Kính thưa các vị đại biểu, các quý ngài học giả uyên bác, hôm nay quý tôi muốn luận bàn cùng các quý ngài về một phạm trù học thuật lớn lao của Việt Nam, đó là truyện cổ tích. Quý tôi đã từng tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối vì đau bụng, chui vào toilet hành sự, tay cầm quyển cổ tích thần thoại các châu lục đọc "mê man". Tôi dùng từ mê man ở đây là có ý nghĩa đấy thưa quý vị, nửa đêm bị tào tháo rượt mắt nhắm mắt mở chạy vào WC thì có đọc sách gì cũng mê man mà thôi. Trong những giấc mê man, quý tôi chợt nhận ra một nỗi đau thổn thức, tất nhiên là bên cạnh cơn đau bụng. Nỗi đau đó là tại sao truyện cổ tích Việt Nam không đc sánh vai với các cường quốc năm châu như của các vị tiền bối Grim, Andersen, Tolkien, Thần Thoại Hi Lạp, Tây Du Ký. Nỗi đau đó cứ lớn dần trong tôi qua từng cơn đau bụng mỗi đêm trường. Đau lắm các bác ạ, rồi một ngày tôi chợt nhận ra mình bị viêm ruột con mẫu thân nó rồi. Nằm trên bàn mổ tôi vẫn tự hỏi lý do vì sao lại thế. Đến khi lưỡi dao bác sĩ khẽ đưa vào nội thể tôi thì tôi chợt nhận ra: "Thằng bác sĩ mỗ cho mình quên chích thuốc mê". Khi khoang bụng đc mở ra thì trí não tôi đc khai thông như đặc sản trong ruột già, truyện cổ tích Việt Nam ế hàng là vì không có người kể chuyện giỏi các bác ợ. Thử nghĩ mà xem, Đông có Ngô Thừa Ân, Tây có Tolkien, Kim có JKRowling, cổ có Homer tất cả đều là bậc đại gia về chém gió. Hôm nay tôi tuy tài hèn sức mọn nhưng muốn đứng lên giương cao ngọn cờ tiên phong trong lĩnh vực kể chuyện các bác ợ (nói thế thôi chứ giơ vừa vừa kẻo rách vếch mổ). Tôi xin cung kinh nêu ra vài điểm thua thiệt của cổ tích Việt Nam so với bạn bè trong thiên hạ: 1. Cốt truyện đơn giản, thiếu plot twist 2. Những câu chuyện rời rạc, thiếu hệ thống 3. Thiếu boss, thiếu hero, thiếu cả hệ thống kĩ năng, trang bị và luyện cấp 4. Thiếu cả cá tính của từng nhân vật Tôi có một mong muốn tột bậc là viết lại một chút gì đó cho truyện cổ tích Việt Nam để cho lớp hậu sanh có cái gì đó thuần việt để gục đầu mê man trong toilet. Tôi sẽ phác thảo sơ dàn ý của mình trong những bài viết sau, xin cảm ơn và hẹn gặp lại. P/S: Trong khi chờ đợi, kính mong các quý ngài bàn bạc về bốn điểm yếu mà tôi đã nêu xem có thiếu sót gì không. Xin chân thành cảm ơn.
hồi xưa có đọc một truyện , chỉ nhớ cái chi tiết là 2 cha con biến thành con sâu hay con dòi hay con gì gần gần như thế. Chui lên hai bầu ngực của vợ / mẹ rồi su.ck , ai nhớ được cái truyện nào có tình tiết thế này không ?
@Chủ thớt: Mình thấy Thạch Sanh đáp ứng đủ yếu tố của thớt mà. Có nhiều boss, có betrayal, có chính trị, nhân vật cũng bi tráng oan khuất vãi lúa. Tấm Cám cũng được nhưng theo dạng Romeo & Juliet (Drama) Truyện Cao Biền cũng epic vãi lúa. Nói chung, thớt có ý định thì mình cũng sẵn sàng, vấn đề là thớt có đủ tầm và sức bền để theo dự án "Cổ tích Remake" siêu khủng này không thôi :)
chơi. Thắng giải được cái gì không cho mấy ngàn post hay cái vương miện như lão lax cũng được, nếu tốt thì cái KBMT tết bomb phát không chết cũng được âu cũng là vì anh em
Cốt truyện thì từ thơi Lạc Long Quân - Âu cơ trả dài tới gần hết phong kiến, xoay quanh làng quê VN và nhiều cái dựa theo Tàu Khựa còn gì :v
Trước mắt mình demo cho thớt truyện Thạch Rau Câu, sau này những truyện anh hùng khác đều có thể remake theo dạng này (Thánh Gió, Chú Lía,v.v...), thậm chí truyện dã sử Trần Cuốc Toản, Đàm Hưng Đạo đều có thể theo motip này hết. *Phần trong quote là truyện gốc, đoạn ở ngoài là tóm tắt các tình tiết chính khi dựng truyện. [spoil] Vợ chồng Thạch Nghĩa là đại gia, làm đâu thắng đó, của cải trong nhà không để đâu cho hết. Nhưng ngặt nỗi không có con. Về tuổi xế chiều, nghĩ mình chết chẳng mang theo được, chi bằng tích đức cho đời sau. Lúc ấy bèn đem của cải ban phát cho dân nghèo, chỉ họ cách làm ăn, đến nỗi cả một vùng phát tài. Ngọc Hoàng ở trên thấy sự lạ, cử Thái Tử xuống xem xét sự tình, Thái Tử về tâu rằng quả có sự lành như thế, nhưng hai vợ chồng vẫn chưa có con nối dõi. Ngọc Hoàng lại sai Thái Tử xuống thử lòng hai vợ chồng. Một đêm nọ, vợ chồng Thạch Nghĩa đang ngủ, bỗng có quần sáng chói lòa, Thái Tử hiển linh, nói rằng hai người muốn có con vẫn được, nhưng đổi lại từ giờ sẽ phải sống nghèo khổ đến hết đời, do nửa đời trước đã quá sung sướng. Hai vợ chồng suy nghĩ một hồi, chấp nhận điều kiện của Thái Tử. Từ đó của cải trong nhà cứ đội nón ra đi dần, đến khi nghèo khó, phu nhân Thạch Nghĩa bỗng nhiên mang thai. Lúc này Thạch Nghĩa vì chăm vợ con, suốt ngày phải lên rừng kiếm củi rất vất vả, tối về lại lo bếp núc nhà cửa, không được bao lâu thì lâm trọng bệnh. Lúc này Thái Tử hiện ra, nói với Thạch Nghĩa :"Hay là ta cho nhà ngươi sung sướng như trước, đổi lại sẽ mất đi đứa con này?" Thạch Nghĩa kiên quyết từ chối, nói rằng cả đời tiểu nhân chỉ mong có con nối dõi, nay có rồi sao lại giết con để lấy tiền được. Cảm kích, Thái Tử nói :"Con ngươi sinh ra sẽ toàn đức toàn tài, sau này sẽ không phụ lòng ngươi" Thạch Nghĩa nghe xong hết sức phấn khởi, càng ra sức chăm lo vợ và đứa con trong bụng. Tiếc rằng sức người có hạn, mà sức thần vô hạn, để dưỡng cái thai thành bán thần mất tới ba năm, Thạch Nghĩa qua đời trước khi con mình ra đời. Vợ Thạch Nghĩa thấy chồng mình vất vả như vậy, cả quãng thời gian dài chỉ ăn rau dại, để dành thịt cá cho mình, sau này khi sinh con ra, mới đặt tên con là Thạch Rau Câu. P.s: Còn tiếp... [/spoil]
tấm cám đó thôi. Tấm kiểu nhân vật phản diện, đứng trong bóng tối thao túng các thế lực, từ vua tới Bụt. Hành vi độc ác, dứt khoát, cuối game còn làm boss.
