Bộ binh nhà Minh: Kỵ binh nhà Minh: Spoiler: Click để xem ảnh Nên ghi nhớ kỵ binh Minh được huấn luyện để khi cần thì chiến đấu như bộ binh/cung thủ hạng nặng.
nói chung so sánh cũng bằng thừa vì kỵ binh Nhật với kỵ binh Tàu chưa giáp chiến thật bao giờ, địa hình 2 nc cũng khác, cách xây dựng, huấn luyện, phương án tác chiến cũng khác
Mới tìm được một cái này https://sites.google.com/site/ttvno...a-phim-thai-su-tran-thu-dho#TOC-X-ng-h-v-gi-p
Gặp rồi và trận này xem ra có vẻ kỵ binh Tàu không tệ lắm nhưng còn lâu mới mạnh. Trận Jiksan 1597, vẫn trong khuôn khổ Imjin War , trận này nằm trong lần xâm lược thứ 2 của người Nhật nhưng thực ra mà nói lần xâm lược thứ nhất chưa dứt (đang đình chiến nhưng Tàu đưa yêu sách kinh quá nên Nhật gửi thêm binh sang Triều Tiên). Trận này cũng na ná trận Byeokjegwan, tướng tiên phong Nhật Kuroda Nagamasa đang hành quân tới Seoul phái quân do thám lên trước thăm dò gặp ngay 2000 kỵ binh Minh. Tất nhiên quân do thám có vài trăm ông bị 2000 kỵ quẩy tưng bừng, Kuroda Nagamasa nghe xong tin báo liền cùng gần 5000 quân tiên phong (phần lớn là kỵ binh) cứu viện. Hai bên đánh nhau một lúc rồi lui về vì đã chiều tối hẹn mai giáp trận. Hôm sau, quân Minh nhận thêm 2000 kỵ binh nữa đến tiếp viện quyết đấu với 5000 quân Nhật. Quân Minh cơ động hơn đánh bại hai cánh quân Nhật nhưng quân Nhật cũng không kém gây thiệt hại kha khá lên kỵ binh Minh (do quân Nhật có bộ binh cầm súng và thương đi cùng). Nhắm chừng không hạ được lại có nguy cơ bị bao vây, Kuroda Nagamasa rút quân, may thay gặp chủ tướng Mori Hidemoto với 3 vạn quân đến định quay lại đánh nhưng kỵ binh Minh thấy vậy lặn luôn. Quân Nhật thấy tiên phong thiêt hại nặng cũng dừng chân nghỉ. Thấy khó ăn được ngay liên quân Minh - Triều đang ở gần Seoul một thời gian sau quân Nhật rút về phía Nam.
Có 2 vấn đề 1. Đông Bộ Đầu là tập kính đêm đánh doanh trại MC, không phải trực diện, nếu xét ra nó thuộc diện trận công thành. 2. Formation cùi là ám chỉ mấy cái trò co cụm lại rồi đánh với MC, nên nhớ là tầm cung của bọn MC đã vượt tầm cung của bộ binh ta chứ chưa cần nói tới khi nó lên ngựa bắn thì tầm bắn còn được tăng lên 1 lần nữa vượt xa tầm bắn cung bộ binh ta.
- Làm sao biết được trận Đông Bộ Đầu là tập kích đêm ? Cứ là tập kích thì phải đánh đêm ? Sử ghi rõ quân ta "đón đánh" tức là quân MC đang chuẩn bị rút đi, quân MC khí thế mà rút đi ngay trong đêm lại còn trên đường rút bị quân tù trưởng Hà Bổng tập kích lần 2 nữa ? - Dựa vào tài liệu nào chứng minh tầm cung của ta không bắn tới được kỵ binh MC ? Lại còn lên ngựa bắn tầm bắn tăng lên ? - Mà quân ta co cụm lại đánh với MC bao giờ ? Nguyên Sử ghi rõ quân ta bày trận bên sông đầy đủ tượng, kỵ, bô binh mà là formation cùi á ? Như thế mà cùi thì hỏi sếp formation nào mới tốt ? Nếu xét co cụm mà cùi thì méo hiểu quân MC co cụm thành 3 đội quân sang sông mà chỉ đánh hai hướng trực diện và sau lưng mà còn không đạt nổi mục tiêu đề ra không cùi chăng ?
