[Chat thread] Cung chúc tân xuân 2024

Thảo luận trong 'Total War' bắt đầu bởi vietanh797, 31/10/12.

  1. lop pho 2

    lop pho 2 Mega Man

    Tham gia ngày:
    3/11/10
    Bài viết:
    3,413
    Nơi ở:
    Total war box
    Thiếu đạn là bình thường khi bị cô lập, vây hãm hoặc rút lui tán loạn
     
  2. iceteazz

    iceteazz Liu Kang, Champion of Earthrealm

    Tham gia ngày:
    16/5/08
    Bài viết:
    5,116
    Nơi ở:
    Sài Thành
    _ Mình nghĩ là thường thì sẽ thiếu đạn chứ ko thiếu súng, vì súng có thể cướp từ địch hoặc lấy từ đồng đội đã ngã xuống, và 1 khẩu sử dụng được kha khá lâu, nhưng với trọng lượng tương đương, đạn bắn tí là hết, vận chuyển đạn sẽ chiếm lượng lớn hơn súng nhiều lần, và nếu ko có dự trữ thì sẽ hết rất nhanh ( tất nhiên làm đạn cũng rất nhanh, khó là vận thôi ) Nếu bị vây thì thứ hết đầu tiên có lẽ là đạn, sau mới tới nước, lương thực :v CoD bảo thiếu súng mà thừa đạn đúng là điêu =))
     
  3. Kronpas1997

    Kronpas1997 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/9/02
    Bài viết:
    30,778
    CoD điêu vì thằng làm game quên mất là tiêu chuẩn đạn các nước khác nhau. Khẩu AK 47 dùng đạn 7.62 ko dùng chung được với cạc bin dùng .30 cạc bin, cũng ko dùng chung được với khẩu súng tiểu liên của ĐỨc dùng 7.92.

    Nhìn từ chiến tranh Vn nhà mình thì đạn súng quý như nhau, hoặc do các bác tuyên truyền, heh.
     
  4. Tiger-tank

    Tiger-tank シェンムー Ryo Hazuki

    Tham gia ngày:
    17/8/09
    Bài viết:
    9,837
    Nơi ở:
    tp Hồ Chí Min
    nhân Attila sắp ra các bác cho ít tư liệu lịch sử thời này với , như tây rome bắt đầu suy tàn do những nguyên nhân nào , huns từ đâu tới , rồi sao rợ thắng được rome
     
  5. lop pho 2

    lop pho 2 Mega Man

    Tham gia ngày:
    3/11/10
    Bài viết:
    3,413
    Nơi ở:
    Total war box
    Bản COD mà lũ trên nói tới hình như là bản 2 nói về Thế chiến 2. Lúc đó chưa có AK mà dùng cái súng gì có băng đạn hình tròn, súng này cũng dùng dạn 7.62 luôn hả ông ?

    - - - Updated - - -

    Huns nếu không nhầm là một nhánh của người Hung Nô sau khi đánh nhau với nhà Hán thì di cư qua phương Tây, nhánh còn lại hòa hảo với Hán.
    Rợ thì về sau Rome yếu dần, rợ mạnh lên nên thắng dễ dàng mà.
    Còn tại sao Rome suy yếu thì hình như do kinh tế suy thoái do mô hình nô lệ không còn phù hợp, quản lý yếu kém, thêm mất nữa mùa thì phải. Quân đội thì ngày càng do người các tộc German thao túng
     
  6. Kronpas1997

    Kronpas1997 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/9/02
    Bài viết:
    30,778
    no idea. Không thạo về WW2 ammo, giờ thích có thông tin thì cũng search được thôi nhưng như thế .. ko hay lol.
     
