Theo logic đó thì thằng lính này chỉ có giáp tay, vai, đầu, cổ và chân thôi nhỉ, vì ngực chỉ thấy vải chứ có giáp ngực gì đâu Cứ phải thấy giáp lộ ra mới bảo có giáp à . Có thằng điên nào mặc giáp vai với eo mà không có giáp ngực không? Nó là loại chainmail được bọc lớp vải bên ngoài, tương tự loại kusari của Nhật http://www.christies.com/lotfinder/...n-mail-jacket-edo-period-5498364-details.aspx https://www.pinterest.com/pin/7881368072346676/ Kusari với lớp vải bên ngoài bị hư hại để lộ lớp chainmail bên trong.
hơi OT tý, các bác ơi hãng eugen đang cho vote nước tiếp theo là dlc vào game wargame:reddragon, các bác vào vote Việt Nam cho xôm http://www.eugensystems.com/wargame-red-dragon-nation-pack-2/
_ Xem xét một vấn đề quân sự mình thường nhìn không phải trực tiếp ngay vào quân sự, mà nhìn từ các góc độ tổng hợp nhiều mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, và đặc biệt là sản xuất, từ đó dẫn tới quân sự. _ Kỵ binh từ cổ tới cận đại luôn là một binh chủng cực kỳ tốn kém, bất kể là ở đâu, bởi nuôi một con ngựa tốt cần lương thực, tiền bạc gấp 2 3 thậm chí gấp 10 lần nuôi một người lính. Kỵ binh huấn luyện cũng rất khác bộ binh, họ không chỉ cần tập sử dụng vũ khí chiến đấu, còn cần tập sử dụng vk đó trên lưng ngựa ( và cả khi không cưỡi ngựa nữa ) rồi chăm sóc ngựa cũng cần người, các loại lương thực cho ngựa cũng rất khác cho người, cần chuẩn bị trước hoặc có khu vực chăn thả nhất định etc. Tóm lại là kỵ binh rất tốn tiền, là binh chủng đắt giá, tương tự như vậy vị thế của kỵ binh cao hơn hẳn so với bộ binh, có thể tới một mức giống như phương tây, kỵ sĩ trở thành giai tầng thống trị. _ Với sự đắt giá như vậy, kỵ binh rõ ràng không thể nhiều, và cũng chia thành vô khối loại tương ứng chất lượng trang bị, huấn luyện, kinh nghiệm chiến đấu etc. Chính vì thế, nhìn trang bị, chất lượng của 1 nhóm nhỏ kỵ binh không có nghĩa toàn bộ đội kỵ binh đều như vậy ( ví dụ thân binh ), nhìn một đội kỵ binh trang bị tốt không có nghĩa kỵ binh cả nước đó đều như vậy. Rất nhiều người nghĩ trang bị là phải đồng bộ giống nhau trong một binh chủng một đội quân, thực tế tới thời cận đại vẫn còn chưa có thống nhất trang bị quân sự trên thế giới cả đông lẫn tây, có chăng là trang bị gần giống nhau ở một số khía cạnh mà thôi, tất cả vẫn phụ thuộc vào tài chính của từng thế lực, thậm chí từng binh lính. Chính vì thế, nhìn kỵ binh hạng nặng Mông Cổ chẳng hạn, trong tranh vẽ đều là giáp kín mít cả người lẫn ngựa thì nghĩ ồ trang bị tận răng, nhưng thực tế người Mông Cổ cũng không có trang bị tốt như vậy, mà họ phần lớn trang bị lại là chiến lợi phẩm lấy từ phe bại trận, bản thân họ cũng không có sản xuất ra cái gì ngoại trừ ngựa và người. Thậm chí ngay cả ngựa tốt để xung phong hãm trận họ cũng là chiếm được, ngựa bản địa mông cổ rất nhỏ, tuy dai sức nhưng thiếu sức bật, không phù hợp cho kỵ binh hạng nặng. _ Giờ nói tới vấn đề trang bị, kỵ binh quý giá không chỉ bởi ngựa tốt khó kiếm mà còn ở trang bị áo giáp, vũ khí chất lượng tốt hơn bộ binh. Nói ngựa cũng chia làm 3 7 loại. Ngựa thường cho việc kéo xe, di chuyển thực ra cũng không khó kiếm, nhiều nơi có, thậm