Superflex giờ có mỗi tấm cám thôi. Bữa CN lên hỏi mua suicide và kubo thì không có suất superflex nào hết kìa
phim đúng kiểu nồi lẩu thập cẩm diễn xuất của mấy con hot boy với hot dog chán ko tả dc. kịch bản thì xào nấu chi tiết mấy truyện cổ tích khác. Cảnh lính đánh nhau mà cười vì cái ngô nghê của nó luôn.
đệch mới 3 ngày ở đâu ra mà doanh thu 22 tỷ , Việt Nam riết cái gì cũng nổ . ghét nhất kiểu làm ăn bốc phét thế này .
nói chung phim này lúc đi coi không nên mang tâm lý khó quá . Dù sao hiện tại đầu tư như thế này cũng quá ổn rồi, từ trang phục đến kỹ xảo - tất nhiên đừng đi so với mấy phim bom tấn. Hy vọng phim này thu về kha khá để có thể mong chờ sau này còn nhiều phim hoành tráng hơn. Hơi tiếc tạo hình con rết tinh (tạm gọi vậy) cuối phim khá lạ nhưng nếu cho vài lớp vảy vô đừng nhìn bóng loáng quá thì dễ sợ hơn.
cái phim này bị đánh hội đồng dễ sợ, từ bao`1 chí đến đám influencer đều dìm phim tới tận đáy, nhiều đứa còn review rất mất dạy
Phim này xác định là tắt não trước khi xem mà vẫn thấy cực kỳ nhảm nhí. Nhưng mà xem cũng giải trí phết. Nhiều đoạn méo biết là NTV cố tình làm hài nhảm hay kịch bản lỗi nữa.
Tính luôn suất chiếu sớm thì là 1 tuần rồi pa, chưa kể combo bắp nước tấm cám cũng góp phần vào doanh thu phim nữa.
Vừa mới đi xem Tấm Cám Chuyện chưa kể (TC) về hôm thứ bẩy nên cảm xúc còn nóng thì chém luôn. Phim có nhiều điểm đáng khen, ngoài những ưu điểm liên quan kỹ thuật nhiều người có thể đoán thì còn có cả nhiều điểm sáng khác. Tuy nhiên, các điểm khen cứ tạm để đó, không chạy đi đâu mất mà vội, mục tiêu nhân văn của bài này chính là để hù doạ về các điểm yếu của bộ phim. #BitchesWillStillBeBitches 1. Phần PR: Một bước đi tưởng khôn mà dại của phim này là đến phút chót cho cái trailer có con quái vật vào. Xem phim sẽ thấy kỹ xảo đặc biệt của chú quái này về hình dạng, độ mượt chuyển động đều là vượt bậc so với phim Việt. Song xem trailer chỉ thấy nhõn vài cảnh của nó, mà phim Việt trước giờ cũng hơi hiếm quái vật, đâm người ta dễ tự nhiên so bì với các quái vật phim Tây, dễ hiểu là thấy nó ko hoành bằng, thế là với những người mê quái vật thì bỗng có tý giảm phê so với trước. Một số khác, vốn trước nay đã ghét các thể loại kỹ xảo màn xanh thì còn dễ nảy ra phim này chắc kiểu vớ vẩn màu mè hoa lá hẹ dùng công nghệ tung hoả mù oánh lạc hướng chứ chả có giá trị gì sất đâu. Cuối cùng, lại còn cả một bộ phận vốn đang mê cái trailer đầu, kịp đồn đoán dò dẫm tưởng tượng đủ kiểu, sát ngày chiếu tung lên trailer con này, tự nhiên là tâm lý thấy có tý hẫng, sinh ra dự cảm chẳng lành chắc mẩm đồng chí quái này được nhồi phút chót là để câu khách đây, mà cái sự hẫng và dị ứng này một khi đã hình thành thì đến khi xem phim rồi nó cũng vẫn gây ảnh hưởng khó chịu. Trong khi ấy, xem phim thì thấy sự xuất hiện của con này vốn là được chuẩn bị từ đầu, ko có cảm giác hẫng hay nhồi gì cả. Vì thế yếu điểm của trailer thứ hai là gây hiểu lầm cho người xem trong khi lẽ ra phải làm nổi điểm mạnh mới đúng. Là tui mà làm thì tui vẫn cho trailer 2 có quái vật, xong chỉ rất mơ hồ thôi, VD như, thấy cái bóng đen của nó trên tường, tốt nữa lúc đầu là bóng người sau dần dần méo mó hoá thành bóng cái gì đó, chỉ cần một cảnh khá ngắn dùng để chốt trailer sau là màn hình hiện chữ “Pokemon Gooooo!” là đủ :P. Túm lại, ko nên nhìn rõ nó là gì và như thế nào, song biết chắc có cái gì đó thêm nữa, thế là được. 2. Diễn xuất Tấm Cám Chuyện chưa kể thuộc một dòng fantasy đặc biệt, những ai tương đối mọt phim, đặc biệt về điện ảnh Hồng Kông thời hoàng kim những năm 90 lúc còn chưa bị Trung Quốc quản chế, sẽ biết có một dòng phim đi theo hướng cải biên các câu truyện kinh điển thành comedy dư thế này (VD các phim xưa về Tế Công, Bát Tiên Quá Hải, Lộc Đỉnh Ký, Tiếu Ngạo Giang Hồ,...), các phim này dù khác nhau chủ đề đều mang chất tửng riêng khá đặc trưng. Một trong các nguyên lý của dòng này là cần hoạt kê hoá các nhân vật bằng cách hoặc cường điệu hoặc cho vai cổ trang thần tiên thi thoảng lại mang một số tư duy khá hiện đại. Cường điệu hoá là để người xem thấy ngộ nghĩnh, kể cả các nhân vật ác cũng thấy ngộ, còn hiện đại là để nhận ra sự gần gũi tâm lý song lại tréo nghoe về bối cảnh, từ đó làm bật lên hoặc tiếng cười hoặc sự đáng yêu. Phim xưa xưa của Châu Tinh Trì cũng chuyên trị là dạng này mà đến ngày nay vẫn còn nhiều dấu tích. Cho nên có người bảo nhân vật của Cám và dì ghẻ liếc mắt khoát tay thấy cường điệu hay sao Tấm nói chuyện với Bụt mà như với bạn vậy, thì thực ra ý đồ phim kiểu này chính là xây dựng họ như thế đó. Phần Tấm chơi với Bụt này thấy làm tốt, đúng kiểu một em gái coi cụ kia như bạn gái tâm sự :P, hay như ông nội để khóc nhè mè nheo á, đâm nũng nịu mếu máo “Ông ơiiiii" vừa hài hài vừa dễ thương. Còn về phần Cám và dì ghẻ, có chỗ được có chỗ chưa thuyết phục, song lý do chưa thuyết phục lại chính vì 2 bạn này diễn vẫn chưa đủ độ cường điệu cần thiết đó thôi. Để dễ hình dung thì diễn kiểu này cũng cần có cái duyên, giống kiểu Vân Dung trong hài hay Ngọc Huyền trong chèo ấy, ngoa ngoắt, chanh chua nhưng mà vẫn có cái uyển chuyển duyên dáng trong sự điêu trẹo mỏ này. Dù thích chị Vân nhắm nhưng em phải nói là chị diễn vai dì ghẻ này không hợp lém, giống nhiều diễn viên đóng giỏi tâm lý lại diễn hài ko ổn, cơ mặt họ ko quen với kiểu biến hoá liến láu vừa phô diễn mà vừa rất hồn nhiên của diễn hài. Lan Ngọc thì khá hơn, đu đưa ngúng nguẩy phối hợp mắt mặt chân tay rất nhuần nhuyễn tự nhiên. Tuy nhiên cả 2 người này đều có những đoạn lẽ ra khá hay thì bị giảm hiệu ứng bởi một điểm yếu của đại đa số diễn viên miền Nam: Giọng nói. Thành Lộc từng nhận xét là đài từ của diễn viên miền Bắc khá hơn hẳn miền Nam, rằng ngay cả anh, một diễn viên khách quan được đánh giá có giọng đẹp nhất trong làng kịch/phim miền Nam, mà cũng phải cố gắng hết sức khi đóng