Trần Đăng chỉ là quan văn , không biết bày binh bố trận thì ăn sao được 1 đại tướng tầm cỡ như Thái Sử Từ . Ngược lại Trương Liêu là đại tướng , binh pháp tinh thông , hành quân bố trận hợp lý , lại có thể xuất kỳ bất ý tiến công nên mới thắng được Tôn Quyền . Đánh chiếm được thành xong chém hết dòng tộc Trần Đăng là yên được Từ Châu chứ có gì đâu . Ai không theo thì chém . Thiệu đánh tan Công Tôn Toản xong dòng tộc ông này có kết cục thế nào ? Thiệu có phải lo các vùng đất đó làm phản ? Thời loạn , nắm binh là có quyền . Dụng binh phải nhờ đến cái vũ dũng của các đại tướng chứ không phải nhờ mấy ông quan văn . Ngay đến các mưu sĩ hàng đầu của Tào như Quách Gia - Giả Hủ suốt trận Quan Độ cũng không thể hiện được gì nhiều . Nếu không nhờ Hứa Du từ phe Viên Thiệu chạy qua hiến kế cướp kho lương Ô Sào , chưa chắc gì Tào Tháo đã có thể thắng được . Trên chiến trường Tào Tháo nếu không nhờ 1 loạt đại tướng Trương Liêu - Từ Hoảng - anh em Hạ Hầu , thử hỏi mấy ông quan văn Quách Gia - Giả Hủ - Tuân Úc - Tuân Du làm được trò trống gì ? Chủ yếu là đam mê tạo động lực tìm tòi nghiên cứu , tranh luận để rèn luyện khả năng trình bày ý tưởng .
cậu xem thường bọn mưu sĩ quá đáng rồi đấy. Từ trước đến nay mưu sĩ luôn có chỗ trong quân đội, họ có cái nhìn khách quan, toàn diện hơn các tướng sĩ trước trận chiến, cũng giống như trong bóng đá vậy HLV là người vạch chiến thuật cho đội khi thấy cá nhân nào hoạt động không tốt thì thay ra. một trận thắng có thể do công cầu thủ, hai trận thắng cũng có thể do công của cầu thủ nhưng đến trận thắng thứ ba thì lại là do công của HLV. mà thôi không lái sang bóng biếc gì nữa bây giờ mình sẽ kể cho cậu một số công của mưu sĩ trong tam quốc - Lữ Bố, Trương Liêu anh dũng thiện chiến tại sao lại bại? nếu không nhờ Tuân Úc, Quách Gia khuyên nên đánh gấp. phá bờ đê sông Nghi Thủy và sông Tứ Thủy khiến thành Hạ Bì ngập trong nước thì còn lâu Tháo mới công phá được hạ Bì. - Giả Hủ hiến kế cho Trương Tú giả vờ đầu hàng và đã dùng hỏa thực hiện một cuộc tập kích vào quân của Tào Tháo trong trận chiến Uyển Thành, tiêu diệt toàn bộ quân Tào. - Trận Quan Độ, lương thực quân Tào gần cạn, Tào Tháo muốn lui nhưng Tuân Úc đã can ngăn rằng "Tuy nay lương thực trong quân đội khiếm khuyết, nhưng chưa bằng tình hình khiếm khuyết lương thực hai quân Sở và Hán đánh nhau tại Huỳnh Dương và Thành Cao. Lúc bấy giờ Lưu Bang và Hạng Võ không ai chịu rút lui cả. Vì kẻ nào rút lui trước thì kẻ đó sẽ bị thiệt hại to. Nay ngài với một binh lực yếu kém hơn, mà đã chia ranh giữ đất, nắm lấy yết hầu của đối phương để chúng không thể tiến lên được. Tình hình đó đã kéo dài nửa năm rồi, vậy một khi tình hình diễn biến đến mức cùng cực, thì tất nhiên sẽ có biến động. Đến chừng đó, chúng ta sẽ dùng kỵ binh tập kích, chắc chắn sẽ giành được thắng lợi thôi". Tào Tháo nghe theo, lệnh cho các tướng sĩ cố sức giữ thế trận. Và sau đó