Do cái quyết tâm và nổ lực đó. Nói gì xa xôi, tôi có một thằng bạn người Mẽo, nó có con vợ người Việt ( mới đám hỏi tháng trước, năm sau cưới). Đáng lẽ con kia nó phải thạo hơn tôi vì một là nó học ĐH ngoại ngữ, hai là thời gian nó ở bên thằng kia chắc chắn nhiều hơn. Thế mà nó vẫn ú ớ khá nhiều lần, vãi . Thêm cái má tui cí bà bạn có đứa con học bên Morocco 4 năm, học chương trình Pháp, nước đó ngta cũng xài tiếng Fap, về nước éo thạo tiếng Fap
ko theo dõi cả bài ko biết, tóm lại đi du học thì học ielts (áp dụng với anh, úc, new zealand,...) hoặc toefl (áp dụng với mẽo), 2 thằng này có hệ số quy đổi tương đương nên cũng ko phải lo học lại, bài thi gồm 4 kỹ năng nghe nói đọc viết, tóm lại luyện như thi đại học của mình toeic thì chỉ 2 kỹ năng đọc và nghe, áp dụng cho dân đi làm, cho sinh viên 1 số trường đh yêu cầu sinh viên khi tốt nghiệp phải đạt đc 1 số điểm nhất định, ví dụ như ngoại thương bla bla bla j đó. Mức độ có thể đánh giá như kỳ thi tốt nghiệp. Cái này chỉ có tác dụng làm cảnh, nếu đi làm cho công ty nước ngoài thì chả cần bằng cấp, khi phỏng vấn chém gió với chúng nó đc là xong còn tiếng anh đang ở mức ko chém gió nổi, ko viết nổi, thì tốt nhất là nên rèn luyện căn bản từ đầu, ielts toefl phải là người có căn bản thì học mới khấm khá đc, nếu cố đấm ăn xôi thì cũng uổng công tốn tiền thôi.
Xin phép ngoài lề tí, sao mình thấy nhiều người Việt nói TA cứ thêm dấu huyền vào âm cuối của từ thế nhỉ nhất là những người đã sống vài năm ở nước ngoài
Mình có ở Anh mấy tháng nhưng mà cũng lâu rồi nên không nhớ rõ lắm, không biết có phải phát âm TA giữa lúc nói TV hay không nhưng mà phát âm tên riêng hay địa danh thì gần như là có dấu huyền, VD Tommỳ hay Lindà ... (không quá nặng nhưng mà cũng khá rõ) P/s: nhân tiện topic về TA thì mình thắc mắc thôi chứ không tổ lái gì đâu
À hình dung được rồi, như mấy phim lồng tiếng vãi, cái này thì chịu vì tuỳ chữ, bọn nó ko có dấu như mình nhưng có ngữ điệu nên tuỳ chữ, còn mấy lão Việt kiều thì chịu
ngữ điệu thể hiện trong chữ luôn ấy và nó khống chế bởi stress trọng âm ấy, tuy nhiên nó không nhất quán như tiếng Việt hay tiếng Quảng là những tiếng có nhiều âm (TV 6, Quảng 9) nên in tờ ne sần nồ hay in tơ ne sần nồ cũng được vậy, do đó bọn Tây lông nó học tiếng Việt rất khổ vì tai nó không quan phân biệt được âm như đá hay đà hay da, ma hay má hay mã.
Sử dụng thành thạo 2 ngoại ngữ cộng thêm ngôn ngữ ký hiệu ở mức khá nhưng mình không học hay nghe được tiếng Quảng Đà, Phú Yên, Nghệ Tĩnh. Gặp dân mấy vùng đấy mình tịt ngóm.