chung với NSND Lê Khanh để tránh cảm giác bị choãi ra không theo kịp về thoại cảm. Cái này không phải thiên vị gì diễn viên miền Bắc, mà sự thật là thế, có thể do chất giọng mộc, khô, vang, ko bị pha ngữ điệu nên diễn viên miền Bắc phát âm truyền cảm hơn. Trong phim có nhiều đoạn, đặc biệt những lúc cười, ý tưởng thì tốt đó những giọng diễn viên lại không đạt tới, thiếu tính vang, tính sắc, thiếu cảm giác âm thanh chọc mạnh vào óc người xem và rung động mãi trong đó, đâm ra cười hắc hắc hắc mà vẫn chưa nổi rõ sự nguy hiểm của một kẻ ác có tầm vóc, và làm cảnh đang lên cao trào bị hẫng đi một chút. Trong phim có duy nhất một cảnh người Bắc nói, mà đến đoạn đó tui cam đoan các gái thấy xao xuyến và ấn tượng vì giọng anh chàng ấy nam tính gợi cảm kinh khủng, trong khi anh ta chỉ là nhân vật phụ của phụ, xuất hiện cả phim có nhõn cảnh đó à. Mới nói là chất giọng ảnh hưởng ko nhỏ đến cảm nhận của người xem và đây là điểm yếu đáng tiếc. Bởi vì chỉ cần thay đội ngũ lồng tiếng đi, cam đoan có những phân đoạn vẫn nguyên cách diễn đó, lời thoại đó, phối cảnh đó, sẽ thành rất hay. Lại nói, có bạn bảo Hạ Vi diễn đơ, xong theo tui, 70% cảnh của Hạ Vi chính xác là cần phải thế, tức là ko cần biểu lộ cảm xúc gì ngoài sự vô tư, trong trẻo, đôi khi còn tồ tệch, Vi diễn tốt phần này với sự hồn nhiên của em. Cái đoạn sau khi vô tình ra ngõ đụng giai xui tận mạng, Tấm về nhà tâm tình với cá bống, không biết đạo diễn chỉ đạo, Vi tự nghĩ ra hay vô thức làm thế, nhưng hai tay cô khẽ chụm lại, vô tình gõ gõ, rất nhẹ và thoáng qua thôi chả biết có ai để ý không, song đúng kiểu gái đang mơ mộng nghĩ về bạch mã hoàng tử đó, dễ thương cực. Cái phần vô tư này của Tấm không nhiều người thấy ấn tượng đơn giản vì ngây thơ và ấn tượng vốn là không hay song hành. Và tồ thế mới đúng với dụng ý phim kiểu này, tui còn nghĩ kịch bản mà cho em tồ tệch nữa nữa nữa, tồ đến đứng hình, tồ đến cạn lời thì mới gọi là đạt chuẩn xuất sắc. Như anh Châu Tinh Tinh mà làm thì tui tin sẽ xác định cho em tồ đến vạn kiếp chả siêu sinh luôn đó. Tuy nhiên có 20% những cảnh, vd như lúc trăn trở với bà lão hay lúc khóc đoạn cuối, khi ấy cần diễn tả sự băn khoăn đau đớn thật, thì đúng Vi diễn có gượng, dầu cũng chẳng phải khủng khiếp tệ hại như nhiều người khe khắt đâu, mà, giống như có liếc mắt song chưa biết điều chỉnh ánh mắt sao cho thật u uẩn, hơn là kiểu đờ người ra chả biết liếc gì. Nói chung, nếu so với mặt bằng diễn viên Việt hiện này thì, Hạ Vi chả phải Đỗ Hải Yến, song quyết không có thua Midu. 10 % còn lại trong vai của em, thì cũng cần cảm xúc, đó là những cảnh thuộc về đoạn đầu khi bị bắt nạt hay lúc bị ép ở nhà nhặt đậu, nói chân thành là Hạ Vi đóng tự nhiên và gợi được sự đồng cảm. Ở đây nên hiểu Tấm của Tấm Cám Chuyện chưa kể sẽ được khắc hoạ là con người như thế nào thì mới đánh giá đúng về diễn viên đóng vai cô ấy. Hạ Vi đã diễn tả được tâm lý của một người thấy cơ hội bị đóng sập trước mắt nhưng vì trong sáng quá không hiểu rõ mưu mô hiểm ác của con người, nên chỉ sững sờ như vừa có một tia chớp xoẹt qua não, thấy nghẹn ngào một cảm giác oan ức trào lên như một đứa trẻ, đến lúc ấy chắc vẫn chỉ dám nghĩ: Mình đã sai ở đâu, sao mẹ và em lại nỡ đối xử với mình như thế? ; tức là cô Tấm này không hề mang cảm xúc phẫn nộ đè nén giằng xé tâm can chi hết, bởi vì cô chưa từng mang niềm căm giận với kẻ chèn ép mình. Cái cảnh té cau mà mọi người đang rầm rĩ cũng là như vậy. Tui không rõ thẩm mỹ thời nay thay đổi thế nào, nhưng nếu xem các phim Việt xưa, thời của Thanh Quý Thu Hiền Thu Hà Hoàng Cúc ấy, sẽ thấy các diễn viên nữ miền Bắc, tiêu biểu là nữ diễn viên Thu Hà, vẫn khá hay có biểu cảm này: Khi bị vùi dập trái ngang quá đỗi, chỉ một thoáng ban đầu sững sờ về cái ác của con người vì không tin nổi, nhưng sau khi đã nhìn rõ rồi thì chẳng hề tức giận, cũng chẳng hề hoảng loạn, mà có chút gì đó như lặng người đi, ừ cuộc đời là thế, ừ số phận là thế, buồn đau nhưng không nhìn thấy một thoáng nào của sự oán trách. Thời nay người ta gọi đó là nhịn nhục cũng được, song phần nào đó tui thấy ở đấy có cả cái kìm nén vừa âm thầm vừa vững trãi và thu hút của phụ nữ xưa vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đó cũng chính là logic tâm lý của Tấm trong phim này, được xây dựng với tính cách ít khi căm ghét hay thù oán ai, kể cả các trường đoạn tái sinh cũng được diễn dịch theo cách mới, chẳng hề vì mục tiêu đáp trả kiểu như “lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra” như trong truyện mà sẽ đi theo một hướng khác (cũng bàn tiếp ở bài sau). 3. Đạo diễn và quay phim Đạo diễn huyền thoại Hitchcock từng nói rằng “Một diễn viên giỏi thì làm cho cả suy nghĩ cũng trở nên kịch tính". Điều đó dẫn ra là ngược lại, với khán giả chúng ta, cái nên quan tâm thật ra không hẳn là hành động hay cử chỉ, mà suy nghĩ nào đang bập bùng căng trằn sau những cử chỉ hành động ấy. Một nhân vật thu hút thì khiến khán giả luôn quan tâm và muốn giải mã các suy nghĩ của anh hay cô ta, điều này đã trở thành một nguyên lý căn bản bất biến không chỉ trong làm phim mà trong nhiều ngành nghệ thuật là : Show, dont tell (hãy chỉ ra, đừng nói ra). Tuy nhiên đừng nói phim Việt Nam, mà cả trên thế giới số diễn viên có biểu cảm xuất thần hay nhãn lực cách xa 3 m cũng có thể đâm thủng tim lủng sọ người xem là cực hiếm, hơn nữa phim fantasy thì không dành nhiều thời lượng cho lẫn không có nghĩa vụ phải đào sâu tâm lý đến độ này. Vậy thì nguyên lý trên sẽ thể hiện ở đâu? Chính là ở nhờ sự hỗ trợ của đạo diễn và quay phim, đạo diễn sẽ biết cách bố trí cảnh và dùng ngôn ngữ điện ảnh như chuyển cảnh, ngụ ý, âm thanh ngoại cảnh, ...