quân Tào đánh bại Viên thiệu ở Quan Độ lưu danh sử sách - Trận đồi Bác Vọng nếu không có Lượng vạch kế hoạch, chiến lược thì làm sao ngăn được "Đôn chột" tiến đánh Tân Dã - Trận Xích Bích Tào Tháo quân đông tướng mạnh nhưng vẫn đại bại trước kế hỏa công của Chu Du đấy - Quan Vũ coi khinh mưu sĩ, thiên vị võ tướng không nghe lời Mã Lương phòng bị quân Ngô bị Lỗ Túc, Lã Mông dùng kế bắt sống - Lục Tốn hỏa thiêu Di Lăng tiêu diệt đại quân Lưu Bị khiến nhà Thục thiệt hại nặng nề không thể kể xiết - Cuối cùng là Trần Đăng: Trần Đăng cai trị quận Quảng Lăng giáp với Giang Đông - Dương châu, rất được lòng người khu vực sông Hoài, sông Trường Giang, vì vậy khiến Tôn Sách – người đang làm chủ vùng Giang Đông thuộc Dương châu – lo ngại. Ông mang quân ra Xạ Dương, ngầm dùng kế ly gián, trao ấn tín cho các thủ hạ cũ của Nghiêm Bạch Hổ (tướng Giang Đông bị Tôn Sách đánh bại), liên kết với họ để chống lại Tôn Sách[3]. Họ Tôn sai Khuông Kỳ cầm quân đánh Trần Đăng[4]. Khi quân đến lần đầu, mọi người đều lo lắng vì nghe đồn lực lượng quân địch rất đông, khó chống cự được. Trần Đăng trấn an mọi người và sắp đặt cách đối phó. Ông ra lệnh đóng chặt cổng thành, cấm mọi người gây tiếng động. Quan sát thấy quân Giang Đông chuẩn bị tấn công, bèn hạ lệnh quân trong thành sắp vũ khí sẵn sàng chiến đấu từ đêm. Rạng sáng hôm sau, ông mở cửa nam thành, dẫn quân bất ngờ tập kích doanh trại địch. Ông tự mình đánh trống thúc quân đánh giết, quân Giang Đông không kịp trở tay, bị đánh bại phải tháo chạy[1]. Họ Tôn tức giận mang quân quay trở lại, Trần Đăng liệu thế khó chống cự nổi bèn sai Công tào là Trần Kiểu về Hứa Xương cầu cứu Tào Tháo. Ông tự mình mang quân ra khỏi thành 10 dặm lập trại, sai quân đốt đuốc đứng cách nhau mỗi người 10 bước. Đồng thời, ông lệnh cho quân trong thành hò reo lớn tiếng rằng viện binh đã tới. Quân Giang Đông thấy lửa, cho rằng quân bên ngoài là viện binh của Tào Tháo, có ý lo sợ không dám tiến. Trần Đăng thừa cơ thúc quân đánh giết, chém được hàng vạn quân địch[1]. Sau đó Trần Đăng được phong làm Thái thú Đông Thành. Các tướng sĩ Quảng Lăng ngưỡng mộ muốn giữ ông lại, nhưng ông trả lời họ rằng chính vì có ông ở Quảng Lăng đã kích động Đông Ngô tấn công nơi này, nên ông không nên ở lại. người xưa cũng đã từng nói "1000 binh sĩ không bằng 1 võ tướng nhưng 10 võ tướng lại không bằng một vị quân sư" như thế cũng đủ hiểu tầm quan trọng của các mưu sĩ lúc bấy giờ như thế nào
Bạn có vẻ khinh thường Trần Đăng.Tuy rằng ông này không nổi bật trong TQ nhưng có 1 điều rất chắc chắn là ông này nắm Từ Châu trong tay cực kỳ tốt. Có vẻ quan điểm quân sự của bạn là khi lên chiến trường anh Đăng phải nhảy ra solo với anh Từ mới được.Như vậy thì võ tướng ai cũng ăn được hết.:) Nếu yếu thì dựa vào thành trì thủ hoặc dùng kế để đạt mục đích,Mạnh hơn thì đánh trực diện.Và với sức của Đăng mình thấy đủ sức để quay Từ chạy vòng vòng.
