Thần thoại bắc âu không nổi tiếng bằng không phải là ngẩu nhiên. Thần thoại Hy Lạp lâu đời hơn và có đường phát triển. Bắc Âu thì mới phát đã bị Thiên chúa giáo làm lu mờ. Thứ hai, số lượng điển tích quá ít so với Hy Lạp hay Ai Cập. Ít được ghi chép lại, số bị ghi chép thì bị Thiên chúa giáo bôi nhọ. Không có tác phẩm kinh điển nào dùng thần thoại bắc âu. LOTR chỉ dựa vào thôi rồi chế biển lại hết nên không tính. Sau này thần thoại Hy Lạp được đế quốc La Mã dùng lại nên phổ biến khắp châu âu. Còn ai nói thần thoại bắc âu không có dâm loạn thì phải coi lại, Odin cũng có kém gì Zeus đâu. Tyr, Thor với Helmdallr đều là anh em cùng cha khác mẹ cả. Ngoài ra nhiều ông cứ chú tâm vào mấy cái đó rồi nói, thần thoại Hy Lạp cũng có nhiều điển tích lãng mạn như là Galatea, Eros và Psyche hay là chuyện tình buồn của Orpheus.
Hình như lũ ai cập này có quan niệm là có thể sống lại sau khi die ở thế giới khác. Cái chết chỉ là sự bắt đầu hành trình chạy sang thế giới kia thôi
Không hiểu lắm, thế Ra là thần tối cao à? cái trị ở đâu, sao còn Osiris với Horus làm vua nữa , mà Isis bị con trai chém bay đầu rồi có được hồi sinh không http://kenh14.vn/kham-pha/du-kieu-g...-cua-cac-vi-than-ai-cap-20140330101926172.chn
Không thích thần thoại Ai cập ở cỗ lịch sữ nó dài và dùng chữ tượng hình nên nhiều khi các nguồn không nhất quán với nhau. Hiểu đại khái là Ra là trùm các vị thần trên thiên đường và có 1 cái tên bí mật chứa quyền lực. Ra bị Isis là mẹ của Horus là cho rắn thần cắn doạ là không cho bà biết cai tên đó thì cho chết luôn nên Ra phải nói ra và từ bỏ quyền lực ở dưới trần. Từ đó chồng và cũng là anh trai của Isis là Osiris là trùm ở dưới trần, sau khi Osiris bị em trai là thần Set giết thì Horus thành vua. Các pharaoh tự phong là con cháu của Horus nên có quyền lực tuyệt đối ở Ai Cập. Còn Osiris sau khi chết đi sống lại thì thành Diêm vương. Isis đúng mẫu phụ nữ bản lãnh, yêu chồng thương con.
Vãi cả không nổi bật . Bị lậm quá rồi đấy nhé . Mỗi một cái thần thoại nó đều có khu vực ảnh hưởng riêng cả , và cái ảnh hưởng đó nó kéo dài tới bây giờ dưới rất nhiều hình thức . Mấy chú đừng có chỉ thấy ba cái bên ngoài rồi phán như thánh vậy người ta cười chết đấy
thần thoại hy lạp đọc chả hiểu sao ngứa mắt đám thần ghê gớm, nên hồi coi kratos trả hận đám này sướng gì đâu....còn thần thoại bắc âu có cái hay riêng, cá nhân mình cảm tình với đám thần này hơn vì nó gắn bó và giúp đỡ loài người nhiều hơn mấy thằng hy lạp ( riêng vụ thằng zeus nó xóa sổ loài người 3 lần là đã thấy mất dạy rồi này ), với đám thần bắc âu dũng mãnh hơn nhiều ! thần thoại ai câp thì đúng là chả rành được do chả có sách vở gì ở việt nam in ra như mấy cuốn thần thoại hy lạp ( chắc do ít quá, bên ai cập sách vở với chữ trạm khắc bị đám hồi giáo đốt sạch cả rồi, nên h chủ yếu là mấy điển tích về vị thần thôi, 2 truyện duy nhất mình đọc mà có bàn nhiều về đám ai cập cổ chắc là yugi và nữ hoàng ai cập )....ngoài ra còn có thần thoại celtic khá là bí ẩn , hy vọng có sách dịch trong tương lai hồi coi Fate khá là cuồng anh gilgamesh nên mong có ngày có ai dịch cái sử thi gilgamesh hoặc tổng hợp thàn thoại lưỡng hà đọc thử xem anh bá thế nào
Cũng giống như Odin sợ Fenrir thôi, trong truyền thuyết lý giải rắn thần này do Isis dùng phép biến ra mà đâu phải rắn thường, chỉ có Isis biết cách chữa thôi.
