Khái quát về việc dịch game

Thảo luận trong 'Tin tức - Giới thiệu - Thảo luận chung về game' bắt đầu bởi asm65816, 26/4/15.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Platina Monk

    Platina Monk Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    18/2/05
    Bài viết:
    463
    Thì thế mới nói lão Cộng nói dài, và bảo là cái ý lão ấy chỉ định nói "theo cách đấy thì có thể dịch sai" (thay hai từ nhố nhăng + đạo mạo = cổ + kim là ra).

    Ah well.

    Ừhm, vì vậy tớ mới viết dài ra là nó còn tùy nhiều cái (văn bản gốc, độc giả, mục đích, etc).

    Chẳng hạn dịch thuyết minh cho VTV thì Rubi hay Zidane cũng đều nói theo giọng thuyết minh cả, mình sẽ phải tránh nói ngọng hoặc từ cổ. Kể cả nhân vật "cổ" như Gandalf.

    *đọc sau cắt xuống 1. ở dưới nhé. Đỡ phải hình dung hai lần :)).

    Đâm ra mới nói là Moe chỉ đúng một nửa. Không nên generalize trong việc dịch.
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/5/15
  2. Kronpas1997

    Kronpas1997 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/9/02
    Bài viết:
    30,806
    Quote này, cũng như các post trước, đều nói linh tinh. Hoặc khả năng diễn đạt của đồng chí này cao quá làm mình đọc mãi ko hiểu có thông điệp gì ngầm dưới ko =|
     
    F.SAY YEAH! and GamePro987 like this.
  3. asm65816

    asm65816 Mega Man

    Tham gia ngày:
    23/5/09
    Bài viết:
    3,320
    Nơi ở:
    El Sallia
    Xin phép cắt ngang tất cả nhé. Có vẻ mọi ý kiến đều được giữ nguyên.
    1. Về chữ "viển vông" hay "viễn vông" thì có lão này cũng bàn, ta có thể tham khảo chứ không nhất thiết xem là lão nói đúng

    http://tuancongthuphong.blogspot.com/2014/05/vien-vong-hay-vienvong-su-bien-oi-cua.html?m=1

    2. Mình dịch game thường hay gõ sai chính tả do vội chứ không phải do nhận thức sai về từ ngữ, do đó cần người biên tập. Chữ 'tỉnh lặng" là sai và bác biên tập Steiner có nhắc sửa lại rồi.

    3. Ngôn ngữ là quy tắc của lời nói để truyền đạt ý tưởng đến người khác trong cộng đồng. Do vậy theo thời gian thì ngôn ngữ cũng biến đổi với nhiều lý do, không có một tính đúng sai ở đây, mà quan trọng là đối phương có hiểu được, chấp nhận hay không.
    Vd1: cụ Tô Hoài từng tả "đàn vịt đi nhoây nhoẩy". Rõ ràng từ này không có trong từ điển nhưng ai đọc cũng dễ dàng hình dung được. Vì vậy, việc viết lách không chỉ tuân thủ những quy tắc từ trước đến giờ mà khi tới một mức độ nào đó phải phá bỏ quy tắc đi. Giống như khi học võ, lúc sơ tâm thì tập theo bài quyền, giỏi rồi thì biến hóa bài quyền thành của riêng mình.

    Vd2: ngày nay hay thấy sách báo viết "ông nọ gieo mình xuống sông tự vẫn". Theo nguyên tắc thì dùng từ như vậy là sai ("vẫn" là dùng vật nhọn đâm cổ) nhưng thiên hạ nói sai từ đầu, dùng quen tới giờ thì thành đúng, không mấy ai lôi cái sai của nó ra nữa. Cái "chúng cư" cũng thuộc loại này.

    Vd3: như CM có đề cập "dòng nước" hay "giòng nước" thì ngày xưa dùng "gi". Đến khi ông Tú Mỡ trào phúng viết "giòng nước ngược" thì thay "gi" thành "d" để thể hiện sự ngược ngạo. Dân chúng lúc đó đọc "dòng nước ngược" nhiều nên bắt chước dùng "d" tới bây giờ. Mà tiếng Việt thời vua Quang Trung cũng khác giờ rất nhiều, xa về thời Bà Trưng thì như tiếng thượng.
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/5/15
  4. Platina Monk

    Platina Monk Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    18/2/05
    Bài viết:
    463
    Chưa gì làm quả đầu thế thì chịu rồi. Có chủ quan quá không đấy? :))

    1. Về chuyện chọn từ theo lối dùng cũ hay lối dùng đương thời

    Giờ mới nhớ, lấy R.Kenshin với Hoàn châu cách cách ra làm ví dụ. Lấy cách xưng hô của Kenshin trước:

    Theo bản tiếng Nhật thì Kenshin xưng washi thay vì watashi (tôi). *sessha, fix lại theo bác asm nhắc :D

    Nếu nói theo cách của Moe là khi dịch nên chọn từ ngữ theo cách nói đương đại thì sẽ được bản dịch như của Nxb Trẻ. Tức là Kenshin xưng tôi, gọi Kaoru hoặc 'cô Kaoru'. Sau bản dịch của Nxb Trẻ ít lâu có mấy bản sub tiếng Nhật người ta làm Kenshin xưng là mỗ, gọi 'cô Kaoru'. Lúc đầu thấy nó cứ 'mỗ, mỗ, mỗ' giữa một bọn toàn xưng tôi/ta thì thấy chối thật. Nhưng giả sử thế này:

    Ep cuối truyện, Kenshin đè Kaoru ra xong nói 'anh yêu em.' Xong con Kaoru hoặc đứa khác bảo 'lão ấy thôi xưng hô cái kiểu samurai thời trước rồi.'

    Nếu dịch như Nxb Trẻ, cuối truyện gặp tình huống này chỉ có cách biến báo đi. Độc giả từ đầu không biết ông này nói chuyện khác với các nhân vật khác, không chỉ trong lối nói mà cả cách dùng từ.

    Khi dịch phổ thông và nhất là văn nói mình không đi sâu vào cái này được. Không có chỗ để giải thích cho người xem hiểu, nên cứ làm theo Nxb Trẻ hay như Moe nói. Kenshin xưng washi hay watashi thì vẫn dịch ra là xưng tôi.

    Nhưng dịch cho người biết tiếng Nhật thì sẽ lại bị hỏi "nó xưng sessha tại sao lại dịch là tôi?" Khi đấy thì bản dịch kia đúng. Và cũng trong cái tình huống giả định ở trên thì bản dịch dùng "mỗ" sẽ không gặp vấn đề.

    Tương tự thế Hoàn châu cách cách nó dùng tràn lan 'Hoàng A mã', 'A ca'; truyện ngắn về đám cao bồi những năm 60 70 dùng những từ cũ kiểu như 'chim gái' (động từ). Lạm dụng nó sẽ thành ra "convert", người đọc đọc không hiểu. Nhưng hiện đại quá thì không hình dung được cái phông văn hóa. Nhất là khi ở trong bối cảnh có sự giao xoa (nhắc Jack Sparrow là vì cái này).

    2. Về chuyện diễn ý Cộng mạng + than phiền về viết dài.

    Vì cách chọn từ ảnh hưởng đến sắc thái trong lời nói nên tôi mới hiểu ý Cộng mạng là nhắc đến tính chính xác/trung thực. ('nhố nhăng/đạo mạo' phải ra sắc thái tương đương)

    Đầu trang 3 chỉ nói chuyện chọn 'viển' hay 'viễn' thì đều không sai về lý thuyết. Chỉ nói chọn cái nào cho nó phổ thông - không có tranh luận - nên khi Moe đi vào nhắc đến chuyện phông văn hóa (dịch theo kim hay cổ) là có sự đổi đề tài.