Bạn nói về bóng đá , mình cũng nói luôn thế này . Vai trò của huấn luyện viên là quan trọng , nhưng ở những trận bóng quan trọng như trận chung kết , thì vai trò của 11 cầu thủ trên sân lại quan trọng hơn huấn luyện viên . Bóng đá sản sinh ra những siêu sao có thể tạo đột biến cho trận đấu . Nhờ họ có mặt đúng nơi , đúng lúc , đúng thời điểm nên mới mang về thắng lợi , chuyển bại thành thắng . Vì vậy , lương của cầu thủ giỏi luôn cao hơn lương của huấn luyện viên giỏi . Trên chiến trường cũng thế . 1 phút xuất thần của Hoàng Tổ hoặc bất cứ nhân vật nào dưới quyền ông ta cũng đã khiến Tôn Kiên mất mạng . Mình cũng kể cho bạn nghe vài tội mà mưu sĩ mắc phải : - Mã Tốc , 1 mưu sĩ có tài , đi theo Lượng cũng nhiều năm , kết quả thất bại ở Nhai Đình . - Triệu Quát , con danh tướng Triệu Xa , cũng được xem là bậc mưu sĩ có tài . Triệu Vương cho ông lên làm tướng thay Liêm Pha chống quân Tần , kết quả Triệu Quát tử trận về tay Bạch Khởi . Quân Tần 1 đêm giết sạch 40 vạn hàng binh nước Triệu . Câu thành ngữ "bàn việc binh trên giấy" là từ ông này mà ra đấy Mình rất ít khi bàn luận trên forum cũng vì vậy . Về câu nói "1000 binh sĩ không bằng 1 võ tướng nhưng 10 võ tướng lại không bằng một vị quân sư" , mình đồng ý . Quân sư là chức vụ rất cao rồi , võ tướng thường làm sao sánh bằng :) Mình chỉ xét võ tướng và mưu sĩ : - Khi ra trận 1 đạo quân thường sẽ có chủ tướng , phó tướng , tham quân . Chủ tướng , phó tướng thường là võ tướng . Tham quân thường là mưu sĩ , vai trò là đi theo hiến kế thôi , còn quyền quyết định vẫn ở vị võ tướng . 1 số tướng văn võ song toàn thì không cần mưu sĩ cũng tự quyết và đánh thắng được . Điển hình là Hoàng Trung đánh Hạ Hầu Uyên và Trương Liêu chống Tôn Quyền . Hoàng Trung được Pháp Chính giúp , còn Trương Liêu đâu có ai ở cạnh bày mưu hiến kế . Vậy , khi ra trận , có hay không có mưu sĩ không sao , nhưng không thể không có võ tướng . - Đây là ý mà mình nói : - Không có Trương Liêu - Từ Hoảng , Quách Gia - Giả Hủ làm được gì ? Nhưng không có Quách Gia - Giả Hủ , Trương Liêu vẫn tự mình đánh thắng trận đấy thôi Quay trở lại với Trần Đăng , đối thủ của ông trận đó chỉ là Khuông Kỳ . Nếu đối thủ là Thái Sử Từ , cuộc chiến sẽ khác . Thái Sử Từ được đánh giá là người cơ trí , không phải hữu dũng vô mưu như Lữ Bố . Mình tin rằng Thái Sử Từ đủ sức đánh thắng Trần Đăng chiếm Từ Châu
À , bạn ơi . Có thể Tháo chết ngay lập tức đi , bạn nghĩ các phe phái tự động dễ dàng thế sao ? À ha , thế thằng Tôn Sách cực khổ làm gì ? SĨ TỘC , ung nhọt của thời đại phong kiến , cái bọn ăn bám nhà quan đó đã làm cho biết bao thế lực sụp đổ ? Điển hình cũng là cái chết của Tôn SÁCH Bá phù nhà mình ... Sĩ Tộc nha họ Viên quả thật dễ dàng kéo theo , nhưng sĩ tộc trung thành với Hán thất vẫn còn đó , sĩ tộc trung thành với Tào Tháo vẫn con đó . Trừ khi tên Viên Thiệu này giết sạch cả nha họ Tào , còn nếu ko thì phản loạn sẽ nổ ra . Thằng già Bị mà ko có tham vọng ? Cách làm chẳng khác gì Lưu Bang , gì mà lao động đường phố trợ Hán thất , nực cười , tâm địa ông ta có trời mới biết đc , ông ta ko có thảm vọng ? Ko có tham vọng ông ta chẳng giữ đất Từ Châu của riêng , chẳng giữ đất Kinh Châu của riêng , chẳng giữ đất Ích Châu của riêng . Miệng cứ lem lẻm phục hưng Hán thất , toàn lấy đất làm của riêng , Xích Bích hoàn toàn là do Đông Ngô làm chủ , ko có Xích Bích thì lam sao Lưu Bị có Kinh Châu , thế mà 5 lần 7 lượt Lỗ Túc sang đòi là liền tiếc nuối xin xỏ Gia Cát bày cách giữ đất đủ kiểu , hài hước thật . Mình ko bao giờ tin Lưu Bị ko có tham vọng , tham vọng của ông ta là lên làm vua và ông ta chỉ lấy cái danh nghĩa " PHO TRỢ HÁN THẤT " để lôi kéo lòng người , đáng danh lắm .... đáng danh lắm ... tên NGỤY QUÂN TỬ ( sr do mình hơi bức xúc )
