Tình hình là topic rap thọt rồi nên đành làm cái này giết thời gian. Ở đây em sẽ chia sẻ kiến thức về nhạc lý. Nhạc lý là lý thuyết âm nhạc, cũng như bao môn lý thuyết chuyên ngành khác thôi, nó mang tính logic và có quy luật. Nên việc tiếp thu em nghĩ đối với các bác ở đây không phải là quá khó. Ở topic này em sẽ sử dụng cả thuật ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, do kiến thức còn hạn chế nên cũng không biết hết được các thuật ngữ sử dụng ở cả hai thứ tiếng nên cái nào em biết tiếng nào thì em xài tiếng đó. Thêm nữa là mấy cái kiến thức sách vở em học từ lâu rồi nên câu chữ bây giờ không được chính xác như trong sách cho lắm, nhưng về cơ bản thì đảm bảo không sai. Đầu tiên dù chả quan trọng và cần thiết gì nhưng có lẽ cũng nên trả lời câu hỏi âm nhạc là gì? Cái này tùy mọi người định nghĩa, không có đúng hay sai nhưng cơ bản nhất thì người ta nói thế này: "Âm nhạc là nghệ thuật sử dụng âm thanh". Chúng ta sẽ bắt đầu với các đặc tính của âm thanh: - Cao độ (pitch): người ta hay gọi là âm trầm âm bổng ấy. Cao độ của âm thanh phụ thuộc vào tần số rung động của nguồn tạo ra âm thanh (đơn vị Hz), tần số càng cao thì âm đó càng "bổng", tần số càng thấp thì âm càng "trầm". - Trường độ: độ dài của âm thanh. Ví dụ như bác la aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa - là dài, còn chỉ a thôi - là ngắn. Nếu là nhạc cụ dùng hơi thổi thì người ta thổi 1 cao độ nhất định càng lâu thì trường độ càng lớn, trên đàn piano thì thường âm thanh không được dài cho lắm, người ta sẽ biểu diễn bằng cách giữ ngón trên phím đàn hoặc dùng sustain pedal (cái ngoài cùng bên phải ấy). - Cường độ (dynamic): độ lớn của âm thanh. Cái này chắc ai cũng biết rồi. Nếu là kèn thì thổi càng mạnh tiếng càng to, đàn piano thì nhấn càng mạnh cường độ càng lớn, giọng người thì hay gọi là thì thầm, nhỏ nhẹ, quát, la làng. - Âm sắc (timbre): màu sắc của âm thanh, đây là đặc tính giúp chúng ta phân biệt các giọng nói, các loại nhạc cụ và các âm thanh riêng biệt như tiếng xe cub với tiếng tàu hỏa. Tạm thời tới đây, tránh tình trạng dài quá ngại đọc. Phần 2: Cao độ. Phần 3: Khuông nhạc và khóa. Phần 4: Nốt nhạc. Phần 5: Thăng, giáng và quãng. Phần 6: Điệu thức (Scale) Phần 7: Điệu thức thứ tự nhiên (Natural minor scale) Phần 8: Điệu thức thứ hoà âm (Harmonic minor) và giai điệu (Melodic minor). Phần 9: Điệu thức cổ (Mode) Phần 10: Giọng điệu thứ và trưởng (Major key & minor key) Phần 11: Vòng quãng 5, dấu hoá bất thường và chuyển giọng. Phần 12: Tiết tấu (Rhythm) (1). Phần 13: Tiết tấu (Rhythm) (2).
Em không biết, tùy à, có khi 10 năm, có khi cả đời cũng không kéo nổi. Nhắm ngày 5-7 tiếng kiên trì liên tục mười mấy hai ba chục năm + có thầy thì có thể đó.
Ông này sinh năm 66, đoạn này ổng diễn năm 2005 2006 gì đó, lúc này ổng tầm 40 tuổi, wiki bảo ổng học nhạc từ năm 7 tuổi, tới năm 27 tuổi ổng nhận bằng PhD, gần 20 luyện với hơn 10 năm kinh nghiệm, tổng cộng gần 30 năm thì đánh được như vậy. Đó là ở trong điều kiện của ông này, còn tùy thuộc vào điều kiện của bác nữa, thời gian nó có thể dài hơn hoặc ngắn hơn.
Cái đó là em nói về thời gian tập để đạt được trình độ tương đương họ thôi, chứ để đánh được như cái clip bác biboo3 post thì cũng không mất tới tận hai ba mươi năm đâu, người lớn thì tầm hơn 10 năm kiên trì thôi, còn cái clip yanni thì cái đó rơi vào trình có thể chơi ngẫu hứng được rồi, master rồi.
Sẵn đây cho mình hỏi, ca sĩ khi đi hát họ hay dặn band nhạc đánh Tone gì tone gì cho mình Vậy làm sao họ nghe qua là biết tone bài hát, note đó note gì ?
