[dân trí] khoa học vs tâm linh

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi ConChymBay, 16/7/16.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. TuDragon76

    TuDragon76 Samus Aran the Bounty Hunter

    Tham gia ngày:
    9/6/02
    Bài viết:
    6,144
    Nơi ở:
    HCMC
    Hư vô chủ nghĩa không bắt nguồn từ Trung Quốc, nhưng TQ có "công" đưa cái chủ nghĩa này vào đạo Phật. OK ? Nghiên cứu kỹ về thiền tông Trung Quốc đi, nhất là nhánh thiền công án và thoại đầu nhé
     
  2. TuDragon76

    TuDragon76 Samus Aran the Bounty Hunter

    Tham gia ngày:
    9/6/02
    Bài viết:
    6,144
    Nơi ở:
    HCMC
    Bớt hút cần đi :3cool_nosebleed: Post đó có mấy chữ mà cũng ráng hiểu sai là sao ? :3cool_nosebleed:

    Ta có nói khái niệm Niết Bàn xuất phát từ Trung Quốc đâu ? Ta bảo "Niết Bàn kiểu Đạo giáo" nhé
     
  3. DarkStarNIIT

    DarkStarNIIT Dragon Quest GameOver

    Tham gia ngày:
    10/2/06
    Bài viết:
    1,451
    có dịch cân kinh trên đời ko nhỉ ? luyện đc nó có thành thiên hạ vô địch ko ? :7cool_spiderman:
     
  4. TuDragon76

    TuDragon76 Samus Aran the Bounty Hunter

    Tham gia ngày:
    9/6/02
    Bài viết:
    6,144
    Nơi ở:
    HCMC
    Dịch Cân Kinh vốn là bài tập yoga. Qua các vị thích ngồi không bốc phét như Kim Dung nâng lên thành pho võ công nội lực hoán chuyển trời đất :4cool_baffle:
     
  5. ConChymBay

    ConChymBay Tears of the Kingdom

    Tham gia ngày:
    23/3/15
    Bài viết:
    25,497
    Thế cái skill đạp nhánh cỏ trôi trên sông của đạt ma sư tổ cũng là bịa à:9cool_pudency:
     
  6. Nô.

    Nô. For the Horde! GVN CHAMPION ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/3/07
    Bài viết:
    11,748
    Nơi ở:
    Nowhere
    Có ông bên Tàu qua sông bằng cây tre nên cũng không chắc.
     
  7. TuDragon76

    TuDragon76 Samus Aran the Bounty Hunter

    Tham gia ngày:
    9/6/02
    Bài viết:
    6,144
    Nơi ở:
    HCMC
    Ta thật sự thắc mắc quý vị cứ tìm hiểu 3 cái chuyện của người khác làm gì trong khi chuyện của quý vị thì chưa giải quyết xong :3cool_nosebleed: Thế bạn tính học cái skill đạp cọng cỏ qua sông để làm gì ? Ảo thuật kiếm tiền à ? :3cool_nosebleed:

    Có 1 vị đạo sĩ ngoại đạo lựa lúc Đức Phật chuẩn bị lên đò qua sông Hằng bèn trổ thần thông bay qua bờ bên kia. Mọi người có mặt hò reo ầm ĩ và nói rằng sa môn Cồ Đàm thua rồi. Đức Phật điềm nhiên ngồi đò sang sông, sau đó đến bên vị đạo sĩ kia và hỏi ông ta tu luyện bao nhiêu năm mới có được thần thông đó. Vị đạo sĩ đắc ý bảo tu luyện gần nửa cuộc đời, Đức Phật nói rằng Ngài chỉ cần bỏ ra vài xu để lên đò qua sông chứ chả cần mất cả nửa đời tu luyện để qua sông =))
     
  8. zzMzz

    zzMzz T.E.T.Я.I.S GameOver

    Tham gia ngày:
    20/4/08
    Bài viết:
    692
    Ai giảng giải Niết Bàn dc tôi xin lạy một lạy tôn làm phật sống :)) Ng` tu hành chỉ biết biến cõi này thành niết bàn bằng chuyễn đổi tâm tính. Chửi vẫn vui, đánh vẫn vui, đến đối diện cái chết vẫn an nhiên mà tịch. Ấy là "Niết Bàn". Coi tứ đại đều là không :(