Em nói thế này: 1. Xét về tông thể một tập đoàn quân phiệt thời xưa, mưu thần ví như trí não, võ tướng ví như chân tay, thiếu một trong hai đều là kẻ khuyết tật, được mạnh cả hai thì tập đoàn đó hùng cứ một phương. Quan điểm của em là không đánh giá tầm quan trọng của bên nào hơn vì mỗi bên một chức vụ khác nhau, không thể đánh giá. 2. Lương của cầu thủ giỏi luôn cao hơn lương của huấn luyện viên giỏi - Lưu Bang khi lên làm hoàng đế Trung Hoa, xét công trạng, ông xếp Tiêu Hà đứng đầu tam kiệt, được phong thừa tướng. Vậy xét về tầm quan trọng thì không so được, nhưng xét về công lao thì việc xây dựng hậu phương, chuẩn bị tiềm lực là lớn hơn hết. - Kế sau Tiêu Hà, người được nhắc đến là Trương Lương - kẻ "bày mưu kế ở trong màn trướng - quyết định sự thắng lợi ngoài ngàn dặm". - Sau Tiêu Hà, Trương Lương vốn là mưu thần, văn sĩ thì đến Hàn Tín là đại tướng bày binh bố trận được nêu danh. - Sau đại tướng Hàn Tín rồi mới đến các võ tướng. 3. Vậy , khi ra trận , có hay không có mưu sĩ không sao , nhưng không thể không có võ tướng - Cự tướng Trần Khánh Dư từng nói :"Người giỏi cầm quân thì không cần bày trận, người giỏi bày trận thì không cần phải đánh, người giỏi đánh thì không thua, người khéo thua thì không chết. Ngày xưa Cao Dao làm sĩ sư mà không ai dám trái mệnh, đến Vũ Vương, Thành Vương nhà Chu làm tướng cho Văn Vương, Vũ Vương, ngầm lo sửa đức, để lật đổ nhà Thương mà dấy nên vương nghiệp, thế là người giỏi cầm quân thì không cần phải bày trận vậy. Vua Thuấn múa mộc và múa lông trĩ mà họ Hữu Miêu đến chầu Tôn Vũ nước Ngô đem ngươi đẹp trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở mạnh, phía bắc uy hiếp nước Tấn, nước Tần, nổi tiếng chư hầu, thế là người khéo bày trận không cần phải đánh vậy. Đến Mã Ngập nước Tấn theo bát trận đồ, đánh vận động hàng ngàn dặm, phá được Thụ Cơ Năng để thu phục Lương Châu. Thế gọi là người đánh giỏi không bao giờ thua vậy. Cho nên trận nghĩa là "trần", là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, Hoàng đế lập phép tinh điền để đặt binh chế. Gia Cát xếp đá sông làm bát trận đồ, Vệ Công sửa lại làm thành Lục hoa trận. Hoàn Ôn lập ra Xà thế trận có vẽ các thế trận hay, trình bày thứ tự, rõ ràng, trở thành khuôn phép. Nhưng người đương thời ít ai hiểu được, thấy muôn đầu ngàn mối, cho là rối rắm, chưa từng biến đổi. Như Lý Thuyên có soạn những điều suy diễn của mình, những người đời sau cũng không hiểu ý nghĩa. Cho nên Quốc công ta mới hiệu đính, biên tập đồ pháp của các nhà, soạn thành một sách, tuy ghi cả những việc nhỏ nhặt, nhưng người dùng thì nên bỏ bớt chỗ rườm rà, tóm lược lấy chất thực. Sách gồm đủ ngũ hành tương ứng, cửu cung suy nhau, phối hợp cương nhu, tuần hoàn chẵn lẻ. Không lẫn lộn âm với dương, thần với sát, phương với lợi, sao lành, hung thần, ác tướng, tam cát, ngũ hung, đều rất rõ ràng, ngang với Tam Đại, trăm đánh trăm thắng. Cho nên, đương thời có thể phía bắc trấn ngự Hung Nô, phía nam uy hiếp Lâm Ấp." - Nguyễn Trãi thảo thư chiêu hàng Thái Phúc, Vương Thông, Lưu Thanh,... Mà đáng ra những trận này phải đánh mất cả chục vạn quân mới thắng được. - Hoàng đế Quang Trung từng khen kế lui binh bảo toàn lực lượng của Ngô Thì Nhậm, coi đó là bước đi mà các võ tướng không nghĩ ra được. - Trong binh pháp Tôn Tử, tướng trăm trận trăm thắng chưa phải là giỏi nhất, người giỏi nhất là người không đánh mà thắng. - Hạng Vũ là võ tướng mạnh nhất Trung Hoa, mất quân sư Phạm Tăng liền mất cả thiên hạ vào tay Lưu Bang. Lưu Bang đem quân đi đánh Hung Nô, đánh thua, nhờ kế của Trần Bình mà được toàn mạng. Lạn Tương Như là thư sinh không biết chút võ nghệ nào, đem thân vào nước Tần giữ nguyên được ngọc bích, sau này đại tướng Liêm Pha cảm phục tài năng phải quỳ xuống xin tạ tội. Lịch Sinh dùng lời du thuyết mà được cả nước Hán, sau bị Hàn Tín tranh công mới chết thảm. Tô Tần múa ba tấc lưỡi khiến các nước hợp tung chống Tần tới 15 năm, Trương Nghi cũng dùng ba tấc lưỡi phá tan liên minh hợp tung, ... Vậy trong lịch sử bên cạnh các trận đánh oai hùng, có rất nhiều tài liệu ghi lại công lao các mưu thần không dùng võ lực mà đánh cho tam quân điên đảo. 4. Khi ra trận 1 đạo quân thường sẽ có chủ tướng , phó tướng , tham quân . Chủ tướng , phó tướng thường là võ tướng . Tham quân thường là mưu sĩ , vai trò là đi theo hiến kế thôi , còn quyền quyết định vẫn ở vị võ tướng . 1 số tướng văn võ song toàn thì không cần mưu sĩ cũng tự quyết và đánh thắng được . Điển hình là Hoàng Trung đánh Hạ Hầu Uyên và Trương Liêu chống Tôn Quyền . Hoàng Trung được Pháp Chính giúp , còn Trương Liêu đâu có ai ở cạnh bày mưu hiến kế. - Khi ra trận người đứng đầu được gọi là tổng chi huy, như bác nói chỉ "thường là" chứ không phải cứ là võ tướng, rất nhiều khi là các văn thần cầm quân như Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Gia Cát Lương, Tư Mã Ý, Lục Tốn, ...