    Moe cho rằng cách dịch văn cổ dùng từ cổ là sai - nói tổng quát. <~ nói sai một nửa là nói ý này.

    Nửa sau đấy là viết thừa. Đoán là để dài như thế sẽ làm lạc đề nên nhắc, y như rằng lạc đề thật :)).
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/5/15
  5. asm65816

    asm65816 Mega Man

    Tham gia ngày:
    23/5/09
    Bài viết:
    3,320
    Nơi ở:
    El Sallia
    ^ Trong truyện, phim Kenshin không xưng là ''washi" nhé bạn. Nhân vật này xưng là "sessha", từ chỉ ngôi thứ nhất mà ngày xưa giới Võ sĩ hay dùng, nên dịch thành "mỗ" là hợp lý.

    washi là từ của mấy lão già.
     
  6. Platina Monk

    Platina Monk Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    18/2/05
    Bài viết:
    463
    Oh, dạ. Em cám ơn bác, đợt đấy đúng là chỉ nghe giải thích chứ cũng không xem cụ thể. Dùng làm ví dụ thôi.

    *9:41 Mới bới được mấy quyển sách trên nhà. Để chụp lại trưa post có ví dụ trực quan dễ hiểu hơn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/5/15
  7. TuDragon76

    TuDragon76 Samus Aran the Bounty Hunter

    Tham gia ngày:
    9/6/02
    Bài viết:
    6,144
    Nơi ở:
    HCMC
    Có thời gian rảnh xách đít đi học tiếng Nhật thôi :-)/\:-) Nghe thằng bạn làm chung chỗ bảo Đông Du dạy dễ hiểu, nhanh biết, học phí rẻ hơn mấy chỗ khác. Chắc lúc nào rảnh nhắm mắt đưa chân phát
     
  8. Platina Monk

    Platina Monk Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    18/2/05
    Bài viết:
    463
    Đây, vớ được mấy quyển sách chụp lại thế này.

    Không phải lúc nào cũng dùng được ngôn ngữ đương đại trong biên dịch

    1. Đèn không hắt bóng, Watanabe Junichi

    [​IMG]

    Tiếng Việt bây giờ không ai gọi một anh bác sĩ Tây y là tiên sinh. Cũng như không có ông nào xưng là mỗ. Nhưng nếu dùng cách nói đương đại thì có thể làm mất đi sắc thái trong lời nói. Lời đạo mạo mất tính đạo mạo hoặc nhố nhăng mất tính nhố nhăng, khi đấy nói là thiếu tính chính xác (hoặc trung thực).

    2. Nữ hoàng và tể tướng (Le Nabab), Irène Frain

    [​IMG]

    Hãy để ý, ở đây chúng ta có một ông vua mà nói canon thì ông ấy hỏi "Cái gì?" Người nói là một ông giáo sĩ đang nói bằng tiếng của người bản xứ với lối nói rềnh rang và khó chịu. Vậy thì ông giáo sĩ sẽ không nói là áo vest. Nếu từ ngữ quá hiện đại thì không tỏ ra được một ông già đầu thế kỷ 17.

    3. Địa lý Tả Ao, Cao Trung

    [​IMG]
    (Bản chụp sách của Sài gòn cũ, thông cảm =)))

    Giờ hãy hình dung, một thằng geomancer gốc Tàu xuất hiện trong fantasy novel/game. Nếu để lên tivi thì mỗi lần thằng này văn vở chúng ta phải biên lại một nửa kẻo người xem không hiểu gì. Nhưng nếu làm visual novel cho những người hiểu cái mảng này thì lại là chuyện khác.

    Mặt khác nếu trong văn bản gốc có nhân vật tỏ ra không hiểu thằng geomancer nói gì, mà trong bản dịch chúng ta làm hiện đại quá thì người xem sẽ cảm thấy mâu thuẫn.

    4. Cậu ấm, Trần Chiến; Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh

    [​IMG]
    [​IMG]


    Cái này là văn Việt Nam nhưng để hình dung là ngôn ngữ từng thời nó khác, và tùy trường hợp có sự đặc tả. Không hiện đại hóa được.

