[Phật Giáo]

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Kentiny, 6/2/17.

  1. Kazusa_Touma

    Kazusa_Touma Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    10/11/16
    Bài viết:
    95
    Thực ra god là niềm tin cá nhân, muốn tin god có thật hay ko, như thế nào là quyền con người. Sử dụng niềm tin cá nhân để áp thành niềm tin chung(bắt tất cả phải tin và tuân theo một cách cưỡng ép) là vi phạm nhân quyền đấy.

    Cái này mình đã nói từ đầu, cách hoạt động của tôn giáo có vấn đề, chứ ko chỉ là những điều viết trong kinh thánh hay phật pháp.
     
  2. Nô.

    Nô. For the Horde! GVN CHAMPION ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/3/07
    Bài viết:
    11,748
    Nơi ở:
    Nowhere
    Dukkha Ariya Sacca, sự thật cao thượng về khổ, là sự thật thứ nhất. Dukkha nghĩa là bất toại nguyện; nó không chỉ là đau đớn, không chỉ là đau khổ; nó vượt ra ngoài hơn cả điều đó nữa. Mặc dù đau đớn (về mặt thể xác) và đau khổ (về mặt tinh thần) cũng là một phần của khổ (dukkha), nhưng nghĩa của nó còn rộng hơn là đau đớn và đau khổ. Nghĩa thực sự của sự thật cao thượng về khổ là: sự thật về khổ được chứng nghiệm bởi các bậc thánh, những con người giác ngộ. Nghĩa của nó hơi khác một chút, các bạn có thấy không?.

    Mỗi chúng ta thấy đau khổ theo cách riêng của mình và có thể có cách hiểu riêng của mình về khổ, nhưng Sự thật cao thượng về khổ nghĩa là sự thật về khổ, hay sự thật về sự bất toại nguyện được chứng nghiệm bởi những người đã giác ngộ. Các bậc giác ngộ hiểu về sự thật của khổ khác với cách hiểu của người bình thường. Những người bình thường hiểu về khổ hay bất toại nguyện theo cách khác, bởi vì họ nhìn nó như cái gì đó thuộc về cá nhân họ, nhưng đối với những người giác ngộ, khổ hay bất toại nguyện không phải là cái gì đó thuộc về cá nhân người nào, nó không phải của một ai hết.

    Chừng nào bạn còn có suy nghĩ “Tôi đang đau khổ” hay “Tôi không thấy toại nguyện”, thì bạn vẫn còn chưa thực sự hiểu đúng về sự thật khổ và bạn sẽ không bao giờ có thể vượt qua được nó. Đó là một cái bẫy, khi nào bạn còn nghĩ “Tôi đang đau khổ và bây giờ phải làm thế nào để vượt qua nỗi khổ này đây?”, thì chừng đó bạn vẫn không bao giờ có thể vượt qua được nó.

    Để thực sự vượt qua được khổ, bạn phải có khả năng nhìn nó như một cái gì đó không thuộc về cá nhân mình. Nếu bạn nghĩ “nỗi khổ của tôi”, tức là bạn vẫn đang ở trong đau khổ. Chỉ khi nào bạn thấy khổ chỉ là khổ, không có ai hay một chúng sanh nào ở đó, thì sự hiểu biết đó mới giúp bạn vượt thoát khỏi đau khổ. Đó chính là điều chúng ta phải làm khi thiền.

    Sự thật cao thượng thứ hai là: Dukkha Samudaya Ariya Sacca – nguyên nhân của khổ như các bậc giác ngộ đã hiểu. Cái gì là nguyên nhân khổ? Đó là tham ái, dính mắc, dục tham, khao khát hoặc bất cứ từ nào đồng nghĩa với tham.

    Sự thật cao thượng thứ ba: Dukkha Nirodha Ariya Sacca – sự đoạn diệt đau khổ hay sự bình an tối thượng được các bậc giác ngộ chứng nghiệm. Thật là khó để dùng từ con người giác ngộ, họ có phải là con người, là chúng sanh hay không? Thực ra, không hẳn vậy. Ngôn từ chỉ có thể được sử dụng theo nghĩa quy ước, vì vậy khi bạn muốn nói đến những điều vượt ra ngoài quy ước thông thường, ngôn từ không còn thích hợp để sử dụng nữa. Mặc dù ngôn từ không còn thích hợp, nhưng chúng ta cũng đành phải cố gắng tận dụng nó để mà nói vậy thôi.