2. Tiêu Hà là người tiến cử Hàn Tín cho Lưu Bang , không phải 1 lần mà đến 3 lần tiến cử . Hàn Tín đến sau Tiêu Hà , Trương Lương , lại được chính Tiêu Hà tiến cử , sao có thể xếp Hàn Tín trên 2 người này được ? Bạn đưa ra dẫn chứng nào khác thuyết phục hơn nhé . 3. Hạng Vũ từng đánh bại Lưu Bang nhiều lần , nhưng ông này cao số thoát chết được . Nếu các trận Bành Thành , Huỳnh Dương , Hạng Vũ giết được Lưu Bang thì không có nhà Hán đâu nhé . Cũng như thời Tam quốc , nếu trận Bộc Dương Lữ Bố chém chết được Tào Tháo thì không còn Tam quốc sau này nữa . Sử Việt thì Nguyễn Ánh từng 2 lần thoát chết nên sau này mới có thể lật đổ được Tây Sơn . Những việc này chỉ có thể nói mấy ông đó cao số , không ảnh hưởng gì đến luận điểm của mình . - Trước khi Nguyễn Trãi có thể chiêu hàng được đối phương , quan trọng nhất vẫn là phải có được chiến thắng về quân sự ở Ninh Kiều - Chi Lăng , rồi mới có thể dùng thắng lợi đó đặt lên bàn cân ngoại giao được . Cũng như ở thời hiện đại , Việt Nam phải đánh thắng Pháp ở trận Điện Biên Phủ mới có thể tiến đến hiệp định Geneve . - Quan Trung khen Nhậm , nhưng đánh đuổi 20 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi vẫn cần 1 trận chiến . Đích thân Quan Trung hành binh thần tốc đánh đuổi quân Thanh . Khen công lao của Nhậm , nhưng chiến công của Quan Trung lại càng quan trọng hơn . Đừng ảo tưởng không đánh mà thắng . Tiến hành giải quyết vấn đề bằng biện pháp vũ lực luôn là hạ sách , nhưng lại là cách thức giải quyết hữu hiệu nhất . Võ tướng thời xưa chính là những người được đào tạo cho mục đích này . Đây là ý chính của mình . Vậy , khi ra trận , có hay không có mưu sĩ không sao , nhưng không thể không có võ tướng . Những điều bạn trình bày , chỉ là về việc có mưu sĩ thì sẽ nhẹ gánh vũ lực phần nào thôi . Mình không phủ nhận việc có thêm mưu sĩ . Nhưng mình không thích việc 1 mưu sĩ bình thường như Trần Đăng đi so với 1 đại tướng như Thái Sử Từ , mà có thể quay Từ chạy vòng vòng . Quá đề cao mưu sĩ . 4. Mình không xét đến vị trí tổng chỉ huy , chủ soái , đô đốc hoặc bất cứ tên gọi nào cho chức vụ này . Ông này là đầu não của chiến dịch quân sự rồi nên không bàn nữa . Chính người này sẽ điều động các đạo quân , được chỉ huy bởi chủ tướng - phó tướng - tham quân như mình nói ở trên . Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là tổng chỉ huy quân đội nhà Trần . Các đạo binh mà ông điều động được giao quyền như sau : Nguồn : http://vi.wikipedia.org/wiki/Chiến_tranh_Nguyên_Mông-Đại_Việt_lần_2 - Trận Hàm Tử - Tây Kết : - Trận Chương Dương Độ : Các trận trên rõ ràng không cần mưu sĩ . Từng đạo quân tác chiến thế nào , quan trọng ở ông chủ tướng của đạo quân ấy . Ở đây đều là võ tướng . Trần Quang Khải là người văn võ song toàn , không phải chỉ là quan văn đâu nhé . Bạn còn thắc mắc gì về cơ cấu từng đạo quân ? Tên gọi chức vụ có thể khác nhau , nhưng ý chính của mình rất rõ ràng . Các vị trí này đa số do võ tướng đảm nhiệm . Đôi khi mưu sĩ nhảy vào làm chủ tướng và có kết cục như Mã Tốc - Triệu Quát .
