Nhưng tại sao nó lại co sụp vào trong? Vì mật độ khối lượng ở tâm nó lớn? Tại sao việc này không xảy ra trong các trường hợp khác chẳng hạn như một hòn đá không co sụp thành một hạt cát?
vì vector lực hấp dẫn hướng vào tâm vì khối lượng của hòn đá chưa đủ lớn vật chất đạt tới 1 khối lượng nhất định thì mới xảy ra hiện tượng này đc
Vấn đề là độ lớn (không phải mật độ). Khối lượng càng lớn thì lực hấp dẫn càng mạnh, không chỉ ở trong tâm của sao mà còn là khối lượng lớp ngoài nữa. Các thiên thể nếu lớn đến một mức nào đó thì sẽ có dạng hình cầu, nhưng thiên thể nhỏ thì lại có hình dạng xù xì không có quy tắc là do lúc đó khối lượng nó chưa đủ lớn để lực hấp dẫn làm các lớp bên ngoài nó sụp xuống. Các sao, hệ hành tinh xoay quanh thiên hà là do tổng hợp lực hấp dẫn của toàn bộ các thiên thể nằm ở các lớp phía trong thiên hà tính từ tâm ra, trong đó hố đen ở tâm chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Nhưng kể cả với tất cả các thiên thể này thì vẫn không giải thích được việc tốc độ quay của sao không giảm khi ngày càng xa tâm, cho nên người ta mới nghĩ ra cái gọi là vật chất tối. Vật chất tối được coi là chiếm đầy không gian trong thiên hà, phân bố đều, và có tổng khối lượng lớn gấp hàng chục lần các vật chất "nhìn được" (bao gồm hố đen, sao, sao lùn, tinh vân, ...).
Lỗ đen gọi là lỗ đen vì đơn giản ko ai biết trong đó có gì, khối lượng trong đó được kéo tới vô cùng. Vì khối lượng vô cùng nên nó có lực hút vô cùng, dẫn đến cả ảnh sáng cũng không thể lọt ra, dẫn tới việc không thể nhìn thấy gì trong đó. Ranh giới giữa cái thấy được và cái không thấy nó gọi là event horizon, tạm dịch là chân trời sự kiện, vì không ai biết bên kia có gì nên thường được gán ghép với những hiện tượng siêu nhiên như là cửa qua thế giới mới, quay ngược thời gian, qua chiều không gian mới v.v.