Xem vn idol với the voice thấy bà Thu Minh nhận xét trình độ cao vãi, hát ra là biết sai ngay chỗ nào để chỉ cho thí sinh sửa. Xem mấy người có trình độ nhận xét nó khác hẳn cái đám lên làm hlv hay giám khảo cho có.
Cái chữ "tone" đó nếu dùng chính xác thì không mang nghĩa như bác nói, cái ca sĩ dặn band nhạc là giọng, ca sĩ hát giọng gì thì band nhạc sẽ đánh giọng đó cho phù hợp với tầm cữ giọng hát (vocal range) của ca sĩ. Tone chính xác có nghĩa là "âm"(thực ra em chả thể dịch nổi cái từ tone này ra tiếng Việt), bao gồm các đặc tính ở trên (cái #1 là em đang nói về tones đó) cùng với các quy luật nhất định để hình thành nên cái gọi là âm nhạc (nốt, quãng, giọng,...). Giọng (key) là cái để chúng ta xác định âm chủ của một thành phần âm nhạc, từ đó chúng ta sẽ biết được điệu thức (scale, Việt Nam mình còn gọi cái này là âm giai hay gì ấy), cái scale này là cái bác hỏi đây, nó là thứ sẽ xác định xem những nốt mà bài hát sử dụng là nốt gì và những nốt mà band nhạc sẽ đánh là những nốt gì. Cái này sau này vào sâu sẽ có nói tới.
_Để biết tone của bài hát thì trước tiền phải biết Scale . Ví dụ : C mạjor scale nó là : C Dm Em F G Am Bdim ,thì khi ca sĩ kêu đánh tông này thì chỉ cần chơi những hợp âm đó thôi và ngược lại 1 bài dựa trên những hợm âm này thì nó là C Major . 1 cách đơn giản hơn có tỉ lệ đúng khoảng 90% đó là dựa trên hợp âm đầu tiền và cuối cùng của bài hát thường nó là hợp âm gì bài đó là tông đó _ Rồi nốt thì củng dựa vào scale thôi trưỡng thì là thướng là thăng và thứ thì thường là giáng .Thăng đi theo thứ tự là Fa Đô Sol Re La Mi Si giáng thì là Si Mi La Re Sol Đo Fa Ví dụ : C Major không có thăng thì các nốt của nó là Do Re Mi Fa Sol La si G Major 1 thăng thì các nốt của nó là Do Re Mi Fa# Sol La si tương tự với Minor nhé
Phần trước. Phần này em sẽ nói về cao độ: Trong âm nhạc bác học chúng ta có 7 bậc cơ bản gồm Do Re Mi Fa Sol(So) La Si(Ti) Đây là cách Việt Nam mình đọc tên nốt, tiếng Anh gọi là Solfeggio name. Ngoài ra còn một cách gọi tên theo bảng chữ cái nữa đó là C D E F G A B tương ứng từ Do tới Si. Nếu tinh ý thì cách bác sẽ thấy là từ La tới Sol được đặt tên theo 7 chữ đầu tiên trong bảng chữ cái latin. Lý do bắt đầu bằng nốt La có lẽ là vì người ta quy định đây là âm chuẩn (ngày nay mặc định nốt La luôn luôn nằm ở tần số 440Hz, thời ông Mozart hình như thấp hơn một chút). Đây là các nốt trên phím đàn piano, nếu để ý thì nốt Do luôn nằm ở trước 2 nốt đen, còn nốt fa nằm ở trước 3 nốt đen. Và nếu nhìn kĩ và đếm thì sẽ luôn có 12 nốt lặp lại ở những quãng 8 (octave) khác nhau. Octave là gì thì chúng ta sẽ đề cập sau. Lý do có sự lặp lại này thì là do mối tương quan về tần số giữa các nốt, nói chung là nốt Do, Re, Mi,... ở bên trái nghe không khác nốt Do, Re, Mi,... ở bên phải mấy, chỉ có điều nó trầm hơn thôi, còn nói về mấy cái công thức tần số này nọ thì phức tạp mà cũng chả để làm gì. Cái quan trọng cần nhớ là nốt La sẽ luôn luôn phát ra cao độ ở cái tần số ~440Hz (trừ khi người chơi nhạc thống nhất "tuning" ở tần số khác), do đó các nốt khác cũng vậy, Do luôn luôn nghe như ... Do... Phần tiếp theo.
pad beat cần gì nhạc lý bác? đây cờ nhíp của em https://www.facebook.com/video.php?v=10209093908883721
Muốn biết tone bài hát thì phải biết hợp âm chủ đạo của bài đó và rành các nốt trong tone để sau khi mò được hợp âm thì đoán ra được giọng. Nhưng thực tế nó khác, mình nghĩ các ban nhạc họ biết sẵn hợp âm ở tông gốc rồi chuyển sang hợp âm ở tông ca sĩ yêu cầu một cách đơn giản và dễ dàng