[spoil]Thạch Rau Câu được mẹ hạ sinh, do mang thai tới ba năm, khi sinh ra lại mang năng lượng rất lớn của bán thần, mẹ Thạch Rau Câu không chịu nổi cũng qua đời. Từ đó Thạch Rau Câu sống một mình trong túp lều nhỏ. Những người xưa kia Thạch Nghĩa cưu mang cũng tản mác đi gần hết, chỉ còn lại vài người nhớ đến ơn xưa, tìm đến cho Thạch Rau Câu bữa cơm bữa cháo qua ngày. Với tài sản duy nhất trong nhà là cây rìu bố mình để lại, ngay từ khi biết bò, Thạch Rau Câu đã lân la nghịch rìu, lớn lên một chút, sáu tuổi đã biết cầm rìu vào rừng chặt cây. Với thần lực bẩm sinh, Thạch Rau Câu dễ dàng chặt hạ cả một góc rừng chỉ trong một buổi sáng. Không may, cây rìu nhỏ của bố cậu không chịu nổi lực quá lớn, gãy làm đôi, Thạch Rau Câu tiếc quá, bật khóc hu hu. Thái Tử năm xưa hiện ra, hỏi nguyên do, Thạch Rau Câu thưa :"Con từ nhỏ không biết mặt cha mẹ, chỉ có cây rìu là vật quý nhất cha mẹ để lại cho, nay lỡ tay làm gãy, ân hận vô cùng" Thái Tử hài lòng, nói với Thạch Rau Câu :"Con hiếu thảo như thế là tốt, ta sẽ giúp con". Nói đoạn đưa tay một cái, cây rìu liền lại như ban đầu. Thái Tử nói tiếp :"Cây rìu này đã có trợ lực của ta, con vung tay càng mạnh, cây rìu càng cứng thêm, chặt sắt như chém bùn, không có gì không chặt được, không có gì làm gãy được". Nói đoạn bước lên Cân đẩu vân bay về trời. Thạch Rau Câu vui mừng khôn xiết, dập đầu lạy tạ. Từ khi có rìu quý, Thạch Rau Câu tự đốn củi dựng nhà, lại dùng rìu chạm trổ những đồ vật trong nhà hết sức tinh tế, bàn tay như có phép màu của Thạch Rau Câu lúc vung lên mãnh lực cực cao, cả một cây đại thụ cũng không chịu nổi vài nhát chặt. Khi hạ xuống lại rất nhẹ nhàng, từng đường vân trên đồ đạc đều rất chi tiết. Người dân đi qua thấy Thạch Rau Câu làm đồ gỗ đẹp như thế, bèn ngỏ ý muốn mua lại. Thạch Rau Câu cũng rất vui vẻ bán với giá rất rẻ, danh tiếng càng ngày càng nổi như cồn. Có một tay thầy bói nọ cực kì cao thâm, tên là Lý Thông Cống, nhưng thường lấy nghệ danh là Lý Đông, nghe danh Thạch Rau Câu, bèn giả làm người bán rượu, tới nhà Thạch Rau Câu hỏi han mua bàn ghế, nhìn thấy dung mạo Thạch Rau Câu bỗng giật mình, Thạch Rau Câu mang dung mạo của thần tướng nhà trời, không phải người thường. Nhưng tâm tính thì lại hết sức ngây thơ, ai nói sao cũng tin. Hắn bèn lập mưu chiếm đoạt sức mạnh và cây rìu của Thạch Rau Câu. Mới bỏ thật nhiều tiền mua hết đồ gỗ Thạch Rau Câu làm ra, lại mời về nhà ăn uống cỗ bày rất linh đình. Thạch Rau Câu thấy người tốt như vậy thì không nghi ngờ gì cả, hết mực quý trọng Lý Đông. Lý Đông sau một tháng ròng rã thết đãi Thạch Rau Câu, tiền trong nhà đã gần hết, quyết định lập mưu. Hắn ngỏ ý muốn kết nghĩa anh em, thề sinh tử có nhau. Thạch Rau Câu nghe vậy lấy làm mừng, đồng ý ngay. Lại nói năm ấy, giữa kinh đô bỗng có đại nạn Trăn Tinh. Trăn Tinh hết sức hung dữ, đao thương bất nhập. Thường sục sạo trong các đường mật đạo dưới lòng dất và bất ngờ tấn công, ăn thịt người dân. Nhà vua hết sức đau đầu, cử bao nhiêu binh sĩ đi dò xét nhưng tuyệt không có dấu vết gì, vì Trăn Tinh thường ra tay như chớp, lao từ dưới đất lên nuốt chửng một người rồi lại chui ngay xuống đất, mặt đất liền lại ngay tức khắc. Không thể nào bắt được. Nhà vua treo thưởng ai lấy được đầu Trăn Tinh sẽ phong làm vạn hộ hầu, cấp đất 3 tỉnh và được cưới em gái vua, làm hoàng thân quốc thích. Lý Đông biết tin nhà vua treo thưởng, liền lập tức diện kiến, xin được lãnh trọng trách. Nhà vua vui mừng, giao cho Lý Đông cây cung thần của An Dương Vương ngày xưa, cùng bộ với nỏ thần đã bảo vệ đất nước khi xưa. Cây nỏ thần năm xưa một phát