  7. kainyn

    kainyn Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    13/2/14
    Bài viết:
    40
    xem thêm thánh quẩy đầu tiên NERO luôn,xem cuộc đời của vị hoàng đế này có cảm giác ổng cắn lắc hơi nhìu =,=
    Rome suy yếu do hoàng đế bất tài,chính trị bất ổn,kinh tế lao xuống nhanh hơn rocket chứ mà rome vẫn giữ phong độ như trước thì đố bọn rợ nó dám ho.Dưới thời hoàng đế nero thì rome đã gần như bấy nhầy roài
    Trên zing có 1 bộ phim tài liệu về Rome,xem cũng tàm tạm :5cool_big_smile:
     
  8. lop pho 2

    lop pho 2 Mega Man

    Tham gia ngày:
    3/11/10
    Bài viết:
    3,413
    Nơi ở:
    Total war box
    Rợ Huns có tài đánh kỵ Rome lúc thịn trị e cũng có phần nghe ngại
    Nhớ năm xưa dàn cohort của Cracius bị kỵ Parthia thịt cho ko còn mảnh giáp tại Carrhae =))
     
  9. Kronpas1997

    Kronpas1997 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/9/02
    Bài viết:
    30,778
    bold: sai, sai RẤT to. Rome có lên có xuống, Nero thực ra là ở giai đoạn đầu của đế chế La Mã. Nero là hoàng đế cuối cùng của triều Julio-Claudian khởi phát từ Caesar. Nero thăng năm 68, trong khi Pax Romana kéo đến tận 180AD kia mà.

    Sau này có vài cụ đáng chú ý: Trajan (cột Trajan), Hadrian (tường Hadrian). Sau giai đoạn bất ổn của thế kỷ thứ 3 thì có thêm cụ Diocletian (khai sinh ra Tetrarchy, tiếng Việt là Tứ đầu Chế), Constantine (yay Christian!), Theodosius (công to cưa đôi đế chế thành WRE và ERE). Sau nữa thì WRE tuyệt diệt, ERE block được đạo hồi và huy hoàng thêm gần ngàn năm nữa, đến 1400 mới tắt hẳn.
     
  10. iceteazz

    iceteazz Liu Kang, Champion of Earthrealm

    Tham gia ngày:
    16/5/08
    Bài viết:
    5,116
    Nơi ở:
    Sài Thành
    _ Rome sụp thì có nhiều nguyên nhân lắm. Nhưng nguyên nhân chính, là do chế độ kinh tế nô lệ đã tới giới hạn. Khi đó Rome đã mở rộng ra khắp tất cả các khu vực ven địa trung hải, tận dụng giao thông trên biển giá rẻ, thuận tiện, duy trì cân bằng kinh tế xã hội. Nhưng lúc này, Rome ko cách nào kiếm thêm nô lệ từ chiến tranh, bởi các vùng tập trung dân cư lớn nhất châu âu thời đó đều bị Rome đánh chiếm, nô lệ bắt cũng bắt rồi, giờ muốn bắt, phải đi tới các vùng xa xôi hẻo lánh hơn ở Germany, hoặc đánh với các bộ lạc châu phi thượng nguồn Nile, hoặc đánh với du mục đông âu và parthia :v

    _ Nói chung là, tiền lãi từ bắt nô còn không bằng chi phí chiến tranh, nên Rome co lại phòng thủ các vùng sẵn có, rồi cố gắng chuyển đổi mô hình kinh tế từ nô lệ sang nông nghiệp bình thường. Nhưng mà, vấn đề có rất nhiều, chi phí bỏ ra nuôi quân thường trực quá lớn, Rome lại xa hoa, các chủ nô, quý tộc, hoàng đế vốn giàu quen rồi, vung tay lên là tiêu như rác, nên mất cân bằng, buộc phải thu hẹp quân đội, thắt chặt chi phí ích lợi công cộng. Chế độ dựa trên nô lệ như nguồn lao động chính, muốn đổi sang nông nghiệp phong kiến cực khó và lâu, cần nhiều thời gian để thích ứng, nhưng chủ nô Rome ko có đủ kiên nhẫn và không đủ thời gian, vì các tộc rợ ở Germany, Gaul dần mạnh lên, học tập văn hóa, kỹ thuật của Rome, từ đấy dần thoát khỏi đời sống nguyên thủy, chuyển sang chế độ bộ lạc, nửa phong kiến. Lúc này, các tộc du mục ở phía đông cũng chẳng kém, liên tục quấy rối, phía bắc cũng bị Rợ tấn công, quân đội thì bị buộc phải giảm chi phí, có thể nói là thù trong giặc ngoài :v