chí Nhật Bản cũng có không ít. Nhưng ngựa chiến là một loại khác hẳn, khác hoàn toàn. Ngựa chiến là ngựa đực thiến hoặc ngựa cái, được tuyển chọn từ lúc nhỡ nhỡ, sau đó được đưa về trại huấn luyện cho nó quen thuộc với đội hình, với người cưỡi, với hò hét, hiệu lệnh, thậm chí quen với tiếng nổ, súng đạn. Ngựa về bản năng động vật sẽ tránh các mối nguy hiểm như khe rãnh, bụi rậm, rừng thưa, tránh các vật nhọn, tránh nơi đông người, thậm chí một cái rào thấp nó cũng không muốn nhảy qua lol, vì thế phải huấn luyện từ đầu. Ngựa xung phong tác chiến là trái ngược với bản năng của nó, thậm trí trái ngược hoàn toàn, vì thế phải huấn luyện cho ngựa biết cận thân chiến đấu, cắn xé, dẫm đạp, đâm húc, các kiểu nói chung là vô cùng phức tạp, cần kỹ thuật rất đặc biệt, thậm chí là cha truyền con nối. _ Nghề chăn ngựa là của dân du mục, nhưng huấn luyện ngựa chiến lại là một nghề cao cấp hơn rất nhiều. Người Sumeria thời cổ phát minh ra nghề huẫn luyện ngựa chiến này, lập tức xưng bá khu vực, đánh bại rất nhiều các quốc gia khác. Triệu Vũ Linh vương vì tuyển được một số bộ tộc du mục thất bại, chạy trốn khỏi thảo nguyên xuôi nam tới đất Triệu, từ đó có được người huấn luyện ngựa chiến, lập tức xưng bá thời xuân thu chiến quốc. Nên nhớ thời xt cq, thậm chí trước đó là thời Thương, Chu, người Tàu đã có ngựa và chiến xa, nhưng ngựa trên chiến xa rất khác ngựa kỵ binh, không cần trực tiếp xung phong húc, cũng không cần linh hoạt chuyển hướng, thậm chí chiến xa 2 bên tác chiến cũng phần lớn dùng đội hình tản để tránh việc ... chiến xa đụng nhau làm chết ngựa hoặc cản lối đi lại lol Nói vậy để thấy nuôi ngựa dễ, nhưng nuôi ngựa chiến còn khó hơn nhiều lần. _ Giờ nói về xã hội Tàu. Sau thời Chiến quốc, nhà Hán thống trị, tôn sùng nho học. Tuy trước đó nhà buôn và thợ thủ công rất được trọng vọng thời xuân thu, chiến quốc, tới thời Hán bắt đầu vì tư tưởng Nho học mà giảm sút. Sau đó tới thời Tùy, Đường, tuy nho học vẫn là chủ đạo, nhưng vì chiến loạn nhiều lần, quý tộc lại có rất nhiều là hậu duệ các tộc du mục phía bắc, nên cũng không quá tôn nho học, tuy sản xuất không phải quá phát triển nhưng lại giàu có nhờ buôn bán với Tây vực, và về kỵ binh vẫn rất được trọng dụng. Đơn giản là vì thói quen du mục khiến các quý tộc Tùy, Đường rất thích chiến tranh, thích mở rộng lãnh thổ, thích đi đánh cướp, thống trị các tộc ngoại bang. Chính vì tư tưởng đó, nên nhiều người đánh giá, sau thời Hán, chính là thời Đường khiến lực ảnh hưởng của Tàu mở rộng lớn nhất trong lịch sử, thậm chí còn hơn thời Hán. _ Tuy vậy tới thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh mấy trăm năm, Nho học trở thành chủ đạo, thậm chí độc tôn. Tư tưởng đó dẫn tới không chỉ kinh tế bị triều đình khống chế tập trung nông nghiệp, sản xuất tiểu thủ công nghiệp ít phát triển ( thậm chí bị hạn chế, bị khinh rẻ là nghề kỳ dâm kỹ xảo vớ vẩn ) mà còn ảnh hưởng khiến xã hội có xu hướng bảo thủ, ôn hòa, không thích chiến tranh mở rộng, mà chỉ muốn giữ vững phồn hoa trong nước. Thậm chí tầng lớp thống trị vì chống lại các tộc du mục phía bắc cũng như chống việc khởi nghĩa, nổi loạn trong nước, mà tiến hành