- sử ta ghi tập kích đêm - tài liệu nào hả thế cậu có tài liệu tầm bắn của cung VN ta không? còn bọn MC cung nó trên ngựa tầm bắn đc chứng minh vượt xa cả longbow trừ khi cung VN ta bắn xa hơn longbow ko thì bỏ ý tưởng đó đi - trận thiên mạc hay chi đó Trần Bình Trọng tử thủ để cả quân MC truy bắt vua Trần
- Đại Việt Sử kí Toàn thư ghi trận Đông Bộ Đầu: "Ngày 24, vua và thái tử ngự thuyền lầu tiến quân đến bến Đông Bộ Đầu đón đánh, cả phá được quân giặc". Xin hỏi sếp từ nào trong đây ý chỉ buổi đêm ? - Cung VN thời Trần không có tư liệu nhưng có thể thấy như này, quân sự VN phần lớn học tập TQ và quân sự Lý - Trần có rất nhiều điểm giống quân sự nhà Đường nên nếu xét cung thì có thể lấy cung nhà Đường đến Tống để làm cơ sở. Cung Đường là composite bow, MC cũng composite bow. Đồng ý là cung MC có khác so với cung Đường nhưng khác biệt đến mức bắn xa hơn nhiều lần là điều không tưởng. Và tài liệu chứng minh cung MC bắn xa hơn long bow ở đâu sếp ? - Trận bãi Đà Mạc là tử thủ đánh chặn để vua Trần rút đi, không co cụm phòng thủ chẳng lẽ dàn quân ra đánh, nếu dàn quân ra chắc vua Trần bị tướng Nguyên tóm sống. Mà formation cùi ghẻ đủ sức cầm chân quân kỵ MC truy bắt vua Trần chỉ chịu thua vì quân số ít lại tử thủ không rút. Cần biết là vào lần xâm lược thứ 2 của nhà Nguyên Mông, Hưng Đạo Vương đã rèn luyện quân Trần với chiến thuật đánh bại kỵ binh với ba nhân tố chính là câu liêm, trường cung và đao khiên. Đây là đội hình cận chiến kỵ binh cực kỳ discipline mới triển khai được, trận bãi Đà Mạc lại toàn Thánh Dực quân (Cấm quân) là đám elite của quân Trần nên bảo formation cùi mía nghe thật khó tiêu.
Wrong. Bộ binh Tàu nhà Minh có rất nhiều kiểu giáp và chia thành rất nhiều cấp bậc giáp trụ. Đây là ảnh bộ binh Minh đi đánh Oa Khấu (Wakou) nên không cần nhiều giáp trụ.
nó có mail gì về ko mình mới refund Warhammer xong là vài tiếng sau có tiền lại liền mà, nó mail lại báo cho mình biết.
chắc tuỳ vào quốc gia nên nó nhanh chậm khác nhau. mình ở mẽo nên bụp phát giải quyết gọn lẹ, ở VN thì chưa thử bao giờ.
Forum mềnh đc lên báo nè http://game4v.com/pc-console/ban-mo...duong-nhu-van-dang-duoc-phat-trien-362065.g4v
Dân binh về cơ bản bao gồm những đinh nam trong làng bản, những trai tráng đã được ghi tên trong “Sổ quân” mà chưa nhập ngũ, những nông dân đã làm nghĩa vụ binh dịch trở về địa phương. Đối với họ “tĩnh vi nông, động vi binh” tức là lúc “vô sự” là dân, lúc có giặc là binh. Khi có biến thì tự vũ trang đánh giặc Với lại Trần Phu, sứ giả nhà Nguyên đã viết về hoạt động của dân binh Đại Việt như sau: “Mỗi khi có biến động là trai tráng khắp mọi nơi kéo ra ngay, khí giới đều tự họ trang bị lấy, có người còn vác cả cây gậy trơn” (Sử Giao Châu cảo). => vũ khí có thể là bất cứ cái gì mà trong các thứ vũ khí thì gậy tre vót nhọn là đơn giản nhất còn gì
Rồi, tới giờ con Nhố đi mọi rợ Ngụ binh ư nông rồi kìa. Ngụ Binh Ư Nông hay Đồn Điền Quân (thời Nguyễn là "gởi lính ở nhà nông" chứ éo phải "bắt nông dân đi lính" ạ. Bọn nó lá binh lính chuyên nghiệp, được nhà đất cấp đất làm ruộng để giảm chi phí mà nhà nước phải trả mà vẫn duy trì đội quân lớn. Lại bị con Nhố đi tuyên truyền thành đám dân binh mạt hạng. Ngụ binh ư nông của Thuỵ Điển đây https://en.wikipedia.org/wiki/Allotment_system Lính "dân binh" ngụ binh ư nông của Thuỵ Điển Ngụ binh ư nông thời cổ đại của Hy Lạp Và chân dung các anh "dân binh" Hy Lạp" "“Mỗi khi có biến động là trai tráng khắp mọi nơi kéo ra ngay, khí giới đều tự họ trang bị lấy, có người còn vác cả cây gậy trơn”" Những người vác gậy trơn không phải là dân binh mà là gia nô hay mộc binh, lính hầu, lính nô lệ đi theo phục vụ anh lính "dân binh" kia. Kiến thức con Nhố thế này hèn gì ra cái mod phỉ báng cha ông là thế.