Ơ đệch nhầm mẹ rồi, hóa ra đêm qua mơ ngủ viết bậy bạ...Thực chất là triplet nốt nào thì đánh trong time = 2 cái nốt đó =.=
Phần trước. Phần này mình sẽ nói về nhịp (Time Signature): Nhịp là mấy cái số viết ở đầu bản nhạc, ngay sau khoá nhạc và dấu hoá đầu khoá (nếu có). Nhịp dùng để xác định số phách (beat) trong một ô nhạc (hay ô nhịp) (bar). Chúng ta có nhiều loại nhịp, phổ biến nhất là nhịp đơn và nhịp kép. Nhịp đơn là nhịp chỉ có một phách mạnh, còn nhịp kép là nhịp có 2 phách mạnh trở lên. Bây giờ ta sẽ tìm hiểu về nhịp, làm sao để xác định số phách trong một ô nhạc nhờ nhịp. Nhịp phổ biến nhất trong nhạc pop là 4/4 nên mình sẽ lấy nhịp này ra mổ sẻ phân tích cho các bạn hiểu. Như các bạn thấy, nhịp được viết như trên, 1 số ở trên, một số ở dưới. Số ở trên chính là sốlượng phách (beat) trong một ô nhịp (bar). Như vậy nhịp 4/4 sẽ có 4 phách trong một ô nhịp. Số ở dưới chính là độ dài của mỗi phách, chúng ta sẽ phải tính toán một chút ở đây, ta có số 4 ở dưới, ta sẽ lấy nốt tròn (whole note) chia cho 4, ta sẽ được nốt đen (quarter note). Giả sử số đó là số 2, thì nốt tròn (whole note) chia cho 2 sẽ được nốt trắng (half note). Vậy nhịp 4/4 có nghĩa là nhịp gồm 4 phách trong một ô nhịp, mỗi phách có độ dài bằng một nốt đen (quarter note). Điều đó có nghĩa là khi đoạn nhạc ở nhịp 4/4 thì mỗi ô nhạc trong đoạn nhạc đó chứa tối đa 4 nốt đen, và thường khi đánh nhịp ta cũng sẽ đánh 4 cái. Tương tự với nhịp 1/4, 2/4, 3/4,... Các nhịp phổ biến là 2/4, 3/4, 4/4. Những nhịp còn lại rất hiếm thấy. Nhân tiện, nhịp 4/4 đôi khi cũng được viết thành chữ C. Tương tự đối với các nhịp 1/8, 2/8, 3/8,... ta sẽ có độ dài mỗi phách bằng một nốt đơn (8th note) (lấy nốt tròn (whole note) chia cho 8). Ví dụ nhịp 3/8, ta sẽ có 3 phách trong mỗi ô nhạc, mỗi phách sẽ dài bằng một nốt đơn. Tức là trong một ô nhạc sẽ chứa tối đa 3 nốt đơn. Các nhịp phổ biến là 3/8, 6/8, 9/8, đôi khi có 12/8. Ngoài ra chúng ta cũng thường thấy các loại nhịp với độ dài phách bằng nốt trắng, là các nhịp 2/2, 3/2, 4/2... Nhịp phổ biến nhất là nhịp 2/2, còn những nhịp còn lại rất hiếm thấy. Nhịp 2/2 còn được viết bằng chữ C có dấu gạch dọc ngay giữa. Bây giờ chúng ta sẽ phân biệt nhịp đơn và nhịp kép, như đã nói, nhịp đơn là nhịp có một phách mạnh, chúng rơi vào nhịp 2 và nhịp 3, nhịp 2 sẽ có phách mạnh ngay phách đầu tiên, phách thứ 2 sẽ là phách nhẹ, với nhịp 3 thì phách đầu sẽ là phách mạnh, hai phách sau là phách nhẹ. Nhịp kép là những nhịp có 2 phách mạnh trở lên, nói cách khác nó là nhịp kết hợp 2 hoặc nhiều nhịp đơn giống nhau lại với nhau, vì dụ nhịp 4/4, là sự kết hợp của 2 nhịp 2/4 (2/4 + 2/4 = 4/4), do đó sẽ có 2 phách mạnh, rơi vào phách thứ 1 (mạnh) và phách thứ 3 (mạnh vừa), còn phách 2 và phách 4 là phách nhẹ. Tương tự với nhịp 6/4 hoặc 6/8. Ngoài nhịp đơn và nhịp kép, ta còn có một loại nhịp đặc biệt nữa, đó là nhịp phức. Đây là nhịp kết hợp 2 hoặc nhiều nhịp đơn khác nhau lại với nhau. Ví dụ nhịp 5/4 là sự kết hợp của nhịp 3/4 và nhịp 2/4. Ở nhịp này ta sẽ đếm "một, hai, ba; một, hai" ("one, two, three; one two"). Có thể sẽ nhóm ngược lại tức là 2/4 trước rồi tới 3/4, sẽ đếm là "một, hai; một, hai, ba" (one, two; one, two, three). Ví dụ ở nhịp 7/4, là sự kết hợp của 2 nhịp 2/4 và một nhịp 3/4, hoặc một nhịp 4/4 và một nhịp 3/4.
