ừ sao cũng đc bạn , thiếu suy nghĩ khi nói cũng đc bạn , mình chỉ muốn sửa cái tật đó thôi . Và nói rất quan trọng vs mình .
Cái quan trọng là bạn có tôn trọng người đối thoại với bạn ko, nếu có bạn sẽ suy nghĩ những lời mình nói trước khi phát ra. Nghe bạn kể ngay cả ông già bạn gái mà bạn nói chuyện kiểu đó thì nói thật bạn chữa thế nào dc, khi bạn ko tôn trọng người đối diện cũng là bạn ko tôn trọng chính mình
Nói thế thì k được , thì bố gf mình ổng nói xạo , thì mình kêu " chú nói xạo quá " , mình nói vs giọng điệu bt , nhỏ nhẹ , k phải hét lên , hay quát lên . Vs những chuyện chú ấy kể thì bt thôi , mình vẫn nc bt . Còn chú ấy thêm thắc nhiều cái quá đáng thì sao ? . Còn nếu mình muốn nói vs chú ấy " Chú nói xạo quá " , h phải nói câu đó , mà nói câu gì dễ nghe hơn , ý nghĩa hơn . Bạn có thể góp ý cho mình đc k ? .
Hồi mới đi làm - cái mà Cty dạy đầu tiên là câu này. Ít nói lại, nghe nhiều hơn, nghĩ trước khi nói. Cái này chỉ cần tập luyện một thời gian là sẽ trở thành thói quen. Bạn muốn sửa, hãy tập nghĩ đến hậu quả của cái mình sắp nói, là sẽ biết có nên nói hay ko. Hơi giáo điều, nhưng mà muốn sửa cái bệnh lanh mồm thì chỉ có vậy thôi
Chả biết nói vụ này trên gvn bao nhiêu lần r. Mình nói nhỏ, nói nhanh, nói lắp, nói k rõ ý, nếu ai đó hỏi mình cái gì thì mình có thể cố gắng nói chậm 1 chút để ng ta hiểu, còn nếu như mình muốn chủ động diễn đạt 1 ý nào đó cho ng ta thì y như rằng là đéo ra s cả, mặc dù trc đó đã suy nghĩ trong đầu rằng phải nói những gì r. Ng ta hỏi gì thì mình đáp nấy, hết, mình k thể nói gì đó để câu chuyện tiếp tục dc, ngồi đám đông đông 3-4 ng trở lên là y như rằng mình là thằng vô hình luôn, chỉ ngồi nghe và trả lời khi dc hỏi chứ chả góp dc câu nào.
Thiệt sự mà nói đọc bài đầu mình nghĩ chủ thớt nên thay đổi tính tình thì hơn, giao tiếp chỉ là hình thái, mình nói thẳng bạn thuộc dạng thô lỗ đấy, một chút gì đó có khuynh hướng bạo lực! Đừng tìm hiểu về giao tiếp nữa, theo mình bạn nên tập 1 thói quen gì đó kiến con người mình trầm tĩnh lại, như Yoga, thiền, tham gia các buổi thuyết pháp của các vị hoà thương chẳng hạn! Chi khi nào tâm bạn thực sự tĩnh, khi đó mới mong cải tạo được cái giao tiếp!
Thứ lỗi nói thẳng. Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời. Cái này không phải là vấn đề giao tiếp, nó là vấn đề về tính cách. Người có phần thô lỗ và thiếu tinh tế, nghĩ gì phun ra nấy thì sớm muộn cũng thiệt thân. Muốn bỏ được tật này thì bước đầu chỉ có luyện im mồm, và luyện...à thôi, cứ luyện im mồm đi đã.
Ngậm cái mồm lại không được à? Tự ngẫm xem thở ra câu đấy để làm gì? Chứng tỏ mình giỏi? Dậy khôn bố bạn gái? Thể hiện với bạn gái? Đến cái căn bản giao tiếp đấy còn đếch hiểu thì mãn kiếp không tiến bộ được. :)
kính lão đắc thọ bạn ạ, với người hơn tuổi hay sếp mà nói xạo thì cứ cười mỉm dễ thương thôi còn bạn bè thằng nào thân mà xàm thì cóthẳng "dm m xàm vl" vẫn cười đùa như thường, thằng nào ghét mà xàm thì cho mẹ nó cái dép vào mặt cho đỡ ghét
ta bị 1 chứng là lên giọng, khi mà 1 cuộc nói chuyện sôi nổi tự dưng ko kiểm soát đc là sẽ lên giọng rất cao và gần như là làm cho người đối diện cảm thấy sắp sửa cãi nhau. Người nào nói chuyện nhiều thì người ta sẽ hiểu bỏ qua còn lần đầu sẽ kiểu hơi khó chịu. Biết vậy mà ko có cách nào sửa đc :(
Mắc gì phải nói ổng xạo, ổng xạo thì kệ ổng chớ thua thiệt gì mà phải nói. Cứ gật gật cười cười cho ổng vui là xong. Chủ yếu là trước khi nói phải nghĩ coi người nghe cảm thấy thế nào, còn mồm nhanh hơn não thì thôi quỳ.
Công nhận ng lớn bik ổng nói xạo mình cũng tỏ ra 1 tí, kiểu như cười cười, r nói ồ thế à, thế cơ à Còn bạn bè mà lỡ chém gió quá tay thì chỉ việc móc dt ra gg cho nó coi là nó tự bik sai ở đâu.... Chứ ta chả rãnh đi cãi chi cho mệt