Quân tiếp viện không có, thành thì mấy lần đánh nhau nát như bún, dân thì đổi chủ như thay áo thì giữ bằng niềm tin. Khỏi cần thông nước. Vây thành vài ngày rồi phao cho cái tin Tháo thua Quan Độ cái là dân hoảng như lũ, có khi mấy ông phó tướng lén dâng hàng luôn. Nhầm nhé, đánh thủy hỏa công là kế sách cơ bản các thể loại tướng đều phải tính tới, tầm cỡ như Tào Tháo càng phải tính tới ngay từ đầu, nhất là có dàn mưu sĩ khủng như Gia, Hủ, Úc, ... thì không có chuyện "Từ đầu không ai tính tới". Chỉ có thể do thiếu điều kiện nên chưa thực hiện được chứ không có chuyện không tính tới.
Ừ , với các điều kiện như vậy mà có nhiều bạn cứ buff Trần Đăng lên hàng thần thánh . Tranh luận mệt mỏi . Quote lại vài cái nà . Tóm lại , với các điều kiện như trên Thái Sử Từ đánh bại Trần Đăng chiếm Từ Châu là điều hiển nhiên .
cái đập đó cao bao nhiêu, dài bao nhiêu mà đòi ngập thành, người ta xây đập bên bờ sông để làm gì? Muốn ngập thành thì phải ngập lun cả vùng rộng lớn xung quanh nữa, tháo là nhân lúc lũ lụt phá đê giống quan vũ thôi
Lũ lụt gì đâu ? Lúc đó vào mùa đông tuyết rơi day đặc làm gì có lũ ? Nhờ là mùa đông mới gây thiệt hại lớn nhất cho quân của Lữ Bố , phần lớn binh sĩ lạnh tới chết . Ngoài ra chỉ cần nước tràn vào thành , làm cho lương thực bị ngập , binh sĩ phải lội nước , dân trong thành chết cóng là đủ . Chẳng phải sau khi phá đập , binh sĩ Lữ Bố hàng Tào mỗi ngày đó sao ? Cái thằng tướng gì còn dẫn lun con ngựa Xích Thố qua hàng Tào lun đó .
ngoại trừ lũ lụt nước sông dâng cao ra thì làm thế nào để nước sông (nơi thấp) chảy vào thành (nơi cao) được, mùa đông thì vẫn có lũ được
Nếu dùng kế ngập thành thì đúng là hạ từ châu được.Nhưng có thể việc này cũng chả đơn giản là vậy.Tháo ngập Từ Châu vì Tháo gần như không sợ kẻ khác đến Từ Châu tranh giành với mình.Còn việc Thái Sử Từ có thể bại Trần Đăng = ngập lụt vậy ông ta sẽ đi đâu về đâu khi có nguy cơ bị bao vây hoặc bị cắt đường lui.Thế lên với mục đích là mở đường đánh lên phía bắc thì từ có thể hạ Từ Châu nhưng nước lũ cũng có thể cản Từ làm nhiều hành động khác.Cũng phải tính đến yếu tố viện binh của Tào ở nơi khác nữa(có thể không nhiều nhưng cũng nguy hiểm). Ngoài ra thì việc Trần Đăng vs Thái Sử Từ chỉ là suy đoán thôi,chứ chả có gì ghê gớm cả.Vì dù có ai ăn ai thì lịch sử cũng không xảy ra việc đó lên chúng ta chỉ bàn luận theo quan điểm cá nhân để đưa ra nhiều giả định tham khảo dùng tranh luận cho vui thôi lên chả có gì phải căng thẳng cả.Nếu tui nói sai thì mọi người bác bỏ quan điểm của tui,tui thấy nói đúng thì tôi cũng chả có ý kiến gì,vì dù sao đây là tình tiết hư cấu.vậy lên cứ nói vui vẻ thôi có làm sao đâu.
Thành Hạ Phì thuộc vào nơi đất trũng , và nước sông chảy từ trên cao xuống nhé , ko tin thì tự kím goolge . Đập nước của mấy thằng Trung Quốc thường để trên đồi núi hay cửa sông , đào đường thông đạo rồi phá đê là nước chảy như điên dại , thành Hạ Phì là 1 thành nằm ở vùng đất trũng , thấp hơn các thành khác ( đất đai bị trũng xuống chứ ko phải là thành cko cao , nên có thể lực nước ko ddeer làm cho thành vỡ cũng làm nó ngập . Trước sau tử thủ ở trong cũng chết cả .