    5. Ví dụ tự chế (...)

    Thế thôi nhé, không chứng minh/chụp sách nữa đâu :)). Tưởng làm dịch thì cũng biết rồi nên chỉ nói nửa câu, ai ngờ...

    chúng nó bảo mình
    [​IMG]
    :2onion16:
     
  9. Mr.Garfield

    Mr.Garfield The Cat Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/10/06
    Bài viết:
    6,734
    Nơi ở:
    Ha Noi, Vietnam,
    +1 for effort.

    Nhưng mà commentaries từ cái thứ 2 trở xuống hơi bị khó hiểu. Người đọc nhìn vào bức ảnh rồi đọc commentary mà chả hiểu tác giả đang muốn dẫn chứng điều gì. :))

    Còn về cái đầu tiên, chữ "sensei" trong tiếng Nhật nó chỉ là cái honorific thể hiện sự tôn trọng. Ngôn ngữ mình ko có sử dụng honorific kiểu đấy thì có thể thay bằng cách gọi khác vừa phổ biến vừa vẫn thể hiện sự tôn trọng: gọi bằng chức danh. Ví dụ như cái đoạn hội thoại trên kia thay chữ "Tiên sinh" bằng "Bác sĩ" theo tớ là ổn nhất. Có chỗ lặp từ thì viết lại thành "Bác sĩ là một người có tài năng lớn...".

    Một vấn đề nữa muốn nói ở đây là cái tác phẩm "Đèn không hắt bóng" đấy cũng là một tác phẩm đương đại. Vậy chữ "sensei" dùng trong đó nó còn chứa bao nhiêu cái sự "đạo mạo" mà cậu assume là nó có để yêu cầu người dịch phải tránh làm mất đi sắc thái lời nói. Một từ có thể được dùng qua nhiều thế kỉ không thay đổi nhưng không có nghĩa là sắc thái sử dụng của nó vẫn y nguyên vào thế kỉ 20-21 so với vào thế kỉ 14-15.
     
  10. Kronpas1997

    Kronpas1997 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/9/02
    Bài viết:
    30,806
    Và có ai nói là "phải dùng" không? =\

    Tớ đọc cho vui thôi, chả rỗi hơi tham gia khoe kiến thức. Nhưng đúng là đồng chí nên xem lại cách diễn đạt vì người thứ 3 đọc 1-2 lần ko hiểu là bỏ qua luôn, đọc trên mạng chứ không phải tranh luận học thuật mà cãi nhau đến sùi bọt mép ra (mà tranh luận học thuật thì ko hăng hái cố thắng kỳ được kiểu nhảm dít này đâu). Tự mình viết thì dĩ mẹ nhiên là tự mình đọc thấy dễ hiểu rồi.

    Sensei là tiên sinh, nhưng vì nó ốp cho tất cả các thể loại từ thầy giáo đến thầy thuốc nên dịch sang tiếng Việt tùy tình huống chứ. Bác sĩ nghe chính ra ko xuôi tai bằng tiên sinh :))
     
  11. Platina Monk

    Platina Monk Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    18/2/05
    Bài viết:
    463
    @Mr.Garfield Ừhm không hẳn, nó sẽ phải tùy vào khách hàng/người sử dụng sản phẩm dịch.

    Vẫn nói là đối với đại chúng thì bản dịch sẽ đơn giản dùng "Bác sĩ là một tài năng lớn..." Nhưng áp dụng tư duy dịch đấy cho bộ R.Kenshin - dịch cho người tìm hiểu về văn hóa - thì rõ ràng là không thấy được cái tay samurai của thời đại trước. Nó không gây ra hậu quả lớn trực tiếp, nhưng về mặt nhìn nhận lịch sử thì lâu dài nó là sai sót. Và tùy tình tiết truyện có thể gây ra mâu thuẫn.