để hỗ trợ thay cho ngôn ngữ nói của diễn viên, còn quay phim nhờ kỹ thuật sẽ biết cách làm tăng hiệu ứng của chúng, cũng như điều hướng cho khán giả dõi cùng một nhịp với suy nghĩ vô hình của nhân vật. Một VD điển hình là trong phim Gravity sử dụng kỹ thuật handheld camera/shaky cam, máy quay được gắn ngay trên chính nhân vật Ryan (Sandra Bullock), cụ thể là trên mũ du hành vũ trụ, cho chúng ta thấy chính xác góc nhìn của nhân vật này, những rung lắc của nó khi nhân vật di chuyển cũng là ẩn dụ giúp ta cảm nhận rõ thêm cảm giác hoảng loạn và lạc lõng trong vũ trụ của cô ấy. Đối với phim Tấm Cám, cách nó thể hiện nguyên lý show dont tell này với các chi tiết đáng khen sẽ bàn ở bài kế. Bài này sẽ chỉ nêu ra một số điểm có thể làm tốt hơn như sau. Với đạo diễn, tui cho rằng có thể góp ý về nhịp phim (pacing). Có những đoạn ý tưởng chính khá tốt, để tự nhiên chúng cũng ok, song nếu có thể đẩy tốc độ diễn nhanh hơn, và một số đoạn ngược lại nếu kéo cho dài hơn, thì độ ép-phê sẽ còn lớn hơn. Để tránh spoil nội dung, tui lấy tạm VD về một số cảnh hài. Thông thường muốn làm bật ra tiếng cười thì ngoài bản thân câu thoại hay tình huống có thể gây cười, còn có một vài thủ thuật như sau: 1. Liên tiếp, nhanh (Fast-paced humor) Cái này rõ nhất trong phim The avengers, có nhiều câu thoại trong đó dí dỏm cũng vừa vừa thôi, song cách anh Iron Man bắn ra liên tiếp các câu sẽ kích thích cho thần kinh khán giả bị dồn ép hưng phấn thái quá và đến 1 câu chốt thì họ bắt buộc phải giải toả bằng cách bật ra tiếng cười. 2. Tỉnh và tửng (Deadpan expression) Thủ thuật này điển hình trong một xuất phẩm Marvel khác là Deadpool. Nguyên lý là gây ra một sự đối lập quá đỗi giữa lời nói ra và thái độ khi nói ra, lời càng hài thì thái độ càng phải nghiêm túc, nó khiến óc người xem rơi vào trạng thái mâu thuẫn và cũng chỉ có thể giải quyết bằng cách bật ra tiếng cười. Một số cảnh hài trong phim, vd trích đoạn ông Bụt, sau khi ông Bụt nói một câu hài, nên chuyển sang câu khác luôn, câu j cũng được, song nên chuyển luôn, quan trọng là phải tạo ra sự khẩn cấp hối thúc để kích thích thần kinh chứ ko cần câu quá hay. Tuy nhiên phim lại như có một nhịp dừng lại, nó gợi cảm giác như chờ để khán giả cười, mà điều này thực ra lại phá cả hiệu ứng fast-paced lẫn deadpan ở trên. Giờ bàn về quay phim, tôi cho rằng một số cảnh thông minh về ý đồ, song có thể có cách hỗ trợ ý đó tốt hơn. VD như lúc dì ghẻ nghĩ ngợi về việc giết Tấm, cái này trong phim không hề nói một câu nào, mà hiện ra cảnh mụ e dè liếc lên nhìn bàn thờ. Đạo diễn ở đây khá tinh tế ngụ ý rằng: Bởi vì mụ sắp làm một việc mà chính mụ thấy có lỗi với người đã khuất - bố Tấm, nhờ đấy đoán ra việc đó là làm hại Tấm, hai nữa nói lên mụ có tình cảm tôn trọng với ông bố kia và cũng thấy lo sợ, tức là dì ghẻ không hoàn toàn ác như trong truyện, mụ cũng có day dứt nhất định. Cái cảnh đó, ý tưởng không cần thay gì cả, nhưng thay vì chiếu dì ghẻ liếc nhìn bàn thờ, thì hãy chiếu ánh mắt mụ đặt ở đâu đó, rồi xoay chầm chậm quay từ chỗ đó lên bàn thờ, thì sẽ ấn tượng hơn, đơn giản vì rất khó để trong một khung hình rộng