Ko bao giờ dám khinh thường khả năng của thuỷ công , trong mọi phim ảnh hay truyện tranh , 1 khi xài thành công ké sách này 1 tỷ người cung chết . Thành Ha Phì ở thế y hệt như trong clip lun .
Nói về chữ nếu của chủ lập topic và đọc sơ qua 1 số cmt thì mình đưa ra 1 giả thuyết không biết mọi người nghĩ sao... Từ khi Tháo thắng Thiệu thì tình hình đại thế được hình thành là chia 3 chân vạc rồi, mặc dù Lưu Bị chưa có Tây Thục vẫn còn dong duổi đây đó, tuy nhiên với 1 số trí giả như cỡ Lỗ Túc trở lên thì đã định hình ra thế cuộc có sẵn trong tương lai. Chân vạc thiên hạ sẽ là Bắc của Tào, Đông của họ Tôn và Tây Thục của Lưu Chương, lúc này Lưu Biểu đang ở tâm điểm của đại cuộc, Biểu sở hữu Kinh Châu nhưng với tính cách "giỏi quản nhà, dại đi chợ" thì ai ai cũng thấy được trước sau gì cũng sẽ bị mất, vấn đề chỉ là mất về tay họ Tào hay Tôn mà thôi. Và khi Kinh Châu được quy về 1 trong 2 thì thiên hạ chính thức phân 3 với 2 tâm điểm chính là Đông Ngô và Trung Nguyên. Bây giờ quay lại vấn đề Tào thua Viên, nếu giả sử Viên thắng vì 1 lí do gì đó không cần phải bàn tới (cứ giả định là Viên thắng thôi) thì lập tức đại quân Viên sẽ tràn xuống Hứa Xương. Tào Tháo có 2 quyết định, tháo chạy với vua và tháo chạy mà không có vua. Bây giờ với thế lực Viên Thiệu như vậy thì đại cuộc đã khác, giữ thiên tử không những chả có lợi gì nữa mà còn bị họ Viên và các phe cánh khác truy đuổi để tranh giành. Nếu nói Tháo tạm tháo chạy với thiên tử để dùng thiên tử để uy hiếp Viên Thiệu, thậm chí Lưu Chương hoặc Mã Đằng thì không đúng vì lúc này quân Viên sau khi thắng sẽ là lực lượng có uy lực nhất hiện giờ. 1 thiên tử bù nhìn và 1 người điều khiển bù nhìn không có chút uy lực thì không những ko xài được thiên tử mà còn bị các phe khác sấp lại xâu xé. Nên tạm bàn là Tháo bỏ chạy và không biết sau này có cách gì khôi phục lại được thì không rõ nhưng Tháo không đem theo mối nguy hiểm bên mình là Thiên Tử theo đâu. Hoặc Tháo không bỏ chạy được mà bị Thiệu giết nhưng khả năng này thấp. Còn về Tôn Sách sau thời gian ngắn bình định Đông Ngô vốn có ý định đánh lên Trung Nguyên, nhưng sau khi Thiệu thắng Tháo thì Tôn Sách lúc này có 3 lựa chọn "1 là đánh Kinh Châu để gia tăng thế lực cho mình, 2 là chiếm Từ Châu, nuôi quân chờ thời tranh hùng cùng Thiệu, 3 là chiếm Hợp Phì cũng giống cách 2". Suy cho cùng cách nào cũng không ổn bằng cách gia tăng thế lực cho cân bằng với Thiệu rồi mới dám tranh hùng cùng Thiệu. Vì vậy 1 Từ Châu dù có địa thế hợp lý để tranh bá Trung Nguyên nhưng xem kỹ vẫn không bằng Kinh Châu giàu có hơn, dân chúng an cư, vị trí địa lý lại càng có lợi hơn 1 Từ Châu dễ công hơn Kinh Châu mà lại khó thủ hơn Kinh Châu. Vậy nhất định sau khi yên ổn tình hình Giang Đông, Sách nhất định thừa cơ Thiệu cũng phải yên ổn Trung Nguyên sau khi đả bại Tháo mà tiến chiếm Kinh Châu. Vậy là sau khi Sách có Kinh Châu cùng Giang Đông thì