nhân tiện cho wall of text luôn. đố các ông trên mặt đất 1 tấn bông nặng hơn hay 1 tấn sắt nặng hơn???
Trên kia có bài viết rõ rồi. Trọng lượng ảnh hưởng đến trọng lực P tác dụng lên vật, rồi lực ma sát cản trở chuyển động, cộng 2 vecto lực này sẽ có lực gây ra chuyển động F, cộng đại số là F =P -Fms. Mà thôi bác chứng minh xem trọng lượng ko ảnh hưởng đến vật rơi tự do đi. Chứng minh đầy đủ rồi dẫn chứng thực tế mà vẫn còn cãi ko bằng chứng được thì thua
Nếu loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì mọi vật sẽ rơi nhanh như nhau. V=g*t. trong đó g là gia tốc trọng trường, t là thời gian rơi. còn bác bảo chứng minh thì có cái thử nghiệm thả rơi lông với búa ở mặt trăng đó, loại bỏ dc không khí, trọng lượng hai vật >< nhau và vận tốc rơi = nhau
Trọng lượng và khối lượng của cả 2 ngang nhau. Nhưng 1 tấn bông chiếm nhiều thể tích hơn nên chịu lực đẩy archimedes từ không khí lớn hơn, nên bỏ lên cân thì sẽ nhẹ hơn. Đúng không? Spoiler: Hình, không liên quan
Nói thế này nhé, 1 vật chuyển động là nhờ có lực tác dụng, ở đây chính là trọng lực P=m.g, tốc độ rơi v=v0 +a.t. trong chân không ko có ma sát thì chỉ có trọng lực P, còn trong không khí có lực ma sát Fms và trọng lực. a là gia tốc của vật, g là gia tốc trọng trường. Fms: tỉ lệ với áp lực của không khí lên vật, mà áp lực của không khí lên vật tỉ lệ với diện tích mà áp lực tác dụng vào và góc giữa hướng của áp lực và phương của bề mặt áp lực tác dụng ( max khi vuông góc) Vậy lực gây ra chuyển động sẽ là F= P-Fms <=> m.a = m.g- Fms. Nếu cùng 1 lực ma sát ( cùng cùng hình dạng, thể tích, ví dụ như 2 quả cầu to bằng nhau, độ nhẵn như nhau) Thì quả có khối lượng lớn hơn sẽ rơi nhanh hơn. Có vậy cũng ko hiểu
vl các thí chủ quá, đã muốn tránh wot rồi ~_~ mấy cái vấn đề này muốn khẳng định lại thì ra gg là ra hết chứ có mịa gì mà phải mệt thế
Xét đến lực đẩy achimedes thì phải xét đến áp suất không khí nữa chứ, những vật có khối lượng riêng lớn hơn không khí là 2 lực này cân bằng thì phải.
Theo tui nhớ thì áp suất không khí tác dụng lên một vật theo mọi hướng với độ lớn như nhau, nên lực tự cân bằng và không gây ra gia tốc. Với lại cả áp suất và lực đẩy archimedes đều phụ thuộc vào khối lượng riêng của môi trường chứ hoàn toàn không phụ thuộc vào khối lượng riêng của vật thể.