Minions: 60% cảnh hài thì show hết trong mấy trailer, dẫn gia đình hay gái đi xem quá hợp lý, mấy con Minion nhìn là tụi nó thích rồi, chẳng cần nội dung gì Đợi 10/7 chiếu chính thức xem thêm bản lồng tiếng coi thế nào
^ Down về rồi, chắc vài tuần nữa coi Vừa coi Fitzcarraldo. Phim này có lẽ xếp hàng đỉnh cao về độ hoành tráng đồ sộ, nhất là xét đến chuyện nó sử dụng hiệu ứng thực suốt thời lượng gần 3 tiếng. Khi nghĩ đến việc phim chắc chắn cũng đã cắt rất nhiều rồi (có nhiều vấn đề nhỏ trong việc phát triển câu chuyện mặc dù phim vẫn đi rất chậm) thì dễ hiểu là ngoài đời cái cảnh kéo đi kéo lại con tàu hơn 300 tấn để có cái cảnh quay tốt nhất nó cũng diễn ra nhất vài tuần chứ không ít, với nhân vật chính Fitzcarraldo chỉ đạo thực hiện như người đại diện của Herzog Nếu mà muốn tìm dẫn chứng phim của một đạo diễn auteur thực sự nó như thế nào thì đây là ví dụ ngon lành nhất, một trong những ý tưởng điên khùng nhất trong lịch sử làm phim đã được thể hiện qua nó. Về nội dung thì như nói ở trên nhiều khả năng phim đã cắt một lượng kha khá, tạo vấn đề trong phát triển câu chuyện và khiến đoạn kết có cảm giác gấp rút. Và phim to lớn là vậy nhưng có vẻ nó là thông điệp với cá nhân Herzog hơn là với khán giả, về mơ ước viễn vông và việc đạt được chúng bằng mọi giá của ông, vì bản thân Fitzcarraldo cả về tầng lớp xã hội, cách ứng xử và tính cách đều rất khó liên hệ với người xem bình thường. Giống Fitzcarraldo, chắc có lẽ Herzog cũng muốn làm tốt hơn thế này, nhưng khi dòng end credit tới thì coi như ông cũng đã hoàn thành mong muốn của mình. 8,5/10.
Vừa coi Stalker 1979. Quá đỉnh, phải nói đây là phim làm mình đổ mồ hôi hột suy nghĩ nhiều nhất kể từ The Fountain coi lúc nhỏ, kể cả khi dòng end credit xuất hiện cũng phải mất vài phút để xét lại vừa trải qua cái gì. Một phim tràn ngập những triết lý và ý tưởng sâu sắc mà Tarkovsky muốn nói về tâm hồn con người, nó to lớn đến nỗi kể cả thông điệp chính cũng khó mà nắm bắt sau hàng lớp những ý nghĩa ẩn dụ khác nhau, từ súng của Chekhov, con chó đeo bám Stalker, Monkey, cho đến con tàu hoả xuất hiện đầu và cuối phim... gần như có quá nhiều thứ làm trệch hướng suy nghĩ khán giả, cứ như là Tarkovsky cố tình làm tác phẩm của mình sao cho trở nên "vô hồn" một cách mâu thuẫn vậy, để thể hiện song song về một ý tưởng rộng vốn được làm rõ hơn bởi Writer (nhiều khả năng là đại diện của bản thân Tarkovsky trong phim) ở đoạn kết. Nhìn chung là cách dẫn dắt các khái niệm và câu chuyện nó cũng lắt léo như The Zone vậy... cũng may mà có cái đoạn đường hầm để soạn lại suy nghĩ chứ phim mà đi thẳng tuột thì khỏi hiểu luôn, lol. Quay phim này quá chất, có nhiều biện pháp phải gọi là đi trước thời đại, như cách lia camera one shot để đạo diễn diễn viên theo cue như đầu phim và đoạn cả 3 người nghỉ chân. Nhạc phim hay, làm nhớ đến Le Samourai, xài synth để vừa tạo cảm giác tân tiến cho phim vừa tăng tính hồi hộp... cũng nhờ mấy phim này đi trước mà retro 80s horror nhạc phim toàn synth punk, horror synth các loại. Dựng cảnh thì quá tốt rồi, cái này là điểm mạnh nhất của Tarkovsky, ông luôn biết chọn địa điểm và góc quay tốt nhất có thể để tiếp dẫn câu chuyện. Như cái The Zone chắc cũng phải điều tra dữ lắm mới tìm được địa điểm phù hợp với kế hoạch và bố cục của câu chuyện. Tarkovsky có nói đầu phim làm chậm vậy là để ai có vào rạp coi nhầm dựa theo cái tựa có thời gian đi ra Cho nên xem có đủ tỉnh táo và thời gian để coi phim này không, mình để Stalker cả tháng rồi mới móc ra vì có được thời điểm thích hợp, nhất là đảm bảo được không bị buồn ngủ đầu và giữa hiệp 10/10.