quân lực có thể nói là sánh được với Thiệu rồi. Sách nhất định không chọn cách tranh giành Trung Nguyên ngay lập tuc trừ phi mún chết sớm và đưa đầu cả nhà mình cho giặc chặt. Nói về Lưu Bị, 1 người nay đây mai đó lại sống 1 cuộc sống "tùy thời ứng biến" thì không thể nói trước được khi chữ NẾU này xảy ra, nhưng đảm bảo là Bị sẽ đến với Lưu Biểu, nếu Bị đến với Lưu Biểu sớm hơn thì Sách vốn lấy Kinh Châu đã khó nay lại càng khó hơn. Tuy nhiên, với những cái trí óc hiện tại của 2 Lưu cả Bị lẫn Biểu thì dù có hợp lại thì cũng không bằng danh sĩ Đông Ngô được (Trương Chiêu, Chu Du, Lỗ Túc v...v) nên việc lấy được Kinh Châu mà phải đối mặt với Bị liên kết Biểu thì chỉ có thể chậm hơn 1 thời gian thôi chứ không thể thất bại. Và tổn hại cũng có thể không nhỏ. Nhưng Biểu và Thiệu ngày trước có qua lại với nhau, ở đây xảy tiếp ra 2 trường hợp: "1 là Biểu thể hiện sự liên minh với Thiệu nhằm gây tác động lên quân Sách và Kinh Châu được yên ổn 1 thời gian, 2 là Thiệu ngu ngốc làm ngơ Kinh Châu mà mất thời gian vào việc sách địch đến cùng (truy đuổi Tào Tháo ấy) và tốn 1 đống t.gian để yên ổn Bộc Dương, Bột Hải, Từ Châu, Duyện Châu, có thể xuống tới Nhữ Nam nữa v...v không thể xác định khu vực cụ thể mà Thiệu sẽ tốn t.gian vào đó). Cho nên khả năng Sách có được Kinh Châu cũng khá cao nếu dựa vào sự thiếu quyết đoán và thiếu tính kiên trì của Viên Thiệu. Vậy thì việc giao tranh giữa Thiệu và Sách chắc chắn sẽ xảy ra nhưng không bao giờ xảy ra theo kiểu binh đao hao tổn rồi bên thiệt bên ăn như các bạn nghĩ. Phàm 2 thế lực hùng mạnh 1 khi đã đến cùng 1 đỉnh cao sẽ chờ đợi sơ hở của nhau, có khi chờ đợi cả chục năm trời cũng có thể. Trong khoảng t.gian 2 bên giằng có cũng sẽ có nhiều chiến lực kế hoạch được vạch ra nhưng chắc chắn sẽ không có chuyện giao tranh bể đầu sức tráng đâu trừ phi sau thời gian đó cỡ 20 năm, đến lúc cần xác đinh 1 chủ nhân thực sự trên bàn cờ này. Tại sao lại nói là sau 10 năm hoặc 20 năm mới phân thắng bại. Cái này chắc các bạn có thể tự hiểu. Vấn đề nữa Thiệu sẽ không mạo hiểm dồn quân lực xuống khu vực Giang Đông như Tháo đã làm. Thiệu sẽ kẹp thiên tử giống Tháo và tự ý gia công chức cao cho bản thân chứ không như Tháo phải chờ đợi quân thần hội kiến, có số đông đồng ý mới lên tước Vương nhưng kèm theo lời khiêm tốn giả dối. Nhưng Thiệu không phải Tháo, Thiệu sẽ giống 1 Đổng Trác thứ 2. Rất có thể. Nếu binh lực của Tháo vẫn còn thoi thóp hoặc còn ở 1 vị thế nào đó, cộng với sự minh mẫn của nhà Đông Ngô và sự thèm khát phục hưng của họ Lưu, họ Mã ở Tây Lương thì việc Thiệu hạ được Tháo cũng như không mà thôi. Vì Thiệu đã ngu ngốc tự đưa mình vào nòng súng của anh hùng thiên hạ. Trước sau gì nhất định Thiệu sẽ mất tất cả vì những kẻ tài giỏi Thiệu không biết trọng dụng, kiên nhẫn cũng không có, thèm muốn hư danh mà quên đi nguy hiểm thực tại, tự sướng với thành tích thái quá mà mất đi nhiều thứ thì thất bại là 100% dù Tháo có bại Thiệu thì sau này Thiệu vẫn tự làm mình sụp đổ bằng 1 cách nào đó hoặc nhiều cách khác nhau không thể biết cụ thể. Tuy nhiên, nếu Tháo bại Thiệu mà NẾU Tôn Sách không chết thì đại cuộc thiên hạ sẽ dồn tâm điểm vào Tôn Sách và binh đoàn Đông Ngô. Còn nếu Sách chết, Tôn Quyền lên thay thì trong 1 thời gian dài Đông Ngô có thể duy trì tình trạng chậm chạp như nguyên gốc. Thừa lúc này là lúc Lưu Bị vì không còn sợ Tháo mà có thể thực hiện 1 số dã tâm. Có thể lao động đường phố trợ thiên tử hoặc cũng có thể kẹp thiên tử theo 1 kiểu khác cách làm của Tháo để không mang tiếng là Tội Thần. Để làm được điều này thị không khó vì nếu nói về trí khôn thì Bị khôn hơn Thiệu được 1 chút, về nhẫn nại và nhìn người thì cũng hơn Thiệu 1 phần, nhưng quyết tâm của Bị thì mới đáng nể, trong bộ truyện này chả ai có quyết tâm theo đuổi nghiệp phục hưng từ đầu đến cuối như Lưu Bị. Cuối cùng nơi mà Bị nương tựa không đâu khác vẫn là Kinh Châu, bởi vì khi Thiệu thắng Tháo thì 1 kẻ như Bị cũng chả bỏ kể trong mắt Thiệu. Khác hoàn toàn với Tháo lun tìm cách giữ Bị lại hoặc giết đi dù biết quân lực Bị chẳng đáng xách dép cho Tháo. Vì Tháo hiểu Bị hơn 7 phần, còn Thiệu thì giống Thuật, trọng hư danh nên không kể Bị trong mắt nên sẽ không lưu tâm. Khi còn Tháo và Thiệu thì Bị còn dùng dằng cố thủ 1 mảnh nhỏ ở Từ Châu vì còn cậy có Lữ Bố, mất Lữ Bố thì còn cậy có Viên Thiệu ở sau lưng Tháo nên vẫn giữ 1 mảnh nhỏ ở Trung Nguyên để vừa ngóng tin Thiên Tử, vừa chờ đợi thời cơ chư hầu diệt Tháo mà tùy cơ ứng biến. Nhưng nếu Thiệu thắng Tháo và giữ hết số đất của họ Tào thì tin chắc Bị sẽ không chọn con đường này. Vì Bị biết quân lực Thiệu đông gấp 10 lần Tháo ngày trước, cố thủ ở 1 mảnh đất nhỏ của Trung Nguyên chỉ có thể đồng nghĩa với việc chờ chết nên không trước thì sau, không sớm thì muộn Bị 100% về với Biểu, còn việc có gặp được Từ Thứ hay Gia Cát Lượng không thì phải kể duyên số. Nhưng mà 90% là gặp được. Vì sao?? Có nhớ lúc Từ Thứ tự mình đến với Lưu Bị không? Thì lần này Bị đến Kinh Châu nhất định Từ Thứ cũng tò mò mà tìm đến với Lưu Bị như nguyên gốc thôi. Vậy thì 90% Bị vẫn có Từ Thứ nếu chữ NẾU trên xảy ra. Từ Thứ là bạn của Khổng Minh, lại là người quen biết Tư Mã Huy. Hãy nhớ việc Lưu Bị bị Sái Mạo truy đuổi đến thảo trang của Tư Mã Huy, Lưu Bị hỏi Phục Long Phượng Sồ là người như thế nào? Tư Mã Huy cười và đáp: Tốt lắm tốt lắm. Thì suy ra việc Thứ đến với Bị, rồi việc Không Minh đến với Bị không bị ảnh hưởng bởi sự hên xui may rủi mà đã có sắp đặt trong đó. Tạo sao lại nói như vậy? Vì Khổng Minh đã chuẩn bị trước tâm lý cho lần gặp mặt với Bị lần thứ 3 khi Bị đến thỉnh cầu, ông chuẩn bị mọi thứ trông như Khổng Minh đã muốn đến với Bị từ sớm hơn vậy. Những ai đọc truyện xem kỹ hoặc có IQ cao sẽ hiểu vì sao Khổng Minh lại sắp đặt trước cho cuộc gặp mặt với Lưu Bị mà không cần mình giải thích