Em chưa từng phủ định vai trò của quân sự, em phủ định câu nói không có mưu sĩ cũng được của bác. Để chuẩn bị tiềm lực cho 1 trận chiến và hoạch định mưu kế trong trận chiến là vai trò của mưu sĩ, khi quân sự đi đến bất lực, thì phải thi hành các kế sách hòa hoãn hoặc gièm pha, và cái này do mưu sĩ, và kết thúc trận chiến, giàn xếp ổn thỏa mọi sự sau đó cũng là mưu sĩ. - Tất cả các thừa tướng trong lịch sử đều là quan văn, không có một thừa tướng hay tướng quốc nào là võ tướng, tức là công lao của điều hành hành chính luôn có định lượng cao hơn quân sự. Tiêu Hà chỉ là một ví dụ nhỏ trong việc xây dựng hậu cần, bác chưa hiểu hết ý ví dụ của em. - Hạng Vũ thua Lưu Bang, xét về đầu mối hoàn toàn là vì không nghe lời quân sư Phạm Tăng, nếu từ đầu nghe lời Phạm Tăng khử luôn Lưu Bang thì không cần một trận đánh nào với Lưu Bang hết mà vẫn có được thiên hạ. Và trận thua quyết định là do để gièm pha mà mất Phạm Tăng. Lưu Bang thoát được hết lần này tới lần khác là do mưu kế của mưu sĩ và hàng loạt những người trung thành sẵn sàng chịu chết thay cho ông ta, nếu đổ tại ông ta số cao nên thoát thì bác phủ nhận trắng trợn vai trò của những người trù hoạch, lập ra mưu kế. - Ngay từ đầu quân đội của Lê Lợi liên tục thất bại về quân sự, nếu không có mưu lược của Nguyễn Trãi không ngừng hòa hoãn phương Bắc và thu phục nhân tâm thì không bao giờ Lê Lợi đủ tiềm lực quân sự để tạo ra chiến thắng về quân sự. Và sau khi giành được thắng lợi về quân sự rồi vẫn phải là một bước đi chính trị để ổn định quan hệ với phương Bắc. - Việc Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích quyết định rút quân là một bước đi mà chỉ mưu sĩ mới nghĩ ra được, trong khi võ tướng lãnh đạo là Ngô Văn Sở muốn đối đầu tới chết, là một sai lầm chiến thuật. - Ô hay, Triệu Quát là đầu não của Triệu trong chiến tranh với Tần, nay đem so với Trần Hưng Đạo là đầu não của Việt Nam trong chiến tranh với Mông- Nguyên thì hợp lý chứ sao lại không bàn nữa. Triệu Quát là quan văn bày binh trên bàn giấy, OK, nhưng Trần Hưng Đạo và Trần Quang Khải cũng đều là quan văn và tinh thông bày binh bố trận, vậy cái quan trọng ở đây là thắng Quát tài nó kém mà nó tưởng bở, không liên quan tới việc có phải cứ là quan văn thì làm hỏng việc quân. Bác không hiểu ví dụ của em lại đưa ra một đống phân bố võ tướng ở dưới làm gì. Và chính xác thì chính những văn thần này tổng chỉ huy 1 trận chiến, các võ tướng là người nghe lệnh huy động. Tức là trong trận chiến mưu thần như tai mắt, như não bộ, không có thì vứt, võ tướng như chân tay, như vũ khí, không có cũng vửt. - 1 số tướng văn võ song toàn thì không cần mưu sĩ cũng tự quyết và đánh thắng được - Đây là câu nói bác phủ định chính lập luận của mình, tướng văn võ song toàn nghĩa là vị tướng ấy có trí tuệ của mưu sĩ, đồng thời có dũng mãnh của võ tướng, tức là vị tướng ấy phải vừa là mưu sĩ vừa là võ tướng rồi. BTW: Ý chính của em không phải ở vế này: - Khi ra trận người đứng đầu được gọi là tổng chi huy, như bác nói chỉ "thường là" chứ không phải cứ là võ tướng, rất nhiều khi là các văn thần cầm quân như Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Gia Cát Lương, Tư Mã Ý, Lục Tốn, ... Mà là ở vế này: - Khi ra trận người đứng đầu được gọi là tổng chi huy, như bác nói chỉ "thường là" chứ không phải cứ là võ tướng, rất nhiều khi là các văn thần cầm quân như Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Gia Cát Lương, Tư Mã Ý, Lục Tốn, ... kết cục hoàn toàn khác Triệu Quát.
