uh mình cũng nghĩ vậy chứ nếu chơi theo kiểu chưa biết tone mà gặp trúng mấy đứa ca sĩ nghĩ mình có giọng lạ hay cm gì đó ko biết chúng nó nghĩ gì nữa mà kếu đánh mấy cái tone sida như Eb hay B chắc cấm đàn táng đầu nó luôn quá
Vụ đó làm nhớ ngày xưa lão Hiếu Orion có viết 1 bài về bí kíp đệm hát tán gái có kể đoạn ông thầy lão tặng cho cái giẻ làm lão gặng hỏi mãi mới biết là để khi nào k chịu được nữa thì nhét mẹ giẻ vào mồm con ca sĩ
Sao đọc mấy post trên cảm giác đau đầu hơn cả lúc học Toán rời rạc với Xstk vậy @_@. Chắc mình không có năng khiếu, vô đọc cho vui thôi vậy.
Khó hơn là phải rồi, tonal music theory (là cái lý thuyết âm nhạc phổ biến của tây lông chủ thớt đang giảng cho anh em) là một cấu trúc đại số dạng group nhóe
Cái chủ thớt post thì gọi là khoa học âm nhạc cmnr chứ nhạc lý cơ bản đơn giản gì nữa Sách ở trường cũng k dạy kiểu kết hợp cả khoa học như thế
Học cái này nó cũng như học vật lý vậy các bác ạ, quan trọng là mình liên hệ thực tế và có tiếp xúc với nhạc cụ hoặc bản nhạc. Đọc chay không hiểu gì đâu.
Đọc ko hiểu hay thấy khó cũng đúng thôi cái gì cũng phải học từ vỡ lòng ,mấy cái này thuộc diện vỡ mật với vỡ não rồi
không mình đang nói mấy cái vấn về scale rồi tone trên kia đang bàn ,bác kia khó hiểu chắc là do đọc mấy cái đó chứ của bác thì đúng là vỡ lòng
Nói chung thì nếu mục đích là để chơi nhạc cụ các kiểu hoặc ca hát thì của chủ thớt đúng là gây khó khăn thật vì nó còn liên quan đến vật lý cộng hưởng + tần số...bla bla các kiểu dẫn đến người đọc bị loạn k hiểu gì hết. Còn những người làm chuyên ngành về âm thanh thì đúng là nó vỡ lòng thật, khéo bắt buộc phải học
đọc sách lão stetina thì tone mà ng ta hay nói tới là cái major, minor, dim, aug thì phải Khi biết nó ở tone nào thì key gì cũng táng dc tuốt thực tế ban nhạc đã nghe qua 1 lần là biết tone gì rồi, còn key gì tuỳ sở thích, lão Haketu hay tự chuyển về key E với A
Phần trước. Phần này em sẽ nói về khuôn nhạc (staff hay stave) và khóa (clef). Nếu bác nào đã từng nhìn qua bản nhạc thì sẽ nhận ra các dòng kẻ và ít nhất là 1 trong 4 cái biểu tượng này. Khuông nhạc là như hình trên đó, mấy cái dòng kẻ (line) nằm ngang, song song với nhau, dài cả trang giấy. Khuông nhạc dùng để vẽ nốt lên trên đó (các nốt được vẽ đè lên các dòng hoặc nằm giữa 2 dòng (cái khoảng giữa gọi là khe (space))), nốt có cao độ càng cao thì sẽ nằm ở vị trí càng cao trên khuông nhạc, những nốt nằm ngoài khuông nhạc sẽ được vẽ với các dòng kẻ phụ (đường kẻ ngắn, luôn đươc tính từ khuông nhạc trở ra). Tiếp theo là khóa, ở hình đầu tiên chúng ta có 4 khóa. Theo thứ tự tên gọi là khóa sol, khóa fa, khóa đô 3 (alto) và đô 4 (tenor). Công dụng của khóa là để xác định vị trí nốt trên khuông nhạc. Khóa Sol thì xác định vị trí nốt Sol, khóa Fa xác định vị trí nốt Fa, khỏa Do xác định vị trí nốt Do trên khuông nhạc. Thực ra cái biểu tượng khóa nó khá liên quan tới vị trí của nốt đó, đoán thử đi, ở khóa Sol thì nốt Sol nằm ở đâu trên khuông nhạc? Trên dòng kẻ thứ nhất? Khe thứ nhất hay dòng kẻ thứ hai, khe thứ hai? Hoặc dòng kẻ phụ thứ nhất? Khe phụ thứ hai? Trả lời đủ 4 loại khóa sẽ unlock phần mới. Những kiến thức này là kiến thức cơ bản cần biết để hiểu những kiến thức sau này. Học để có thể lý giải, để biết tại sao âm nhạc nó lại như vậy, tại sao chỗ đó người ta sử dụng hợp âm đó, tại sao người ta chơi nốt này mà không phải là nốt khác. Nếu không có những nhu cầu trên thì tốt nhất không cần mất thời gian vì có rất nhiều cách khác nhau để tiếp cận âm nhạc. Phần tiếp theo.
The Complete Idiots Guide to Music Theory. Ngoài ra có thể ra nhà sách, không thiếu đâu. Đọc hiểu gì không thì hên xui. Thực ra cái đó nó không quan trọng, chỉ để lý giải tại sao ở vị trí khác nhau trên đàn mà nốt lại nghe giống nhau (chỉ khác nhau ở chỗ nốt trầm hơn nốt cao hơn) và có tên giống nhau thôi.
Uh đó, chỉ cần thế thôi. Mà có vẻ người VN mình dùng từ hơi loạn, cái từ tông hay tone mình nghĩ ám chỉ 2 thành phần chính : mode với key Nói nôm nà là để đánh được 1 bài hát cần biết cái mode của nó để chơi giai điệu và biết được key để biết đúng hợp âm
Mấy cái giải thích này thật ra mình cũng hiểu nhưng rất mất thời gian để hiểu được nó, không phải vì nó khó quá mà là vì nó khoa học quá nên vô tình khiến người mù nhạc lý cảm thấy khó khăn và khó tiếp thu và mặc định trong đầu họ là nhạc lý nó khó như quỷ dù thực tế ngược lại. Mình nghĩ bác không cần phải để bụng, thực tế người ta thấy khó là vì mặc định trong đầu họ nó như mình nói bên trên nên họ sẽ chê khó ngay từ đầu thôi nên bác cứ thoải mái đi