    Ví dụ dễ hình dung hơn là mấy tay nông dân trong The witcher: Bệnh tật, mê tín, ăn nói trọ trẹ, nặng accent... loại người sẵn sàng cầm chĩa ba đi đâm người hoặc thiêu sống đàn bà vì tin đấy là phù thủy. Trên phim làm thuyết minh thì chúng ta dùng cái gần gũi, dễ hiểu. Nhưng để hình dung được cái phông văn hóa nó tạo ra con người như thế thì phải dịch chính xác. Bao gồm cả những từ được thừa kế từ thời ông cố nội.

    Như trường hợp của ông đồ khi giao thời. Sở học của họ trở nên vô dụng, nếp tư duy cũ không áp dụng được vào cuộc sống, tệ hơn là họ đã sống 70 năm như thế nên họ không thay đổi nổi để thích nghi... Tất cả những cái tàn tích văn hóa đấy trong một con người, đôi khi chỉ đọc ra trong một vài câu nói. Mà câu nói thì bao gồm cả từ cũ lẫn cách hành văn cũ, nếu mình làm mới nó là làm mất luôn nhân vật.

    Đấy như cái ví dụ Nữ hoàng và tể tướng trở xuống lẽ ra muốn lấy của Mark Twain nhưng vứt tủ nào không nhớ nên để lục sau. Mà chắc cũng không cần lắm.

    Hình dung bối cảnh văn hóa một tí: ví dụ tương đương ở VN là một ông không hiểu từ "súng canon" và ông ấy thắc mắc, nhưng nói "savon" đúng kiểu lại không ý kiến gì thì hơi lạ. Nhưng bảo 'xà bông' ông ấy biết thì bình thường. Giờ tương tự là ông người Ấn trong truyện không hiểu từ 'súng canon' nhưng nói 'áo vét' thì ok :)).

    Nếu nhà chiêm tinh ăn nói nghe nó xuôi, và nghe không già - thì cái miêu tả lão ấy già, rềnh rang và khoa trương sẽ thành ra vô nghĩa.

    Vắn tắt nhất thì quan điểm khi dịch phải theo ngôn ngữ hiện đại:
    • Đúng khi chỉ cần hiểu ý khái quát. Bối cảnh văn hóa gần nhau về thời gian. Không gây ra sai sót đặc biệt.
    • Sai khi làm mất những dấu chỉ văn hóa/gốc tích của nhân vật. Làm mờ xung đột về ngôn ngữ/văn hóa dẫn đến nhìn nhận sai.
    Nói thì phức tạp nhưng đem làm phim/kịch thì nó dễ nhìn hơn nhiều *sigh.

    @Kronpas : cậu Moe cậu ấy dùng là "nên". Ông Cộng mạng nói ví von là nó có thể làm mất chất lời thoại. Cậu Moe bảo chả liên quan, tôi giải thích thì cậu ấy bảo tôi hiểu sai. Cậu thì bảo là linh tinh.

    Mà nói thật là có cần phải hục hặc thế không, tôi thấy quý nội dung của thớt với nể ông Garfield nên tìm cách diễn đạt không được à? :)) Tìm cách diễn đạt, không đâm chọc ai mà cứ làm như thể thù hằn thế thì hơi ngại thật.
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/5/15
  12. Mr.Garfield

    Mr.Garfield The Cat Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/10/06
    Bài viết:
    6,734
    Nơi ở:
    Ha Noi, Vietnam,
    @Platina Monk: Thì tớ cũng đâu advocate cho việc sử dụng ngôn ngữ hiện đại cho mọi bản dịch, cái tớ nói chỉ áp dụng cho cái ví dụ đầu đấy thôi, chứ ko bảo là ở đâu cũng như thế cả.
    Về căn bản mà nói thì tớ cũng đồng ý với ý kiến của cậu. Chỉ có mỗi đoạn ví dụ 1 về từ sensei kia là thấy ko hợp lí, vì bản thân tác phẩm nguồn cũng là bối cảnh hiện đại nên hiển nhiên khi dịch sẽ dùng từ ngữ hiện đại. Ví dụ đấy nó không support cho cái line of reasoning của cậu.