    Bây giờ, có đi hỏi thầy Thích Trí Quảng:" Niết Bàn là gì ?" Chưa hỏi xong thầy đuổi ra ngoài rồi. Vì ai tu nấy chứng, có ai tu chứng dc niết bàn thì mới biết :( Mà chứng dc cũng chả có từ gì mô tả dc Niết Bàn =.= Vây mà ông Nihil biết Niết Bàn là gì :))

    Thôi để thầy Tú giảng về Niết Bàn có khi khả thi hơn :)
     
  9. TuDragon76

    TuDragon76 Samus Aran the Bounty Hunter

    Tham gia ngày:
    9/6/02
    Bài viết:
    6,144
    Nơi ở:
    HCMC
    Đừng có bắt chước đám thiền tông Trung Quốc cho rằng Niết Bàn là thứ không thể định nghĩa được :3cool_nosebleed: Đức Phật không bao giờ nói về cái huyền bí không thể định nghĩa, có chăng là trình độ của mỗi người mỗi khác không thể hiểu thôi. Còn Niết Bàn phải tự trải nghiệm mới rõ nó như thế nào thì đó là tinh thần "tự đến tự thấy"

    Niết Bàn là khi Tâm không còn 3 độc Tham Sân Si thì có gì là khó hiểu ? :3cool_nosebleed: Thầy Thích Trí Quảng đuổi ra ngoài vì thời đại này kiến thức phổ thông trên Internet đầy, tự mà đi tìm hiểu, cái gì khó mới tham vấn. Đụng cái gì cũng đi hỏi thì làm sao phát triển tư duy ???
     
  10. Nihil

    Nihil Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    25/2/08
    Bài viết:
    1,445
    Là nghĩa của nó ... mỗi cái từ đều được quy ra cả . Nếu nói đến niết bàn thì cũng chỉ có nghĩa của niết bàn , chung quy cái niết bàn của anh cũng không phải cái niết bàn của tôi :-<

    Một khi đã gián nghĩa và đặt ngữ cho nó thì muốn đổi cùng không được . Kêu ta hút cần cũng được , nhưng quy luật nó là thế :3cool_angry:

    Đó là lý do vì sao A Di Đà không muốn chép kinh . Một khi dùng từ ngữ để cố định thì ...
     
    zzMzz thích bài này.
  11. zzMzz

    zzMzz T.E.T.Я.I.S GameOver

    Tham gia ngày:
    20/4/08
    Bài viết:
    692
    Vậy có lần một đám ngoại đạo hỏi phật :" Niết Bàn là gì ??". Phật cũng ko thể trả lời dc đâu thầy ạ. Trong các bài thuyết các thầy cũng nói :"Nó là một cảnh giới tuyệt diệu mà ko có từ ngữ thế gian nào diễn tả dc". Còn 3 độc tham sân si, đó là niết bàn ngay tại cõi ngũ dục này thôi :D . Có hai loại niết bàn lận mà thầy, Hữu dư niết bàn và vô dư Niết Bàn =.= Cái Niết bàn thầy nói là niết bàn Hữu Dư thôi =.=
     
  12. TuDragon76

    TuDragon76 Samus Aran the Bounty Hunter

    Tham gia ngày:
    9/6/02
    Bài viết:
    6,144
    Nơi ở:
    HCMC
    Hữu Dư là còn có điều kiện. Vô Dư là không có điều kiện. Bản chất của Niết Bàn là Vô Dư, nói có Niết Bàn hữu dư là nói trạng thái thanh tịnh tạm thời khi tâm không nổi lên 3 độc, nhưng mầm mống của chúng vẫn tồn tại trong Tâm

    Ví như vào chùa thì cung kính tăng ni, nhưng ai là Phật tử đi ngang lỡ đạp trúng giò thì nổi Bồ đề gai lên chửi tán loạn :)) Vậy lúc cung kính thì Niết Bàn hữu dư, lúc Bồ đề gai nổi lên thì mất Niết Bàn. Niết Bàn như thế là còn có điều kiện để tồn tại, đó là dựa trên đối tượng

    Còn Vô Dư là hiểu rõ người đó không cố ý, nhắc nhở họ đi đứng cho cẩn thận với tâm mong muốn họ không gặp rắc rối gì với những người khác, đó là trí huệ. Chỉ khi nào Trí Huệ tròn đầy, viên mãn thì mới diệt được 3 Độc hẳn, không còn tàn tích. Lúc đó cho dù đi giữa nhân gian thì vẫn ở trong Niết Bàn Vô Dư. Quý vị nào bảo Vô Dư chỉ đạt được khi xả bỏ thân này, quay về chốn nào đó mới đạt được thì chắc nói rằng Đức Phật sau khi chứng quả ở cội cây Bồ Đề vẫn chưa chứng Niết Bàn Vô Dư ? Ta mở cánh cửa Địa Ngục rồi đấy nhé ;))