Cũng sắp hết phần cơ bản rồi. Dạo này cũng hơi bận, cũng đang tính làm video hướng dẫn mà vẫn còn mơ hồ không biết nên làm như nào. Nguyễn Thiện Thuật, con đường quyền thọi.
Topic hay mà chìm nhĩ. Bài Canon in D em vừa mới tập xong. Mới học cũng mới vài tháng thôi. Nên có lẽ không hay lắm, mọi người góp ý để em cải thiện
Có đàn organ ko có thì bật 1 beat nhịp 6/8 lên (slow rock) nó sẽ đếm triple cho. Đánh theo nó... Rồi Chuyển beat sang nhịp 44 nhưng tay vẫn đánh như 68 là ok. Xưa đi học có nhiều bài 1 tay 44 1 tay 68 cơ. Bác thớt viết ko sai nhưng bị cái ngôn ngữ chuyên ngành và đi hơi sâu vào những kiến thức chưa cần thiết nên anh em chưa biết tý gì khó nuốt được. Chỉ những người đã biết qua sơ sơ thì hiểu.
Tập organ thì giờ mua con nào ngon bổ rẻ cho dân mới tập nhỉ bác thớt Năm mới cũng muốn nghiền ngẫm thêm về organ Tiện thể giới thiệu mấy giáo trình tự học được thì tốt
Hỏi nhờ chủ thớt 2 điều trong bức ảnh dưới đây. 1. Có cách nào "convert" nốt nhạc từ con nòng nọc sang dạng chữ A-B-C như trong hình không? 2. Mấy ký hiệu chỗ khoanh đỏ là gì vậy?
1. Hiện tại thì mình biết 2 cách, 1 là sử dụng phần mềm Musecore 2(free), rồi sử dụng plugin này. Cách sử dụng phần mềm thì bạn có thể tự tìm hiểu trên mạng. Cách 2 là làm thủ công. Nếu bạn chưa biết đọc nốt nhạc thì bạn có thể dựa vào hình dưới để đối chiếu. Tham khảo thêm ở đây. 12 nốt từ C - B sẽ lặp lại trên 1 quãng cao hơn, cứ mỗi lần lặp lại như vậy thì số ở đằng sau chữ đó sẽ tăng thêm 1. Ví dụ C4 sẽ cao hơn C3 nhưng nó vẫn là C. Các nốt nằm giữa C3 và C4 có số đằng sau là 3, vì dụ A3 sẽ cao hơn C3 nhưng thấp hơn C4. Còn A4 thì cao hơn C4. Kiểu như vầy theo thứ tự từ nốt thấp đến nốt cao: C3 - C#3 - D3 - D#3 - E3 - F3 - F#3 - G3 - G#3 - A3 - A#3 - B3 - C4 - C#4 - D4 - D#4 - E4 - F4 - F#4 - G4 - G#4 - A4 - A#4 - B4 - C5 2. Cái kí hiệu này mình không biết.
Ta thấy muốn chơi nhạc cụ tốt nhất là phải đam mê có vọc thực hành nhiều tập nhiều mới lên tay được, chứ người mới nhìn vào 1 đống lý thuyết chắc nổ đom đom mắt , sinh ra chán. Muốn học nhạc thì trước tiên phải sắm 1 em vợ cho vừa mắt , dọc cho đã rồi đang ký đi học nghiên cứu lý thuyết thực hành tại chỗ luôn.
Đúng rồi tuyệt đối với người mới học nhạc cụ mà học chay nhạc lý là rất rất mơ hồ và khó hiểu (y như kiểu dạy nhạc ở trường học VN, nên 100% các em đéo biết tý gì) Nghiên cứu sâu vào lý thuyết chỉ dành cho người đã có hiểu biết căn bản về nhạc lý. Chứ ko quả thực đéo hiểu cái gì luôn, đến âm thanh của nốt đó còn ko được nghe thì sao mà mường tượng ra được. Rất mơ hồ. Mình đi học đàn, nhiều người mù âm nhạc, xem quyển sách mình học, cứ thắc mắc, thế nhạc lý học ở đâu. Chỉ vào chính bản nhạc, nhạc lý nằm ở đây chứ đâu, khà khà. Nc âm nhạc hội hoạ hay kỹ thuật hay mọi thứ ( trừ lý luận chính trị bla bla đa cấp, kinh tế sale gì đó ko nắm rõ thì đi buôn nước bọt), cứ phải là thực hành, thực hành và thực hành thì mới vào đầu đc Nên bạn nào chưa từng sờ vào một nhạc cụ nào, thì tốt nhất là chưa nên nghiên cứu về nhạc lý vội