khống chế đồ sắt, vũ khí, ngựa chiến. Ví dụ nhà ai tàng trữ mũi thương, tên nỏ, là bị gán tội âm mưu phản loạn :v Thị trường vũ khí, áo giáp vốn tiêu điều vì nghề thủ công bị khinh rẻ, lại càng tiêu điều vì các loại lệnh cấm, lệnh quản chế, hầu hết thợ thủ công làm vũ khí đều nắm trong tay triều đình hoặc các gia tộc cực lớn, lại chỉ đối nội phục vụ chứ không mở rộng ra các thế lực khác. Chính vì vậy, áo giáp vũ khí bên Tây có thể dễ dàng mua tới, chỉ cần có tiền, thì phương đông ngược lại, có tiền chưa đủ còn cần rất nhiều tiền, và cần có thế lực cực lớn ( để có thể mua hoặc tự làm ) _ Với tình trạng kinh tế tập trung nông nghiệp, hạn chế thương nghiệp - tiểu thu công nghiệp như bên Tàu, thì rất rõ ràng loại mặt hàng đặc biệt như áo giáp, vũ khí, tên nỏ sẽ chẳng bao giờ có mặt trên thị trường bình dân, và cũng chẳng thể lượng sản lớn tới mức thành lập các thành phố trung tâm công nghiệp như ở bắc Ý, ở Đức, Pháp, và tuy chất lượng thì khó có thể nói bên nào OK hơn, nhưng ít nhất mặt hàng tốt bên Tàu sẽ cần nhiều tiền hơn nhiều lần để mua được, so với bên Tây. Ít nhất áo giáp bên Tây họ sản xuất số lượng cực lớn, giá tuy cao nhưng chỉ cần có tiền là mua được. Bên Tàu, áo giáp là mặt hàng siêu đặc biệt chỉ có quan quân tinh nhuệ như thân binh, kỵ binh mới có, thậm chí trong kỵ binh cũng chỉ có chủ tướng, và tinh nhuệ mới có áo giáp. _ Cả 2 khía cạnh là kinh tế và tư tưởng, bên Tàu đều bị hạn chế rất lớn cho việc phát triển kỵ binh nói chung và quân sự nói riêng, thì về mặt đối ngoại còn hạn chế hơn. Họ vô cùng hạn chế việc buôn bán đồ với dân du mục, mặt hàng bán ra toàn loại chất lượng bình thường mà giá thì trên trời ( gian thương hehe ) đổi lấy toàn là ngựa chiến, trâu bò cho sản xuất etc. Chính sách của các triều đình Tàu đều là đối địch với du mục, hạn chế các bộ du mục mở rộng thế lực bằng cách làm họ ngày càng nghèo, càng buôn bán với Tàu càng nghèo, càng phụ thuộc hàng hóa Tàu như lá trà, muối, vải vóc. Nhưng ngược lại Tàu cũng bị phụ thuộc rất nhiều vào ngựa chiến, trâu bò đổi lấy từ du mục. Nhưng ... việc gian thương bán hàng giá siêu đắt thì các bộ du mục lấy đâu ra đủ ngựa, dê bò để đổi ( vì họ còn phải giữ một phần không nhỏ tự mình dùng ) nên thật đáng buồn là triều đình Tàu, vì muốn kiềm chế các tộc du mục, lại vô tình kiềm chế luôn việc mua ngựa, gia súc nói chung và phát triển kỵ binh bản thân nói riêng. Đơn giản là do các tộc du mục rất nghèo đói, lại hay chiến loạn, nên cũng không lấy đâu ra quá nhiều ngựa tốt bán cho lái buôn Tàu, mà cái việc nghèo đói này một phần không nhỏ là do chính sách hạn chế của chính triều đình Tàu làm ra. Chính vì thế, tới thời Minh, họ thi hành một cách khắc phục vấn đề này : vẫn tiếp tục thi hành buôn gian bán lận với tộc du mục, nhưng trong nước cũng tự chủ bắt dân nuôi ngựa chiến, đặc biệt các khu vực phía bắc như quanh Bắc Kinh, Thái Nguyên, Đại Đồng etc. Nhưng họ lại quên 1 việc : nuôi gia súc cần điều kiện không chỉ đất đai nguồn nước lớn hơn nhiều lần so với nông nghiệp, mà còn cần người có kỹ thuật tốt, hơn nữa người đông thì cần đất để trồng trọt còn không đủ lấy đâu ra đất trồng cỏ nuôi ngựa. Tàu