[Chat thread] Cung chúc tân xuân 2024

Thảo luận trong 'Total War' bắt đầu bởi vietanh797, 31/10/12.

  1. Phéc Mi Phéc Mi

    Phéc Mi Phéc Mi T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    26/2/10
    Bài viết:
    644
    đọc lịch sử châu âu trên wiki , thấy Friedrich đại đế và Napoleon đều được nhắc đi nhắc lại là sử dụng "lối đánh xiên" tuy khó khăn trong cách hành binh , nhưng nếu thành công thì mang lại kết quả rực rỡ. Đọc mấy trận đánh như Leuthen cũng không hiểu lắm về kiểu đánh này. Mò trên mạng thì không có. Có bro nào có sách hay tài liệu gì phân tích về các đội hình chiến thuật từ xưa đến nay không. Cho mình xin một ít tìm hiểu với.
     
  2. Kronpas1997

    Kronpas1997 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/9/02
    Bài viết:
    30,778
    Đang đề cập vấn đề tại sao Đức build ironclad làm Anh nghi ngại thôi, chứ vấn đề Đức ưu tiên lục quân đâu có sai. Nói Đức khác Nga là vậy. Đề cập tới Schlieffen thì lậm chính trị quá, đá qua đá lại một lúc chắc lôi cả Westphalia balance vào.
     
  3. iceteazz

    iceteazz Liu Kang, Champion of Earthrealm

    Tham gia ngày:
    16/5/08
    Bài viết:
    5,116
    Nơi ở:
    Sài Thành
    _ Bọn Đức thực ra nó bị hạn chế về hải quân, cũng không phải chỉ từ mặt vị trí địa lý. Nên nhớ Hà Lan trong suốt tk 17 chính là bá chủ mặt biển, trực tiếp cạnh tranh với TBN, Bồ, tuyến đường Âu - Ấn - Đông Á gần như bị lũng đoạn bởi người Hà Lan. Nhưng vị trí của Hà Lan cũng ko phải thuận lợi, chỉ hơn Đức là ko bị kẹp ở Baltic, nhưng lại nằm ngay sát mép thằng Anh, Pháp, bất kỳ lúc nào cũng có thể bị tấn công cả trên biển lẫn bộ ! Nhưng nó vẫn làm bá chủ trên biển, vì nó lách được trong cuộc đại chiến Anh - TBN thời Elizaberth đầu tk 17, từ đấy nổi lên. Vs Pháp, TBN thì nó thực hiện chiến lược thành cao hào sâu, thiết kế hàng đống phòng tuyến ở phía Nam, phía Đông liên kết với các công quốc Đức nhằm được trợ giúp, kiềm chế bên cánh. Trên biển thì đóng tàu lớn, trực tiếp tiến hành oánh nhau cướp phá, block cảng giữ vị thế.

    _ Đức thì khổ hơn rất nhiều. Đầu tiên là cuối tk 16 Đức liên tiếp đại chiến với vương triều Hasburg, tiếp là khởi nghĩa nông dân Đức, rồi lại chiến tranh tôn giáo 30 năm. Tới giữa tk 17 HRE cũ bị chia thành gần 100 công quốc bé tin hin, luôn chia rẽ, oánh nhau và chẳng có cách nào tập hợp lại. Theo đó Đức hoàn toàn ko xơ múi được gì từ thời đại phát kiến hàng hải cũng như thuộc địa, mà chìm trong xung đột, nội chiến và chia rẽ. Sau đó cuối tk 17, đầu tk 18 HRE có khởi sắc hơn tí thì lại gặp anh Pháp nổi lên bá chủ châu âu dưới sự lãnh đạo của Louis XIV, trong suốt cuộc đời cụ này, thích nhất là chiến tranh ! Tất nhiên Đức, Áo, liên bang Italy, và cả Anh, TBN đều lãnh đủ từ cụ này. Giữa tk 18 Frederick II của Phổ nổi lên, 1 mình cân ba Áo, Thụy Điển, Nga, oánh nhau tá lả, chia Ba Lan các kiểu mới thành lập nền móng vững chắc để cuối tk 19 Đức thống nhất. Cho tới lúc đó, người Đức bị kìm kẹp giữa châu Âu và gần như không vươn tay nổi ra chỗ nào ngoài châu Âu. Với tình trạng như vậy Đức có muốn làm hải quân thì cũng chẳng đủ lực, vì họ còn chưa thống nhất, còn oánh nhau ì xèo thì lấy đâu ra tiền. Hải quân truyền thống mấy nước kia có cả vài trăm năm phát triển thì mới được như vậy, Đức hoàn toàn không có, muốn làm cũng khá khó vì phải giữa chừng nhảy vào.




