[TT] "Mới đi mấy bữa mà bày đặt sửa tiếng!"

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi ChếtVẫnChơi, 22/11/16.

  1. ChếtVẫnChơi

    ChếtVẫnChơi Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    22/7/11
    Bài viết:
    106
    Nơi ở:
    Động gay
    TTO - Là người vùng Quảng Nam, Bình Định, sau vài tháng ở TP.HCM trở về quê nhà, nói theo giọng miền Nam, chắc chắn sẽ bị bạn bè, bà con ở quê nhà nhận xét: “Mới đi mấy bữa mà bày đặt sửa tiếng!”.

    [​IMG]
    Bà con Quảng Nam coi âm giọng xứ mình và mì Quảng như một đặc sản riêng của Quảng Nam - Ảnh tư liệu TTO
    Đọc bài bài viết về tình trạng nói ngọng của tác giả Lê Hồng Lâm, ThS Đỗ Thành Dương, giảng viên chính, trưởng bộ môn ngữ văn Trường Dự bị đại học trung ương Nha Trang đã có bài viết gửi về Tuổi Trẻ Online. Chúng tôi xin được đăng phản hồi này như một cách nhìn đa chiều trong khoa học ngôn ngữ, một ngành khoa học vốn ủng hộ tranh luận. Tác giả viết:

    Bài viết này hóm hỉnh, trêu đùa nhưng không hề giễu cợt, đả kích hay có chút gì kỳ thị vùng miền. Chúng ta mong muốn tiếp tục được đọc thêm nhiều bài báo dí dỏm, thú vị mà chuyên chở nhiều tri thức về ngữ học như thế.

    Qua bài viết, tác giả Lê Hồng Lâm đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc và vốn hiểu biết khá phong phú về giọng/tiếng nói của các vùng miền trên cả đất nước ta.

    Nhưng cũng qua bài báo, chúng tôi nhận thấy có một số vấn đề muốn chia sẻ thêm cùng tác giả và tỏ bày cùng các bạn đọc.

    Không phải "ngọng nghịu" mà là sai âm chuẩn?

    Trước hết, về chuyện “nói ngọng”, bài viết đã đưa ra nhiều dẫn chứng khá phong phú về hiện tượng “nói ngọng” của cư dân các vùng miền trên cả nước, lý giải nguyên nhân rằng: “Nói ngọng cũng như đặc sản vùng miền, nó thấm vào tận gan ruột, ăn vào tận cơ lưỡi rồi, uốn lắm rồi mà bản năng nó trỗi dậy là thua, đâu phải muốn mà thoát... ngọng”; và khẳng định: “Cả xứ mình thử hỏi đố tìm ra vùng nào không ngọng xem nào?”.

    Băn khoăn về nhận xét trên, lần tìm trong Từ điển Tiếng Việt, chúng tôi có được giải nghĩa về tính từ “ngọng” là: “Không phát âm được đúng một số âm do có tật hoặc do nói chưa sõi”, ví dụ như: Nói ngọng. Người ngọng; tính từ “ngọng nghịu” nghĩa khái quát cũng tương đương như là “ngọng”.

    Căn cứ vào lời giải nghĩa đáng tin cậy của nhóm tác giả Hoàng Phê nêu trên, rõ ràng toàn dân cả nước ta, hoàn toàn đâu phải là “nói ngọng do có tật hoặc nói chưa sõi”, mà đó chính là hiện tượng cư dân các vùng miền nói không đúng âm chuẩn, mà các nhà ngữ học xếp vào loại “lỗi phương ngữ”.

    Bộ môn phương ngữ học chuyên nghiên cứu về tiếng/giọng nói của các vùng miền trên đất nước ta xem đây là hiện tượng phát âm chưa đúng chuẩn ngữ âm tiếng Việt.

    Chúng tôi nhất trí với tác giả L.H.L. về nhận xét: Cả nước ta hiện khó/không tìm ra một vùng nào cư dân phát âm hoàn toàn đúng âm chuẩn. Vì rằng âm chuẩn là khái niệm do các nhà ngữ học đặt ra dưới góc độ nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt, chứ trong thực tế xã hội thì chưa có cứ liệu gì xác thực cho lắm.