    Cũng giống như nói về vật lý lượng tử bằng ngôn ngữ của vật lý cổ điển, chẳng hạn, khi chúng ta nói một vật thể chuyển động, trong vật lý lượng tử bạn không thể nói có vật thể nào chuyển động được. Chỉ trong vật lý học cổ điển của Newton, bạn mới có thể nói một hành tinh quay quanh mặt trời, nhưng một cách chặt chẽ thì không thể nói các hạt điện tử quay xung quanh hạt nhân. Hạt điện tử dường như quay xung quanh hạt nhân, nhưng khi nghiên cứu kỹ bạn sẽ không thể nói hạt điện tử chuyển động, và bạn cũng không thể nói hạt điện tử không chuyển động.

    Bạn phải diễn tả điều ấy như thế nào đây? Cách duy nhất là nói rằng có một cái gì đó biến mất ở chỗ này và một cái gì đó xuất hiện ở chỗ khác, chúng có liên quan đến nhau, nhưng không phải là một. Bất cứ điều gì bạn nghiên cứu, nếu nghiên cứu thật sâu sắc, bạn sẽ thấy rằng nó thích ứng hoàn toàn với những lời dạy của Đức Phật.

    Tôi không cố gắng chứng minh những lời dạy của Đức Phật dựa trên cái nhìn của khoa học, bởi vì bạn không thể sử dụng bất cứ dụng cụ thí nghiệm nào để tìm thấy bằng chứng cho những lời dạy của Đức Phật. Có rất nhiều sự thật mà bạn không thể cân đo đong đếm, nhưng có thể tự thân chứng nghiệm được.

    Chúng ta cũng có thể hiểu Pháp theo cùng một nghĩa y hệt như vậy. Chúng ta không thể nói người này chết đi và tái sanh sang một kiếp sống khác, mặc dù về mặt quy ước thông thường điều đó là đúng. Nói một cách chính xác, chúng ta thay đổi từng giây phút và mới từng giây phút. Cái chúng ta gọi là “tôi” này và tất cả mọi sự vật, hiện tượng đều là mới trong từng giây phút.

    Niccam naveva sankhārā: (tất cả các pháp hữu vi đều luôn đổi mới) sankhārā nghĩa là tất cả mọi thứ được tạo thành do nhân duyên (pháp hữu vi); niccam nghĩa là luôn luôn; nava nghĩa là mới và eva là một từ để nhấn mạnh; thực sự mới. Bất cứ cái gì được tạo thành do nhân duyên đều sinh diệt, nhưng bất cứ cái gì sinh lên đều luôn luôn mới, không phải là cái cũ. Các bậc giác ngộ thấy và hiểu thực tại theo một cách khác hẳn những con người bình thường.

    Sự thật cao thượng thứ tư là: Dukkha Nirodha Gāminīpatipadā Ariya Sacca – con đường dẫn đến đoạn diệt khổ như các bậc giác ngộ đã hiểu.

    Khi chúng ta nói về sự thật, thì sự thật thể hiện ở đâu? Sự thật là một cái gì đó mà tâm chúng ta hiểu và nhận thức. Vì vậy, phải có một cái tâm hiểu sự thật, không có tâm thì không có sự thật. Khi chúng ta nói về sự thật hay sai trái, nó hàm nghĩa rằng có một người nào đó hiểu điều đó. Sự thật ngụ ý là hiểu biết; hiểu biết bao hàm tâm, trí tuệ. Thực ra chính là trí tuệ hiểu, không phải một người nào đó hiểu, mà là trí tuệ hiểu. Trí tuệ đích thực hiểu.