    _ Kết quả ? Rome bị Rợ nó vào cướp, quý tộc chạy sạch sang phía Đông nơi có nhiều Legion đóng giữ hơn, Rome còn lại toàn dân nghèo. Đế chế bị chia thành 2 ... và rồi đại ca Attila the Huns tới ... :v
     
  11. Kronpas1997

    Kronpas1997 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/9/02
    Bài viết:
    30,778
    Lý luận về chế độ nô lệ tương đối phổ biến, hồi xưa google thấy nằm ở 1st page luôn. Nhưng nó không giải thích được tại sao chỉ có WRE sụp mà ERE vẫn sống khỏe, thậm chí golden age vào khoảng năm ~1k1, trong khi cả 2 nửa đế chế chưa bao h bỏ chế độ nô lệ. Thêm nữa, Pax Romana end ~180AD, là thời điểm bắt đầu khủng hoảng lớn sinh ra Gallic Empire và nc quái gì ở khu Ai cập quên tên rồi, nhưng cực hạn lãnh thổ của Rome là thời Trajan, 117 AD, trước đó tới 50 năm cơ.

    Mà nói "lãi bắt nô" có vẻ hơi mù mờ? Lý luận "lãi bắt nô bù chi phí chiến tranh" cũng không thấy cơ sở đâu cả. Lãi bắt nô là của tầm thế kỷ 16, 17 đám châu Âu bắt nô lệ từ Á, Phi đem sang các đồn điền thuộc địa phục vụ trồng bông các kiểu. Còn nô lệ của thời Rome thì đơn giản là nguồn lao động nông nghiệp giá cực rẻ, nên từ đó kinh tế lệ thuộc vào nô lệ vì giá thuê người đắt quá so với mua nô lệ, ko ai chịu thuê/được thuê cả. Nhưng đấy là nhận xét thế chứ tớ chưa đọc được sách nào chỉ rõ lệ thuộc bao nhiêu, và hệ quả của kinh tế nô lệ ở ở ancient Rome, google cũng hoàn toàn nói mò chứ không có luận chứng. Có một thực tế là sau Spartacus thì dân Rome rất sợ nô lệ nổi loạn nên đối xử với nô lệ cũng bớt hà khắc hơn nhiều, và không có cuộc nổi loạn trên diện rộng nào hết.

    Một số thuyết phổ biến khác, như Rise of Christianity là lý luận của bộ Rise and fall of roman empire cách đây đến gần 200 năm, giờ outdated rồi. Đọc bộ đấy cũng chán vl, tớ bỏ ngay nửa tập 1. Bộ này cũng bị chửi rất nhiều vì nó bôi xấu hình ảnh Byzantium, tuyên truyền khái niệm "Rome sụp đổ sau năm 476", trong khi thực tế là Byzantium hay ERE kế thừa truyền thống của Rome không đứt đoạn, tồn tại và phát triển rực rỡ suốt đêm trường Trung cổ của châu Âu, mãi gần 1 ngàn năm sau mới bị Ottoman nuốt.

    Quân phí thì đồng ý. Phải đi chiếm đất mới có tiền, mà ko chiếm nữa thì ko có tiền nuôi quân trong khi vẫn phải giữ đất.
     
  12. lop pho 2

    lop pho 2 Mega Man

    Tham gia ngày:
    3/11/10
    Bài viết:
    3,413
    Nơi ở:
    Total war box
    Thực tế mà nói cũng chẳng phải do chế độ nô lệ lỗi thời gì cả. Rome sụp đỏ là do chính tự nó quá lớn. Cái gì lớn thì khó bền. Quay lại cách đó trăm năm, đế chế Selecid hay Plotemaic, hoặc các hậu duệ của đế chế Alexander để lại mà thằng nào to cũng ko bền. Đế quốc Mông Cổ rồi cũng suy tàn. Càng to thì biên giới càng rộng, số đất cai quản càng lớn. Nạn bạo loạn càng có nguy cơ tăng, kẻ thù nhòm ngó cũng nhiều nốt. Trong khi không như game, đế chế càng lớn càng nảy sinh nhiều thứ phức tạp, lợi ích ko còn tăng tuyến tính nữa rồi. Chỉ có thời kì thực dân là khá ổn trong cai quản thuộc địa nhờ công nghệ kĩ thuật phát triển đi lại nhanh hơn, hệ thống quan lại, công chức cai quản chi tiết hơn thôi
     
  13. naq29

    naq29 Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    21/10/09
    Bài viết:
    4,139
    kể từ khi theo Christ thì là bỏ nô lệ rồi.
     