Người hiến kế cho Lam Sơn di cư vào Nam là Nguyễn Chích, ko phải Nguyễn Trãi. Ko có Chích thì Lam Sơn chết yểu ở Lam Sơn là chuyện sớm muộn. Trước khi vào Nam, hãy xem Lê Lợi bị đánh tơi bời hoa lá thế nào, phải câu giờ để thoát thân như thế nào. Sau khi vào nam, Lam Sơn đổi đời và quật khởi như thế nào? Không có Lê Lai cứu chúa và Nguyễn Chích hiến kế thì chẳng có Nguyễn Trãi ngồi đó kể công. Ổng giỏi đánh trận thì nhà Hồ đã ko chết, ổng và cha là cựu trọng thần triều Hồ chứ đâu. Tôi coi cả cuốn Lam Sơn Thực Lục đương thời và cả Toàn Thư giai đoạn thời bình. Gần như Nguyễn Trãi ko được nhắc đến với bất cứ mưu kế gì, chỉ nghe ông ta viết thư và đến thuyết hàng các thành trì khi đã bị Lam Sơn bao vây. Thời bình, ông ta chỉ viết văn viết chiếu viết bia, gần như ko có 1 hiến kế gì về kinh tế, xã hội. Thành tích lớn nhất của ông vào thời bình là vụ soạn ra quy định quan phục trong triều. Nói chung, ngoại trừ phần ngoại giao ra, tôi ko thấy bất cứ bằng chứng gì về đóng góp của Nguyễn Trãi trong phần quân sự, chiến lược, kinh tế, xã hội đối với Lam Sơn và nhà Lê Sơ. Mưu sĩ, quân sư chỉ là những người hiến thêm kế cho tướng tá. Nếu tướng giỏi sẵn thì ko cần họ vẫn đánh được. Phạm vi phụ trách chủ yếu của quan văn là hành chính kia. Cũng ko phải cứ là mưu sĩ thì hiểu việc binh. Nói chung, bất kể là chức vụ gì, muốn đánh trận thì phải có kinh nghiệm trận mạc. Như đời Nguyễn có nhiều lão Nho văn sau chuyển sang làm võ tướng, đánh mãi cũng có kinh nghiệm ( Nguyễn Công Trứ). Khối đứa chỉ là bạch diện thư sinh đọc sách chứ chưa cọ xát chiến trường ( lại nhớ truyện Bất Thị Nhân mỉa mai bọn này).
Nguyễn Trãi góp nhiều công lắm nhưng vì không phải vấn đề chính thảo luận nên em xin phép không bàn thêm. Sở dĩ em đưa ra tên ông bởi ông là người nổi bật hơn cả, chứ không phải ông là người duy nhất. Cái em nhấn mạnh ở đây là việc để tiến hành một trận chiến cho tới khi kết thúc một trận chiến thì vai trò của quan văn không dưới quan võ. Như bác đã trình bày về việc nghĩa quân rút xuống Nam củng cố, phát triển lực lượng hoàn toàn là mưu lược của một mưu thần khi các võ tướng thất bại. Các ý khác cuả bác em cũng bàn ở phía trên rồi, khá xin bác hạ cố xem xét kỹ. Mà em có nói Nguyễn Trãi giỏi đánh trận bao giờ đâu, cũng không hề nói mưu sĩ thì phải giỏi việc binh.
Nguyễn Trãi trong quân Lam Sơn chủ yếu chỉ phụ trách vấn đề công văn ngoại giao, đi thuyết hàng là chính. Ngoài ra không có công trạng gì cả. Nguyễn Trãi nổi tiếng chẳng qua vì cái án tru di, rồi được bọn Nho sĩ đời sau bơm lên mà thôi. Suốt thời làm quan, ổng có làm được cái gì ngoài viết lách đâu. Nguyễn Chích là lãnh tụ nông dân, trước 1 mình khởi nghĩa thất bại, nay mới đem kinh nghiệm bàn với lãnh tụ Lam Sơn. Chích là tướng rõ ràng, từ bao giờ biến thành mưu thần?
Ơ vãi, Nguyễn Chích tầm cỡ văn võ song toàn mà bác là bảo không phải mưu thần. Có phải ông chỉ là hàng đầu trâu cắm mặt vào đánh nhau đâu, làm lãnh tụ một cuộc khởi nghĩa, thân mang nhiều kinh nghiệm, có tầm nhìn xa trông rộng, vẫn thường tham gia việc triều chính. Lê Quý Đôn đánh giá về ông: "Bầy tôi có ông khai quốc, kể về bậc tài trí cần lao không phải là hiếm nhưng sở dĩ [vua Lê Thái Tổ] đã bình định được cả nước là do mưu chước của Lê Chích… Không cần phải đánh mà được thành Đông Đô, lấy hoà hiếu để kết thúc chiến tranh, tuy là mưu kế của Nguyễn Trãi , nhưng trước hết làm cho căn bản mạnh để thu thắng lợi hoàn toàn thực chất là bắt đầu từ Lê Chích." Thế tức là ông có trí tuệ cực cao của một bậc mưu sĩ, có tầm nhìn chính trị, cũng đồng thời là người có tài đánh đông dẹp bắc mà em đã nói ở comment trên: Ơ thôi lạc đề rồi. hehe sorry bác.