1/ The Aviator, anh Leo điên khỏi nói. Hơi ko nhập tâm vì nữ chính "chát" quá, ko kiếm dc em nào khá hơn sao.... Đoạn ngồi ăn với ông nội Senator anh How tỉnh vãi. 8.5/10 2/ The others. 7.5/10. Phim coi cũng khá, nhưng cá nhân thích The Sixth Sense hon. 3/ The hours. 8/10. Coi 1 lèo 2 phim của Nicole Kidman luôn. Nội tâm quá khá. Nhịp phim vừa vừa, anh em xem giải trí tốt (:
Nine 1/2 Weeks (1986) Mickey Rourke hồi trẻ đẹp trai phết, không nhìn thấy tên chắc mình cũng chẳng nhận ra
12 years a slave, ko ấn tượng lắm, có lẽ bản thân cảm thấy khá nhàm với chủ đề phân biệt chủng tộc này rồi. Diễn biến phim kéo nhanh quá. Ko hiểu đoạn đầu cho cảnh sờ soạng vào phần mở màn để được gì?
Đối với phim samurai thì Throne of Blood, Yojimbo hoặc Rashomon. Phim hiện đại thì nên bắt đầu bằng Ikiru hoặc High and Low.
My American Uncle của Resnais, phim thứ 3 của lão mà mình coi. Một phim nặng não nữa, chắc lâu lâu cần coi phim hài nhảm để giải toả cái Kịch bản đỉnh, ý tưởng sáng tạo, nhạc hay, diễn xuất ngon, quay phim ngon, căn không gian cho phim tốt. Trên lý thuyết thì thật ra nó quá hoàn hảo, cái điều cần xét đến là xem khán giả có nắm bắt và đề cao thông điệp của nó hay không thôi. So với năm 80s thì cái đề tài liên quan đến thuyết sinh tồn và chủ nghĩa hành vi nó vẫn còn ít được khai thác trong điện ảnh, nhất là qua phương pháp sáng tạo theo kiểu phân cảnh và đưa ra ví dụ thực tế như trong phim. Có chăng thì nó giống một phim tài liệu khoa học hơn, và dụng ý của Resnais chắc chắn là như thế, để truyền đạt thẳng thắn một vấn đề hơn là lấp ló như các phim tiêu biểu thời French new wave của ông. Phim này dù tỏ ra là một phim tâm lý nhưng thực chất nó rất cứng nhắc và quy tắc, các trường đoạn có cảm xúc cao độ đều bị cắt đột ngột. Như nói ở trên thì Resnais muốn làm phim cho giống phim tài liệu nên nó thế Nói chung dạng phim này nên xem một lần cho biết. 9/10.
Kiếm đâu ra subviet của Andrei Tarkovsky nhỉ ? mới được 1 - 2 phim thì phải , ko biết có nhiều line ko ? mấy phim này xem eng ngại chết Mà sao Krzysztof Kieslowski được ưu ái subviet nhiều nhỉ ?
Chả biết tình hình sub việt sao nhưng chắc do xem dân tình coi phim của ai nhiều hơn thì dịch Kieslowski có 4 phim đỉnh nhất vào 90s nên phim dễ có bluray, còn Tarkovsky hoạt động chủ yếu 60s - 80s và phải chịu kiểm duyệt của Soviet nên khó kiếm nguồn bluray tốt mà rip ra. Như cái Stalker phải cách đây vài tuần mới có hàng "semi" bluray leak ra từ Nhật. Btw ngại thoại thì xem Ivan's Childhood trước đi. Mấy phim kia cũng toàn thơ với triết lý (đỡ nhất là Solaris và Andrei Rublev)
The Blue Elephant (2014) phim hấp dẫn, ly kỳ theo kiểu hình sự tâm lý tội phạm. Đáng lẽ nó sẽ rất được nếu không có cái kết quá nhảm nhí. Rất tiếc đó là lựa chon của dân Arab nói chung và Ai Cập nói riêng. Cái này cũng tương tự như Red Lights (2012), phim rất lý trí, khó học, ly kỳ cho đến cái kết, vứt đi mọi công sức tạo dung.