không đủ điều kiện, nên mấy đời nuôi ngựa, càng nuôi càng nghèo, dẫn tới vài cuộc nông dân khởi nghĩa lol _ Chính vì các ảnh hưởng rất lớn từ cả kinh tế, xã hội, đối ngoại, tư tưởng, khiến việc kỵ binh Tàu chưa bao giờ có chất lượng tốt số lượng đủ. Thậm chí ngay thời Nguyên, kỵ binh của họ cũng là từ Mông Cổ chứ ít có bản địa. Ngựa chiến thiếu, càng thiếu người giỏi huấn luyện ngựa chiến. Tiền bạc không được đầu tư do nho sĩ muốn ôn hòa bảo thủ, không muốn phe quân đội hiếu chiến tranh giành thế lực. Tiền cho quân sự họ tập trung xây thành, làm cung tên đại pháo ( thủ thành ) huấn luyện dân tráng, bộ binh ( cũng để phòng thủ là chính ) chứ ít đầu tư và cũng không đủ điều kiện đầu tư kỵ binh. Tiền đã cho ít, áo giáp, ngựa chiến cũng ít nên giá cao, thành ra kỵ binh lại càng ít hơn nữa, chỉ có sốt ít tinh nhuệ như gia binh, thân binh của chủ tướng mới là kỵ binh, còn phần lớn đều là bộ binh. Có thể nói, Tàu vs các tộc du mục, xây trường thành là bước 1 hạn chế phần thắng ( đã có tường thành phòng thủ thì ai còn muốn liều mạng ra ngoài oánh nhau ? ) ; vì hạn chế du mục mở rộng ảnh hưởng mà cũng hạn chế luôn buôn bán với du mục là bước 2 khiến kỵ binh Tàu vs du mục toàn thua ; và tư tưởng nho học, trọng nông nghiệp, nhẹ kinh thương là bước thứ 3 suy yếu quân sự Tàu nói chung, và kỵ binh Tàu nói riêng ( áo giáp vũ khí đắt tiền và khó mua, quân đội bị nho sĩ không biết quân sự khống chế, thì đâu ra phát triển ) _ Nói Tàu đủ rồi, giờ nói Mông Cổ. Ngựa Mông cổ nhỏ nhưng dai sức, cái này là thường thức chung. Ai cũng biết kỵ binh Mông Cổ mạnh, giỏi cưỡi ngựa bắn tên, đi lại như gió. Nhưng ít người biết, kỵ binh tác chiến ngựa là số 1, người là số 2, trang bị số 3. 3 cái đó thiếu 1 cái cũng khiến kỵ binh bị suy yếu. Mông Cổ có ngựa, rất nhiều ngựa, nhưng ngựa chiến không nhiều, phần lớn ngựa chiến to cao, sức bật tốt là ngựa Đại Uyển, Hãn Huyết, lại là ngựa Tây Vực chứ không phải ngựa Mông Cổ, vì thế Mông có có nhiều ngựa nhưng ngựa chiến lại không nhiều và chất lượng cũng không tốt. _ Người thì khỏi nói, kỵ sĩ trời sinh, đời sống du mục khiến họ có tác phong quân sự cơ bản, biết phối hợp, hợp tác trong đội ngũ. Tuy nhiên cái thứ 3 là trang bị ... thì lại là vấn đề khác. Cưỡi ngựa bắn tên, nghe rất hoành tráng, nhưng cưỡi ngựa bắn tên phải có ngựa, và có cung tên. Mông cổ không có sắt thép, phần lớn gang, thép là mua từ Tàu, và đương nhiên giá cao, chất lượng thấp lol. Như vậy mũi tên là khỏi nói nhiều, đương nhiên ko có chất lượng tốt, và số lượng thì cũng khó mà nói nhiều ít. Người Mông cổ biết cưỡi ngựa, biết đi săn thú ( bảo vệ gia súc ) nên biết bắn tên thì ok, nhưng mũi tên trong chiến tranh là sản phẩm tiêu hao, bắn đi gần như 8 phần gãy không thu lại được. Vì thế nói bắn tên bay như mưa là sai lầm, thực tế trong chiến đấu cung thủ rất tiếc tên, bắn cố gắng càng gần càng tốt, càng thẳng càng tốt ( lực mạnh xuyên giáp ) và bắn cực tiết kiệm tên vì chiến đấu sẽ kéo dài, bắn hết tên cũng rất khó chạy về lấy như lấy đạn thời hiện đại. Thực tế 1 cung thủ trung bình mang 30- 40 mũi tên, cũng là hết sức rồi, kỵ binh có thể mang nhiều hơn do ngựa tải, nhưng