Binh thư RTK trong đời thực

Thảo luận trong 'RTK và others' bắt đầu bởi fro65, 20/6/15.

  1. fro65

    fro65 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    2/8/08
    Bài viết:
    473
    Ko bik có bác nào chơi RTK mà tìm mấy cuốn sách trong item ko ta ? Tui bắt đầu lùng tìm mấy cuốn này từ RTK 10. Hiện tại thì có:

    Binh pháp Tôn Tử - Ldr +10
    Lục Thao - Ldr +7
    Tam Lược - Ldr+7
    Tư Mã Binh Pháp
    Ngô Tử
    Úy Liễu Tử
    Quỷ Cốc Tử
    Binh Pháp Khổng Minh

    Hàn Phi Tử+10POL

    Lão Tử - Int +10
    Trang Tử
    Tứ Thư
    Kinh Dịch

    Cảm giác đc đọc mấy cuốn này cứ như sưu tầm đc item thật trong RTK, sướng ghê :D
     
    quanchumzw thích bài này.
  2. quanchumzw

    quanchumzw Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/5/14
    Bài viết:
    1,473
    Có ngoài đời lun sao bác ? Bác post thành truyện đc ko ? Mà mua ở đâu vậy ?
     
  3. fro65

    fro65 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    2/8/08
    Bài viết:
    473
    Sưu tầm trong mấy năm trời, với nội cuốn Tứ Thư cũng tầm 1000 trang rùi, bác bảo tui post thành truyện thì post mần răng ?
     
  4. wontak

    wontak Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/7/08
    Bài viết:
    3,102
    "Binh pháp Tôn tử" và "Binh pháp Ngô tử" thì quá nổi rồi, nhưng "Lục thao", "Tam lược" thì chưa rõ nguồn gốc chính xác, các tài liệu để lại chỉ là phỏng đoán. Về mặt nội dung thì "Lục thao" và "Tam lược" giống với trường hợp của "Binh thư yếu lược" của đức thánh Trần Hưng Đạo, đấy là bị người đời sau thêm thêm bớt bớt dữ quá nên có nhiều dị bản, giá trị lịch sử không nhiều nữa. "Binh pháp Khổng Minh" gồm 24 chương, chủ yếu trình bày kiến thức và kinh nghiệm của bản thân ông, về mặt bày binh, bố trận, quản lý đội hình đội ngũ thì có giá trị cao, nhưng phần còn lại có lẽ không giá trị được như sách của Tôn tử và Ngô tử.
    Quyển "Quỷ cốc tử" theo em được biết chỉ là truyền thuyết, nếu có bản in thì là người ta hư cấu ra.
    Quyển của Lão Tử còn gọi là "Đạo đức kinh", quyển của Trang Tử còn gọi là "Nam hoa kinh", hiện nay bày bán ở khắp các hiệu sách. \:D/ "Tứ thư" và "Ngũ kinh" được xem là của Không Tử, cũng không khó tìm.
    Trong game cộng đến 10 lead, 10 int mà em đọc xong chơi game vẫn ngu. :))
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/6/15
  5. fro65

    fro65 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    2/8/08
    Bài viết:
    473
    Lục Thao và Tam Lược có thể ko rõ nguồi gốc thật, tuy nhiên nội dung trong đó không phải là ko có giá trị, thậm chí có thể nói nội dung của nó chẳng thua kém gì Binh Pháp Tôn Tử. Dẫu là bản thực hay người đời sau thêm thắt thì cũng không quan trọng mấy, bởi nội dung của nó thực sự hữu ích và độc đáo riêng biệt.

    Binh Pháp Khổng Minh mới thực là bị thêm thắt nhiều, đọc nội dung thấy có nhiều điểm đã có từ các tác phẩm trước, còn lại những điểm độc đáo riêng thì chắc tầm 30%. Duy có Bát Trận Đồ là mới, nhưng coi cũng chẳng hiểu nổi :v

    Quỷ Cốc Tử ban đầu cũng đúng là tưởng chỉ có truyền thuyết thôi, và có rất nhiều cuốn bản in ra rất vớ vẩn, tuy nhiên may mắn là tui tìm được một cuốn Quỷ Cốc Tử rất hay, có khả năng cao là hàng thật, bởi tìm theo Tàu Khựa thì nó cũng có nội dung tương tự bản bên TQ. Nhưng vẫn thế, ko cần biết nó có fải thật hay ko, quan trọng nội dung của nó có thực sự hữu ích mới quan trọng. Thì bản này quả thực là kỳ thư, cốt yếu nói về cách du thuyết, nói năng, thuyết phục nhân tâm.

