Bác học tới mức đấy nghĩ bác cũng tự biết chứ sao phải hỏi. Khi đã học và làm đến một mức độ nhất định, tương đối cao rồi thì quả thật cái quan trọng là làm được việc gì thì sẽ hưởng lương theo công việc đó. Chứ nó không còn phụ thuộc quá nhiều vào khung vào cơ cấu lương sàn như dân đại học mới ra ràng nữa.
chưa có kinh nghiệm thì đừng quan trọng chuyện lương bổng quá. 1 năm hoặc 6 tháng đầu cứ làm để có kinh nghiệm, tự khắc nhiều mối quan hệ sẽ đến, rồi cũng tự nhiên biết định giá mức lương cho mình. Đến khi đó bao nhiêu cánh cửa sẽ mở ra thôi.
Mình chỉ hỏi để biết mọi người nghĩ trình độ đó thì nằm ở mức nào. Chứ còn sau này tầm 10-15 năm nữa, thì ăn thua đúng là như bác trên nói. Nó không còn là do bằng cấp quyết định nữa, mà là đem lại cho công ty cái gì hoặc ít nhất nếu tự mở công ty thì nó nằm ở chỗ nào. Mức sàn mình định lúc ra trường là 15 triệu vẫn sợ có công ty không nhận
Hồi mới ra trường mình được 21tr... đấy là chỉ với 1 bằng BA ở Đức thôi. Tuy nhiên mức lương này cty họ ko trả cho bằng cấp mà họ trả cho "tiềm năng" của mình trong tương lai
Nhưng mà bên ngành nào. Mới ra trường được mức đấy thì ngoài chương trình MT hoặc ngành dầu khí, cơ khí thì mình chưa thấy công ty nào trả tới mức đấy
Mình học tin học, nhưng tới khi pv họ thấy mình có tiềm năng bên mảng tài chính nên đào tạo mình lại từ đầu về bên tài chính
Hồi bác phỏng vấn là năm bao nhiêu và vị trí nào của công ty nào vậy? Trước đó bác có kinh nghiệm làm việc, thực tập ở đâu không? Lúc phỏng vấn là bác chưa có tí background nào về mảng kinh tế tài chính hết hả? Trong quá trình làm việc bác có theo đuổi thêm chứng chỉ quốc tế nào khác như CFA, FRM, ACCA, CPA... ko?
Mình pv năm 2010, vị trí học việc về tài chính trước đó mình tốt nghiệp đại học ở Đức và đang thất nghiệp , chả biết tí gì về tài chính. Tuy nhiên ông sếp hỏi vài câu bên đó mà mình dùng tư duy toán + suy luận trả lời ok nên ông ý nghĩ nếu được đào tạo thêm về mảng này mình sẽ giúp được ông ý rất nhiều. Chính vì thế ông ý quyết định nhận mình. Mức ban đầu mình đòi là 1000$, sau đó họ giảm xuống còn 850$. Cuối cùng sau 2 tháng thử việc họ thấy mình làm tốt quá nên quyết định trả mình mức lương mong muốn của mình + sắm cho con lap 30tr + chuột logitech + tai nghe bluetooth ... nói chung là thích gì được nấy Mình ko định theo cái này lâu dài vì mình vẫn mong muốn bung ra tự làm chủ nên mình ko mất thời gian học mấy cái linh tinh. Mình tập trung vào học những thứ mình thích thôi, vd cách sếp đối xử với nhân vien, cách đánh giá nhân viên giỏi, làm sao để khích lệ tinh thần nhân viên, xét duyệt lương bổng v.v....
Trước lúc mình nghỉ mức lương đang tầm 50tr nhưng vẫn quyết định dứt áo ra đi nữa cơ Hồi đấy công nhận cũng liều thật. Giờ bố bảo cũng chả dám
Học việc về tài chính nhưng cụ thể là mảng nào vậy bác? Phân tích chứng khoán, quản lý rủi ro, quản lý quỹ, kế toán, kiểm toán...? Bật mí chút về mấy câu hỏi lúc bác được phỏng vấn được không nếu bác còn nhớ Mới rồi đi phỏng vấn mình được 2 chỗ nhận một bên deal ~16tr thuộc mảng tổng hợp phân tích dữ liệu kinh tế vĩ mô. Một bên thì lương ~8tr thuộc mảng kiểm toán độc lập nhưng được cái đẹp CV và kinh nghiệm học được sau này tách ra kinh doanh riêng có ích và sát với mảng tài chính hơn. Tới tháng 6-7 vào làm mà còn đang băn khoăn quá.
Phải xem là đương tương lai muốn làm cái gì chớ? Bác trên thì đúng là quá ổn rồi, mà thực thì mình thấy nếu đã có trình thì làm lương 50 triệu mà muốn khám phá hơn thì nghỉ cũng không có gì quá sai lầm.
Thì ta nói có gì sai đâu. Chia sẻ phần nào có thể nói chứ ko ai rút ruột rút gan ra mà nói hết tất cả. Mọi thứ chỉ là gợi mở như một sự định hướng để ng học hỏi có thể nhìn rõ hơn thôi. Còn lại vẫn là tự thân vận động làm nên mọi thứ. Ta là ta đang nghía cậu bạn đang theo đuổi ngành sinh vật. Có dịp sẽ cần đến kiến thức của cậu bạn đó. Và ở đây có nhà nào làm vận tải đông lạnh đường bộ đi quốc tế ko nhỉ?
Nhưng ko phải là họ ém mà những cái đó có chia sẻ cũng ko có tác dụng gì. Ai thông minh thì tự tìm hiểu trên con đường mình đi, còn ai lười nhác thì có đọc cũng ko hiểu được
Quản lý rủi ro, kiểm toán, báo cáo tháng/năm, kế hoạch, Kaizen, kế toán quản trị, kế toán tài chính, đánh giá nhân viên v.v... cái gì cũng làm hết. Câu hỏi thì lâu rồi mình chịu ko nhớ được chính xác.
Kinh nghiệm bản thân nói hết ra thì cũng được thôi, nhưng có một số thứ rất khó diễn tả hết được bằng lời. Mà cố gắng diễn đạt nhiều khi người ta lại hiểu sai lệch đi thành ra lợi bất cập hại. Giống như có nhiều người thầy rất giỏi, cũng cố gắng truyền đạt nhưng người học lại không tiếp thu hết được, nên mới có trường hợp thầy giỏi mà trò không khá nổi. Cái đó càng lên cấp cao, vấn đề càng phức tạp thì lại càng thể hiện rất rõ ràng. Thế nên đa số học lên cấp càng cao thì tự học là chính, thầy cô chỉ là người hướng dẫn, chỉ cho cái địa điểm mà cần đi đến, còn đi thế nào, đi đường nào là do người học tự chọn. Chưa kể giáo dục VN có cái truyền thống là nhét chữ vào mồm, học sao biết vậy, cảm nhận văn chương nghệ thuật mà còn có khung có barem giới hạn đi cái cảm nhận của người học nên đa phần bị đi vào cái lối mòn không phát triển được.
Có chứ. Ai cũng có một phần phải giữ cho riêng mình. Nó là thế đó. Quan trọng vẫn là bản thân từng người thôi. Haizz, đi tắm cái đã rồi lên làm việc tiếp, 8 tiếp.
Hỏi lơ ngơ tí, các bác thành công ở đây có quan tâm đến lĩnh vực tâm linh nhe hay đi chùa điện đền để cầu danh vọng sức khoẻ không ạ, e thì ko tín lắm nhưng đến tuổi này thấy ai cũng nói về nó