    _ Chiến thuật này về lý thuyết thực ra đơn giản, xếp line rồi cho chủ lực tinh nhuệ tập trung ở 1 cánh ( hoặc di chuyển sau khi line tiến lên ) và đánh mạnh vào cánh đối diện, route địch rồi vòng ra trung quân và cánh còn lại để bao vây. Với chiến thuật đó, có thể áp dụng bằng cách tập trung bộ binh, kỵ binh, thậm chi là cả pháo binh dã chiến, nhằm áp đảo 1 cánh của địch. Nhưng chỉ áp dụng được nếu quân có chỉ huy cực giỏi, nắm thời cơ tốt, lính huấn luyện tinh nhuệ và chấp hành mệnh lệnh. Nap từ sau chiến dịch ở Nga thì hầu như không thể dùng cách này, vì bộ binh của Pháp sau đó xuống cấp nghiêm trọng, rất nhiều lính mới và ít huấn luyện, nên Pháp chỉ còn cách dùng thịt đè người. Điển hình là Waterloo :v
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/1/15
  4. Phéc Mi Phéc Mi

    Phéc Mi Phéc Mi T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    26/2/10
    Bài viết:
    644
    xóa .
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/1/15
  5. Phù Vân

    Phù Vân Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    3/5/11
    Bài viết:
    193
    Hải quân Hà Lan thế kỷ 17 trên thực tế cũng không phải hùng hậu tầm cỡ gì lắm, sở dĩ Hà Lan chiếm ưu thế trên các tuyến hàng hải trên thế giới khi ấy một phần lớn là gặp thời.

    Trước Hà Lan thì ngoài Tây Ban Nha ra thì chỉ có Bồ Đào Nha tham gia các tuyến hàng hải xuyên châu lục, đặc biệt là thương mại miền Ấn Độ và Đông Á chủ yếu là Bồ độc diễn. Bồ không thành lập các công ty thương mại tập trung mà làm ăn riêng lẻ, thương gia đánh lẻ là chính, không đọ lại với tiềm lực tập trung của các công ty Đông Ấn Hà Lan hay sau này là Anh. Hà Lan khi tham gia thì Bồ đã bắt đầu thoái trào rồi, cơ cấu tổ chức quyền lực thương mại Bồ cũng không đọ lại với Hà Lan, nên Hà Lan dần thâu tóm thị trường mà không cần bỏ ra nhiều công sức.

    Đối thủ nặng cân nhất của Hà Lan là Anh thì lại xuất phát trễ, mãi sau này hai công ty Đông Ấn của Anh mới hợp nhất và đi vào hoạt động, phải đến sau hiệp ước Westminter thì Anh mới bắt đầu tham gia vào cuộc cạnh tranh thương mại. Hà Lan vì thế bành trướng thương mại là do chen vào đúng thời điểm trống giữa sự suy yếu của Bồ và sự trỗi dậy của Anh. Nên không khó hiểu vì sao tiềm lực hải quân và thương thuyền Hà Lan không quá mạnh cũng đủ để chiếm ưu thế trên các tuyến hàng hải trong thế kỷ 17.
     