còn phải cân nhắc vấn đề là cung thủ cũng không đủ sức bắn nhiều tên, họ còn giữ sức để tác chiến. Theo nhiều tài liệu tranh ảnh, kỵ binh Mông Cổ sẽ mang 1 - 2 túi tên theo người, nhưng thực tế không phải kỵ binh nào cũng mang mũi tên, ngược lại phần lớn kỵ binh mông cổ là mang giáo, khiên ! Cái này liên quan tới vấn đề kinh tế : mũi tên bắn là tốn tiền, chế cung cũng tốn nhiều hơn chế mũi giáo, người Mông Cổ vốn không giàu có như Tàu, nên dù có thể ai cũng biết bắn tên, nhưng mũi tên và cung tên cũng không đủ dùng, và thường chỉ có tinh nhuệ kỵ binh mới được trang bị. _ Tiếp là về tác chiến, ai cũng nói kỵ binh Mông Cổ vừa bắn tên vừa cưỡi ngựa ! cái này có thể đúng, nhưng chỉ là 1 trong nhiều chiến thuật. Thực tế không chỉ người Mông Cổ biết cưỡi ngựa bắn tên, Tàu cũng có, Nữ Chân cũng có, Nhật Hàn, Ottoman cũng có. Nhưng người Mông cổ nổi tiếng nhất, không phải họ cưỡi ngựa bắn tên giỏi hơn, mà do họ chiến thuật đa dạng, chiến lược lấy chiến nuôi chiến rất mạnh. Kỵ binh bắn tên, dù giỏi tới mực nào cũng không có cách nào bắn chính xác hơn đi bộ bắn, cái này đi ngược lại triết lý cung thủ, vốn là bắn càng ít càng tốt, càng chính xác và càng gần càng tốt, giết càng nhiều địch với số ít mũi tên bắn trượt càng tốt, tốt nhất là 1 mũi tên đi 1 kẻ địch. Người Mông cổ thực tế mạnh hơn các tộc khác bởi chiến thuật sử dụng kỵ binh linh hoạt. Họ không chỉ cưỡi ngựa bắn tên ! mà còn đi bộ bắn tên, không chỉ cưỡi ngựa xung phong, họ còn xuống ngựa xung phong ! _ Cái khác biệt lớn nhất của người Mông Cổ so với các tộc du mục khác, là họ không coi kỵ binh như 1 binh chủng " cao cấp " hơn hay "quý tộc" hơn bộ binh như phần lớn các văn minh thời đó vì thế họ không hề ngại xuống ngựa chiến đấu nếu cần thiết. Ngựa mông cổ vốn nhỏ bé, dù dai sức nhưng không đủ lực xung phong như các giống ngựa Tây Vực, Ả Rập, vì thế đừng nói kỵ binh Mông Cổ cưỡi mấy con ngựa nhỏ này xung phong vô địch. Không có, họ có cách rất riêng để tác chiến. Vs kỵ binh họ sẽ dùng chiến thuật cưỡi ngựa bắn tên, vừa bắn vừa chạy, mũi tên của người chạy đi theo vật lý sẽ trung nhiều hơn, bắn xa hơn so với người đuổi, đây là lý do họ thường chiến thắng. Nhưng vì ngựa Mông Cổ nhỏ, chạy không nhanh, nếu gặp kỵ binh hạng nặng tốc độ cao hơn, trang bị tốt hơn, thì làm ntn ? gặp bộ binh trang bị tốt, cầm nhiều khiên lớn, kết trận hình, lại có nhiều cung tên phòng thủ ? người Mông cổ nếu cố chấp dùng ngựa Mông cổ xung phong thì sẽ thua. Thực tế họ thua ở Vn, về mặt chiến thuật chính là gặp bộ binh nhà Trần trang bị tốt, kết trận tốt, nhiều cung nỏ phối hợp voi chiến. _ Trước khi người Mông Cổ thành lập nhà Nguyên, họ dùng chiến thuật cực linh hoạt hơn nhiều so với ở Vn : xuống ngựa bắn tên vào các đội ngũ bộ binh kết trận dày đặc, nhằm tăng chính xác khi vs cung thủ bên địch, khi xung phong cũng xuống ngựa khi vs bộ binh trận hình tốt mà ngựa mông cổ nhỏ bé không đủ sức xung phá. Khi trận hình địch bị tan vỡ vì sát thương từ cung tên hay cận chiến, thì họ lại lên ngựa truy đuổi. Họ không bao giờ cưỡi ngựa Mông cổ tấn công các đội hình bộ binh hoặc chống lại kỵ binh hạng nặng của địch. vs Kỵ binh họ sẽ cưỡi