Con rắn ấy là apophis tượng trưng cho sự hỗn mang, còn Ra tượng trưng cho sự trật tự, 2 bên chiến nhau từ khi khai thiên lập địa rồi, isis chỉ là lừa Ra để Ra bị Apophis cắn, nọc độc của Apophis ko có thuốc giải, chỉ có thể trục xuất bằng cách dùng bí danh của người trúng độc kết hợp với sức mạnh của Isis, Ra bị nọc độc hành hạ trong 1 thời gian dài cuối cùng đành dùng hết sức mạnh còn lại chỉ để nhốt đc Apophis vào ngục, đồng thời cử thần mèo Bast vào đó tiếp tục chiến đấu với Apophis, sau đó nói bí danh của mình cho Isis để đc giải thoát khỏi sự hành hạ cỉa nọc độc, biết đc bí danh của Ra cũng có nghĩa là nắm đc sức mạnh của Ra ( cái này là do trong truyền thuyết Ai Cập, bí danh đi kèm theo sức mạnh của vị thần đó, để người khác biết bí danh của mình đồng nghĩa giao toàn bộ sức mạnh của mình cho người đó ) và nhờ vào đó mà Isis giúp Osiris lên ngôi vua các vị thần ở Ai Cập
Thấy trên kia vẫn có đoạn Hourus đi dạo chơi cùng Ra mà, sau này còn phạt Setti làm nô lệ của Ra, thế tóm lại sau khi Osiris lên ngôi thì Ra đóng vai trò gì?. Còn vụ bí danh nghe có vẻ giống trong Yughioh, đi tìm được tên Pharaong là vũ khí để đánh bại Trùm quái
Osiris lên ngôi thì Ra đi vào giấc ngủ vĩnh hằng, trước khi đi lại viết ra 1 cuốn sách chỉ cách triệu hồi mình trở lại và chia làm 3 phần giấu ở 3 nơi vì tiên đoán trước đc là sẽ có 1 ngày Apophis sẽ thoát ra đc, đến khi đó chỉ có trí tuệ của Ra mới có thể khắc chế Apophis chứ sức mạnh ko thì ko đủ. Đồng thời để lại 1 lời nguyền Ai cập sẽ sớm tàn lụi vì nội chiến tranh giành quyền lực giữa 5 anh em Osiris, Isis, Horus, Set, Nempthys
Vậy những đoạn này là sai à? http://kenh14.vn/kham-pha/du-kieu-g...-cua-cac-vi-than-ai-cap-20140330101926172.chn Một lần khi Horus và thần Ra dạo chơi, Seth mò đến dưới hình dạng một con lợn lòi khổng lồ. Horus phẫn nộ trước hành động của mẹ nên đã tuốt gươm chặt đầu mẹ mình. Sau cùng, Seth phải làm nô lệ cho thần Ra và Horus lên ngôi thần cai quản bầu trời thay cho Osiris.
Ko hẳn là sai, truyền thuyết Ai Cập đc lưu trữ dưới dạng văn bản chữ tượng hình, các mối quan hệ đc dịch ra cho dễ hiểu, chứ theo truyền thuyết gốc của Ai Cập thì ban đầu 1 năm chỉ có 360 ngày, lúc đấy Ai Cập chỉ có 4 vị thân là Ra - thần mặt trời, Geb - thần mặt đất, Nut - thần bầu trời, Thoth - thần tri thức, khi biết Nut và Geb có ý định sinh con thì Ra đã tiên đoán răng có 1 ngày mình sẽ bị hại bởi 1 trong những người bộ công cụ lao động̉a họ nên Ra đã tách họ ra và cấm ko cho Nut đc sinh con trong bất kì ngày nào của năm, thương cảm cho Nut và Geb nên Thoth đã giúp họ bằng cách dụ Ra đánh 5 ván cờ mà phần thưởng là 1 chút đá ánh mặt trời, Thoth đánh bại Ra và dùng số đá đó tạo thêm 5 ngày cho Nut sinh ra 5 người con là Osiris Isis Seth Nempthys Horus, 5 ngày này trở thành 5 ngày đen tối trong truyền thuyết Ai Cập. Mối quan hệ giữa 5 ae nhà này thay đổi theo các triều đại của Ai Cập, quyền lực của 5 vị thần này ko bao h mất đi chỉ thay đổi theo các đời pharaoh.
Thần thoại Ai Cập có serie "Biên niên sử nhà Kane" của Rick Riordan, thuộc thể loại hiện đại pha lẫn các điển tích thần thoại, cùng tác giả với Percy Jackson ấy, muốn tìm hiểu về thần thoại Ai Cập thì xem serie này thú vị hơn là nghiên cứu về điển tích đơn thuần.
Ra là thần mặt trời, còn cái ngôi vị mà Horus và Set tranh giành là ngôi vi vua của bầu trời, mà bầu trời ở đây có thể hiểu là toàn thể Ai Cấp, tức là vua của Ai Cập.
Bắc Âu chỉ đơn giản là đánh nhau tới chết, chết xong đánh tiếp tới Ragnarok chết sạch, xong râu ria thì cũng anh chị em, cha mẹ phang nhau chứ có cái quái gì