được truyền miệng là rất linh) từ chùa Từ Vân về, tối nào mẹ tôi cũng yêu cầu tôi thắp hương thay bà vì bà leo lên cầu thang có khó khăn. Lúc đó tôi cũng chỉ thắp lấy lệ hằng đêm, cũng chỉ nghĩ có tượng Bồ Tát thì bớt sợ ma, ai ngờ đâu đó là duyên tốt sau này Cho đến thời gian tôi chợt thắc mắc vì sao mọi người lại phải theo 1 tôn giáo nào đó, tôi thấy không theo tôn giáo cũng chẳng có gì là không phải. Lúc đó tôi không thích tôn giáo vì đã từng nghe câu "tôn giáo là thuốc phiện", và nghe trên bào đài có những thông tin là tôn giáo này nọ lừa đảo. Đạo Công giáo khi tôi trẻ khoảng 17 tuổi có đọc qua cuốn Kinh Tân Ước do 1 người bạn học chung lớp tặng. Lúc đó thật tình tôi rất hâm mộ Chúa Jesu, Ngài chấp nhận cái chết chịu tội thay cho loài người. Nhưng đọc vài lần thì trong tâm tôi cảm thấy cái gì đó không ổn mà không thể giải thích được. Sau đó thì do cuộc sống, thi cử mà tôi tạm gác vấn đề tôn giáo qua 1 bên Sau khi lập gia đình, ổn định nghề nghiệp, thắc mắc về tôn giáo quay trở lại. Tôi ngẫm thấy đạo Phật chắc có cái gì đó hấp dẫn nhiều người nên tín đồ rất đông, mặc dù nghĩ kỹ thì thấy đa số là người già, vả lại đạo Phật lại không bị chống đồi ngầm nhiều từ xã hội và chính quyền, chưa kể là mẹ tôi khá sùng đạo Phật, sùng theo kiểu mê tín ấy. Tôi bắt đầu tìm hiểu đạo Phật Thú thật là ban đầu tôi cũng không biết nên bắt nguồn từ đâu y như bạn bây giờ. Phật giáo Đại Thừa có rất nhiều Phật, Bồ Tát, Kinh, mà Kinh Đại Thừa chắc chắn không phù hợp với người sơ cơ mới vào đạo hay những người muốn tìm hiểu đạo Phât ban đầu. Tôi đọc Kinh Đại Thừa đâm loạn, tìm hiểu về Phật thì chả biết nên bắt đầu từ vị Phật nào. May mắn làm sao tôi được biết có 1 vị Phật lịch sử tức là vị Phật tại Trái Đất này đã từng tồn tại, đó là Phật Thích Ca Mâu Ni, đạo Phật ngày nay chính là bắt đầu từ Ngài. Tôi như thằng mù vớ được cây gậy, bèn tìm tư liệu về vị Phật này để đọc. Tư liệu thì khá khô khan, tôi bèn tìm đọc cuốn "Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt" nói về cuộc đời Đức Phật để tìm hiểu về Ngài, chỉ thuần tìm hiểu thôi chứ tôi không có ý định theo đạo Phật Nhưng càng đọc thì tôi càng thấm dần, những trăn trở của Đức Phật hóa ra cũng là những câu hỏi mà chúng ta ai cũng từng đặt ra trong đời : ta là cái gì, sự tồn tại của ta mang ý nghĩa gì. Và khi đọc đến khi Đức Phật giảng bài Kinh Chuyển Pháp Luân (Tứ Diệu Đế) thì tôi bị sét đánh ngay cái câu "Sở cầu bất đắc khổ" ! Tâm khai sáng, tôi nguyện theo đạo Phật ! Tôi khuyên bạn nên đọc cuốn "Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt" trước hết. Sau đó tìm hiểu về các khái niệm cơ bản của đạo Phật qua cuốn Phật Học Phổ Thông của Hòa Thượng Thích Thiện Hoa. Sau đó là đọc các bài Kinh bên phái Nguyên Thuỷ (hay còn bị gọi xách mé là Tiểu Thừa). Khi nào căn cơ tròn đủ tự nhiên bạn sẽ tự biết mà đọc Kinh Đại Thừa CHúc bạn sớm tìm được niềm vui trong Phật Pháp !