  14. Kronpas1997

    Kronpas1997 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/9/02
    Bài viết:
    30,778
    nguồn ?
     
  15. iceteazz

    iceteazz Liu Kang, Champion of Earthrealm

    Tham gia ngày:
    16/5/08
    Bài viết:
    5,116
    Nơi ở:
    Sài Thành
    _ Kinh tế nô lệ ở đây không phải là kinh tế hoàn toàn hay phần lớn dựa vào nô lệ. Thực tế ngay tại Ý cũng có rất nhiều bình dân lao động, làm công cho các trang trại chủ nô, nhưng họ cũng ko phải nô lệ. Nô lệ ở Rome là một phần của lợi tức chiến tranh, nguồn lao động "giá siêu rẻ" nô lệ này sẽ ra tăng GDP kinh tế của Rome sau khi trừ chi phí duy trì quân đội, quân phí tiến hành các chiến dịch. Nhưng nó không phải là nguồn lực không thể thiếu, mà là nguồn bổ sung, bù đắp cho chi phí xa hoa phát triển văn minh Rome. Đại khái là bình dân Rome sẽ đủ nuôi sống họ và các quý tộc, nhưng sẽ khó có văn minh Rome rực rỡ nếu ko có nô lệ bỏ sức ra vì ko có đủ chi phí. Giống như tư bản châu âu, lập nghiệp cũng phải có vốn, nếu họ chỉ bóc lột giá trị thặng dư của công nhân trong nước, sẽ mất rất nhiều, rất nhiều năm mới xây dựng được cơ sở cho công nghiệp tư bản. Nhưng nhờ có phát kiến lục địa châu Mỹ, bóc lột, cướp đoạt thổ dân và các quốc gia Nam Mỹ, và sau đó là bắt nô lệ châu Phi, lại khai phá tuyến buôn bán Đông Ấn nên tư bản châu Âu mới giàu lên nhanh chóng, từ đấy chỉ 300 năm Châu âu đi trước cả thế giới trở thành văn minh đứng đầu. Rome cũng vậy, đặc biệt là sau khi xử đẹp Carthage, đối thủ cạnh tranh chính ở Địa Trung Hải.

    _ Rome sau khi max đất quanh Địa Trung Hải, nguồn thu bổ sung nô lệ này bị đứt đoạn, gần như không cách nào bổ sung, văn minh Rome đang rực rỡ lập tức chững lại, trong khi chưa có nguồn bổ sung thì tầng lớp thống trị vẫn theo đà cũ chi phí xa hoa, thì rõ ràng kinh tế sẽ đi xuống, khủng hoảng sẽ dần trầm trọng và ảnh hưởng mọi mặt xã hội. Kết quả chính là Rome thất bại khi vs Rợ, bị cướp bóc, đánh mất hào quang vô địch trong mắt các tộc rợ phương bắc, từ đấy khiến họ ngày càng hung hăng đánh phá nhiều hơn, ngay cả đồng minh thân cận là Gaul cũng rục rịch :v Trong hoàn cảnh đó, Rome buộc phải tăng quân bị ở biên giới phía Bắc, điều này càng đẩy nhanh quá trình khủng hoảng, và kết quả là Rome bị tách làm 2.

    _ Tầng lớp giàu có của Rome chạy hết sang phía Đông và thành lập ERE. Ở đây có lẽ họ đã hấp thụ thất bại trước đó nên dần điều chỉnh lại chính sách, hơn nữa còn giữ được những legion tinh nhuệ ở phía Đông nên dần vững chân và vực dậy. Đó có lẽ là lý do dù không còn mở rộng đánh cướp nô lệ nhưng ERE vẫn sống tốt, thậm chí duy trì vinh quang hàng mấy trăm năm liền.