    Đạo Đức Kinh và Nam Hoa Kinh cũng rất hay, quả thực đọc và dụng nó mấy năm trời tới nay vẫn chưa ngộ hết, càng dụng càng trải thì càng thấy nó bá đạo. Tương tự với Tứ Thư. Còn Ngũ Kinh hiện tại chưa thấy xuất hiện ở VN ngoài Kinh Dịch, nhưng nội cuốn Kinh Dịch ko thui cũng bá đạo rùi. Tuy nhiên Kinh Dịch thực sự thâm sâu khó lường, vẫn chưa dám tìm hiểu sâu.
     
    quanchumzw and wontak like this.
  6. xibeo1983

    xibeo1983 T.E.T.Я.I.S GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    29/6/08
    Bài viết:
    504
    Mình có 1 cuốn giải thích rõ ràng từng nội dung trong 36 kế của Tôn Tử và 72 phép hay phá 36 kế (Tôn Tử) của Qủy Cốc Tử... Có điều dụt sọt rác mất từ cách đây vài năm rồi ><
     
  7. fro65

    fro65 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    2/8/08
    Bài viết:
    473
    36 kế ko fải của Tôn Tử, Tôn Tử chỉ có cuốn Binh Pháp Tôn Tử, còn 36 kế là do tích lũy từ dân gian đúc kết lại mà thành.
    Quỷ Cốc Tử ko liên quan gì 72 kế, hiện tại theo mình biết QCT chỉ viết về du thuyết, là cuốn mình đang có. Còn mấy cái cuốn bạn nói thì chủ yếu do ng ta thu gom tùm lum ở đâu lại mà thành thui, nội dung cũng ko giá trị mấy và cũng tràn lan ngoài thị trường.
     
  8. wontak

    wontak Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/7/08
    Bài viết:
    3,102
    - Bởi vì "Tam lược" và "Lục thao" là sản phẩm đúc kết trí tuệ chung của người Trung Quốc nên các học giả mới đánh giá là hai tác phẩm mang màu sắc dân tộc nhiều hơn "Binh pháp Tôn tử" và "Binh pháp Ngô tử". "Binh pháp Tôn Tử" dường như thiên về chiến lược, chủ trương xuyên suốt là càng tránh giao tranh càng tốt, nên phù hợp với cục diện lâu dài nhiều hơn là trong trận đánh. Ngày xưa tướng Vũ Điền Tín Huyền bên Nhật Bản vẫn phê bình "Binh pháp Tôn Tử" có phần thụ động cũng vì thế. Còn "Binh pháp Ngô Tử" thì giảng kỹ về vạch mưu, bày trận, nếu học được, rồi hiểu được cả hai, hiểu rồi đem áp dụng được vào thực tế thì đấy đúng là tướng tài.
    Người ta nói: Khổng tử thiên về có, Lão tử thiên về không. Hai trường phái này nếu bổ sung cho nhau thì hoàn hảo, vừa áp dụng vào đời sống được mà vừa áp dụng để né đời được. :3 Khổ nỗi là các đầu lĩnh bách gia cứ công kích nhau hoài.
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/6/15
  9. fro65

    fro65 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    2/8/08
    Bài viết:
    473
    Thực ra Đạo thì vốn cùng một gốc, chẳng qua cách nói mỗi ông khác nhau, người sau đọc chưa thấu hết thành ra lại chia nhiều tông phái. Nhưng chung quy cũng là mặt sấp hay mặt ngửa của bàn tay thui. Như Phật lý cũng nói, "sắc tức thị không, không tức thị sắc. Sắc bất dị không, không bất dị sắc". Học trò Lão giáo có thể đánh nhau với học trò Khổng giáo, nhưng nếu 2 ông này gặp nhau chắc chắn là bạn tốt.
     
  10. wontak

    wontak Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/7/08
    Bài viết:
    3,102
    Nếu như câu truyện truyền tụng trong dân gian la có thực, thì Lão Tử và Khổng Tử đã từng gặp mặt, nhưng cũng chưa thống nhất được đường lối với nhau. Khổng Tử đi tìm lễ nghĩa đời nhà Chu hằng mong dùng nề nếp - tam quy, ngũ thường mà bình ổn lại đời loạn ấy; trong khi Lão Tử lại chủ trương Lễ là đầu mối của loạn lạc (Đạo mất rồi mới có Đức, Đức mất mới có Nhân, Nhân mất mới có Nghĩa, Nghĩa mất mới có Lễ. Lễ là đầu mối của loạn.).
    Trên thực tế: Lão Tử cưỡi trâu bỏ đi về phía tây lánh đời, Khổng Tử đứng ngoài thành của đông, tiều tụy, tự nhận mình như "con chó mất chủ". Rốt cuộc chủ trương của cả hai người đều không được áp dụng và không áp dụng được rộng rãi. Một phần là do thời thế không dung bậc thánh nhân, nhưng một phần có lẽ cũng do mỗi người quá thiên về một phía mà không chịu thừa nhận cái hữu dụng của phía kia. (Không Tử thiên về có, Lão Tử thiên về không).