    Trong Trung Bộ Kinh, bài kinh Saccavibhanga, bạn sẽ thấy có rất nhiều mô tả về các loại khổ khác nhau, sinh (jāti), già (jarā), chết (marana) ... và tất cả những loại đau khổ như thế. Khổ vì phải chia lìa với người mình thương yêu, khổ vì phải sống gần kẻ mình ghét hay những thứ mình không ưa. Tuy nhiên, trong khi hành thiền chúng ta không nghĩ về sinh, về già... bởi vì thực tế việc sinh ra đã xảy ra từ lâu trước đây, mà chúng ta quan sát những gì đang diễn ra ngay trong giây phút hiện tại này, ở trong thân hoặc tâm của mình.

    Có nhiều loại khổ và đau đớn khác nhau, như cái đau trong đầu gối, đau lưng, đau đầu, đau bụng hay bất cứ cảm giác đau đớn nào. Loại đau đớn này gọi là dukkha-dukkhatā (khổ khổ), đau đớn, khó chịu, bất toại nguyện. Rất khó để dịch từ dukkha-dukkhatā này ra một cách chính xác, nó có nghĩa là cái đau của cảm giác, bạn có thể cảm nhận được nó; nó là một cảm giác – cảm giác đau. Dukkha, khổ, cũng có nghĩa là cảm giác khổ trực tiếp; tôi sẽ giải thích đầy đủ nghĩa của từ này sau. Nó là một cảm giác khó chịu.

    Thế còn các cảm giác dễ chịu thì sao, làm sao có thể nói các cảm giác dễ chịu là bất toại nguyện? Bởi vì chúng chỉ là tạm bợ, rồi chúng cũng phải mất đi, chúng không ở lại. Mặc dù đôi lúc bạn có thể duy trì được cảm giác dễ chịu đến vài giờ, chẳng hạn khi muốn nghe một bản nhạc, bạn phải mở nó lên và khi nó kết thúc, và thậm chí ngay cả khi nó còn đang phát, nó luôn luôn biến mất. Khi muốn ăn món gì đó ngon, bạn phải đưa nó vào miệng, nhai, nuốt và nó (cảm giác ngon) cũng luôn luôn biến mất, qua đi. Mặc dù cảm giác đó thích thú, dễ chịu, nhưng nó không tồn tại lâu và bạn cứ phải tiếp tục làm đi làm lại. Điều đó thật mệt mỏi và đôi khi còn mang đến cả nỗi khổ nữa, thật nhiều nỗi khổ, thực sự là dukkha-dukkhatā.

    Sự biến đổi vô thường của các hiện tượng này gọi là Viparināma-dukkhatā (hoại khổ). Viparināma nghĩa là tan hoại, biến mất, qua mất. Bởi vì nó qua mất, nên nó là bất toại nguyện. Khi hành thiền, cái khổ thực sự chúng ta muốn thấy là viparināma-dukkhatā (hoại khổ) chứ không phải là dukkha-dukkhatā (khổ khổ).

    Cách duy nhất bạn có thể hiểu được nó là bất cứ cái gì bạn quan sát cũng đều biến mất. Bạn chỉ có thể bắt được một thoáng qua của nó, và đó là bất toại nguyện. Nó rất vi tế, nó không phải là cảm giác đau, không phải sầu não, ưu bi, buồn khổ cũng chẳng phải là đau lòng. Đó là dukkha – khổ thực sự, và đó là cái chúng ta cố gắng để thấy và hiểu.

    Bất cứ người nào cũng có thể bảo với bạn rằng cái đau ở đầu gối là khổ, là bất toại nguyện, hoặc sự mất mát, buồn đau và bất an là khổ, là đau đớn, bất toại nguyện. Khi cảm nhận những cảm giác đau và những cảm xúc khổ não ấy, chúng ta thấy chúng như là cái đau của tôi, nỗi khổ của tôi và chính tại chỗ này chúng ta bị mắc kẹt. Không có bác sỹ tâm lý nào có thể giúp bạn thoát ra khỏi chúng khi mà bạn còn dính mắc vào chúng.

