Nếu giả sử sách còn sống và dẹp được loạn ở giang đông,khống chế được vùng này chắc trong tay(thời gian chắc mất khá nhiều,phải sau trận Quan Độ). Nếu trận Quan Độ theo lịch sử là Tháo thắng thì Sách muốn mở rộng lên phía bắc thì phải dẹp được Biểu trước. Nếu trận Quan Độ Tháo thua thì Sách có cơ hội lớn hơn tiến về phía bắc mà không nhất thiết phải diệt Biểu. Giả thuyết như thế thì hợp lý hơn.
Cái khó 1 :Sau khi Tôn Kiên chết, Sách phải nương nhờ vào Viên Thuật, Nếu không có Ngọc tỉ sẽ không thể mượn quân của Viên Thuật mà gây dựng lại cơ đồ. Chưa nói đến Lưu Biểu ở Kinh Châu đất rộng, người đông chưa hề xảy ra cuộc giao tranh lớn nào (Kể cả tham gia vào thảo phạt Đổng Trác). Sách nếu muốn đánh qua Kinh Châu là điểu không thể. Cái Khó 2: Để đánh đươc Hứa Xương như bạn nói sẽ phải đi qua Thọ Xuân, Bộc Dương điều này càng khó vì từ Giang Đông kéo quân xa như vậy ắt lương thảo sẽ không đủ cho một trận đánh dài hơi. Còn một hướng để đến được Hứa Xương nữa là Đánh thẳng vào Viên Thuật. Cái này thì dễ hay khó các hạ tự suy ngẫm
Bác ơi , trận Quan Độ là Thuật nghẻo mất rồi =.= . Đánh từ Thọ Xuân lên Hứa Xương phải qua 2 cửa , 1 là 1 thanh Thọ Xuân thành cao hào sâu , 2 la 1 thành Nhữ Nam mà đường tiến binh rất hạn chế , cơ giới phá thành phải gỡ ra để đưa vào đánh , lúc đó xác suất bị úp ngược từ Từ Châu nữa . Tôn Sách muốn tiến binh thì đúng như bác nói , phải diệt Biểu trước , có Kinh Châu lúc này 1 đánh típ vào đất Thục 2 là ta lấy Tân Dã , rồi mới tiến binh lấy Thọ Xuân , 2 đầu Tân Dã Thọ Xuân 1 lcus đánh Nhữ Nam và dồn binh úp Hứa Xương khả thi hơn từ đầu tiến binh Thọ Xuân . Ngoài ra theo quan nhớ là Sách có ý định lấy Giang Hạ của Biểu , nói chung là Sách lấy Kinh Châu trước . Nếu đánh Tào trước thì có thể thắng đấy , nhưng thắng thảm , mà thắng thảm thì thằng Viên Thiệu nó hốt lun à .
Nói thật , Tôn Sách có sống thêm 10 - 20 năm thì đã sao nào ? Ngu ngốc ko đánh Biểu trước mà tiến binh Bắc Phạt chỉ tổ tự sát . Ưà thì Quan Độ chi chiến THáo dồn binh đánh Thiệu , các thành còn lại binh rất ít . Thì đã sao nào ? Diệt đc Tào rồi thằng Thiệu ko thừa cơ úp ngược à ? Bọn sĩ tộc ko thừa co nổi dậy à ? Thằng già Biểu ngồi yên run đùi chắc ?