vậy là đến fan cuồng Lê Quý Đôn còn thừa nhận là Nguyễn Trãi nghĩ mãi cũng ko ra việc di cư vào Nam. Nếu ko có Chích chỉ cho thì anh quân sư thiên tài Nguyễn Trãi chắc còn ngồi nhịn đói với toàn quân ở Lam Sơn. thật ra tôi không thấy Toàn Thư nói đích danh NT đi lần này. Nhưng cái wiki viết vầy ( ko rõ nguồn) cũng đủ thấy cái tactic bá đạo " đánh vào lòng người" của Trãi cũng hên xui. Trừ giai đoạn cuối, quân LS đánh thắng liên tiếp, bà con sợ quá nên nhận thư NT đều ra hàng gấp ( thành Thăng Long vẫn không hàng), còn không thì...hên xui. = > skill tâm công của bác Trãi vô game chắc ở mức trung bình. Phải có thằng tướng đi trước đánh hạ sĩ khí địch xuống gần chót thì bác mới thi triển được
Vào cãi hộ cái, đây sắp đuối lý rôi. Lái cho nó về chủ đề ban đầu ấy, chém xa quá mod lại vào hỏi thăm.
Uầy em bít cãi gì đây =.=" . Qủa thật có những ng` ko cần quân sư chỉ dẫn vẫn trăm trận trăm thắng . Nếu nói là ai thì đó là thần tượng của quan Binh Thánh Nhạc Phi , bát bại , ông ta xứng danh bất bại , nếu ko phải ông vua ngu ngốc , ông ta đã nổi danh muôn thowur rồi , mà giờ ông ta cũng nổi danh mất rồi nói gì nữa đây . Theo mình còn có Hàn Tín , vị tướng quân " càng nhiều binh trong tay thì xác suất thắng của ông ta càng cao " binh càng nhiều càng khó điều khiển chỉ huy tác chiến , nhưng đối với Hàn Tín lại hoàn toàn ngược lại , binh càng nhiều ông ta càng thik thì có , đánh cho Hạng Vũ xách giò mà chạy trong khi Chiến Thần Tây Sở đánh cho Lưu Bang tối tâm mặt mũi . Nhiều lắm , danh tướng văn võ song toàn quá nhiều , mà thằng Trương Liêu khi thủ Thọ Xuân chưa bao giờ nghe có thằng nào giúp ông ta bày kế , chắc cũng dính vào .
Tôi thừa nhận 1 điều , sr bác wontak . 1 trận chiến ko thể ko có võ tướng . 1 thằng tài trí hơn ng` nhưng ko có võ thì điều binh khiển tướng tài tới đâu cũng ko làm đc gì . Nếu nói điển hình thì nói phẹt ra , Gia Cát Lượng tại sao phải kiên nể Ngụy Diên dù đã đoán trước khi mình chết ông ta sẽ phản ? Đơn giản , do nhà Thục bây giờ ko còn ai có võ hơn ông ta nữa , Gia Cát còn thế , tại sao bác lại nói mưu sĩ hơn võ tướng ? Như mình đã nói , Nhạc Phi văn võ song toàn , ông ta là ng` duy nhất bộc lộ rõ rệt cái danh văn võ song toàn , dù thế dưới trướng ông ta võ tướng đầy ra , nếu ko có n~ ng` này làm sao ông ta có thể 128 trận toàn thắng nhà Kim ? Xác định , tướng võ quan trọng hơn tướng văn .
Mưu sĩ định nghĩa chỉ là người bày mưu cho người khác nên không nhất thiết cứ phải là quan văn. Trong 1 cuộc chiến thì sự xuất hiện của mưu sĩ là điều không thể thiếu nhưng mưu sĩ đó có được nêu tên hay không thì còn phải xem kế sách của họ và hiệu quả khi thực thi nó. Còn công lao lớn nhất trong 1 cuộc chiến vẫn là võ tướng người trực tiếp cầm quân. Mưu sĩ có giỏi đến mấy mà gặp phải thằng không có khả năng thực hiện mưu kế của ông ta đề ra thì cũng vô dụng thôi PS: Cuối cùng mình muốn nói vấn đề không phải mưu sĩ hay võ tướng mà các bạn quay lại vấn đề chính dẫn đến cái này đê (Trần Đăng thủ thành vs Thái sử từ ai sẽ chiến thắng )