    Cái chi tiết Đức Phật lắc đầu bảo không mô tả được Niết Bàn là mô tả cái tính chất của nó, tức là nó ra làm sao, chứ không phải không định nghĩa được nó. Định nghĩa và tính chất là 2 cái khác biệt. Niết Bàn ở mỗi người khác nhau vì có người tưởng là mình đạt được Niết Bàn nhưng thật ra không phải (tức là NB hữu dư), còn đạt được NB thật sự thì trạng thái Tâm giống nhau, chỉ khác nhau về Nghiệp (cách ứng xử) thôi

    Đạo Phật là chú trọng thực hành, tự đến tự thấy. Đám ngoại đạo thích lý thuyết suông để tranh luận thì Đức Phật phương tiện bảo chúng tự tu để tự đến tự thấy, đó là cách ngắn gọn nhất để cắt đứt chuyện tào lao =))
     
  13. ch34ts

    ch34ts T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    7/11/03
    Bài viết:
    642
    I /Thân Trung Ấm:
    1- Manh nha từ thế kỷ I, II sau Phật Niết-bàn, đến kỳ kết tập Phật ngôn lần thứ ba, khoảng 216 năm thời đại đế Asoka thì Phật giáo Ấn Độ đã phát sanh nhiều học phái, chia làm 2 nhóm:

    - 11 học phái được tách ra từ Theravāda.
    - 16-18 học phái cải cách có khuynh hướng đại chúng, gọi là Đại chúng bộ.

    Trong 26-28 học phái này thì chỉ có Tuyết Sơn bộ (Hemavantavāda) và phái Hoá Địa bộ (Mahisāsakavāda) thuộc nhóm thứ nhất là có quan niệm về thân trung ấm, được xem là sớm nhất. Và thân trung ấm thời này có tên là Antarabhava. Antara là khoảng giữa, ở giữa, chỗ lưng chừng; còn bhava là hữu, là có, là tồn tại – có nghĩa là “tồn tại ở khoảng giữa, chỗ lưng chừng!” . Lưu ý ở đây là không có từ ấm. Ấm hay uẩn là được dịch từ khandha, cái che đậy, cái che lấp, cái chồng chất làm cho chúng sanh không thấy được cái thực, cái sự thực, cái chân lý (còn có nghĩa là nhóm, tích chứa). Vậy, ấm này cũng là “hậu tác” để thích dụng cho ngữ cảnh, ngữ nghĩa nào đó mà người ta muốn “lập tri”.

    2- Tìm thấy thân trung ấm ở trong Đại tỳ-bà-sa luận: Luận này là của Long Thọ, được trước tác khoảng chừng thể kỷ thú I TL.

    Luận này dạy Bồ-tát niệm Phật A Di Đà cầu vãng sanh về thế giới Cực lạc, dạy phương pháp sám hối, khuyến thỉnh, tùy hỉ và hồi hướng để được vào địa vị Bất thối. Đây là cách thức, không chỉ sơ tâm Bồ-tát mà cả phàm phu, ai cũng làm được mà đạt kết quả cao!

    (Người ta cũng nói thân trung ấm ở trong Đại thừa nghĩa chương, ở trong luận Câu Xá, ở trong luận Tỳ-bà-sa của Thế Hữu ).

    3- Tìm thấy dấu ấn rõ ràng nhất là ở trong Tử thư Tây tạng, khoảng thế kỷ thứ 14, được cho là do tổ Liên Hoa Sinh thuyết giảng hoặc tâm truyền. Đây được xem là những khai thị cho những người sắp chết.

    Do đó không thể nói đây là một sản phẩm của Phật Giáo Hán Truyền , mà nó là 1 Phần tư tưởng chính của Bắc Truyền Phật Giáo Hay Phật Giáo Phát triển xuất phát từ Bắc Ấn Độ trước cả thời kỳ được truyền sang Trung Hoa.
     
    wontak thích bài này.
  14. ch34ts

    ch34ts T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    7/11/03
    Bài viết:
    642
    II/ Niết Bàn

    HT Thiện Hoa đã viết (nói chung chung chứ không chỉ trích riêng ai): “...nhiều người đã hình dung một cách quá sai lạc nên cuối cùng kết luận rằng cứu cánh của đạo Phật là một sự không tưởng.”. HT dùng chữ không tưởng (utopie) còn ông Phạm Quỳnh dùng chữ hư vô (néant).