Tầm nhìn hạn hẹp quá . Chả ai chọn đường khó mà đi cả . Kinh Châu hay Nhữ Nam đều là hạ sách . Thượng sách là tiến quân Hợp Phì lấy Từ Châu . Sau Xích Bích Tôn Quyền muốn tiến vào Trung Nguyên cũng chọn đường Hợp Phì nhưng đánh không nổi Trương Liêu . Còn ở thời điểm Quan Độ thì Tháo vừa đánh đuổi Lưu Bị khỏi Từ Châu . Từ Châu trải qua chiến tranh , lòng người chưa ổn , phòng thủ cũng chưa vững . Dàn tướng khủng của Tào đang ở Quan Độ cả rồi . Sách lấy Từ Châu làm bàn đạp tiến vào Trung Nguyên là đẹp nhất , giữ cái thế ngồi xem 2 hổ đấu nhau . Chờ đến lúc 2 phe Viên - Tào lưỡng bại câu thương mới tiến binh tiếp tục , bảo đảm hốt hết 2 con hổ què .
theo như cmt của cậu này thì thành nào Sách muốn công chiếm cũng đều đầy ắp binh sĩ và lương thực thì phải:( Năm 199 Tào Tháo thôn tính xong Lữ Bố chiếm được thành Từ Châu giáp với địa hạt của Viên Thuật. Trước mặt sau lưng đều có địch Thuật phải phá thành, đốt cung điện rồi chạy về Thiệu, thành Thọ Xuân lúc đó chỉ còn cái vẻ ngoài bên trong thì tan hoang. Sách lúc đó dự định sẽ tấn công quận Quảng Lăng rồi đánh chiếm Thọ Xuân rồi lấy đó làm nền tảng đánh Hứa Xương. Trước đây Sách đã từng nương nhờ Thuật ở Thọ Xuân nên Sách biết rất rõ địa thế thành Thọ Xuân như nào để có thể vạch kế hoạch công thành dễ dàng. Còn phía hậu cần của Tôn Sách thế nào? mình trả lời luôn nhé: các cậu có biết thành Sài Tang trước lúc Sách công hạ thế nào không! là một cái thành nhỏ dân cư thưa thớt, chỉ sau 5 năm Sách chiếm đóng nó đã trở thành một thành trì lớn sánh ngang Kinh Châu. Cuối cùng là về con người, Sau khi Tôn Kiên hi sinh, Tôn Sách mới có 16 tuổi. Đã tưởng quân Giang Đông tan rã cả sau cái chết của Kiên, may sao được các tướng tâm phúc với Kiên là Trình Phổ, Hoàng Cái, Hàn Đương …cùng với người anh họ của Sách là Tôn Bôn thu thập số quân còn lại nương náu nhờ Viên Thuật. bởi thấy Thuật bụng dạ nhỏ nhen, xa xỉ tham lam vô độ nên Sách cương quyết ly khai khỏi Viên Thuật, dẫn binh quay về sửa sang lại xứ Giang Đông - vùng đất dấy nghiệp của cha mình, từ bỏ việc tham dự vào việc tranh bá quyền ở Trung Nguyên. Khi về Giang Đông Sách đánh tan quân của Nghiêm Bạch Hổ, Lưu Do để nắm quyền lực tuyệt đối ở Giang Đông, sau đó đưa người cậu là Ngô Cảnh ra làm Thái thú Đan Dương, đưa anh họ là Tôn Bôn ra làm thái thú Lư Lăng .... Một mặt trọng dụng các tướng cũ của cha, một mặt chiêu dụ được rất nhiều anh tài (như Chu Du, Trương Chiêu, Trương Hoành , Thái Sử Từ...) khiến Giang Đông trở thành một thế lực đáng kể trong đám quần hùng cát cứ khắp Trung Quốc lúc bấy giờ. Khi Sách chết mới có 26 tuổi. Như vậy Sách nắm thực quyền lúc 19 tuổi, chỉ có 7 năm từ một cơ sở tan rã rệu rạo đã chinh phục cả xứ Giang Đông với 7 quận (Cối Kê, Ngô Quận, Đan Dương, Dự Chương, Lư Giang, Quảng Lăng, Sài Tang) kéo dài từ Giang Tô đến Giang Tây. Như vậy đủ thấy Sách là một tài năng không phải tầm thường mà là thật sự kiệt xuất. trận Quan Độ, Tháo phải dốc toàn bộ binh sĩ ra đó để đánh một trận quyết định vì thế thành Hứa Xương và các thành khác đang trong tình trạng ít được bảo vệ đó