    _ Có nhiều thứ cần ngâm cứu thêm, nhưng theo những gì em tóm lược thì đại khái là như thế. Còn về việc làm cách nào ERE điều chỉnh lại sau khi không thể duy trì kinh tế nô lệ như trước, thì em chỉ biết 1 phần nhỏ liên quan tới quân sự : đó là ERE ko còn duy trì lượng lớn các Legion hay Auxiliary thường trực nữa, mà họ chuyển qua 1 dạng đại khái là phủ binh, thời bình làm dân và luyện tập, thời chiến thì mang giáp tập hợp. Chỉ có cận vệ hoàng gia mới là lính chuyên nghiệp. Ngoài ra họ cũng đổi mới trang bị quân sự, tập trung vào việc phòng thủ chiến tuyến, pháo đài hơn là mở rộng tấn công, điển hình là họ ko còn sử dụng kiếm ngắn như vũ khí melee chính vì lý do quá mức nguy hiểm, dù sát thương lớn nhưng cũng khiến thương vong cực lớn khi melee. Họ chuyển sang sử dụng giáo dài + khiên, lập đội ngũ phòng thủ, đánh chắc tiến chắc. Trang bị của lính ERE cũng ko còn đầy đủ và có hệ thống như Rome trước đó, hầu như không có dây chuyền sản xuất riêng, mà lính một là tự cung tự cấp, hai là sử dụng nguồn tại chỗ, thành ra khá hỗn tạp, có thể thấy đủ kiểu dáng áo giáp khác nhau, đông tây đủ cả trong đội ngũ, và cũng không phải toàn bộ lính đều có giáp, thường là sử dụng khiên và giáo dài làm chính, còn áo giáp là tùy giàu nghèo từng vùng.

    _ Ngoài ra sau tk thứ 7, bàn đạp tương đối phổ biến ở phía Đông, thì bộ binh ERE càng tập trung hơn dùng giáo dài + khiên để chống lại kỵ binh du mục, trong khi đẩy mạnh nuôi ngựa để tạo đội ngũ đột kích, bổ sung cho bộ binh di chuyển chậm. ( bàn đạp chỉ phổ biến ở Tây Âu vào tk 9, trước đó rất hiếm ) Nói chung sau đó, ERE quân sự bị buộc phải lùi bước và gần giống một đế quốc phong kiến, binh lính nghĩa vụ, hơn là đế chế Rome với lính chuyên nghiệp, dù vậy ERE về quân sự vẫn tiên tiến nhất châu âu do kế thừa một phần văn minh Rome, đặc biệt Rome ko dùng bàn đạp ( dù sớm phát hiện ở người Parthia ) nhưng ERE thì đặc biệt sử dụng rộng rãi cho kỵ binh khiến đội kỵ binh ERE nổi tiếng hùng mạnh.

    P/s: Đọc os prey về khởi nghĩa Spactacus, họ có số liệu về nô lệ nhập khẩu vào Rome trước đó sau các chiến dịch. Nhưng ngay cả thành lớn như Carthage, Rome cũng chỉ bắt có 55 000 nô lệ ( năm 146 BC ) và trước đó là 150 000 nô lệ Epeirotes ( năm 167 BC ), số lượng khá ít so với một triệu dân Rome lúc đó, chưa nói chia ra các thành phố khác toàn nước Ý. Như vậy lượng nô lệ thực tế Rome bắt không phải lao động chính, mà chỉ là lao động phụ, và không có cách nào một mình nô lệ duy trì cả đế chế, tức ko có kinh tế nô lệ thuần túy.