    Mà theo tớ thấy thì đồng chí Moe cũng hiểu và đồng tình với cái ý kiến này, chỉ tội 2 bạn có vẻ hiểu nhầm ý nhau ngay từ đầu cùng với việc diễn đạt + quote bài không dễ hiểu cho lắm nên cứ cãi nhau mãi ko xong. =))

    Ừ dĩ nhiên là tuỳ tình huống mà. Cái tớ viết là trường hợp một cô gái nói chuyện với ông bác sĩ trẻ trong bối cảnh chắc khoảng giữa thế kỉ 20 thì từ "sensei" đấy người Việt sẽ đổi thành "bác sĩ". Căn bản thi thoảng xem tivi thấy mấy chương trình đối thoại với bác sĩ này nọ họ toàn dùng như thế thấy cũng hợp lí nhất rồi. :))
    Cái này nếu muốn chính xác hơn chắc phải nghiên cứu xem từ "tiên sinh" có còn phổ biến vào khoảng giữa thế kỉ 20 ở VN ko. Nếu ngày xưa các cụ nhà mình cũng gọi bác sĩ, thầy giáo là "tiên sinh" thì sẽ dùng tiên sinh, ko thì thôi khỏi dùng.
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/5/15
  13. Platina Monk

    Platina Monk Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    18/2/05
    Bài viết:
    463
    Thì ngay từ đầu là vẫn nói là có cái gì để bình đâu, 'tương đối' với 'tuỳ tình hình' cả. Chả hiểu thế nào lại bị bảo là vặn vẹo. Quan điểm của ngổ là đứa nào tố cáo mà mình vô tội là phải vác cả gia phả ra chứng minh. *hổ báo :3cool_nosebleed:

    (Còn nó tố phải thì phải nhận... :2cool_beated:)


    Nói thật là mấy cái văn kiểu Tả Ao đọc thì nhớ được cái lối viết với cái ý đấy thôi. Làm dịch thì nhớ kinh nghiệm rồi sau đấy cứ thế mà làm, chứ đùng cái có hỏi là không nhớ ra cụ thể được, vơ tạm, gọi là đại ý thế :)). (Bỏ 'tiên sinh' nó khác đi đôi chút - sang mấy lão nông dân mà bỏ đi nói ngọng với rề rà... kiểu kiểu vậy)

    Về từ tiên sinh thì - nhớ láng máng thôi - lúc Việt Minh lên nắm quyền trước đánh Pháp là còn lứa ông đồ đi thi mấy khóa cuối của nhà Nguyễn. Được vài cụ trong số đấy truyền chữ lại cho con - đẻ ra mấy ông đời F1 của viện Hán Nôm với mấy khoa ngoại ngữ sau này. Như các cụ đấy là còn dùng tiên sinh. Sau đấy chống phong kiến thì nghỉ hẳn, tch.
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/5/15
  14. Cộng Mạng

    Cộng Mạng T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    30/7/12
    Bài viết:
    553
    Giải quyết xong rồi đổi không khí nào.

    [​IMG]
     
  15. Moe~~~

    Moe~~~ You Must Construct Additional Pylons Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/11/08
    Bài viết:
    8,531
    Idiom và các tác phẩm văn học nói chung với giới dịch giả thì hầu như là không bao giờ dịch được. Cái này nó là fact. Có rất nhiều tác phẩm thơ khi dịch lại biển thành văn và ngược lại. Thường khi dịch văn học, thì trăm phần trăm là bản gốc với bản dịch đọc khác nhau vì phải xài nhiều thủ pháp. Cho nên nhiều khi các cậu chửi cái thằng này dịch truyện này như c, thì cũng phải thông cảm cho nó.


    Đệt, hẳn là 1st post phang luôn...

