Chuẩn , cơ mà con hornet 250 thì hơi khác mấy con 250 khác, chưa thử 300 nên chưa biết, còn super lao động đường phố thì toẹt zời
ông biết tác dụng của trợ lực là gì ko mà bảo naked gắn vướn chỉ cần chạy 40 mà sóc ga ben đầu rớt xuống nó xìa bánh 1 bên là rớt ngay , trợ lực ngoài tác dụng giữ thẳng tay lái nó còn có thêm tác dụng giữ thăng bằng xe khi vào cua , xe lắp trợ lực vô cua chỉ cần nghiêng cái người xe nó tự đổ theo hướng nghiêng ko cần bẻ lái nhìu , càng đổ người nó càng cua sâu , motogp nó chạy 4x lap mà 1 lap mấy km cua cả vài chục cái trong 1 lap mà nó bẻ tay lái nữa chắc đua xong rớt lun cái tay . M1 nó gắn 2 cây trợ lực lận ,h xe nào tui đi tour cũng gắn trợ lực bữa bo đèo omêga đang vô cua vấp cục đá bánh trước nó xỉa phải 6 phát ko có trợ lực chắc là xong cú đó rồi ... mà xài trợ lực thì nên mua đồ xịn chứ tui thấy nhìu người đua đòi mua mấy cái hàng fake gắn lên , đến lúc nó ko trả về là ủi thẳng lên lề là có lun ...
Góc bàn luận luật pháp: Xin trả lời là có thể cãi được. Theo điểm a, khoản 1, nghị định 171 năm 2013 Spoiler: Trích luật 1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe; Như vậy gặp cá vàng, bạn hoàn toàn có thể cãi như sau (ví dụ bạn đi xe Air Blade, cà vẹt màu đen, dán lại màu vàng): - Về nhãn hiệu: Vâng, anh nhìn đi, xe này hoàn toàn không thay đổi nhãn hiệu, nó vẫn là con Air Blade, khi nào em dán chứ SH hay Exciter lên anh mới có quyền phạt - Về màu sơn: Vâng, xe em màu đen, dán decal màu vàng, chứ em không thay đổi màu sơn, decal màu gì thì kệ em, trong luật không cấm em thay đổi màu decal, thì em thích đổi là quyền công dân, vì công dân có quyền làm những gì pháp luật không cấm. Khi nào có luật "Tự ý thay đổi màu xe, bất kể là sơn hay dán decal" anh mới có quyền phạt Xin trả lời là có thể cãi được Theo điểm C, khoản 3, điều 30 nghị định 171 năm 2013 Spoiler: Trích luật 3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Tự ý đục lại số khung, số máy; b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe; c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe; Như vậy, gặp cá vàng bạn có thể cãi như sau (Ví dụ Exciter chơi con Arkapovic đùng đùng) - Về số khung, máy: Không thay đổi - Về hình dáng: Anh nhìn xem, đây con gì? Hình dáng của nó là con gì? Vẫn là con Exciter hay chuyển thành con Z1000 rồi? Nếu nó vẫn là con Exciter thì tức là em không thay đổi hình dáng - Về kích thước: Kích thước của xe chỉ có thông số về chiều dài cơ sở, chiều cao yên, khoảng sáng gầm,v.v... hoàn toàn không có thông số nào nói về chiều dài chiều rộng của ống xả, cổ pô, v.v... Anh có văn bản nào hướng dẫn và quy định về kích thước pô xe Exciter đưa em xem ? - Về đặc tính: Thế xe em gắn pô vào thì nó có đặc tính gì hơn xe gắn máy thông thường? Nó biến thành xe thồ hay xe đua, hay mô tô đặc chủng? ------------------ Tất nhiên cá vàng sẽ lôi lỗi "Thay đổi kết cấu xe" ra nhát ma bạn, nhưng đừng sợ, hãy theo chỉ dẫn dưới đây Theo điểm a, khoản 7, điều30 nghị định 171 năm 2013 Spoiler: Trích luật 7. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Tự ý thay đổi tổng thành khung; tổng thành máy; hệ thống phanh; hệ thống truyền động; hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe; - Phần in nghiêng ko đụng tới - Tự ý cải tạo kết cấu: Anh định nghĩa thế nào là "kết cấu", kết là kết nối, cấu là cấu trúc, cấu kiện. Như vậy từ kết cấu là để chỉ các bộ phận kết nối của một công trình, một vật thể. Anh có gọi cái loa là kết cấu của ngôi nhà ko mà lại gọi cái pô là kết cấu của xe ? Các bộ phận nằm trong kết cấu chỉ có khung sườn, bánh, trục trước sau, các bộ phận truyền động và cục máy. Các bộ phận ngoại vi như dàn áo, đèn trước sau, pô thuộc về hình dáng. Trong trường hợp em thay đổi pô hay đèn nhưng vẫn không làm mất đi hình dáng của xe thì em không phạm luật. (Vì trong câu luật ở trên chỉ nói đến hình dáng của xe, không đề cập đến hình dáng cây pô) - Phần hình dáng, kích thước đã nói ở trên - Nếu cá vàng kêu pô độ ồn, không đạt quy chuẩn âm thanh, thì hỏi lại quy chuẩn âm thanh đâu đưa em xem? Quy định bao nhiêu decibel là vượt chuẩn? Pô này anh đo đi xem bao nhiêu decibel -------------- Tương tự tình huống này có thể áp dụng nếu bạn đi đèn led, gương cầu nằm trong chóa và các thay đổi nhỏ khác. Nói chung quẩy đê, éo sợ
Vậy nếu thay tem khác thì cứ theo bác trên mà cãi thôi phải ko. Có cần p ra c.a đăng kí lại màu xe ghi trong cà vẹt cho an toàn k các bác
Mi nói hay lắm con hàng :v , đúng là những cái trên có thể cãi , nhưng mi nên ghi thêm dòng chú thích là khi cà vẹt xe giấy tờ còn nằm trong tay người vi phạm chứ đã đưa cá vàng thì thôi , đóng phạt đi cãi vô ích ko giật lại được đâu , và biên bản của nó cũng chả cần người vi phạm kí , còn lỗi tất nhiên mình ko phục nhưng cũng ko ai giải quyết cho mình cả , tốt nhứt là ... Còn chuyện cây pô nói chứ pô lủng nghe bạch bạch nó đã cho tội pô ko chuẩn về tiếng ồn rồi nói gì pô đồ chơi , khuyên mí ae xe zin nên để pô zin mà đi thay pô đồ chơi vào hụt hơi -> hao xăng , hậu xe đuối , khi thấy xe đuối quá về lại pô zin thì máy nó yếu xìu lun rồi phải rớt đầu làm lại giàn hơi thay suppap đầu , thay ron suppap và zít supap . Đối với xe Fi càng ko nên thay đổi pô giàn hơi đã được kĩ sư tính cả rồi mất áp hoặc áp cao quá thì cái đầu qui lát sẽ ảnh hưởng rất là nhìu . Còn mún đi pô tốt nhứt là lên máy lớn , lòng trái lớn , đầu qui lát lớn , lúc đó giàn hơi nó căng hơn zin nhìu nên cần xả thoáng hơn , pô lúc đó nổ nghe nó lực hơn nhiều và việc thay pô thoáng cho xe máy lớn là điều bắt buộc . Riêng cá nhân mình xe zin thì cứ pô zin mà táng êm ái lướt nhẹ chứ pô đồ chơi vào chạy cái xe nãn kinh lun , còn lên máy thì gắn cây pô nó giúp xe phát hết lực máy vặn nó bao đâm mà pô nghe bao rát :v cứ chơi đi miễn sao cà vẹt có màu gì trên xe có màu đó là được màu tem cũng chả sao , lỗi đó khách quan lắm chả bắt bí dc bạn đâu , luật ko cấm xe hãng phải đi tem hãng ko dc đi tem chợ, cũng như xe đời cũ ko được đi tem xe đời mới miễn sao cái tên xe trùng cà vẹt chứ đừng có ngựa ghi ducati rồi bla bla là khỏi cãi hồi trước cũng cãi lộn với 1 thằng là xe 2011 xuống áo 2010 là sai . thì cứ chiếu theo luật ko cấm xe đời cao đi giàn áo xe đời thấp , nếu ko cấm có nghĩa là ko sai , còn áo 2010 nó sx cho 135cc , được kiểng định chất lượng cũng như mọi thủ tục pháp lý và nó sx cho 135 cc , mua trong hãng ra thì cứ gắn chả sao :v
Ko. Vụ xì tiền thì mình ít khi phải xì lắm. Chỉ lo vụ mất hậu hụp hơi loãng dàn hơi thôi bác Hiện vẫn đang đi pô zin
Ex150 xài FI thì tốn khoản 1tr5 ra chạy giàn Dyno xong tune map lại ECU để nó phọt đủ hơi là được. Điện tử thì đơn giản hơn chế hòa khí phải canh xăng gió, tùy thuộc vào trình độ + kinh nghiệm thợ thầy, xe FI đẩy lên máy nó tính toán hết. Mấy chiếc PKL thay pô cũng phải đẩy lên Dyno rồi tune map lại ECU cho đủ hơi hà, không thì sẽ dư xăng hoặc hụp, chiếc nào cũng vậy. À mà đẩy ra Yatown cho nó chạy cái FI soft của Ya coi thử có tinh chỉnh gì ECU được không, nên hỏi trước khi làm. Không được thì đẩy qua chạy Dyno là chắc ăn nhất.
HN không có Dyno :'(. Đang chạy fullsys, chưa thử hậu nhưng đề tốt, không fireback, thấy cũng ổn. Lâu dài thì ko chắc lắm hehe. Nếu muốn an toàn cho dàn hơi thì chơi slip-on, còn muốn cải thiện công suất thì fullsystem thẳng tiến.