    Những nỗi buồn, giận... đó, nếu bạn có thể tự tách mình ra và chỉ quan sát chúng, chỉ như một trạng thái tâm, một hiện tượng trong tâm, thì ngay đó bạn đã được giải thoát, đã tự do. Chúng ta cần có tự do để quan sát các hiện tượng và chánh niệm, không suy nghĩ, chỉ thuần quan sát, hãy tự cho mình cái tự do ấy.

    Dù đó là cái đau trong thân hay nỗi khổ trong tâm, chúng ta cũng phải học cách tách mình ra và quan sát nó một cách khách quan.

    Điều này rất quan trọng, bởi vì một khi bạn đã học được cách làm điều đó, thì hầu hết những vấn đề tâm lý của bạn sẽ biến mất. Khi bạn không tự đồng hoá mình với cái đau, điều đó sẽ khiến cho bạn dễ dàng đối phó và làm việc với cái đau ấy hơn.

    Ngay cả các nhà sư cũng có đau khổ, những nỗi đau của riêng họ, nhưng họ quan sát chúng và tách ra khỏi chúng. Ngay cả các nhà sư đôi khi cũng cảm thấy buồn, đôi khi rất bình an nhưng có lúc cũng rất buồn. Nhưng vị ấy không bị mắc kẹt lại trong đó, và đây chính là điều khác biệt (với người đời).

    Ngay cả khi bạn đã đạt đến tầng thánh quả đầu tiên, thánh quả Tu Đà Hoàn, bạn vẫn còn tham, sân và vẫn còn một mức độ ngã mạn nào đó, nhưng bạn không còn ghen tỵ nữa, và đây là điều khác biệt lớn. Bạn không còn tà kiến nữa và đó là một điều khác biệt vô cùng lớn.

    Không có tà kiến nghĩa là ngay khi bạn chú ý, bạn có thể nhìn mọi thứ một cách hoàn toàn khách quan: bất cứ nỗi khổ đau nào, bất cứ suy nghĩ nào, bất cứ cảm giác thích thú, dễ chịu nào; đây là điểm khác biệt, bạn không bị mắc kẹt trong đó nữa. Cũng có lúc bạn thất niệm và bị cơn sân hay tâm tham cuốn đi, nhưng ngay khoảnh khắc bạn chú ý trở lại, bạn liền tách biệt ra khỏi nó.

    Bạn có thể để mình bị cuốn đi theo nỗi buồn, và đôi khi tôi nghĩ con người thậm chí còn thích thú gậm nhấm nỗi buồn nữa, có đúng vậy không? Đúng, tôi biết điều đó đúng, bởi vì đôi lúc tôi cũng thích cảm nhận nỗi buồn, bởi nhiều khi chúng ta hiểu cái gì đó bằng cách cảm nhận nó chứ không phải là suy nghĩ về nó. Bạn thực sự cảm nhận nó và rồi bạn thấu hiểu nó.

    Có nhiều cách khác nhau để hiểu sự việc, một là hiểu bằng suy nghĩ và hai là hiểu bằng cảm nhận. Tuy nhiên, còn có một loại hiểu biết khác, loại hiểu biết không cần thông qua suy nghĩ hay cảm nhận, đó là loại hiểu biết từ kinh nghiệm trực tiếp. Bằng năng lực của trí tuệ mạnh mẽ, chỉ trong một thoáng qua, bạn đã hiểu thấu.

    Là những con người bình thường, cũng có lúc chúng ta thích thú gậm nhấm và thưởng thức nỗi buồn. Tất cả chúng ta, không ngoại trừ một ai cả, đều mang theo ở sâu bên trong mình, một nỗi buồn vô hạn. Chúng ta cố gắng che đậy nó, cố gắng chạy trốn nó. Chúng ta sợ rằng nếu thực sự phải thú nhận và đối diện với nỗi buồn đó, mình sẽ không thể chịu đựng nổi. Tất cả chúng ta đều mang theo trong mình rất nhiều nỗi buồn và đau khổ, và chừng nào chúng ta còn nghĩ nó là “nỗi buồn của tôi”, thì còn rất khó để vượt qua nó. Chúng ta cần học cách nhìn nó một cách tách biệt, từ một khoảng cách. Dukkha sukha vedanā – các cảm thọ khổ hay lạc, được gọi là viparināma dukkha – hoại khổ, nó không bao giờ tồn tại lâu, chính vì vậy nó là bất toại nguyện.