  6. MrBinBin

    MrBinBin Generalissimus

    Tham gia ngày:
    8/7/08
    Bài viết:
    8,433
    Nơi ở:
    Phoenix
    của bác đây

    thấy trong R2TW cũng có nhiều người dùng chiến thuật này nhưng thường khó xài và ko mấy hiệu quả khi đánh online khi mà quân 2 bên ngang ngửa nhau, chưa kể dễ bị rối nếu ko mic kịp :))

    ngoài ra thì trái với chiến thuật trên là chiến thuật Central Position

    chiến thuật này thì chắc khá quen thuộc đối với người chơi TW nhỉ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/1/15
  7. Kronpas1997

    Kronpas1997 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/9/02
    Bài viết:
    30,778
    ^ cả hai đều không thực hiện được trong Rome 2 vì fog of war không hiệu quả và quá ít quân trên chiến trường (max 40v40). Đây là chiến thuật tầm army corp (khoảng 10 ngàn người?).
     
  8. nhinhonhinho

    nhinhonhinho Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/9/07
    Bài viết:
    14,337
    Và vì không thèm phát triển xe tăng ngay cả sau khi ăn hành với LX cho nên về sau bem nhau với Mẽo bị nó vác xe tăng ra bắn tung ass luôn. Nói địa hình Châu Á xe tăng không có nhiều tác dụng thật ra 0 chính xác lắm vì

    - Anh, Mĩ tưởng là như thế nên 0 triển khai xe tăng ở đây nên khi Nhật mang Light tank tới thì người Nhật tiến như vũ bão
    - Xe tăng, vũ khí chống tăng của Nhật quá kém nên và ít nên về sau bị Anh, Mĩ vác Lee với Sherman (đặc biệt là xe tăng phun lửa) ra đánh tơi tả ngay trong rừng nhiệt đới (Gualdacanal, Okinawa, Philipine) hay đồi núi (Iwo Jima, Okinawa).
    - năm 1945 thì tới phiên Liên Xô chơi mechanized wave ở Mãn Châu.

    Thực tế không phải như HOI cho nên nói hạ tầng cơ sở kém => 0 dùng xe tăng đc hay rừng nhiệt đới => 0 dùng xe tăng đc là 0 chính xác. Còn nói Nhật thiếu tài nguyên thì lại càng không đúng vì vùng Mãn Châu rất giàu tài nguyên, chưa kể sau khi chiếm ĐNA thì tài nguyên của Nhật còn nhiều hơn nữa.
     
  9. Phéc Mi Phéc Mi

    Phéc Mi Phéc Mi T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    26/2/10
    Bài viết:
    644
    fog of war quân ta hại chứ ai có hại quái đâu :v
     
  10. huydaybn3000

    huydaybn3000 Mega Man ⚜ Duel Master ⚜ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/3/07
    Bài viết:
    3,122
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Kiểu này chơi Cossack2 áp dụng còn đc chứ chơi Total War toàn cho quân húc thẳng,chia chác gì cho mệt ng :D,còn vấn đề rút quân nữa,chơi C2 có manpower nên thấy yếu thế ko chống nổi là phải rút luôn,giữ guard units còn TW thì cứ thế mà táng,chết cũng đc,giết càng nhiều địch càng tốt,ở nhà mua quân mới đánh ít suy nghĩ...
     
  11. almughavar

    almughavar C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    31/5/10
    Bài viết:
    1,729
    Cái này giống chiến thuật hammer & anvil thời cổ đại nhỉ. :-?
    Cái này lạ nè, Tôn Tử dạy đây là thế gọng kìm, bao vây ( pincer movement), quân chia thành 2 cánh 2 mặt giáp công, phá đội hình địch, vậy mà Napo chui vào giữa để chịu bị kẹp giữa 2 đội quân địch.