Winter Light. Dù đã xem vài phim của Bergman, nổi bật nhất là Fanny & Alexander, The Seventh Seal, hai phim được đánh giá cao của ông nhưng đây mới là phim chính thức biến mình thành fan. Rất ngắn, chưa tới 1h30' nhưng nó truyền đạt đầy đủ mọi thứ mà nó muốn, một thông điệp về niềm tin và tình yêu. Không hẳn là cần theo đạo thiên chúa mới hiểu được phim này, Winter Light nó tập trung xoay quanh về góc nhìn của một con người bình thường bị khuất phục bởi những vấn nạn xảy ra với mình và thế giới xung quanh mình, việc các nhân vật và bối cảnh được đặt trong môi trường tôn giáo là nhằm tạo nên cái nét thơ và sự độc đáo riêng, tạo nét cổ điển cho vấn đề đặt ra. Phim trắng đen kết hợp khung cảnh vắng hoang tàng của mùa đông Thuỵ Điển đúng là quá thích hợp để làm một ẩn dụ rộng lớn về "cái chết" của sự sống và của Chúa. Có hai trường đoạn chính rất đáng nhớ trong phim, đó là đoạn Marta đọc thư và đoạn Tomas khai ra sự thật với Marta - hai trường đoạn này vừa làm điểm nhấn vừa tách rời nó ra với một số phim cùng thời của Bergman như Through a Glass Darkly hay The Virgin Spring vì nó tạo nên cảm xúc gần gũi, chất người, dễ khiến người xem thông cảm. Nhìn chung phải nói phim này hầu như không có chi tiết thừa, có thể nói do thời lượng của nó ngắn nhưng theo mình thì các chi tiết của phim đều được căn thời gian hợp lý một cách xuất sắc, những tình tiết nối tiếp nhau suôn sẻ như đang xảy ra với tốc độ thời gian thực, mặc dù tất nhiên vẫn có nhảy cảnh. Đây là lần đầu mình thấy cái tài trong cách đạo diễn phim của Bergman được phát huy hết, canh góc quay, sử dụng cảnh vật, lợi dụng ánh sáng tự nhiên, cách diễn viên thể hiện thoại etc. 9,5/10.
The Treatment (2014) có một cốt truyện khá giống với Prisoners (2013) nhưng mình thấy tính hình sự, độ tăm tối, bệnh hoạn của kẻ thủ ác hơn rất nhiều. Có vài sự kỳ cục rất là kỳ cục ở cái phim này: đất nước gì mà người chết trong nhà một hồi cũng chẳng ai biết, đất nước gì nhìn quanh toàn peadophile; con chó chỉ là thứ dung để xoa đầu, người lạ vào nhà tấn công chủ cũng k biết đường sủa nữa. Đó là nước Bỉ. You're Next (2011), phim kinh dị giết người man rợ đúng nghĩa, hấp dẫn và có căn nguyên đang hoàng. Mỗi lần thằng sát nhân xuất hiên như hung than luôn, xem đúng dịp thảm sát ở Bình Phước, nên xem xong không dám nói nhiều trên fb. The Conspiracy (2012) Tarsus club là một hội kín có từ xa xưa, quy tụ những nhà lãnh đạo, nhân sỹ, trí thức, nhà tài phiệt hang đầu thế giới. Người ta tìm ra một mối lien kết rang mỗi khi nhóm này họp trong suốt lịch sử thì tiếp sau đó thế giới sẽ giải qua một sự kiện rất lớn như thành lập FED, chiến tranh thế giới, 911... mục đích của tổ chức này là tạo ra một "new world order", biểu trưng của nó là con bò "bull". Bộ phim này cố gắng chỉ ra đôi chút sự that về Tarsus Club Good Kill (2014) giờ lái Drone cũng có nhiệm vụ như lính bắn tỉa, vậy phim này cơ bản cũng na ná như American Sniper (2014). Quân đội giờ tuyển cả game thủ vào không quân, tiêu diet kẻ địch như chơi Modern warfare, nhưng ở đây, đã chết là chết, không có load save, không phải chỉ có 1 lựa chọn mục tiêu khủng bố, đã giết là cả thường dân, giết chum luôn. Chính suy nghĩ tội lỗi, dằn vặt rất that (đã được các cựu binh xác thực) của nvc khiến cho phim gần như mất điểm trong mắt khan giả và Viện hàn lâm, khi nó không cổ vũ đi lính như American sniper. Tất nhiên cái lý của họ là cái lý của kẻ không phải trực tiếp hoặc gián tiếp giết người qua màn hình thôi, nên nói gì cũng hay cả.