bắn, bắn ra ngàn tên, tên tỏa khắp bầu trời, không ai chạy thoát, sát thương diện rộng cực lớn. Cây cung thần thì ngược lại, bắn một lần chỉ ra một tên, nhưng mũi tên này đi theo chủ ý của người bắn, xuyên phá mọi không gian, đuổi theo mục tiêu đến cùng, thánh không qua ma không lọt. Ngày xưa An Dương Vương đánh giặc không dùng đến cung này nên thất truyền đã lâu, nay mới được đem ra sử dụng. Lý Đông cầm được cung thần trong tay, ngầm tính kế, sẽ cùng với Thạch Rau Câu cầm rìu thần đi tìm Trăn Tinh tính sổ, lúc đó sẽ để Thạch Rau Câu giáp chiến còn mình đứng ngoài giả vờ bắn nhưng không trúng, đợi lúc lưỡng bại câu thương, nếu Trăn Tinh thắng thì sẽ niệm chú hấp thụ linh hồn Thạch Rau Câu vừa thoát ra, đoạt lấy sức mạnh bán thần và bắn chết Trăn Tinh, còn Thạch Rau Câu thắng thì nhắm bắn thẳng Thạch Rau Câu rồi hấp thụ linh hồn chàng. Sau đó Lý Đông chiếm được cả sức mạnh vô biên, lại có rìu thần và cung thần, được phong thêm vạn hộ hầu, có cơ hội làm hoàng thân gần vua, lúc ấy muốn lật đổ vua lên làm Hoàng Đế là chuyện nằm trong lòng bàn tay. Âm mưu thâm độc lại không có chỗ sơ hở, Lý Đông vui sướng trong lòng, vội vàng tìm về gặp Thạch Rau Câu. Vừa gặp Thạch Rau Câu, Lý Đông lăn lộn gào khóc, Thạch Rau Câu hỏi lý do, Lý Đông mếu máo kể lại :"Hôm nay anh đang gánh rượu đi bán, bỗng Trăn Tinh từ đâu lồng lên ăn thịt một người đang đứng mua rượu, vừa lúc quan quân lao tới, tên bắn xối xả, Trăn Tinh không ngờ có binh lực hùng hậu đúng chỗ ra tay, hốt hoảng chui tọt ngay vào bình rượu. Quan quân thấy vậy liền mở bình rượu ra thì không thấy đâu nữa. Đoạn bắt anh về tra khảo, nói rằng tên bắn loạn xạ như vậy mà ngươi đao thương bất nhập, ắt hẳn là Trăn Tinh trá hình. Nhà vua đích thân đến, nói, nếu ngươi đem được đầu Trăn Tinh về thì mới giải oan được cho mình, còn không đúng giờ Ngọ 3 ngày sau là ngày ngươi đầu lìa khỏi cổ". Thạch Rau Câu nghe xong, nói :"Anh yên tâm, anh với em cùng truy tìm tung tích Trăn Tinh, lấy đầu Trăn Tinh minh oan cho anh" [/spoil] Còn tiếp....
có thắc mắc là Tấm Cám và Lọ Lem có chung nguồn gốc xuất xứ từ đâu không mà có nhiều chi tiết giống nhau - mẹ ghẻ con chồng - dự yến tiệc - lựa hạt - thử giày...v..v...
Sau khi xem xong cái anime Furusato Saisei Nippon no Mukashi Banashi mình thấy nhiều truyện cổ tích Nhật giống y như Việt Nam
thì truyện cổ tích cũng là truyền miệng mà , có nhiều dị bản khác nhau chỉnh lại cho phù hợp phong tục các nước
VN có cái khó là văn vật bị chiến tranh tàn phá nên sách truyện cổ đều mất cả, hiện nay còn lại thì đều rời rạc cả. Nếu có thì chỉ có tập hợp Hùng Vương thứ 18 và những người bạn với màn: 1. Đại tiên đánh nhau: Sơn Tỉnh - Thủy Tinh rồi các tích liên quan đến các tích liên quan đến Tứ Bất tử khác: như Thạch Sạch đánh tan 18 lộ ma binh 2. Người đánh nhau: Hùng Vương và An Dương Vương đánh Tần Bác Gấu có viết thì viết về thời kỳ này này Truyện Tấm Cám là kiểu đấu tranh cung đình nhưn trong mấy bộ phim Bộ bộ kinh tâm, Chân HOàn truyện của tàu vậy
mình thắc mắc Tấm Cám được "Sáng tác" từ lúc nào mà hao hao như Lọ Lem nếu mà truyền miệng thì truyền làm sao được từ châu Âu qua tận đây :<
Ý mi là Chử Đồng Tử? Cổ tích Việt nếu tính luôn truyện cổ tích của các dân tộc thì hơi bị bá đạo. Hồi nhỏ (khoảng 17 năm về trước) ta xem quyển cổ tích dân tộc Việt Nam, có 1 truyện về 7 anh em kết nghĩa với các tài năng khác nhau, đi đánh loạn cả lên, xem mà mê tơi luôn. Mỗi lần 1 nhân vật chính mới xuất hiện thì giống như 1 chap mới của game RPG á, gần gần như nghìn lẻ một đêm, liên tục mà dài thòòng. Dọn nhà mất mẹ nó nguyên bộ -_-