    Qua quá trình dày công khảo sát, các nhà ngữ học hàng đầu nước ta là là GS Nguyễn Kim Thản và GS Nguyễn Văn Tu cũng không hề dám cả quyết, mà chỉ dè dặt nhìn nhận rằng: “thổ ngữ xã Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng (thuộc phương ngữ Bắc bộ) có thể xem là âm chuẩn của ngữ âm hiện đại nước ta” (dẫn theo TS Võ Xuân Hào, ĐH Quy Nhơn).

    Cho nên tiếng/giọng nói của cư dân các vùng phương ngữ trên đất nước ta hiện nay đã tồn tại qua hàng ngàn năm và chắc chắn sẽ còn tiếp diễn nhiều năm sau nữa – khó có khả năng thay đổi, không phải là nói ngọng như tác giả và nhiều người khác ngộ nhận, mà là lỗi phát âm của từng phương ngữ, thổ ngữ chưa đúng với cái được gọi là “chính âm” mà thôi.

    Tiếp theo, nhận xét trong bài là “vùng đồng bằng chiêm trũng Bắc bộ có vẻ ngọng nhiều nhất” thật ra cũng không hoàn toàn như vậy, mà phải nói trái lại mới đúng.

    Vùng phương ngữ Bắc bộ hiện chỉ đang phát âm lệch “chính âm” phụ âm đầu [l/n] và đồng nhất ba tổ hợp phụ âm quặt lưỡi - bẹt lưỡi: [s-x], [tr-ch], [r-gi/d], cùng với phát âm các vần [ươu/ưu] thành [iu] mà thôi.

    Đối sánh ra, so với các vùng phương ngữ còn lại trên cả nước, sự “lệch chuẩn” trong phát âm của vùng phương ngữ Bắc bộ là ít nhất.

    Đó cũng chính là lý do mà các nhà ngữ âm học tiếng Việt đã thống nhất chọn thổ ngữ Hà Nội (có điều chỉnh những lỗi phát âm chưa chuẩn nêu trên) làm âm chuẩn cho ngữ âm tiếng Việt. Vậy nên, xem ra – như tác giả nhận xét: “Dân Hà Nội cứ bảo giọng mình là chuẩn, là tiếng quốc gia” không phải là không có lý.

    Một ngộ nhận khác cũng xin giãi bày thêm, kiểu nói như nói lái “lốp xe đạp” thành “láp xe độp” hoàn toàn không xuất hiện ở nhiều phương ngữ miền Trung như tác giả nhận xét: “Cả một vệt Nam Trung bộ từ Quảng Nam, Đà Nẵng vô tới Phú Yên, Bình Định thì ngọng kiểu gì mà toàn tưởng... nói lái. Ai đời cái lốp xe đạp mà không ít người nói là cái... láp xe độp”.

    Trong thực tế, chúng tôi thấy hiện tượng ngữ âm này chỉ tồn tại trong ba thổ ngữ Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi mà thôi, không hề nghe thấy ở các thổ ngữ Phú Yên, Bình Định.

    Còn một số trường hợp phát âm vần [ôi] thành [âu], [ê] thành [ơ] điển hình cho thổ ngữ Bình Định, Phú Yên kiểu "Thôi rồi Lượm ơi" sẽ thành "Thâu rầu Lụm quơi" và hát “karaokê” thành “ca-rao-cơ”; hoặc phát âm phụ âm đầu [r] thành [g] của vùng phương ngữ Nam bộ kiểu “con cá rô, bỏ trong rổ nó kêu rồ rồ” lại nói thành “con cá gô, bỏ trong gổ nó kêu gồ gồ” mà tác giả nêu ra là khá chính xác.

    Có nên sửa tiếng/giọng theo chính âm hay không?

    Chúng tôi cho rằng có trường hợp thì nên nhưng cũng nhiều trường hợp thì không. Những người đang hoạt động trong các ngành nghề như phát thanh viên, dẫn chương trình... dù đến từ vùng phương ngữ nào (đặc biệt là có phạm vi giao tiếp với khán thính giả cả nước) cũng đều nhất thiết cần phải thường trực có ý thức sửa tiếng/giọng thổ ngữ của mình theo chính âm, để phù hợp với sự tiếp nhận của cư dân mọi vùng phương ngữ trên cả nước.

    Còn trong phạm vi giao tiếp trong vùng thổ ngữ, phương ngữ của những người cùng quê hương bản quán thì việc sửa tiếng/giọng nhất thiết là không nên, vì chắc chắn nó sẽ trở thành trò cười trong không ít trường hợp.

    Hãy tưởng tượng bạn là người vùng Quảng Nam, Bình Định, sau vài tháng đi học ở TP.HCM trở về quê nhà, bạn nói theo giọng của vùng phương ngữ Nam bộ, thì chắc chắn bạn sẽ bị bạn bè, bà con ở quê nhà nhận xét một cách không mấy thiện cảm rằng: “Mới đi mấy bữa mà bày đặt sửa tiếng!”.

    Họ hoàn toàn có lý, vì rằng với những người bà con, thân hữu ấy, kể cả với chính bản thân bạn, cả chính tôi nữa và với tất cả chúng ta - tiếng nói, giọng nói quê hương với mỗi chúng ta bao giờ cũng là những thanh âm ngọt ngào, thân thiết nhất trên đời!

    ĐỖ THÀNH DƯƠNG
    http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20161121/moi-di-may-bua-ma-bay-dat-sua-tieng/1222930.html
     
  2. Long ver 2.1

    Long ver 2.1 Trẫm bị gay GameOver

    Tham gia ngày:
    25/9/08
    Bài viết:
    257
    Bọn trung nói chuyện chả hiểu mẹ gì
     
  3. Rytubon87

    Rytubon87 Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/6/03
    Bài viết:
    4,656
    Nơi ở:
    Việt Nam
    theo mình nghĩ sửa giọng hay không là tuỳ người thôi, cá nhân mình nghe tiếng quảng nhiều lúc khó hiểu cũng có chút cảm giác bực, vì họ cố nói, cố giải thích cho mình thì họ nói nhanh hơn, càng khó nghe hơn....tốt nhất trong môi trường làm việc, xã hội chung, nên nói chuẩn tí cũng thuận tiện hơn nhiều.
     
  4. Devil_May_Die

    Devil_May_Die Legend of Zelda Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/9/08
    Bài viết:
    919
    Nơi ở:
    Đông Lào
    Đến vùng nào thì nói tiếng vùng đấy.
    Còn chán hơn là cái bọn đi nước ngoài được có 1-2 năm về cứ nói chuyện là 1 chử việt chèn 1 chữ anh vào, nghe rất ngứa.
     
    congminhmc and UltraSmash like this.
  5. dackbik

    dackbik Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    29/12/12
    Bài viết:
    219
    Bổn đạo thấy mấy em sv làm chung nc bình thường mà lúc nào nc với đồng huơng hay gọi về quê mới nói tiếng gốc... có khi bọn nó ko muốn mình nghe đc nội dung nên nói kiểu đó luôn
     
  6. Rất Là Hợp Lý

    Rất Là Hợp Lý Red, Pokémon champion Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/7/08
    Bài viết:
    7,250
    name teen da much, joke nuoc mark cool ant jim show
     
  7. ChếtVẫnChơi

    ChếtVẫnChơi Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    22/7/11
    Bài viết:
    106
    Nơi ở:
    Động gay
    đồng hương thì nó nói giọng của nó cho dễ nghe, cũng đâu có ai khác tham gia câu chuyện đâu mà đòi nó phải nói giọng khác =))
     
  8. Kira_h2c

    Kira_h2c title khác. Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/7/08
    Bài viết:
    7,191
    Nơi ở:
    h2c1989
    Ngọng cc. Mình thích thì mình nói thôi!
     
  9. Sơn Tùng MTP

    Sơn Tùng MTP Youtube Master Race GameOver

    Tham gia ngày:
    28/9/16
    Bài viết:
    26
    trọ's trẹ's
     
  10. N_P_D

    N_P_D Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    22/8/07
    Bài viết:
    129
    Zậy mần răng với zừa ý mọi người đơi ?
     