mà ta tập trung dõi theo chuyển động mắt của một ai đó trừ phi người đó là Lương Triều Vỹ, trong khi ấy, quay phim lại có thể dễ dàng giúp ta nhận ra dòng suy tư kia nhờ di chuyển góc máy. Một cảnh khác, theo tôi khá đáng tiếc, vì nó làm cho nhân vật Cám của Lan Ngọc, với diễn xuất bất chấp hạn chế đài từ vẫn là rất ổn, bỗng bị hụt đi một chút. Là do nó bỏ lỡ cơ hội giúp khắc hoạ rõ nét lý do khiến nhân vật này phải ác cũng như có thể khiến ta đồng cảm hơn với cô ấy. Đoạn này khá spoil nội dung nên bạn nào chưa xem thì nhắm mắt cấm ti hí scroll down đếm đến 9 hãy mở mắt ra nói lời ấp ủ nha: Spoiler Đó là lúc Thái tử nhìn Cám múa, mường tượng ra Tấm, anh nhìn cô đầy mơ mộng, Cám có vẻ cũng thấy đầy hy vọng, song khi cô lại gần và ảo ảnh tan biến, Thái tử sững người và đột nhiên vẻ say sưa biến mất. Chừng như áy náy đã làm Cám mừng hụt, anh lúng túng quay sang rót rượu. Cái khắc mà Thái tử bỗng thay đổi thái độ và Cám nhận ra điều ấy, là cơ hội 120 phút có 1 để làm nổi lên sự chua xót và bất hạnh của Cám, suy cho cùng thì cô ấy cũng vẫn là một phụ nữ đang khao khát được yêu thương, hơn nữa cô còn đã đánh đổi quá nhiều cho cái cơ hội này, nếu được đáp lại và không có cái khắc bẽ bàng kia, chưa chắc nàng đã quyết định thực hiện hành động ngay sau ấy. Do đó, nên dừng quay thái tử chỗ đó và chớp lấy thời điểm ngàn vàng này để zoom vào tâm trạng Cám lúc ấy. Nhưng quay phim lại bỏ lỡ mất nó. Theo quy luật liên tục của sự quan sát thì ta luôn tập trung vào những cái gì đang nối tiếp chuyển động ở cảnh trước, thế là với hành động rót rượu kia sự chú tâm của khán giả chuyển sang: Thái tử đang nghĩ gì; thay vì nên là: Cám lúc đó đang nghĩ gì. Mà cái khắc đó trôi qua rồi thì sau đó có quay mặt Cám cũng ko còn đạt hiệu ứng lớn như trước nữa. Trên là điểm tôi coi là đáng tiếc nhất, bởi nó là một chi tiết cực kỳ nhỏ, trong khi phần còn lại diễn xuất và câu truyện của Cám đều ổn, thế mà chỉ cần thêm đúng một tý chỗ đó thôi đã có thể làm câu truyện của Cám tăng giá trị rất nhiều. Tổng kết phần chê: Các điểm yếu của Tấm Cám nếu gọi đúng sẽ là các hạn chế, thay vì các sạn. Sạn là cái gì kinh, gây phản cảm và đôi lúc khó mà giải quyết được, bởi chúng là lỗi sai nằm trong tư duy của người làm phim, bạn có nói người ta cũng vò đầu bứt tai chưa chắc biết fix ra làm sao. Còn ở đây là những thứ hoàn toàn có cách và cách khá đơn giản để giải quyết, cũng như chúng là những điểm làm giảm độ hay của phim, hơn là biến cả phim thành dở. Khi tôi nói chúng là đáng tiếc, chính là vì tôi thấy chúng quá nhỏ. Kiểu như bạn trật 5 số để trúng độc đắc 19 tỷ thì tiếc cái vẹo gì, trật nhõn 1 số mới tiếc chớ. Nguyên nhân của những lỗi này, ngoài thứ khó tránh như chuyện đài từ, thì như về mặt đạo diễn, tui cho một phần là do Ngô Thanh Vân vốn học đạo diễn nhờ tự học và quan sát, không đi theo trường lớp, đâm ra có những thứ thuộc về tiểu tiết trong kỹ thuật mà một đạo