La Mã thì không biết chứ Trung Hoa thời Hán lạm phát còn phát sinh từ phía dân chúng. Đầu thời Hán cho phép các chư hầu và dân chúng đúc tiền, chư hầu nào có mỏ đồng trong lãnh địa thì đúc thả phanh, thậm chí tiền đúc ra còn có nhãn riêng, nhiều đến mức lấn át tiền nhà nước. Tiền nhiều quá gây ra lạm phát, đến thời Vũ đế thì cấm không cho tự đúc nữa. Nhà nước độc quyền đúc tiền, nhưng dân vẫn đúc lậu, hoặc là giảm bớt hàm lượng đồng mà pha thêm kẽm, hoặc là mài vành xung quanh đồng tiền để lấy đồng đúc thêm. Lạm phát vì thế xảy ra thời Hán khá nhiều lần, mà số lần nhà Hán đổi tiền cũng nhiều, tiền tệ thay đổi nhiều nên bọn thương buôn thường tích đồ hơn là tích tiền, giai đoạn giữa thời Vũ đế vì thế còn có trò tố cáo tài sản thương buôn để quan lại đến tịch biên. Thời cổ đại kiến thức về tài chính tiền tệ chưa hoàn chỉnh, nhà nước đúc tiền nhiều khi chỉ vì nhu cầu trước mắt như trả lương lính hay xây cất thành quách lâu đài, khó có thể biết đúc bao nhiêu thì vừa mà không ảnh hưởng nặng đến kinh tế, nên nhiều khi đúc quá nhiều mà không biết, lạm phát cao vẫn có thể xảy ra.
Chỉ mình Rome đúc tiền vàng/bạc, các tỉnh cho đúc tiền đồng tẹt ga. Rome kiểm soát việc lưu hành đồng tiền khá dễ vì lính đi khắp thế giới, khá khẩm hơn anh Tàu ở khoản này nhưng rốt cục thì cũng ngu tài chính như nhau hết nên đều bị lạm phát nặng.
Tốc độ mạng lởm vãi - - - Updated - - - btw, đúng là quên mất đoạn quan trọng về cung cầu. Lạm phát ngoài nguyên nhân gây ra do dòng tiền, thì còn do cung cầu. - - - Updated - - - À quên ngoài lề chút. Theo nhớ từ lâu có đọc là Hoàng đế La Mã hoặc là do kế vị, hoặc do Nghị viện đưa lên, hoặc đảo chánh mà có. Tuy nhiên do phuơng Tây không quan trọng vấn đề sắc tộc hay sao mà hoàng đế ngoại tộc nhiều vậy nhỉ? - - - Updated - - - Đoạn này miêu tả thấy Đế chế đã mục nát quá rồi
Hoàng đế La Mã thì không rõ, nhưng giới quý sờ tộc + hoàng gia phương Tây toàn anh chị em họ lẫn nhau cả.
_ Đúng là nói tiếp về nô lệ thì hơi bị phiền vì cần tài liệu và kiến thức khá lớn, thời gian thì ko có ... :v Chỉ chém vài câu nữa : Đất Ý cũng ko phải nơi trồng lương thực tốt, mà là trồng các cây nông nghiệp phụ như nho, ô liu, hoặc chăn thả cừu dê, gia súc vì có kha khá đồi núi. Đất nông nghiệp lớn nhất và thích hợp nhất của La Mã khi đó, là Gaul, Ai Cập, Spain, và phía Tây Constantinople ( hơi nhỏ nhưng màu :3 ) Và đương nhiên các vị hoàng đế, tướng lĩnh " quân phiệt " về sau toàn nhảy ra từ đây _ Lạm phát thì sẽ khiến dân tích hàng, dùng hàng đổi hàng hơn là dùng tiền ( có thể dùng kim loại quý như vàng, bạc thuần chất, cái này ko nói ) Nhưng đúng là lạm phát ảnh hưởng cực lớn tới La Mã, vì đế chế này đi lên từ chiến tranh và buôn bán, tiền mất giá thì còn buôn bán cái gì nữa :v Bọn Tàu cũng lạm phát suốt vì các gia tộc, quý tộc đúc tiền đồng thả phanh, thời nào chẳng vậy, cấm 1 hồi về sau lại tiếp tục. Nhưng bọn Tàu nó đỡ hơn, vì nó trọng nông ức thương, tự cấp là chính nên cũng ít bị ảnh hưởng, ngoài ra bọn Tàu nó hay đánh thuế bằng hàng hóa ( vải lụa, lương thực ... ) và lao dịch, nên càng đỡ bị. Có khi đây là biện pháp của chính quyền , chủ trương đánh thuế bằng hàng chứ ko thèm tiền mất giá ?