    [“In the West, nirvàna has often been misunderstood as mere annihilation” (trong The Shambala Dictionary of Buddhism and Zen)].

    Để kết luận, ông Phạm Quỳnh có trích dẫn ý kiến của Oldenberg “Chúng tôi đã hết sức nghiên cứu mà kết quả cũng lạ thay: chỉ có hai thuyết, không ra ngoài được, một rằng nát-bàn là cõi hư vô, hai rằng nát-bàn là nơi cực lạc, thời rút cục lại chẳng thuyết nào đúng hẳn”. (Oldenberg là người Đức, tác giả một cuốn sách do Foucher dịch ra tiếng Pháp là Le Bouddha, Sa Doctrine et Sa Communauté, nhà Félix Alcan xuất bản năm 1921).

    Chúng ta thử tìm hiểu xem Niết-bàn là gì. Chữ palinibbāna, chữ sanskrit nirvāna được phiên âm thành nê-hoàn hay niết-bàn-na, gọi ngắn là niết-bàn, nát-bàn. Nir là ra khỏi, vana là rừng (ý nói rừng mê), niết-bàn là ra khỏi rừng mê (theo Đoàn Trung Còn). Dịch nghĩa là diệt, diệt tận, diệt độ, tịch diệt, bất sinh, viên tịch, giải thoát, vô vi, an lạc (theo Chân Nguyên & Nguyễn Tường Bách).

    HT Thiện Hoa nói rằng còn nhiều nghĩa nữa, nhưng không ra ngoài ba ý: bất sanh, giải thoát, tịch diệt. Bất sanh: không sanh ra, không sanh tội lỗi. Giải thoát: khỏi mọi sự ràng buộc. Tịch diệt: vắng lặng, an lành, dứt hết nguồn gốc mê lầm.

    Đối với Nam tông, có hai loại Niết-bàn: hữu dư niết-bànchưa được hoàn toàn bởi vì còn phải chịu quả báo, sự an vui chưa trọn vẹn, và vô dư niết-bàn của bậc a-la-hán đã hoàn toàn dứt bỏ mọi phiền não. Vô dư Niết-bàn còn được gọi là Niết bàn toàn phần hay Bát-niết-bàn (Parinirvàna).

    Cụ Đoàn Trung Còn viết: “Vô dư Niết-bàn là cảnh Niết bàn rốt ráo, không còn để lại cái chi hết nghĩa là không còn nghiệp báo khổ quả chi nữa. Khi Phật, Thánh đắc Niết -bàn nhưng còn trụ thế, còn trả những quả báo còn dư từ những đời trước, còn chịu cái Nghiệp chung của chúng sanh, kêu là Hữu dư Niết-bàn. Khi đến thời kỳ bỏ cái xác thân này, dứt hết tất cả, kêu là Vô dư Niết-bàn. Như nói: Phật nhập Vô dư Niét-bàn tại rừng cây ta-la, gần thành Câu-thi-na”.

    Đối với Bắc tông, thế vẫn chưa xong. Phải lên tới vô trụ niết-bàn của bậc bồ-tát, đến mức coi không thật có sinh tử, không thật có niết-bàn, bồ-tát ra vào sanh tử mà độ sanh, vì lý tưởng của bồ-tát là “trên cầu đạo bồ đề, dưới độ chúng sanh”. Còn tánh tịnh niết- bàn thì đích thực là Phật tánh, Chân tâm, Chân như, Như lai tạng ...

    Để cho đủ, chúng ta phải kể bốn đức của Niết-bàn (niết-bàn tứ đức), đó là: thường, lạc, ngã, tịnh. Thường: không bị luật vô thường chi phối. Lạc: hết hẳn khổ não. Ngã: hoàn toàn tự chủ, nội tâm và ngoại cảnh không chi phối được. Tịnh: hoàn toàn thanh tịnh trong sáng. Có sách còn kể đến tám đức (niết-bàn bát đức).