    Buồn cười cái là "tính trung thành" trong cái tài liệu Lí thuyết dịch mình học nó khác với cái "tính trung thành" mà mình đang được mở mang ở đây :))
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/5/15
  16. Kronpas1997

    Kronpas1997 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/9/02
    Bài viết:
    30,806
    idioms ko dịch được, mà phải tìm thành ngữ tương đương bưng vào.

    One stone two birds. Tiếng Nhật chắc 一石二鳥? Tiếng trung hình như là nhất cử lưỡng tiện, hay nhất tiễn song điêu?

    Cái này thì ko phải thành ngữ, derp quote cho teen thôi: Aim for the moon. If you miss, you may hit a star. Tiếng Nhật dịch sao?

    Pop culture: Do or do not, there is no try. Nhật, Trung, Việt dịch câu này thành gì?

    Phần này cực kì khó, Anh Nhật hay Nhật Anh thì cũng thế thôi. Tiếng Việt nhiều ông còn chả thèm dịch, làm nguyên cái TL note nửa trang giấy thuyết minh. Literal trans là lựa chọn tồi tệ nhất vì chỉ có người dịch hiểu, người dùng bản dịch mù tịt. Sách dịch tiếng Hán/Nhật sang Anh vì thế đọc cực kì chán do mất hết cả thành ngữ tục ngữ ẩn ngữ (cũng một phần vì mình là người Việt nữa).
    Đọc một hai lượt thấy diễn đạt nhì nhằng quá thì comment là 'ko hiểu', quen biết gì đồng chí mà phải hục hặc? Có thể do cách nói vỗ mặt, ko thích nghe thì bơ đi thôi chứ tớ ko có ác ý.
     
  17. Cộng Mạng

    Cộng Mạng T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    30/7/12
    Bài viết:
    553
    Thành ngữ tục ngữ ca dao thì tốt nhất là chọn câu trong tiếng nước mình có cùng ý nghĩa với câu gốc, còn trường hợp không có thì dịch rõ ý nghĩa của câu. Câu trên nếu dịch sang tiếng Nhật sát ý nghĩa thì như này cũng được 月を狙え!ミスっても星には当たるかもしれない

    Điều muốn nói trong bức hình trên là Square Soft chọn từ dở thôi. Dịch mấy cụm từ này qua tiếng Anh không phải quá khó với người dùng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ.

    P/s: tư tưởng Đông phương, kinh Phật còn dịch được đầy đủ nghĩa qua tiếng Anh (dù hơi dài) được nữa kìa, huống hồ gì ba câu thành ngữ này. Ăn thua ở trình độ thằng dịch.
     
  18. TuDragon76

    TuDragon76 Samus Aran the Bounty Hunter

    Tham gia ngày:
    9/6/02
    Bài viết:
    6,144
    Nơi ở:
    HCMC
    Cái này hỏi cho biết thôi, không có ý gì : Buddha bên Tây Phương dịch là gì ? Enlighten One ? Nếu là Enlighten One thì không sát ý nghĩa từ Buddha
     
  19. Moe~~~

    Moe~~~ You Must Construct Additional Pylons Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/11/08
    Bài viết:
    8,531
    Ăn thua ở trình độ "thằng đọc"

    Kinh Phật dịch sang được vì ở thời đấy dịch thuật và ngôn ngữ nói chung chưa phát triển, nên ít bị vặn vẹo. Ngó về các tác phẩm văn học được dịch bây giờ, xem dân nó có chửi liên tục không.

    Buddha nó là buddha chứ còn Tây phương dịch nào nữa?
     
  20. Hoursea

    Hoursea Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    31/12/09
    Bài viết:
    4,394
    Và nói chung là trình độ nhân viên dịch thuật của một công ty lớn như Square Soft còn thua cả mấy thằng lông bông tối ngày chơi game trên GameVN. :4cool_confuse:
    Thôi off mịa topic đi các bác, càng đọc nghe càng hư cấu. :8cool_amazed:
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này