nhé. Vì phần này khó giải thích mà giải thích mất công. Nhưng 100% ai đọc truyện mà xem kỹ sẽ thấy việc Khổng Minh gặp Lưu Bị theo Tam Quốc Diễn Nghĩa của LQT không phải vì may mắn mà được gặp đâu nhaz )) Hoặc giả sử việc Khổng Minh không thèm có sự sắp đặt sẵn thì việc Từ Thứ theo lao động đường phố Lưu Bị nhất định sẽ diễn ra chậm hơn so với Khổng Minh. Tuy nhiên, không bằng cách này thì cách khác. Người chủ trương sắp đặt ở đây là Tư Mã Huy đã muốn sắp đặt cho Khổng Minh về với Bị thì nhất định không thiếu cách để Bị có được Khổng Minh. Từ đây suy ra NẾU Thiệu thằng Tháo thì Từ Thứ vẫn đến với Bị (90%), Khổng Minh vẫn đến với Bị (70%). Còn thằng cha Phượng Sồ thì chịu không thể biết được nhưng mà những trí giả có trí tuệ cao như Phượng Sồ chả bao giờ làm tôi cho Tồn Quyền hoặc Viên Thiệu đâu nhaz. Cho nên Phượng Sồ cũng có % về với Bị. Tạm cho là hên xui (50%). Sau đó kế hoặc công chiếm Tây Xuyên của Bị vẫn được xảy ra dù Tháo không còn, dù Sách không chết. Còn vụ Xích Bích giữa Thiệu và Sách có xảy ra hay không thì tui nghĩ rằng nhất định sẽ xảy ra. 1 người như Tháo bình tĩnh hành sự, tùy cơ ứng biến mà đến khi chiêm đc 2/3 Thiên Hạ trong tay, giữ trong tay 83 vạn đại binh, các phe khác gộp lại còn không bằng mà còn nảy sinh sự tự cao tự đại. Cho rằng Tôn Quyền là con nít ranh, Chu Du là thằng trẻ trâu thì so với Thiệu nếu có trong tay tiềm lực như vậy nhất định sẽ xảy ra 1 Xích Bích thứ 2. Nhưng việc xảy ra này phảu phụ thuộc vào việc Thiệu có chiếm được Kinh Châu không nữa. Giả sử Thiệu ma khôn lên đột xuất thì Kinh Châu sẽ trong tay Thiệu thì mới diễn ra Xích Bích tập 2. Nhưng tui nghĩ sẽ không có chuyện này đâu. Và như đã nói, phải mất hơn 10 năm sau khi Thiệu củng cố thì Xích Bích tập 2 mới xảy ra nhé (cộng thêm điều kiện Thiệu đã có Kinh Châu nữa) Từ trên suy ra, nếu chữ NẾU của bạn trên xảy ra, thì mọi việc sẽ khác nhưng đại cuộc chung thì vẫn vậy thôi à. Chỉ là ngu kiến thôi mọi người cho ý kiến nhé
Ý kiến đầu tiên là về cách trình bày của bạn . Viết nguyên 1 rừng chữ như vậy rất tốn công sức nhưng hiệu quả thì không bao nhiêu cả . Người đọc thấy rừng chữ này đa số sẽ bỏ qua . Ít người kiên nhẫn đọc hết để hiểu bạn muốn viết gì lắm . Hợp Phì nằm ở Từ Châu đấy bạn à . Nguyên cái Từ Châu rất lớn , trong đó có 1 số thành lớn như Bành Thành , Hợp Phì ( Hạ Bì ) . Cơ hội để Sách phát triển thế lực là khi Tháo và Thiệu dồn binh về Quan Độ . Chờ đến khi Quan Độ kết thúc thì cơ hội cũng qua luôn . Về Lưu Bị , đến năm 208 ông mời được Khổng Minh về . Trận Quan Độ chỉ kéo dài 1 năm thôi . Nếu Quan Độ kết thúc với phần thắng về Thiệu thì Bị không ung dung ở Tân Dã suốt giai đoạn 201-208 được đâu . Đừng quên lúc đó Thiệu rất hận Lưu Bị vì ông em kết nghĩa Quan Vũ chém chết 2 ái tướng Nhan Lương - Văn Xú . Người xưa có câu "Thà đắc tội quân tử , đừng đắc tội tiểu nhân" . Đời nào Thiệu chịu để yên cho Lưu Bị ?
