Thực trạng hiện nay là SG và HN là 2 đầu tàu kinh tế mũi nhọn được ưu tiên phát triển. Điều đó khiến lượng người lao động từ khắp mọi miền tập trung về đây càng ngày càng đông. Lợi là nền kinh tế ở 2 TP này càng ngày càng phát triển, hại là đất chật mà người đông dẫn tới nhiều vấn đề phát sinh. Giả sử một ngày nào đó, chấp nhận ngưng phát triển SG và HN, đồng thời phát triển hạ tầng giao thông giữa các tỉnh thành: như xây sân bay, đường cao tốc, tàu cao tốc... Di chuyển lực lượng lao động từ cao tới thấp về địa phương. Địa phương sẽ tự chủ động phát triển dựa vào nguồn nhân lực sẵn có. Không có sự phân biệt giữa các tỉnh thành, không có sự can thiệp sâu của trung ương. Theo mọi người thì bộ mặt của VN sẽ thay đổi thế nào, tốt hơn hay xấu đi, những lợi hại ra sao? Mời mọi người vào thảo luận.
Theo quan điểm cá nhân, HN có bộ mặt đẹp hơn và giá rẻ hơn so với Sì gòn. Nhưng cực phẩm thì phải nói đến bắc Trụng bộ. E xin hết ạ
Ta nghĩ ko thể để dân số phân bố đều được. Quá nhiều nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến Kinh tế, chính trị và văn hóa. Cũng đang rảnh, làm cái Wall of text phân tích, cũng là 1 phần bài luận thạc sỹ kinh tế năm 2014 của con bạn, đề tài về "Mối tương quan giữa thay đổi địa lý vùng miền và định hướng xây dựng nền Kinh tế XHCN và văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc theo từng phân bố dân cư khu vực". Không muốn nhiều chữ thì lướt Spoiler Mods ngủ hết chưa bây [\SPOILER]
thì tp ít dân hơn ở bên này là 1 ví dụ về việc dân cư phân bổ....tạm gọi là ko quá chênh lệch. Giá cả các nơi ko quá chênh lệch, mức sống ngang ngang, đời sống cao. dĩ nhiên là nói về dân bản địa thôi, ko tính dân nhập cư và đám cưới tây
nếu phân bổ đều thì tình ô nhiểm và kẹt xe ở SG và HN sẽ ko còn , thay vào đó cả nước sẽ ô nhiễm ,cả nước sẽ kẹt xe
NÓi nghiêm túc thì là: Đấy là điều nên làm nhưng mà mấy chỗ khác cơ sở vật chất không có, lãnh đạo toàn học hết cấp hai,... Muốn phát triển lại phải chio nhiều tiền hơn. Mà mình ở Hà Nội thật đấy nhưng vẫn muốn vào Đà nẵng làm. Hay hơn cái đất HN suốt ngày tắc đường. Điên hết cả mình
Mình thấy thực tế thì vẫn đang phát triển cả mà, đâu chỉ riêng HN-SG. HN - SG phát triển hơn, nhưng những nơi khác như Đà Nẵng, Huế, Vinh,... cũng đang phát triển hết sức có thể. Thậm chí những TP thuộc tỉnh cũng luôn phát triển, rồi cả những xã nghèo, xa xôi, khó khăn cũng có hướng phát triển riêng của họ. Vấn đề ở đây là điều kiện của mỗi nơi nó khác nhau, và tiến trình phát triển cũng ko thể rút ngắn lại đc. HN - SG có những điều kiện riêng, mà cái chính là cơ sở hạ tầng, dân cư, doanh nghiệp,... nó đã phát triển tới mức đó thì mới thu hút đc sự đầu tư và quan tâm của doanh nhân và người lao động. Và nhờ vậy nó lại phát triển lên tiếp. Sự phân bố đó tùy thuộc vào tiềm năng của mỗi nơi, chứ Nhà Nước ko thể phân bố lại được vì như thế ko khác gì kìm hãm sự phát triển của trung tâm kinh tế (NN chỉ có thể đầu tư cho những nơi khác phát triển nhanh hơn, và cũng cần rất nhiều thời gian để bắt kịp được đà phát triển). Nói nôm na thì HN-SG giống như đang học Đại học ấy. Còn những TP nhỏ hơn thì học cấp 3. Những TP thuộc tỉnh thì coi như học cấp 2. Vùng nông thôn thì như học cấp 1, và những nơi kém phát triển thì như học Mẫu giáo hoặc chưa đi học. Dĩ nhiên ai cũng muốn học tới cấp Đại Học và lên cao hơn nữa, nhưng cái gì cũng phải từ từ. Dù học cấp nào thì cũng là đang học, nhưng chỉ có thể khuyến khích học (đầu tư) chứ ko thể cho kiểu nhảy cóc đc (đưa thằng cấp 1 lên học cấp 3 tiềm lực của nó ko đủ). Bây giờ chia đều ra thì chẳng khác gì bắt thằng ĐH+Cấp 3 về học cấp 2, rồi lôi đám Cấp 1 + Mẫu giáo lên học Cấp 2 luôn. Nhìn thì có vẻ đều, nhưng thực ra như vậy ko cân đối so với tiềm năng của mỗi đứa, và dĩ nhiên là ko hay chút nào. Muốn đều đặn thì chỉ có thể cho cả đám về học Mẫu Giáo Kìm thằng lớn lại, ép thằng nhỏ lên cao quá sức, rốt cuộc lại chẳng biết có thằng nào phát triển được lên ko. Mà kể cả tới lúc nguyên đám đủ lên ĐH thì đã tốn quá nhiều thời gian rồi, bọn trên TG nó lên ThS, TS, GS cả rồi