    - - - Updated - - -

    Nhật nó tưởng là chỉ cần hải quân, không quân mạnh thì có thể ngăn chặn được quân địch đổ bộ nên bộ binh nó chiếm đóng, cố thủ là chính, dùng trận địa pháo và công sự để tạo vùng an toàn với quân đổ bộ. Mà Nhật nó fail vụ hậu cần, bị cắt đường tiếp tế là khốn luôn, muốn tiếp tế nhiên liệu cho xe tăng, thiết giáp trên đảo thì nó cần tàu chở hàng tiếp tế, mà dùng tàu chở hàng tiếp tế thì nó lại cần tàu, máy bay, tàu ngầm hộ tống, bản thân tàu chở hàng cũng dùng xăng dầu, rồi cần xe tải để chuyển hàng từ bải biển lên căn cứ, do đó chi phí phát sinh nó sẽ đội lên, mà xăng dầu nó khan hiếm, do đó thà dùng chính xăng dầu đó để cho tàu chiến, máy bay uống còn đỡ tốn hơn.
     
  12. nhinhonhinho

    nhinhonhinho Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/9/07
    Bài viết:
    14,337
    ^ Mấy chiến thuật đấy TW chỉ áp dụng đc trên bản đồ thôi chứ trong battle là pó tay. Coi mỗi stack là 1 corp thì đc nhể

    Doctrine khác nhau =.=

    Gửi hình ở đây tí
    http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/qjyyf/2014_02_19/1618661_802726843074367_1956562916_n.jpg

    https://scontent-a-pao.xx.fbcdn.net...=659efd921378487840608d0859b71506&oe=5500124F
     
  13. lop pho 2

    lop pho 2 Mega Man

    Tham gia ngày:
    3/11/10
    Bài viết:
    3,413
    Nơi ở:
    Total war box
    Nhật khủng hoảng nhiên liệu hoàn toàn, dù chiếm đc ĐNA nhưng khu đấy trc kia chưa có khai thác dầu nên vẫn thiếu dầu
    Soviet tràn quân qua Mãn Châu do thời gian nhanh và gần căn cứ đất Soviet nên vấn đề hậu cần chưa kịp phát sinh mà thôi.
    Nhật tiến như vũ bảo thực ra là do Anh ko kịp trở tay ở châu Á chứ chả phải do có hay ko có tank. Thêm nữa do vũ khí chống tank cùi thì đúng chứ ko liên quan đến tank vì chả ai đấu tank trên đảo nhiệt đới làm gì. Thêm cái Nhật phát triển tank + lục quân thì sẽ ko thể phát triển hải quân =>thua nhanh hơn

    .
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/1/15
  14. iceteazz

    iceteazz Liu Kang, Champion of Earthrealm

    Tham gia ngày:
    16/5/08
    Bài viết:
    5,116
    Nơi ở:
    Sài Thành
    _ Nó lách qua Bồ chiếm giữ tuyến Ấn Độ, Đông Á một cách dễ dàng thì em công nhận, nhờ đó trong có vài chục năm Hà Lan tăng trưởng như tên lửa. Nhưng hải quân Hà Lan yếu thì bác nhầm. Thằng Anh nó vừa buôn vừa cướp mà hải quân còn đánh bại được TBN trong chiến dịch Armada, dành ngôi bá chủ hải dương, thì bác phải hiểu tiềm lực hải quân Anh mạnh tới mức nào ( nhất là khi bọn Anh ko có thị phần buôn bán lớn, ở đâu cũng bị chèn ép ) Hà Lan so dân so đất thì thua xa Anh, nhưng 3 cuộc đại chiến trên biển, bọn Hà Lan 1 bại 2 thắng, cuối cùng còn đánh bại liên quân Anh - Pháp, buộc Anh ký hòa ước, Pháp ngậm ngùi lùi về. Thậm chí sau đó bọn Anh còn phải nhường cho " vua " Hà Lan kiêm luôn vua Anh, hợp nhất 2 đế chế, thì phải hiểu bọn Anh nó yếu thế ntn rồi. Thời đó hải chiến Anh - Hà Lan, tàu Anh bao giờ cũng to hơn, thiết kế tốt hơn, pháo nhiều hơn, nhưng Hà Lan lại cầm hòa được, thậm chí còn hơi lấn lướt, thì phải hiểu số lượng tàu chiến nó khủng ntn. Dẫu sao tuyến đường vàng trên biển cũng ko ít tiền đâu, muôn bảo kê phải có lực lượng tương xứng.
     