Uhm mình chỉ suy nghĩ theo hướng cảm hứng riêng rồi giải trình vậy thôi. Đương nhiên là còn nhiều điểm chưa đúng vì nhìn nhận cả 1 quá trình như vậy cũng khá là phức tạp còn theo mình biết thì thành Hợp Phì khác với Hạ Bì bạn à Mặc dù Hợp Phì cũng thuộc Từ Châu còn về vấn đề Tân Dã thì mình chưa từng nhắc tới trong bài viết trên. Mình chỉ nói là Lưu Biểu sẽ sử dụng Lưu Bị thủ Tôn Sách và Lưu Bị nương nhờ Lưu Biểu chứ không bàn đến Tân Dã ở đây. Ngoài ra trận chiến Quan Độ kéo dài hơn 1 năm nhưng để bình định được 1 phương thi phải tốn gấp 10 lần như vậy bạn à (như sau khi chiến thắng thì Tào Tháo dành 10 năm để tiêu diệt con cháu họ Viên và bình định Hà Bắc từ năm 197 đến 207)
Ko đến 10 lần xa lắc xa lơ vậy đâu , cái danh " Viên gia tứ thế tam công " đủ kéo 50% sĩ tộc Trung Nguyên rồi . Bạn nhớ khi Quan Độ kế thúc , ko ít người dưới trướng họ Tào đã bí mật hàng Viên ko ? Vậy bạn nghĩ xem , nếu Thiệu thắng thì mấy ng` này làm gì ? Khỏi nói cũng bít rồi , đám tướng hàng Thiệu này sẽ góp sức ko ít trong việc bình định Trung Nguyên .
Uhm nghĩ cũng đúng, vì gia thế họ Viên phức tạp hơn họ Tào nên Tào Tháo tốn 10 năm để bình định. 1 phần vì đất Hà Bắc quá rộng nên việc bình ổn ở đây kéo dài đến tận 10 năm, còn như ngược lại thì cứ cho là tốn đi từ 4,5 năm để Viên Thiệu làm mọi việc cần thiết để bình ổn Trung Nguyên đi. Tuy nhiên, đấy chỉ là phỏng đoán thôi chứ để bình định 1 phương thì có khá nhiều vấn đề phát sinh và rất phức tạp để hiểu và giải thích. Cho nên cứ cho rằng Viên Thiệu sẽ tốn 1 thời gian dài để yên ổn rồi mới tính tiếp đến Kinh Châu được. Nhưng lúc ấy thì sợ rằng Tôn Sách đã nắm được dù không hết cũng có 1 nửa đất Kinh Tương rồi
Tôn Sách mất 1 năm là lấy Kinh Châu rồi bạn ơi . Hoàng Tổ thì khỏi nói , ko đáng xách ép cho thủy binh của Tôn gia , 2 anh em nhà họ Khoái thì chỉ đc cái đầu chứ chẳng đc cái gì nữa hết , Văn Sính lúc này chưa đc trọng dụng , thử hỏi ai đủ sức ngăn cản Tôn Bá Phù ? 1 năm là hoàn toàn khả thi trừ khi có kì tích ( anh em L-Q-T với Vân thì khỏi nói , đánh trên bộ còn hên xui chứ đánh đường thủy mà solo với Chu Đô Đốc ? Tự sát thì có ) . Tôn Sách nếu có thể bình định sĩ tộc Kinh Châu nahnh hơn Thiệu , ông ta dư sức nuốt lun Ích Châu ( 30% mà thôi , rất thấp ) .
Đọc hết từ đầu tới cuối , chỉ thấy ko khả thi ở 1 chỗ . Xác suất Lưu Bị có Kinh Châu là ... ko có đâu , mình suy nghĩ lại rồi , Biểu bị Tôn Sách thì chết là cái chắc , dù có bao nhiu dũng tướng đi nữa ( thủy binh ) , nên nguy cơ Tam Quốc xảy ra là ... cũng ko có lun do Lưu Bị chết rồi , nên có lẽ sẽ lập lại thời kì Nam - Bác phân tranh ?
Uhm đúng rồi, vấn đề là nằm ở giai đoạn này đây. Dù gì thì Bị cũng sẽ đến với Biểu nhưng mà để chống lại Tôn Sách thì khó. Trừ phi Từ Thứ hoặc Gia Cát xuất hiện sớm, hoặc Sách chết như nguyên gốc rồi để Quyền lên thay thì cục diện có thể thay đổi. Nhưng mà lúc này bên Lưu Biểu Khoái Lương vẫn còn phải không?