    BTW: Câu "sắc tức thị không, không tức thị sắc. Sắc bất dị không, không bất dị sắc" trong "kinh Bát Nhã" thực ra có nghĩa khác so với cái "vô vi" của Lão Tử, mặc dù đọc thoáng qua dễ lầm lẫn là cùng một cái hư không. Các học giả sau này, ví dụ như gs Nguyễn Duy Cần - một người chú giải "Đạo đức kinh" cho rằng đó là một, nhưng chưa đúng hết. Để hiểu sâu hơn bác thử tìm đọc thêm "Kim Cương kinh" và các luận giải sẽ thấy cái "không" của đạo Phật được diễn giải khác với "vô vi" của "Đạo đức kinh".
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/6/15
  11. fro65

    fro65 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    2/8/08
    Bài viết:
    473
    Nhiều người đọc kinh sách mà chỉ hiểu mặt chữ, thậm chí mặt chữ cũng chưa hiểu rõ hết, huống hồ chi cái ý sâu xa mà chữ nghĩa không thể diễn đạt được thì làm sao hiểu nổi ý của mấy Lão kia. Như về việc Lễ là đầu mối của loạn, ko fải Lão Tử bảo rằng Lễ nghĩa là loạn, mà bởi như một quá trình. Ở đây nói tới việc Đạo là mức cao nhất, người ta không theo đạo được mới theo Đức, không theo Đức được mới theo Nhân, không theo Nhân được mới theo Nghĩa, không theo Nghĩa nổi mới tới Lễ, tới mức Lễ là đã thấp rồi mà còn không theo được nữa thì chỉ có loạn mà thôi. Cho nên thời đại đó mà người ta phải lấy Lễ ra để dạy chúng, thì đủ thấy con người lúc đó kém ra sao, vì vậy lấy Lễ ra dạy tức là cho thấy cái loạn sắp tới. Chứ ko phải nói Lễ là loạn, cũng như sắp mưa thì chuồn chuồn bay, nhưng không phải con chuồn chuồn làm mưa, mà vì đó là báo hiệu cho thấy diễn biến sắp mưa. Cho nên người xem thời tiết thấy chuồn chuồn bảo rằng đó là đầu mối của mưa. Kẻ không rõ chuyện lại đi giết hết chuồn chuồn để ngăn mưa tới.

    Tương tự, cái Không với cái Vô Vi, người ta nói khác, nhưng có chắc ta đã thực sự rõ cái Không là gì , thực sự rõ cái Vô Vi là gì ? Hay chỉ hiểu mặt chữ ? Hoặc tệ hơn nữa là hiểu sai mặt chữ như cái câu về Lễ ở trên ?

    Nói chung, sau khi nghiên cứu qua Khổng, Lão, Trang, Phật, Kito, đến triết học Tây phương thì thấy chung quy nguồn gốc Đạo cũng chỉ là một. Điều này đã được nói đến trong Kinh Dịch :

    Vô Cực sinh Thái Cực
    Thái Cực sinh Lưỡng Nghi
    Lưỡng Nghi sinh Tứ tượng
    Tứ Tượng sinh Bát Quái
    Bát Quái biến hóa ra vô cùng
    Từ Không thành Có
    Từ Có sanh Âm Dương
    Âm Dương sanh Bốn Hướng
    Bốn Hướng Sanh Tám Phương
    Tám Phương biến hóa vô tận
    Nếu có thấy nhiều sự sai khác, ấy là do chưa truy về gốc thôi.
     