là điều kiện đặt ra để Sách tấn công vào trung nguyên. Lúc còn dưới quyền Thuật, Sách được thuật giao cho 3 vạn binh sĩ và buộc Sách phải công hạ thành Lư Giang có hơn 1 vạn quân (theo sử sách Lư Giang cách thọ xuân 800 dặm vừa đi vừa về phải mất 20 ngày ) Sách chỉ dẫn theo 5000 khinh kỵ ngày đêm hành quân, chi sau 13 ngày cả đi lẫn về, đầu của thái thú Lư Giang là Lục Khang được giao cho Thuật. Việc tấn công bất ngờ khiến Lục Khang không kịp chuẩn bị thì nhiêu đó đủ để thấy cái võ và cái trí của Sách thế nào. Còn về vấn đề này nữa: ngay từ đầu mình chỉ đặt có 1 điều kiện là Tôn Sách còn sống thôi chứ còn trận Quan Độ vẫn đúng theo lịch sử mà còn nếu cậu muốn có thêm điều kiện Thiệu theo lời Điền Phong thắng trận Quan Độ thì mình nói luôn nếu Thiệu nghe lời Điền Phong thì làm gì có trận Quan Độ mà thắng, Phong có ba lần hiến kế, lần thứ nhất khuyên Thiệu đánh Tháo lúc Tháo bắt được Hán Hiến Đế, lần khuyên thứ hai là lúc Tháo tấn công Từ Châu của Lưu Bị, nhưng lúc đó Thiệu không nghe vì thằng con bị bệnh không còn tâm trí để điều quân, lần thứ hai Phong khuyên Thiệu không nên đánh mà hãy rút về thành, lúc này Thiệu vẫn không nghe mà còn nhốt Phong vào nhà giam. Lần khuyên thứ nhất diễn ra vào năm 195 lúc này Tháo bắt được Hán Hiến Đế còn Sách thì đang chuẩn bị về Giang Đông lập nghiệp. Nếu Thiệu nghe Phong lần này thì chả có gì để nói vì Sách có gì đâu để đánh Tháo Lần khuyên thứ hai: Năm 200 Tháo tấn công Từ Châu của Lưu Bị, nhưng lúc đó Thiệu không nghe vì thằng con bị bệnh không còn tâm trí để điều quân mà việc điều quân lại để cảm xúc chen vào thì khó thành. Lần khuyên thứ ba: Cũng trong năm đó nhưng mà lần này lại khuyên Thiệu rút về, mà đã rút về thì Sách tấn công Hứa Xương làm gì chứ và làm gì có trận Quan Độ do đó muốn có trân Quan Độ trước hết phải bỏ Điền Phong ra thay vào đó là phải buff IQ anh Thiệu lên mới được
A ... bạn ơi . Tào thắng trận Quan Độ chỉ mất 5% lính , ngoài ra Hợp Phì năm đó Trần Đăng trấn thủ , ông ta võ ko bằng Liêu đại ca , nhưng trí hơn Liêu đại ca . Chọn Hợp Phì tiến binh đúng là thượng sách , thì sao nào ? Bọn sĩ tộc Giang Đông lúc nào cũng hăm he nổi dậy cả , ngoài ra Tôn Sách còn phải đánh 1 trận Giang Hạ để giết Hoàng Tổ , làm mất đi 40% sức lực của Biểu ( trong Hoả Phụng Liêu Nguyên tên Chiến Thần này chọn sách lược này , ông ta sai Lữ Mông đánh 1 trận tan quân Hoàng Tổ , chiêu đc Cam Ninh trong trận này , ngoài ra Lăng Thống kill Hoàng Tổ nữa ) . Sau khi đánh xong Giang Hạ , Chu Du , Trương Chiêu đề nghị ông dẹp cái bọn sĩ tộc chết tiệt đó , Sách bắt đầu triển khai càng quét Giang Đông thì ăn tên của 3 thằng du thủ du thực mà chết . Nếu ông sống tiếp thì có lẽ công việc trấn an lúc thành công mất 1 năm , nếu ông ta tài như trong HPLN thì mới mất 1 năm nhé, nếu ông ta ko đc như thế thì 3 năm là cùng . Ông ta tiến binh dẹp Hạ Phì mất 7 tháng ( còn tuỳ Trần Đăng năm đó , nếu thằng này gà thật thì 3 tháng ) , lúc này Tào Tháo đã chiến thắng Quan Độ , theo kế sách Quách Gia cho anh em nhà Viên tự giết lẫn nhau , đem binh đánh lại Tôn Sách , vậy nhé .