    P/s2 : Nô lệ cũng ... ko rẻ ! 1 nô lệ nam cho nông nghiệp giá khoảng 1 500 Denarius ~ 15 000 asses, 1 lính legionary trả lương 5 asses 1 ngày. Như vậy 1 nô lệ nam khỏe mạnh giá bằng giá thuê lính lê dương 3000 ngày ! Vì vậy nô lệ không cách nào thành lực lượng lao động chủ yếu, vì đơn giản là nó chi phí quá đắt lol mua đắt ko nói, nếu ko cho ăn nghỉ ngơi khá 1 tí, ngỏm sớm thì mất toi, nhất là trc khi hết 3000 ngày định mức =))
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/1/15
  16. Kronpas1997

    Kronpas1997 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/9/02
    Bài viết:
    30,778
    GDP là tổng sản phẩm quốc nội, gross domestic product, tính bằng tổng giá trị của tiền và dịch vụ được sản xuất ra trong một quốc gia/vùng lãnh thổ trong một giai đoạn nhất định, nên tính GDP mà trừ chi phí quốc phòng đi là sai căn bản về khái niệm. Thêm nữa, IMHO, GDP có hàm chứa "quốc gia" (vùng lãnh thổ) với đường biên giới rõ ràng, là khái niệm tương đối mới chưa có ở Rome cổ, nên rất khó phân tách.

    Legion không có tradition như modern warfare đâu mà giữ tinh nhuệ ~"~. Phần lớn quân của empire là dạng tạm thời và local dọc biên giới, standing army chỉ chiếm phần nhỏ dưới dạng mobile reserve force (quên mẹ ông vua nào khởi xướng cách tổ chức này rồi).

    Sử về ERE nhiều cái đọc khá hay nhưng nói ở đây dông dài, ngừng được rồi. Đợi lúc nào ra Atilla tán phét cho vui. Từ giờ đến đó đề xuất thanh niên bổ sung kiến thức kinh tế hoặc né nó ra. Chém sung quá dễ sa đà, đừng để hớ thằng có nghề thật bắt nọn thì buồn lắm.
     
  17. iceteazz

    iceteazz Liu Kang, Champion of Earthrealm

    Tham gia ngày:
    16/5/08
    Bài viết:
    5,116
    Nơi ở:
    Sài Thành
    _ Em nói về nô lệ là chính, ERE chẳng biết mấy ngoài quân sự, kinh tế thì chưa đọc nhiều nên ko nói gì hô hô:8cool_matrix:
     
  18. Phéc Mi Phéc Mi

    Phéc Mi Phéc Mi T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    26/2/10
    Bài viết:
    644
    Tra cứu mấy ngày , thấy các lý do rome sụp có thể kể như sau

    1 là biên giới rộng, việc gia tăng quân đội ở mọi vùng biên giới là bất khả thi
    2 là các rợ ở xung quanh rome đã học được nhiều điều về cả pháp luật và quân sự của rome , do vậy với họ , quân đội của rome không quá đáng sợ (ta sẽ thấy những rợ xung quanh rome toàn đánh phá xong rồi bỏ chạy hơn là giáp mặt quân rome trong 1 trận thực sự.
    3 là để đáp ứng nhu cầu quân sự , rome thay vì luyện tập quân chính quy lại sử dụng lính đánh thuê. Do vậy nên quân đội ngày càng bị thu nhỏ và yếu đi
    Chính trị thay đổi khi lão diocletianus chia nước thành 2 vùng và cho 1 người khác cùng làm vua. Sau đó 2 gã này lại kiếm thêm hậu duệ nữa là thành 4 ông vua 1 đất nước. Tới đây thì chia đông tây. Phía đông còn thoi thóp do có hệ thống kinh tế mạnh , còn phía tây nghèo hơn thì chết sớm hơn.
    Bla bla bla.
     
  19. Kronpas1997

    Kronpas1997 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/9/02
    Bài viết:
    30,778
    đồng chí nào chỉ đọc mà chém được về kinh tế là tớ nể lắm đấy.
    Vừa mới nói rồi, cẩn thận về số má kinh tế. Quote số liệu về tỷ lệ nô lệ/dân số thì cần làm rõ thời điểm quote trước, hoặc tìm được cách quy đổi về một đơn vị thống nhất. La mã cổ kéo dài cả ngàn năm, số liệu từng thời điểm khác nhau rất lớn. Số liệu về tiền tệ cũng thế, vì thời cổ chưa có kinh tế học nên các cụ không biết cách đối phó với lạm phát, về cuối WRE lạm phát kinh hoàng, không cách nào kiểm soát được. Lấy đồng Denarii ra làm ví dụ là hỏng luôn vì về sau đồng tiền bị devalue vô cùng trầm trọng, tỷ lệ kim loại quý ngày càng ít.