ngựa bắn tên, vs bộ binh thì xuống ngựa bắn tên, khi xung phong cũng dùng ngựa rong ruổi, tìm được điểm yếu thì xuống ngựa xung phong, không được thì chạy lại lên ngựa tiếp tục tìm kiếm điểm yếu. Chỉ có 1 loại kỵ binh họ dùng để xung phong hãm trận, chính là kỵ binh hạng nặng trang bị tốt, cưỡi các loại ngựa to khỏe mà họ cướp được từ kẻ địch. Đây mới chính là chiến thuật điển hình của người Mông Cổ, chứ không phải là cố chấp coi mọi loại binh sĩ cưỡi ngựa đều là kỵ binh như rất nhiều người nghĩ. Đó là tại sao mình nói người Mông cổ có nhiều " bộ binh cưỡi ngựa " chứ không phải kỵ binh. _ Chiến thuật này nổi tiếng tới nỗi, rất nhiều quân đội các nước từng học theo, ví dụ người Nữ Chân thành lập nhà Hậu Kim, Thanh cũng là dùng chiến thuật " bộ binh cưỡi ngựa " ntn, quân Minh của danh tướng Thích Kế Quang cũng dùng chiến thuật này phối hợp bộ binh theo trận hình. Quân Ottoman cũng dùng chiến thuật này vs Áo, Nga, Ba Lan. Về sau nó lan tới Tây Âu và họ gọi nó là Dragoon - bộ binh cưỡi ngựa. Chiến thuật này đòi hỏi không phải chất lượng ngựa tốt như ngựa chiến, mà là số lượng nhiều, sử dụng thay chân cho bộ binh chứ không phải để xung phong hãm trận như kỵ binh. Chính vì vậy tuy nhiều văn minh biết có chiến thuật này, nhưng một là họ không đủ ngựa hoặc họ không đủ điều kiện nuôi ngựa ( hoặc đủ tiền mua ngựa ) như các tộc du mục trung á, đông âu, mông cổ, nên chiến thuật này mãi tới phục hưng, cận đại mới bắt đầu nổi tiếng ở Châu Âu nhằm chống lại các đội hình pike block. _ Về kỵ binh Tàu trang bị đa dạng, đó đơn giản chẳng phải sở thích, mà là do điều kiện đặc thù : họ không đủ số lượng ngựa tốt, nên đành cho số ít tinh nhuệ dùng, và vì không đủ số lượng nên phân chia binh chủng là vô ích vì sẽ càng chia nhỏ số lượng kỵ binh vốn đã ít. Chính vì thế cần gộp tất cả trong 1 làm 1 binh chủng đa dạng đa chức năng đa nhiệm vụ, tập hợp lại biết hiệp đồng tác chiến, chia ra biết chiến đấu theo nhóm nhỏ, thậm chí đơn độc tác chiến ( ví dụ do thám, thám báo ) Và với vấn đề của Tàu, họ hiếm khi cần thiết tập hợp đủ nhiều kỵ binh tiến hành các chiến dịch lớn, mà thường là các chiến dịch tiễu phỉ, dẹp phản loạn nhỏ, lại lấy bộ binh làm chủ, nên kỵ binh trách nhiệm là làm át chủ bài, để bảo vệ chủ tướng, truy đuổi kẻ đich, hiếm khi cần biết hiệp đồng tác chiến kiểu kỵ binh Tây nhằm đánh bại kẻ địch ( hoặc vì nó quá quý giá nên chủ tướng cũng không muốn hy sinh quá nhiều khi cho lên tấn công ) _ Cuối cùng, Osprey vẽ tranh rất nhiều cái tốt, nhưng có 1 cái xấu là họ viết sách phổ cập lịch sử, vì thế không quá chi tiết, và nhiều người đọc thấy lính mặc giáp đầy đủ là nghĩ ồ quân đội trang bị tốt vậy à, cái này là thường thức hơi sai lầm. Với điều kiện kinh tế sản xuất thời cổ - trung đại, quân đội 90% không có giáp, thậm chí nhiều người còn chẳng có giày mà đi chứ đừng nói áo giáp. Vì thế thấy kỵ binh họ mặc giáp thì đừng nghĩ toàn bộ đều có, chỉ có số ít mặc thôi, phần lớn không có. Chính vì áo giáp đắt tiền, súng có thể xuyên giáp ( ở mức nhất định ) lại rẻ mạt, nên mới có cách mạng vũ khí dùng súng thay gươm giáo. Thực tế áo giáp tốt chống đạn là chuyện bình thường.