Từ Châu địa hình thế nào , đại tướng Thái Sử Từ rõ như lòng bàn tay . Trần Đăng đánh với Thái Sử Từ , đừng nói 3 tháng , 10 ngày e cũng không giữ nổi Từ Châu . Mình chỉ nói 1 câu thế này , bạn nhiễm Hỏa Phụng Liêu Nguyên quá nặng rồi đấy . Chiến tranh không phải đơn giản như bạn ngồi gõ bàn phím mà suy luận .
À tại cái truyện đó hay quá . Thái Sử Từ là 1 danh tướng tài ba , nếu ko phải Tôn Sách chết sớm , ông ta đã nổi danh thiên hạ rồi . Mà bạn cũng gõ bàn phím suy luận y như mình , sao lại nói mình như vậy =.=" . 1 khi đánh mất Tư Châu , Tôn Sách hoàn toàn ngư ông đắc lợi , nếu tính toán đúng thì có lẽ đúng là vậy , ông ta sẽ thắng .
Đọc 1 hồi chả còn ai đi theo giả thuyết ban đầu nữa .... Ý của mình nếu tào thua trận quan độ thì ai lấy được thiên hạ chưa biết nhưng lưu bị thì chắc là không được. Lúc này viên thiệu sẽ dồn quân đánh tào, lưu bị theo đuôi đi đánh nên ko lấy được gia cát lượng cộng với cách nhìn của lưu bị lúc này là không có nhiều tham vọng nên thiên hạ không thuộc về lưu bị
Cũng biết đâu , còn tùy tình hình lúc đó , mà bạn nghĩ Lưu Bị sẽ theo đuôi như vậy sao ? Ông ta ko có binh mã , sau khi bị Tào Tháo đánh 1 trận tanh bành , Từ Châu mất , anh em vợ con thất lạc tứ phương vừa họp lại là kéo đi nương nhờ Lưu Biểu . Ông ta dựa vào Lưu Biểu , mà lúc này Kinh Châu đang nổi lên sóng gió , ông ta lại đích thân ủng hộ Lưu Kì , tranh đấu chính trị , phát binh theo đuôi Thiệu ư ? Lỡ đâu Thiệu nhắc lại chuyện cũ ông ta rời bỏ Thiệu thì sao ? Lỡ đâu ông ta bị giết ? Không lẽ Lưu Hoàng Thúc , kẻ sẵn sàng vuwats bỏ vợ con anh em chỉ để cứu lấy bản thân mình ko nghĩ ra điều dó hay sao ? Nên mình nghĩ tam cố thảo lư vẫn diễn ra .
Thấy bác chơi game với phân tích chiến thuật chu toàn, chắc bác học bên quân sự hay có nghiên cứu sâu ạ?