  11. dackbik

    dackbik Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    29/12/12
    Bài viết:
    219
    ...nhưng ko nghe lén đuợc :-(||>
     
  12. ChếtVẫnChơi

    ChếtVẫnChơi Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    22/7/11
    Bài viết:
    106
    Nơi ở:
    Động gay
    má dạy nghe lén là bất lịch sự [-(
     
  13. rekka318

    rekka318 Space Marine Doomguy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/9/08
    Bài viết:
    5,815
    Nơi ở:
    Hải Phòng
    Miền Bắc, nhất là Hà Nội ngọng nhất là âm R thành D (Rau = Dau)
    Ở HP trong TP cũng bị, làm ở đây hơn chục năm thỉnh thoảng cũng bị nhiễm :(
     
    Ờ mày giỏi thích bài này.
  14. vincehyon

    vincehyon Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    19/9/16
    Bài viết:
    206
    Chỉ có tiếng Phú Thọ quê tao là chuẩn nhất cmnl :6cool_sure:. Tự hào đất Tổ nhá :6cool_sure:
     
    Ờ mày giỏi thích bài này.
  15. ChếtVẫnChơi

    ChếtVẫnChơi Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    22/7/11
    Bài viết:
    106
    Nơi ở:
    Động gay
    :1onion75::2onion2:
     
    Vouu2, N_P_D and linh08hp like this.
  16. tungbeongo

    tungbeongo Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/3/09
    Bài viết:
    2,830
    Nơi ở:
    Hải Phòng
    cái r với d mình cũng toàn đọc là d, ngại uốn lưỡi lắm :))
     
  17. Nazgul_blr

    Nazgul_blr Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/5/05
    Bài viết:
    28,093
    Nơi ở:
    TP Hồ Chí Min
    Quan trọng tiếng vùng này miền kia chi cho khổ, chủ yếu là nói ng` ta có nghe đc ko, đổi với chả ko đổi :T.

    À chữ rau có khi tui nói là rao có khi nói là gao =)).
     
  18. Neverwon

    Neverwon Chrono Trigger/Cross Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/9/05
    Bài viết:
    6,948
    Nơi ở:
    Thanh Hóa
    Ngôn ngữ giao tiếp (tiếng Việt) nên phân ra làm hai loại: Ngôn ngữ phổ thông và Ngôn ngữ địa phương.
    Các tài liệu chuẩn, các văn bản, giấy tờ và giao tiếp chính thống trên phạm vi quốc gia... bắt buộc phải sử dụng ngôn ngữ phổ thông.
    Các giao tiếp và tài liệu chuẩn, lưu hành nội bộ tại địa phương: khuyến khích sử dụng ngôn ngữ phổ thông, cho phép sử dụng ngôn ngữ địa phương
    Còn lại thì tùy tiện....
     
  19. dadaohochanh

    dadaohochanh Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    8/12/08
    Bài viết:
    2,973
    mình ngồi với 1 đám nghệ tĩnh đây. Đm đang nc với mình 3 đứa mà hở ra cái là nói giọng địa phưoeng với nhau.
     
  20. Kira_h2c

    Kira_h2c title khác. Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/7/08
    Bài viết:
    7,191
    Nơi ở:
    h2c1989
    Đồng chí cho mình hỏi người dân ở SG từ nhỏ thì người ta phát âm các âm như ao - au, ay - ai, r-g,...có khác nhau ko?

    Sao mình thấy chỉ có mấy đứa trẻ trẻ cùng chạng với mình (tầm cuối 8x đổ về sau) lúc nói chậm mới phát âm mấy chữ mình vừa liệt kê có sự khác biệt. Còn người lớn lớn người ta vẫn có lẫn lộn. Mấy đứa bạn mình mà nói chuyện lúc tám nhanh bọn nó vẫn lộn ao - au, ay - ai, r-g,...

    Mình thì dân miền tây nên chại hay chạy, cháu hay cháo, rao hay rau mình đều phát âm giống nhau. hihi
     

Chia sẻ trang này