xét về cái gì, thời nào. nếu coi kỵ takeda mạnh nhất kỵ nhật ( mà đa số bây h thấy chỉ mang tính quảng cáo từ anime, manga và game) thì phải lấy kỵ thời mạnh nhất của tàu ra so, và so cái gì, tổng hợp như số lượng, biên chế chủng loại-nhiệm vụ, độ tinh nhuệ, trang bị...abc thì cơ bản như thời đường, nguyên, thanh kỵ tàu đều có thể coi là sức mạnh tổng hợp (hoặc trung bình cộng) vượt trội so với nhật bản
Kị binh Mông Cổ thua bộ binh nhà Trần hồi nào? mấy trận đánh trực diện lúc đầu dàn quân oánh với nó có voi có cung nỏ kết trận bị nó oánh cho không còn manh giáp cả triều đình bỏ chạy như vịt. Nó thua là thua khi ta phản công dồn dập đánh nó theo hình thức công thành là chính còn thì lấy thịt đè người.Đừng nằm mơ giữa ban ngày kêu dàn quân ra đánh thắng bọn nó bằng trận hình, mấy cái formation cùi bép chỉ trưng cho đẹp thôi.
Em không đồng ý ý kiến này cho lắm vì trận tập kích ở Đông Bộ Đầu ngay sau hai trận thua với quân Mông Cổ không phải đánh trực diện thì đánh thế nào ? Formation cùi bép thế nào khi MC cũng xài ?
kỵ nhật chưa bao giờ có tên tuổi , khéo gặp kỵ tung của thời Tống ( thời kỳ quân đội yếu nhất ) cũng dẹo, vì giáp kỵ của Nhật toàn giáp ghỗ, ăn thế nào được thiết kỵ của thiên triều, mà ngày xưa đám vua chúa trung hoa thường khoe sức mạnh bằng thiết kỵ với các nước lân bang, kiểu như cho vài vạn thiết kỵ là đủ đè bẹp cả một nước nhỏ ấy chứ
thời tống cũng phải chia ra, tống mới lập quốc quân đội cũng mạnh lắm đấy chả đùa đâu thời kỳ cuối bắc tống thiếu kỵ binh trầm trọng, quân đội lại ko dc quan tâm, gần như có lấy số, trang bị sĩ khí thấp thực ra khó mà ăn dc kỵ nhật nếu tính tinh nhuệ và tinh nhuệ
Chưa có tên tuổi nhưng lão Tàu thì có gì hơn ? Trong chiến tranh Nhâm Thìn (Imjin War 1592 - 1598) ngay trận đầu tiên quyết đấu giữa kỵ binh Tàu và Samurai Nhật trên một đồi ở gần Byeokjegwan trên đất Triều Tiên. Cả một đội quân phần nhiều là kỵ binh khoảng 2 vạn đã xuống ngựa thủ đồi trước sự tấn công của khoảng vài vạn quân Nhật. Đồng ý là quân Nhật đông hơn và nhiều súng hơn nhưng vẫn thua bị đuổi khỏi đồi và thiệt hại khoảng 2000 tinh binh trong khi bên Nhật mất khoảng 1000.