Bạn không hiểu tính cách cũng như cách nghĩ của lưu bị rồi. Vào thời điểm này lưu bị chỉ có lý tưởng đó là phục hưng nhà hán mà hán đế lại đang là con rối trong tay tào tháo nên chỉ cần viên thiệu bỏ thù cũ gọi lưu bị đánh tào lưu bị chắc chắn sẽ đồng ý
Theo mình thấy thì đối với đất Từ Châu thì Trần Đăng ăn đứt Thái Sử Tử nhé.dòng tộc ông ta có tiếng ở đất này,lên ngoài việc nắm quân sự,nội chính vô cùng thuận lợi.vì thế mình thấy Thái Sử Từ chỉ hơn vũ dũng thôi chứ về cái khác khó ăn được Trần Đăng. Còn chuyện giả thuyết thì vì đi theo mỗi suy nghĩ lên có thể khác nhau.giả thiết Sách sống thêm thì có làm kết cục khác đi ko thì mình nghĩ nó có thể sẽ khác đi,nhưng để Sách Thống nhất TQ hay chiếm được Trung Nguyên thì cần thêm rất nhiều điều kiện.Tuy không phải chê Sách kém cỏi nhưng quả thực Giang Đông cũng có nhiều vấn đề và không hề yên bình như miêu tả.Ngoài ra tướng của Tháo thì các bạn biết rồi đấy,nhìn thì chiến công có vẻ không nổi bật như Thục nhưng có thể nói 1 chữ Ổn dành cho tướng Ngụy.Công cũng ổn mà thủ cũng ổn lên việc Giang Đông nhăm nhe tiên lên đất Tào là cũng khá khó ăn chứ không dễ như suy đoán.(Cứ như Trương Liêu thủ đất thì Tôn Quyền công cũng có ăn được đâu)
Thiệu là 1 kẻ bảo thủ , ông ta ko phải người công tư phân minh , 1 khi nghịch ý ông ấy ông ấy liền ko nể nang công lao cao bao nhiu đều đuổi đi ( Điền Phong vào tù , Thư Thụ cách chức ) , Quan Vũ anh em của Lưu Bị chém mất 2 dũng tướng của Viên Thiệu là Nhan Lương Văn Sú đã ko nói rồi , Bị còn rời bỏ ông ta nữa , thử hỏi ông ta bỏ qua ? Khi Thiệu đã diệt Tào và kéo binh đánh Bị , Thiệu sẽ mắc chứng bệnh giống như Tào A Man đó là khinh địch ( Tào A Man còn khinh địch , ông này còn ngốc nghếch hơn Tào A Man nữa thì nghĩ sao ko khinh địch đc ? ) . Lúc này Lưu Bị đã có Gia Cát ( theo suy đoán ) . Mấy bác nhớ trận hỏa thiêu Tân Dã 50 vạn quân của Hạ Hầu Đôn do khinh địch mà chết sạch ko ? Thế có thể suy ra , Thiệu còn thảm hơn cả anh Hạ Hầu .
Bạn nói thế thì tự đạp đổ luận điểm của mình là viên thiệu thắng trận quan độ rồi. Một khi đã thắng trận thì lịch sử đã thay đổi, viên thiệu đã thay đổi có thể ông ta vẫn bảo thủ nhưng còn điền phong thì viên thiệu khó mà thua được. Lúc này lưu bị còn chưa có từ thứ nên chả có người khuyên can được mà từ thứ không bị tào tháo ép về thì lại càng không giới thiệu gia cát cho lưu bị. Mà kể cả có từ thứ thì lưu bị chỉ có thể tự bảo vệ chứ không thể xưng vương được