Cấi này trong sách lịch sử thế giới của Nguyễn Hiến Lê có nói cụ thể lắm ( sách này chỉ được in đại trà hồi trước giải phóng, sau giải phóng thì kiếm mãi nhưng chả bao h gặp nữa, Nghe bố em nói là hồi trước giải phóng, ông Nguyễn Hiến Lê này từng được coi là một trong những học giả lớn nhất ở miền Nam, nhưng sau giải phóng vì nhiều tư tưởng của ổng không hợp vs chính quyền mới nên sách của ổng không được phổ biến). Ổng lý giải Rome suy tàn là vì kinh tế mất thăng bằng: _ Tầng lớp bình dân trong lãnh thổ đế chế khi có chiến tranh là bị lôi cổ đi lính hết nên ruộng đồng của họ suốt mấy năm có chiến sự là ruộng hoang không ai cày cấy. Chiến lợi phẩm chiến tranh như nô lệ vs lại đất đai thì bọn quý tộc vs tướng quân tranh nhau hết. Bọn bình dân sau khi hết chiến sự thì lại về nhà làm ruộng nhưng ngũ cốc, hoa màu bán ra không được giá vì bọn quý tộc đi chinh chiến chiếm đất, rồi bắt nô lệ cày cấy taị chỗ, đem về thị trường bán với giá rẻ mạt. => bọn bình dân lần lần thua lỗ phải bán ruộng đất hết cho quý tộc, nghèo lại càng nghèo, từ từ bỏ xứ lên thành thị hết, một phần thành dân nghèo thành phố, một phần thành nô lệ. _Đế chế La Mã sau này không còn mở mang bờ cõi nữa => nguồn cung ứng nô lệ cũng cạn nên khoảng đất của bọn địa chủ chiếm được của bọn bình dân giờ lại thành ra không cần thiết, nên ở một số nơi, đặc biệt là biên giới tiếp giáp vs rợ Goth, nhiều địa chủ cho rợ vào ở để đánh thuế, sau này bọn này bị rợ Hung lùa vô đông lại càng đông nên địa chủ không quản nổi, bọn này thành lập vương quốc riêng rồi xưng vương luôn...... _Như đã nói ở ý đầu tiên, bọn bình dân vì bất mãn ( đổ xương máu ra vì đề chế mà được trả công như v đấy ) nên xúm nhau làm loạn, đế chế vì quá lớn nên mỗi khi đánh dẹp nổi loạn thì mỗi thằng tướng lãnh một nhánh quân r tới đó tự cung ứng hết, emperor hầu như ko có quyền gì vs thằng tướng cả. Một số thằng tướng đi dẹp loạn xong thì ko chịu về ROme nữa mà ở lại địa phương xưng hoàng đế luôn. Emperor lại phải sai thằng khác tới dẹp nên nhiều khi xảy ra nhiều tình huống dở khóc dở cười như 2 thằng tướng bắt tay nhau làm phản hoặc thằng thứ 2 dẹp thằng thứ nhất r tới thằng thứ 2 xưng đế . _ Nội chiến liên miên hoài như v nên đế chế tan nát hết, em không nhớ rõ lắm nhưng hình như người ta nói trong 60 năm mà La mã co tới 20 hoàng đế. Nên tình hình gần như la vô chính phủ, bản đồ vs biên giới của đế chế chỉ là để chưng cho đẹp thôi. Lúc bọn Attila chưa tới thì bọn rợ Goth còn chịu ở rìa biên cương, lúc Attila tới thì nó bỏ chạy vào đế chế hết. Mấy thằn cha tướng quân lo băm nhau hết sạch quân nên ko chống nổi thế là La Mã tây sập. _Còn lạm phát thì ổng cho rằng là vì hồi trước La Mã phát lương cho quân lính bằng đất vs nô lệ nhưng sau này phát lương bằng tiền nên nhiều thằng đi lính xong r lại lông nhông ko có ruộng cày, r lại đổ dồn ra thành phố dẫn tới thất nghiệp, kinh tế đình đốn v.v.. Em đọc cũng lâu r nên phần này ko nhớ rõ lắm
Lâu không vào, thấy mấy bác viết bài nào bài nấy lênh láng, đọc đến mê mang. @@ - - - Updated - - - Mình không rành kinh tế, nhưng game nào có chợ là mình phát tài ngay mà khỏi cần nạp tiền, cày cuốc lắm hay hack cheat cũng có tiền mua đồ xịn, ăn trên ngồi trốc.