Bộ binh cưỡi ngựa nào ? Kỵ binh tinh nhuệ trong biên chế quân cứu viện Tàu gửi sang cho quân Triều Tiên nhà Joseon.
kỵ tinh nhuệ mà mấy vạn xuống ngựa đứng chắn đường? ít nhất thì cũng phải lưu vài ngàn, 1 vạn kỵ xung phong chứ? còn cái khái niệm tinh nhuệ thì chắc từ chép sử ra, chả lẽ nhà minh cho quân cứu viện lại bảo t cho 1 đám bộ binh cưỡi lừa sang giúp m đấy? nó bảo tinh nhuệ thi biết là tinh nhuệ thôi
kỵ là lấy sức mạnh càn lướt, chỉ cần đông và trang bị đủ thì việc đè bẹp kỵ Nhật là dư sức, tinh thần một phần nhưng có thể áp chế nhờ số lượng vào kỵ binh thủ đồi thì phế rồi, kỵ mạnh nhừ sức càn quét địa hình rộng, đây kỵ binh xuống ngựa thủ đồi mà thua thì không thể nói rằng kỵ đó kém được( xuống ngựa chạy nhong nhong khác gì bộ binh, chưa nói tới trang bị chắc chắn không thể ngang bằng bộ binh tương đương), gần như mang kỵ ra thủ thì chắc chỉ là tình huống bất khả kháng
sai cmn hết rồi, chả hiểu gì cả kỵ binh được chia thành nhiều nhiệm vụ, trinh sát, tấn công tầm xa cơ động, đột kích, xung kích tiên phong, ... chẳng có cái nào ko cần tinh thần, trang bị và kỹ năng cả==> cả 3 cái cuối thời bắc tống và nam tống đều thiếu. ví dụ, kỵ xung kích ( thường là thiết kỵ) lao vào nhau thì xác cmn định đám đầu tiên nát choét==> ko có tinh thần vs trang bị thì có cho tiền nó cũng chả dám xung phong. kỵ trinh sát thì cần nhất là kỹ năng r, sơ xẩy là xác cmn định. kinh kỵ đột kích thì lúc nào chết chả dc vì lao vào giữa vòng vây bộ binh ==> cần cả 3 yêu cầu, kỵ bắn tên thì cần trang bị và kỹ năng. kỵ nhật ít,trang bị và kỹ năng so với các thời tq nhiều ngựa thì ko bằng, ví dụ như đường, vũ hán, thanh, nguyên... nhưng nó dc tạo ra từ tầng lớp cao ( samurai) là những ng có kỹ năng dc rèn luyện, tinh thần và vũ khí trang bị tốt, lại đánh trận liên miên nên kinh nghiệm cao, so với tống thì kỵ nhật ăn chắc. những điều kiện trên khi nói về kỵ nhật thì hội tụ đủ, nhưng đấy là về cá nhân 1 kỵ binh, kỵ binh tq thường chỉ là tầng lớp quân binh bình thường, số lượng lớn, thời tống lại thiếu cả 3 yêu cầu cá nhân kỵ binh và cả.... số lượng ( vì mất hết các vùng sinh mã)các quốc gia nhiều ngựa thì lại toàn...đối địch với tống, nên khi so tống vs nhật thì mình nghiêng nhiều về nhật, các thời khác thì ngược lại
- Trận đánh nó là thế này, quân Minh đang hành quân đến Seoul thì gặp quân Nhật đến khiêu khích, tướng Minh Lý Như Tùng cho quân tiên phong lên đuổi theo quân Nhật, thế là quân tiên phong rơi vào ổ phục kích quân Nhật trên đồi. Tướng Minh sau khi nghe báo cáo lập tức cùng toàn bộ kỵ binh của đạo quân chủ lực đến cứu viện (bỏ lại bộ binh phía sau). Thế quái nào lúc cứu viện xong thì chủ lực vài vạn quân Nhật tràn đến vây đồi. Thế là phải tử thủ trên đồi chờ bộ binh đến tiếp viện. Đánh ỳ xèo đến trưa cả hai bên đều thiệt hại (nặng nhất vẫn là quân Minh). Đến chiều tối quân Nhật đánh bại được quân Minh + Triều Tiên nhưng thấy quân tiếp viện Minh tới và trời đã tối nên cả hai bên đình chiến rút lui. - Cần phải hiểu là quân Minh sang cứu viện thực chất là muốn đánh bại người Nhật giành lại quyền kiểm soát chư hầu là Triều Tiên (y như chiến tranh Pháp - Thanh 1888 giành quyền kiểm soát nước ta) nên quân phái sang là quân viễn chinh không phải dạng ấm ớ vùng biên. Nhà Minh đã từng phái quân tiên phong vùng biên sang giúp Triều Tiên trước khi chính thức can thiệp vào cuộc chiến gồm toàn kỵ binh và bị Nhật dùng "Không thành kế" chém nát.