    roletti13 thích bài này.
  12. wontak

    wontak Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/7/08
    Bài viết:
    3,102
    - Đúng là nguyên câu trên chỉ một quá trình suy vi của xã hội, nhưng rốt lại, với Lão, Lễ là thấp, Đạo và Đức là cao. Ngoài ra, cái Lễ mà Lão Tử nhắc tới ở đây là cái Lễ của nhà Chu đã có từ nhiều trăm năm trước, rồi mất lễ thì tới loạn chiến quốc, xuân thu. Tức là giai đoạn suy vi của xã hội đã bắt đầu đối với cái nhìn của Lão Tử, vì thế con đường ông chọn là qui ẩn mãi mãi. Trong khi đó, Khổng Tử bôn ba khắp nơi tìm cầu học lễ nghĩa nhà Chu để khôi phục xã hội bình ổn. Ngay cả khi không xét trên câu chữ, chỉ dựa vào hành động của hai bậc thánh ấy cũng thấy con đường họ chọn là khác nhau, hành động khác nhau xuất phát từ tư tưởng khác nhau vậy.
    Và câu "lễ là đầu mối của loạn" khác xa với câu "lễ là loạn" nhé. :) Em không nói "lễ là loạn", em nói con đường đi của Lão Tử và Khổng Tử khác nhau ở phần Lễ: Lão thiên về không - Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh; Khổng thiên về có - Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

    Ở đây bác mắc hai lỗi tư duy:
    - Thứ nhất, bác cho tư duy của mình là đúng:" chung quy nguồn gốc Đạo cũng chỉ là một." , còn phủ định tất cả sự phân biết của các học giả khác là sai. Trong khi các học giả đọc được như bác và hơn bác thì nhiều vô số kể, học giả có thể hiểu đạo hơn bác cũng nhiều vô số kể. Trong số các học giả hơn bác đấy, có rất nhiều người nói khác, nhưng bác thẳng thắng bác bỏ luận điểm của họ. Thật kiêu ngạo! Kiêu binh tất bại.

    - Thứ hai, bác mâu thuẫn với chính mình:
    Trên bác nói:
    Như vậy bác hiểu hay chưa?
    Trong một comment khác bác nói:
    Như vậy bác chưa hiểu hết.
    Dưới bác kết luận:
    Như vậy bác chắc chắc đã hiểu hết tư tưởng của các triết gia, các bậc hiền triết, bác hiểu hơn cả câu chữ, hiểu đến tận cùng mà chỉ cần nghiên cứu qua. Phi thường! Thật phi thường!

    Và mở ngoặc thêm, những người nói rằng "vô vi" của Lão Tử khác với cái "không" trong đạo Phật là các thiền sư chứng đắc, không phải các học giả dựa trên câu chữ, cũng không phải em nói, em chỉ mượn tư tưởng của các vị ấy để dẫn giải thôi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/6/15
    roletti13 thích bài này.
  13. fro65

    fro65 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    2/8/08
    Bài viết:
    473
  14. wontak

    wontak Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/7/08
    Bài viết:
    3,102
  15. rôngchiêntranh

    rôngchiêntranh Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    30/9/03
    Bài viết:
    1,325
    Nơi ở:
    Hà Nội
    2 học giả viết dài quá.đọc chả hiểu gì hết.thấy nhức đầu :) =))
     
    roletti13 thích bài này.
  16. wontak

    wontak Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/7/08
    Bài viết:
    3,102
    Em cũng có biết mình đang nói cái vẹo gì đâu. :)) Để Lão Tử cười khỉnh cho một cái nhục quá. :9cool_too_sad:
     
  17. proknowall

    proknowall Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    31/1/12
    Bài viết:
    163
    36 kế đặc biệt với kế "chạy là thượng sách" là binh pháp của danh tướng Đàn Đạo Tế thời Tống, cái này đọc thấy trong truyện nó nói.
     
  18. fro65

    fro65 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    2/8/08
    Bài viết:
    473
    Đa phần 36 kế là từ Kinh Dịch mà suy ra, ngoài ra cũng có đúc kết từ nhiều điển tích khác gom góp lại qua dân gian mà thành. Nhưng về tới Việt Nam thì nó thuộc về Tôn Tử, chả hiểu sao.
     
  19. wontak

    wontak Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/7/08
    Bài viết:
    3,102
    Chắc tại cái phim "36 kế binh pháp Tôn Tử". :))
    À mà bác @fro65 có tài liệu nào nghiên cứu về các binh khí thời tam quốc không ạ? Em đang thắc mắc các vũ khí như "phương thiên hoạ kích" của Lữ Bố hay "bát xà mâu" có thật hay tác giả chém ra, với cả cách sử dụng trong chiến trận như thế nào?
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/6/15
  20. fro65

    fro65 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    2/8/08
    Bài viết:
    473
    sách thì ko có, tuy nhiên nghe đâu là fake á, ngay cả Đao của Quan Vũ thời đó cũng chưa có. :v
     

Chia sẻ trang này