    Ngoại trừ tham ái hay ái dục (tanhā), tất cả những thứ còn lại đều được bao gồm trong khổ đế. Khi chúng ta xếp thực tại vào trong hai danh mục, một là tham ái và hai là toàn bộ số còn lại là khổ. Lý do bỏ tham ái riêng ra ngoài là bởi vì nó là nhân sanh khổ - dukkha samudaya sacca.

    Tất cả những thứ được tạo thành nhân duyên, tất cả mọi thứ sanh và diệt đều được gọi là hành khổ - sankhāra dukkha. Tất cả mọi thứ: cảm giác khổ - dukkha vedanā, cảm giác lạc – sukkha vedanā, và ngay cả cảm giác xả - không khổ không lạc (upekkhā vedanā) cũng được gọi là hành khổ.

    Khổ có thể được nhìn nhận theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn khi bạn bị đau đầu, bạn có thể cảm nhận được cơn đau nhưng người khác thì không thấy, nhưng khi bạn bị thương và chảy máu thì người ngoài có thể thấy ngay. Vì vậy có loại khổ có thể cảm nhận được và có loại khổ không thể cảm nhận được.

    Khi thực hành thiền, nếu chúng ta không quan sát các hiện tượng như nhìn, nghe... ngay lập tức, thì vô minh – avijjā hay sự thất niệm sẽ khiến chúng ta hiểu biết sai lầm. Mỗi khi sự quan sát lỏng lẻo, chúng ta không có chánh niệm và trí tuệ, thì chúng ta sẽ có hiểu biết sai (tà kiến), hiểu biết sai lầm về sự thường còn, về hạnh phúc hay toại nguyện, hiểu biết sai lầm về một chúng sanh. Chúng ta dính mắc vào các hiện tượng, và điều này gọi là upādānakkhandha – thủ uẩn; upādāna nghĩa là chấp thủ hay sự dính mắc rất mạnh. Tập đế hay nguyên nhân sanh khởi đau khổ, samudaya sacca, rất đơn giản; bất cứ loại dính mắc nào cũng đều là nguyên nhân dẫn đến đau khổ.

    Diệt đế, hay sự thật về sự đoạn diệt đau khổ, nirodha sacca, là sự đoạn diệt khổ, đoạn diệt bất toại nguyện như các bậc giác ngộ hiểu. Ở đây, điểm quan trọng nhất cần phải hiểu là: “không sanh lại nữa” là đoạn diệt đau khổ.

    Thông thường chúng ta hiểu rằng có cái gì đó sanh lên rồi diệt đi, và điều này diễn ra không ngừng. Tất cả mọi người đều biết điều đó, chẳng hạn tôi đánh cái chuông, bạn nghe thấy tiếng chuông và nó dần biến mất, chúng ta có thể nghĩ rằng đó là sự diệt. Nhưng điều tôi muốn chỉ rõ ở đây là sự khác nhau giữa vô thường (anicca) và đoạn diệt (nirodha).

    Vô thường nghĩa là không tồn tại mãi; đoạn diệt nghĩa là chấm dứt, khác nhau ở chỗ nào? Mặc dù chúng ta nói cái này cái kia là vô thường, nhưng mỗi khi có đủ nhân duyên, thì loại hiện tượng y hệt như thế vẫn phát sinh trở lại. Đoạn diệt nghĩa là nó không bao giờ sanh khởi trở lại được nữa, hai nghĩa khác biệt này chúng ta cần phải hiểu thật rõ. Chẳng hạn, khi chúng ta chứng đạo, chúng ta hiểu được bản chất của sự chấm dứt các hiện tượng, bản chất này là một thực tế; nó không sanh cũng không diệt; đó là cái chúng ta gọi là Niết Bàn.