    Tốt nhất ko có nguồn thì đừng sờ vội, vì đống sách Osprey tớ cũng đọc, nó đâu có sờ vào kinh tế sử tí nào. Đọc chung chung và đọc về mô tả quân sự giáo mác binh lính thì tốt, đọc các phân tích sâu và nhận định nhiều tranh cãi thì nó ko làm được.

    Lý do Rome sụp tranh cãi liên tu bất tận, ko ai dám nói chính xác đâu. List ở trên 1-2-3 phù hợp với nhận định chung, nhưng chính trị thì có vẻ ko ổn lắm. Chính nhờ chia nước kiểu đó mới tập trung nguồn lực quốc gia về phía đông mà sống sót đến tận 1400 đấy chứ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/1/15
  20. Phù Vân

    Phù Vân Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    3/5/11
    Bài viết:
    193
    Quan điểm lý giải suy sụp của Rome về kinh tế do chế độ nô lệ đạt đến cực hạn đúng là mù mờ thật. Quan điểm này dựa khá nhiều vào lý thuyết về các phương thức sản xuất của Marx, theo đó gần như hoàn toàn đặt nền tảng sự suy vong của các hệ thống nhà nước vào sự suy thoái của các phương thức sản xuất mà không quan tâm đến các nguyên nhân khác như chính trị, quân sự, ví dụ như sự sụp đổ của La Mã được lý giải là do phương thức sản xuất dựa trên chế độ nô lệ đã hết date, blah..blah..

    Ảnh hưởng của chế độ nô lệ đến sức mạnh của Rome chủ yếu được khoanh vùng vào vấn đề cốt lõi nhất là làm xáo trộn cơ cấu xã hội từ đó ảnh hưởng đến chính trị và quân sự, trước hết là của Rome, sau là toàn đế chế. Mô hình xã hội - chính trị - quân sự của La Mã thời Cộng hòa là các công dân đồng thời là chủ nông trang, thời chiến đi lính, hết chiến tranh về nông trại, dẫn đến tinh thần và tính chiến đấu cao vì chiến tranh trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi và địa vị. Còn mô hình thời đế chế là đám nhà giàu dùng tiền thâu tóm hầu hết các vùng đất nông nghiệp và sử dụng sll nô lệ làm nông, dẫn đến nô lệ chiếm một phần lớn trong xã hội, còn dân cư tập trung hầu hết ở thành thị làm đủ nghề, quân sự được chuyên nghiệp hóa, đi lính trở thành một nghề, chiến đấu vì tiền, bình thường thì không sao nhưng nếu thua lớn, quân chết gần hết thì gặp vấn đề ngay.

    Vấn đề quân phí cũng không đúng. La Mã thời đế chế giàu hơn Rome thời Cộng hòa rất nhiều. Rome thời Late Public và Early Empire giàu là nhờ lượng lớn chiến lợi phẩm đem về trong các cuộc chiến, còn La Mã thời Empire giàu ở quy mô khổng lồ của nền kinh tế toàn đế chế. Từ thời Augustus thì các vùng trên toàn đế chế được phép tự do phát triển kinh tế, chỉ phải nộp thuế cho trung ương, dẫn đến việc kinh tế rất nhiều vùng phát triển vượt bậc. Đế chế La Mã rộng, ôm trọn Địa Trung Hải trù phú thuận tiện cho thương mại, các vùng trên toàn đế chế lại được tự do giao thương, nền kinh tế được tự do phát triển trong hàng trăm năm, không giàu mới lạ. Giai đoạn Middle Empire đã bắt đầu xuất hiện những thành phố giàu không kém gì Rome do nằm ở các vùng trù phú và tiện giao thương, còn Rome sở dĩ giàu vì là thủ đô đế chế là chủ yếu, dân giàu khắp nơi đổ về chứ bản thân Rome không phải là vị trí đắc địa về thương mại.

    Chính vì điều này nên thường bây giờ người ta tập trung vào các vấn đề thể chế, chính trị và xã hội để giải thích nguyên nhân Rome sụp đổ hơn là vấn đề kinh tế.
     

Chia sẻ trang này