  15. nhinhonhinho

    nhinhonhinho Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/9/07
    Bài viết:
    14,337
    Hà Lan bất quá cũng chỉ là những kẻ thất bại ở VN thôi chứ có gì mà hùng mạnh!?

    Cái khủng hoảng nhiên liệu thì công nhận, với lại vì Mĩ cấm vận xăng dầu nên Nhật mới táng cho. BTW thế lúc đóa Nhật nó hút dầu chỗ nào nhi?

    Theo mềnh thì là do tiềm lực của SOV khủng quá thì đúng hơn

    Thì đấy, tưởng là ở Châu Á 0 ai xài xe tăng hết cho nên toàn bộ quân Anh ở Châu Á 0 có lấy một chiếc xe tăng nào, cũng 0 có vũ khí chống tăng luôn cho nên Light Tank của Nhật đánh như vào chỗ 0 người. Ở Singapore khi quân Nhật đưa đc xe tăng lên đảo thì người Anh đầu hàng, ở Philipine người Mĩ co cụm ở Corregidor cũng bị quân Nhật đưa xe tăng tới đánh bại nốt.

    Trong thực tế thì đấu tăng ở viễn Đông cũng có, chỉ là 0 hoành tá tràng như ở Châu Phi hay Châu Âu thôi

    PS Thật ra thì mấy con Light Tank của Nhật vỏ giáp 0 chịu nổi đạn súng máy hạng nặng đâu!

    Có lẽ thế

    Cái sai lầm của Nhật là thay vì tập trung vào lục quân để thôn tính TQ, kết nối với Đông Dương, Thái Lan rồi hợp với Đức đánh Soviet thì lại đánh rộng ra khắp Châu Á, gây sư với Mĩ rồi solo với anh Mĩ có tiềm lực mạnh hơn nhiều.

    Cái sai lầm thứ hai là sau khi đã chiếm đc ĐNA thì 0 chịu ngồi bo nhà, tập trung cho lục quân giải quyết TQ với SOV thì lại đi đánh Midway để tới nỗi mất cã Carrier trong một trận.
     
  16. Phù Vân

    Phù Vân Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    3/5/11
    Bài viết:
    193
    Trước thế kỷ 17 chưa phải là thời kỳ Anh có mức bành trướng hải quân lên đến tầm cao nhất. Nhất là khi Hà Lan trước đó đã có một thời gian khá dài tích lũy tiềm lực để phát triển hải quân từ việc chiếm ưu thế trên các tuyến hàng hải. Hải quân Hà Lan đọ sức với Anh là hải quân đã được xây dựng và phát triển dựa trên tiềm lực thương mại được một thời gian dài, còn Anh thì chưa, nên tương quan sức mạnh còn khá cân bằng. Nhưng sau hiệp ước Westminter, trong đó Hà Lan phải nhượng bớt quyền lợi thương mại ở Ấn Độ và Đông Á cho Anh, khiến cho mức đầu tư cho hải quân Hà Lan giảm nhiều do thặng dư thương mại giảm sút, thì chênh lệch sức mạnh hải quân giữa Anh và Hà Lan lộ rõ ngay.