diễn có thể biết thì chị lại chưa nhuần nhuyễn. Song chính vì thế, tôi thấy chị không đáng trách hay cần phải xấu hổ về những điều ấy, tôi tin rằng chỉ đến phim sau thôi, NTV sẽ tiến bộ vượt bậc, vì như đã chỉ ra, đây đều là những cái không quá khó có thể học dần theo thời gian và kinh nghiệm cả. Trong khi ấy, có những thứ quan trọng và những kỹ năng cao hơn mà không phải đạo diễn nào cũng nắm được, thậm chí có thứ cũng chẳng trường lớp nào dạy nổi mà thuộc về bản năng tư duy, thì Ngô Thanh Vân lại làm ổn đến ngạc nhiên (lại để bài sau tui sẽ chém nha). Vì những lý do trên, chưa cần chuyển sang phần khen, thì ngay phần có thể chê này cũng không phải cái gì khủng khiếp. Sự thật hôm nay là hôm thứ năm công chiếu, vậy mà Tấm Cám vẫn hot như chuyện chưa bao giờ thấy. Tui vốn là tính đặt vé hôm thứ sáu, đặt trước gần 2 tiếng nghĩ là ngon rồi mà hoá ra cháy vé, ca muộn hơn thì cũng hết chỗ đẹp thế nên đành chuyển sang thứ bẩy. Hôm sau ca của tui xem xong mọi người còn vỗ tay khi hết phim nữa, tự nhiên cũng thấy tý cảm khái vì lâu lắm mới có một phim Việt mà khiến người ta nhiệt tình xem và ủng hộ vậy. Và kết luận chung của tui với phim này là: Đáng xem và rất đáng xem! Còn đáng xem vì sao và bao nhiêu điểm thì he he hồi sau sẽ rõ. Nói chung tui nghĩ với những khán giả khôn ngoan, một bài review chê hay khen không quan trọng bằng cái review đó thể hiện sự rõ ràng trong nhận xét đến đâu để người đọc còn có thể tự kiểm chứng và có đánh giá riêng của chính họ, chứ còn chém gió loạn xà ngầu hùng hồn song toàn nhận xét mơ hồ với những lý lẽ khuôn sáo chả đi xem cũng nói được kiểu như “nhiều kỹ xảo bom tấn nên chỉ để giải trí thiếu tính nghệ thuật “ hay tung hoả mù bằng một loạt thuật ngữ đánh đố thì khen hay chê cũng không nhiều ý nghĩa. Thứ hai là nhận xét gì cũng nên đúng mực, đa diện và xét đến mặt bằng chung, còn tất nhiên lôi những cái đỉnh ở thế giới ra để so bì thì chơi vầy xem ra không có fair cho lắm. Vì thế tui hết sức tránh điều này trong khi review. Riêng việc Tấm Cám Chuyện Chưa Kể cho tui động lực khai phím sau vài năm chả review phim nào, với cá nhân tui, đã đủ coi là một thành công đáng nói. Còn với mọi người, do cái thói của tui là thích chê trước khen sau cho mau giật mình, nên tạm thời hôm nay mọi người cứ đọc bài chê trước đi, và tự quyết định xem, kể cả có những cái chưa đạt vầy thì cũng nên thử đi coi hay không nha ^^. Nguồn: https://www.facebook.com/notes/chau-nguyen/tấm-cám-chuyện-chưa-kể-/245044159228396
bạn có xem báo không ? , báo ghi là trong 3 ngày đạt 22 tỷ , chỉ có 60% rạp ( do không có CGV ) được chiếu , chưa kể miền Bắc bị ảnh hưởng bảo số 3 , 22 tỷ nổ là cái chắc . http://news.zing.vn/tam-cam-chuyen-chua-ke-thu-gan-22-ty-sau-3-ngay-post675722.html
Dạ thôn của em ở Q Ninh Kiều - TP Cần Thơ chỉ có CGV với Lotte thôi thím ạ. Thím ở xì gòn chắc mấy trăm rạp hé kể ra đi cho nhà quê như em mở rộng tầm mắt với.