Về việc Điền Phong vào tù như trên chỉ là 1 ví dụ của mình để nhấn mạnh tính bảo thủ của ông ta thôi . Lúc này đúng là Lưu Bị chưa có Từ Thứ , nhưng Tào Tháo thua trận Quan Độ là ông ta ko chết nha , bạn cũng biết Tào đại ca ko bao giờ bỏ cuộc như Thiệu , ông ta sẽ tự giục lại tin thần và tiếp tục chiêu binh đánh Thiệu , Thiệu sẽ phải dẹp Tháo dứt điểm . Sau khi dẹp Tháo dứt điểm ông ta phải lôi kéo các phe cánh cũ của Tào Tháo và Hán Hiến Đế hướng về mình ( đơn giản hơn Tào Tháo nhiều , vì là người nhà họ Viên ) . Việc lôi kéo phe phái ít nhất 2 năm ( theo THáo lâu rồi khó dứt , ngoài ra phải lôi kéo sĩ tộc nhà Hạ Hầu nữa , khó lắm đấy ) , lúc này Tôn Quyền trị vì Đông Ngô , ông ta sẽ có 3 hướng dấy binh , 1 là đánh Tôn ( 30% ) , 2 là Bị ( 50% ) , 3 là Đằng ( 20% ) . Binh lực tướng tá đầy đủ , nhưng có lượng lại thiếu chất . Dấy binh đánh Bị lúc này sẽ đối mặt với Từ Thứ rồi , mà hình như bạn cho rằng Tư Thứ ko có tài ? Ông ta tài ko bằng Gia Cát nhưng đánh tan quân Thiệu ko phải là ko có khả năng đâu . Mà bạn nói kể cả có Từ Thứ thì Lưu Bị chỉ có thể tự bảo vệ mà ko thể xưng vương là sao ? Nếu diễn biến theo lịch sử Lưu Bị tiến đánh Ích Châu , làm gì ông ta ko xưng vương đc ? Từ Thứ đau phải trung thần Hán Thất gì đâu mà cản ông ta ? Mà Từ Thứ cũng ko ghen tuông như Bàng Thống đâu , nên mình nghĩ ông ta sẽ tiến cử Gia Cát , nếu ko lúc ra đi ông ta chẳng kêu Lưu Bị đi chiêu Gia Cát làm gì .
Đằng? -0%- Quyền chả ngu đến độ vác quân lên bờ đi 1000 dặm qua Từ Châu, Hứa Đô, Trường An đánh Đằng....Nếu Thiệu thôn tính xong Tháo, đất đai của Tháo thì với dã tâm của họ Viên thì Thiệu cũng giống như Tháo vậy, tuy chưa xưng vương nhưng uy quyền lấn át thiên tử. Với thế lực của Thiệu lúc này, Tôn gia chắc chắn phải liên minh với Lưu bán dép ở Kinh Châu thôi, lịch sử lại túc tiệp. Đến đây xảy ra 2 t/h: _ nếu Thiệu giống Tháo, coi vua chả ra cái đinh j thì lịch sử lại túc tiệp như trước đây. _nếu Thiệu khác Tháo, yêu vua thì Mã đằng sẽ ko vào hứa đô, cũng ko chết, mã siêu ko đem quân tây lương đánh báo thù, tây lương vẫn yên ổn. Lưu bán dép sau khi có Kinh châu ( ko có xích bích chưa chắc Bị có Kinh Châu, Lưu Tông kế nghiệp, còn nếu có chắc chỉ GCL mới biết bằng cách nào ), yên ôn làm ăn, chả thèm chiếm ích châu làm j, tôn gia cũng nằm yên hưởng thái bình...
Bạn có biết binh lực của viên thiệu có bao nhiêu trong trận quan độ không? Bạn đừng nhìn game và mấy quyển truyện tranh mà đánh giá. Viên thiệu trong trận quan độ có 70 vạn quân mà tào tháo chỉ có 7 vạn. Thua trận này thì quan tào như rắn mất đầu và gần như ko thể vực dậy. Với binh lực mạnh và lương thực đầy đủ viên thiệu hoàn toàn có thể thịt tào ngay lập tức. Còn về việc bạn nghĩ cần lôi kéo phe phái thì thật là nực cười, sau khi diệt xong tào chả cần viên thiệu lôi kéo các phe phái sẽ tự động tìm đến cửa ông ta mà quy thuận. Còn về lưu bị từ đầu đến cuối lưu bị cũng chỉ có 1 mục đích đó là phục hưng nhà hán nên ông ta ko có nhiêu tham vọng với thiên hạ. Từ thứ giỏi điều này ko phải bàn nhưng xét về mặt toàn diện ông ta ko nhìn được đại cục cuối cùng chết gìa ở bên tào chính là bằng chứng tốt nhất