    Như trên vừa nói, Nam tông phân biệt hai loại Niết-bàn: Hữu dư Niết-Bàn và Vô dư Niết-Bàn. Đối với bồ-tát đạo của Bắc tông thì chư bồ-tát hoãn việc nhập Niết-bàn bởi vì hạnh nguyện của các ngài là độ hết thảy chúng sinh vào Niết-bàn. Khi còn chúng sinh vướng nẻo luân hồi thì bồ-tát coi như việc chưa xong! Bắc tông không thấy sự khác biệt giữa Niết-bàn và sinh tử. Chư bồ-tát chứng Niết-bàn mà không trụ nơi đó cho nên đó là Vô trụ Niết-Bàn. Đó cũng là trạng thái Niết-Bàn của các vị Phật đã thoát khỏi ràng buộc của thế gian nhưng chưa muốn hoàn toàn tịch diệt

    Còn Thường trụ Niết-bàn thì được coi như tương đương với Vô dư Niết-bàn.

    Đối với Phật giáo nguyên thủy thì Niết-bàn chính là cắt đứt dòng luân hồi và đi vào một thể tồn tại khác. Đó là tận diệt gốc rễ của nghiệp bất thiện là tham, sân, si. Đó là sự ngưng chịu sự tác động của luật nhân duyên, hết thành, trụ, dị, diệt.

    Đối với Phật giáo phát triển thì Niết-bàn là sự thống nhất với cái bản thể của vũ trụ, cái nhất thể tuyệt đối, cái Pháp tánh. Chứng Niết-Bàn là an trụ trong cái tuyệt đối, sự an lạc trong trạng thái đó, sự giải thoát khỏi mọi ảo giác, mọi khổ đau.

    Không coi Niết-bàn là hư vô, kinh sách coi Niết-bàn như “một ngọn lửa đã tắt”. Ngọn lửa tắt không có nghĩa là nó hoại diệt, nó trở nên vô hình nhưng nó sang một trạng thái tồn tại khác. Lửa phát sinh từ hư không và trở về với hư không, Niết-bàn là tình trạng của tâm thức khi nó về nơi không có sự sinh diệt. Nó chẳng phải là một nơi chốn!

    Nói nhiều cũng không tả hết được vì lý do đơn giản là: Niết-bàn là một dạng siêu việt, xuất thế gian, chỉ có những hành giả nào đã chứng mới “biết” được mà thôi.
     
    wontak thích bài này.
  15. DarkStarNIIT

    DarkStarNIIT Dragon Quest GameOver

    Tham gia ngày:
    10/2/06
    Bài viết:
    1,451
    bên đây nhảy page ko thua gì drama bên kia :7cool_waaaht:
    mà đang mưa bão đừng bàn mấy cái niết bàn nữa :2cool_burn_joss_sti
    Ta chỉ thắc mắc giữa Tĩnh Tâm và Vô Tâm có khác nhau ko ? khác như thế nào ? :8cool_matrix:
     
  16. ch34ts

    ch34ts T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    7/11/03
    Bài viết:
    642
    khác nhau giữa chữ "tĩnh" và chữ "vô":P
     
  17. TuDragon76

    TuDragon76 Samus Aran the Bounty Hunter

    Tham gia ngày:
    9/6/02
    Bài viết:
    6,144
    Nơi ở:
    HCMC
    Tĩnh Tâm : quán sát và hiểu rõ sự vật hiện tượng xung quanh để không bị vướng vào vòng Nhân Quả tiêu cực với chúng, để có cách hành xử đúng đắn

    Vô Tâm : tạm thời rũ bỏ các đối tượng trần cảnh, chuẩn bị nhập thiền định

    Còn vô tâm kiểu đời thường là sống ích kỷ
     
  18. DarkStarNIIT

    DarkStarNIIT Dragon Quest GameOver

    Tham gia ngày:
    10/2/06
    Bài viết:
    1,451
    còn dạng như mất cảm xúc thì là gì ? như gặp chuyện vui ko thấy vui , gặp chuyện buồn cũng ko thấy buồn , chỉ thấy trống rỗng :-B
     
  19. ConChymBay

    ConChymBay Tears of the Kingdom

    Tham gia ngày:
    23/3/15
    Bài viết:
    25,497
    Vô tình
     
  20. zzMzz

    zzMzz T.E.T.Я.I.S GameOver

    Tham gia ngày:
    20/4/08
    Bài viết:
    692
    Cô Cheats ko coi tử vi cho tôi nhá... Hix dạo này cô đi làm ko còn coi tử vi nữa :((

     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này