nguyễn hiến lê kiến thức khá rộng nhưng không sâu (về lịch sử). thiên về đánh giá chủ quan hơn là khách quan. sách ông này được cái trình bày rất khoa học và giọng văn truyền đạt dễ hiểu.
cả hai đều phát sinh từ việc không có kiến thức nên làm bậy bạ, nhưng khác nhau là một cái nói giảm nói tránh và một cái nói nặng hơn. Vả lại đang post theo kiểu nói cường điệu hoá, tự dưng dở người xông vào chữa câu cú của tớ làm gì?
Sách của ổng thì cũng may nhà em còn giữ cuốn lịch sử trung hoa, lịch sử thế giới vs hồi kí của ổng. Mấy cuốn đó gần như mục nát hết r, từ trước giải phóng chứ đâu có ít . Đọc hồi kí của ổng, nghe ổng nói về nhân sinh quan của bản thân là thấy rõ ổng không hợp vs chính quyền sau cách mạng rồi ( vì ổng đề cao chính kiền của cá thể quá, vs lại ổng quan niệm là cầm bút thì phải chung lập không phục vụ chính trị, chíng trị thì không được đàn áp đối lập). Quả thật, đọc sách của Nguyễn Hiến Lê mà thấy tiếc cho ổng, lẽ ra phải được bỉết đến nhiều hơn nhưng vì trái thời đại nên bị vùi dập.
^ Chủ nghĩa không tưởng, từ xưa thì bút luôn là vũ khí của giai cấp thống trị và đàn áp đối lập luôn là việc của bộ máy nhà nước, nước nào cũng thế
_ Lịch sử do người thắng viết :3 vì thế lịch sử bao giờ cũng gắn liền với giai cấp thống trị và thể chế chính trị, ko ít thì nhiều :v _ Có ai biết khi bộ binh đánh giáp chiến mà có tổ chức theo trận hình, thì kiếm khiên vs halberd / bill / kích / rìu 2 tay etc, cái nào sẽ chiếm ưu thế ko nhỉ. Bọn Thụy Sĩ lúc mới thành lập liên hiệp, bộ binh toàn là dùng kiếm 2 tay, rìu và halberd, chủ lực là vũ khí dài kiểu halberd, chẳng lẽ họ ko sợ bị bắn tên ? hoặc vs foot knight dùng kiếm khiên thì chịu thiệt ?
Giáp trụ phát triệ̉n quá nhanh -> cung tên theo không kịp, nếu là trước 1200 thì còn được chứ tầm 1300, 1400 thì cung nỏ bắn thủ thành mới ăn thua chứ bắn ngoài trận địa gặp giáp vô dụng
_ Ờm bác nói cũng có lý, mặc dù thực tế bọn Thụy sĩ lúc đó cũng nghèo đói, giáp cũng ko nhiều, nhưng những hàng đầu đều là lính man-at-arms mặc giáp đầy đủ lúc charge, nên có lẽ bắn tên vẫn ko ăn thua lắm. Và vì thế cầm vũ khí 2 tay kiểu halberd có vẻ sức sát thương lớn hơn nhiều kiếm khiên :)
http://en.wikipedia.org/wiki/Battle_of_Agincourt Cũng không hẳn, đọc cái này này. Nếu bọn pháp mà lỳ tí nữa thì longbow man của anh thua chứ ko phải pháp. Nhớ ngày xưa đọc truyện ivanhoe, robinhood bắn tên vào giáp của Bò Mộng kêu "keng keng" văng ra =)