    Nói cách khác, hải quân Hà Lan trước và nửa đầu thế kỷ 17 mạnh là vì thứ nhất là hưởng lợi lớn từ thương mại hàng hải, thứ nữa là các đối thủ chính như Anh chưa có điều kiện bành trướng thương mại để phát triển hải quân. So sánh tiềm lực hải quân Anh khi nước này bành trướng thương mại từ nửa sau thế kỷ 17 sang thế kỷ 18 lớn hơn rất nhiều so với lúc Hà Lan nắm giữ các tuyến hàng hải này. Suy cho cùng, cái đất Hà Lan bé tí, không dựa vào thương mại (trong lục địa là tuồn hàng vào Đức, quốc tế là các tuyến hàng hải) thì tiềm lực được bao nhiêu mà đòi đú hải quân với Anh. Hải quân Hà Lan mà không có nguồn lợi thương mại (vốn chiếm được khá dễ) chống lưng thì liệu mạnh được đến cỡ nào.

    Và có lẽ chúng ta ngừng trao đổi ở đây thôi, lan man dài quá nó mất hứng đi.
     
  17. nhinhonhinho

    nhinhonhinho Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/9/07
    Bài viết:
    14,337
    Đang chơi vài mod của C&C General. Cao hứng nên ngồi chế (chế text, chế truyện thoai) faction Vietnam XD

    Nói chung làm quân Vietnam cũng dễ thoai. Hiện tại thì suy nghĩ đc tên của 3 sub-faction sau. Ty nào thích chém gió thì tham gia tí cho vui.

    1.Local Defense Force: Tương tự như lực lượng của các quân khu, nói chung là góp nhặt từ nhiều lực lượng từ cảnh sát, rân quân cho tới đặc công, hải quân...

    2. Phân vân giữa: Main Force/Assault Force/Mechanized Force: Là lực lượng cơ giới hóa tinh nhuệ của các Quân đoàn chủ lực

    3. Phân vân giữa: Sapper Force/Naval Infantry Force/Special Force: Một là cho sub-faction này là lực lượng đặc công, hai là để thể hiện hải quân đánh bộ đc hỗ trợ bởi hải quân và không quân hải quân

    http://www.globalsecurity.org/military/world/vietnam/naval-infantry.htm

    PS: có ô nào ở trên chơi Cossack 2 à XD?
     
  18. Hattori.Masanari

    Hattori.Masanari Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    22/7/14
    Bài viết:
    119
    - C&C General: Close combat hả bác ?
    - Mình mua Cossack 2 trên steam về chơi mà cóc chơi được trên Win 7 mới đau. Thế mà thằng steam nó bẩu được.
    - Lạc đề chút: Sáng giờ ngồi trong vp nghe mấy đài nước ngoài tường thuật vụ săn khủng bố ở Phú điếc cả tai. Mấy thằng pú lít Phú như kẹc, cả nghìn quân mà mất cả ngày chưa túm được bọn khủng cha.
    - Nhưng mà nhân cơ hội này trục xuất hết bọn hồi ở Châu Âu đi thì tốt.
     
  19. Phéc Mi Phéc Mi

    Phéc Mi Phéc Mi T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    26/2/10
    Bài viết:
    644
    Nên nhớ chiến thuật này chỉ dùng khi quân đội có kỉ luật cao, và thường dùng trong trường hợp quân đội ít hơn đối phương. Diễn biến của chiến lược này như sau.

    Cho 2 cánh tiến công câu giờ , chủ lực tập trung vào trung tâm và xuyên thẳng vào đội hình đối phương với mục tiêu là cắt đối phương ra làm đôi.
    Kế tiếp đó, khi quân đối phương vẫn còn đang bị chia cắt, nhanh chóng xoay chủ lực sang một hướng để đánh vào sườn một cánh quân vừa bị chia cắt.
    Cuối cùng khi đã tiêu diệt được hoàn toàn cánh này. Thì tập trung lực lượng trung tâm lại và công phá nốt , chiếm trận địa. Cách của tôn tử dùng khi quân tương đương hoặc nhiều hơn, cách của nap dùng khi quân ít hơn. tuy cách làm khác nhau , nhưng về cơ bản đều là "lấy nhiều địch ít" cả.
     
  20. Aomari0

    Aomari0 Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/10/11
    Bài viết:
    3,378

Chia sẻ trang này