    Diệt đế, nirodha sacca, là Niết Bàn. Khi một người đạt tới trạng thái giác ngộ này, ở tầng giác ngộ đầu tiên, tà kiến, ghen tỵ hoàn toàn bị diệt tận, và hoàn toàn vượt qua chấp thủ vào nghi lễ và hình thức, tín điều (giới cấm thủ). Rất nhiều người nghiêm trì nghi lễ và tín điều, tin rằng chúng sẽ giải phóng mình khỏi đau khổ và mang lại hạnh phúc. Nhưng bất cứ niềm tin hay sự thực hành các nghi lễ, tín điều nào cũng chẳng có liên quan gì đến con đường cao thượng 8 ngành dẫn đến giải thoát (Bát Chánh đạo). Những nghi lễ, tín điều đó không phải là Bát chánh đạo, tin tưởng rằng thực hành nghi lễ, tín điều có thể mang lại hạnh phúc và giúp mình giải thoát khỏi đau khổ chỉ là sự mê tín.

    Nếu một người tin rằng bất cứ thể loại pháp hành thiền chỉ nào cũng là nơi chấm dứt đau khổ, thì pháp hành đó trở thành giới cấm thủ: silabbata-parāmasa. Từ này có nghĩa rất sâu sắc: “không hiểu ý nghĩa của những lời dạy của Đức Phật”. Chỉ tụng đọc những lời dạy của Ngài và hy vọng rằng bằng cách đó con người sẽ thoát khỏi đau khổ, đó cũng là mê tín, chấp thủ vào lễ nghi, tín điều – giới cấm thủ.

    Hầu hết chúng ta đều tụng kinh, và thực sự việc tụng đọc lại những lời dạy của Đức Phật cũng rất tốt. Tôi thích tụng nhiều bài kệ của Đức Phật, và nếu bạn hiểu nghĩa của chúng và thực hành theo, thì đó không phải là mê tín, không phải giới cấm thủ; nhưng nếu bạn tụng mà không hiểu nghĩa, chỉ tụng đi tụng lại những âm thanh đó và nghĩ rằng nó sẽ đem lại hạnh phúc và mãn nguyện, thì đó là giới cấm thủ.

    Nó phụ thuộc vào sự phát triển trí tuệ của bạn, một khi bạn thực sự hiểu và phát triển trí tuệ của mình, bạn sẽ vượt qua được giới cấm thủ. Hãy tưởng tượng một người không còn tà kiến (hiểu biết sai lầm), không ghen tỵ, không còn chấp thủ vào nghi lễ, hình thức, tín điều: tự do biết bao!

    Rất nhiều người bị mắc kẹt trong những nghi lễ và tín điều, nếu bạn quan tâm đến sức khoẻ tâm lý và nghiên cứu về các bệnh tâm thần và chứng loạn thần kinh, bạn sẽ thấy rằng nhiều người mắc chứng loạn thần kinh cưỡng bức thường làm những việc giống như nghi lễ và tín điều. Họ tin rằng nếu không làm những việc như thế, những điều kinh khủng sẽ xảy đến với họ. Đây là một cái bẫy, một nhà tù. Nghi lễ, hình thức và tín điều bản thân chúng là một nhà tù, chúng không khuyến khích sự hiểu biết và không cho chúng ta sống cuộc đời mình một cách tự do. Những người chấp thủ vào nghi lễ và tín điều không phải là những người giải thoát; trí tuệ của họ, suy nghĩ và các cảm xúc của họ không tự do.

    Khi một người đã vượt qua được tất cả những chấp thủ vào nghi lễ và tín điều, không còn ghen tỵ, không tà kiến, thì việc giữ 5 giới trở thành bản tính tự nhiên của họ. Họ không cần phải cố để giữ giới nữa, họ không còn nghĩ đến việc phá giới và họ sống cuộc đời họ rất dễ dàng. Lúc này lúc khác, họ vẫn có thể đầy cảm xúc hoặc nổi giận, bởi vì họ vẫn còn tham và sân, nhưng tham sân đó không đủ mạnh để làm hại đến ai cả. Giây phút họ bình tĩnh trở lại và quan sát nó, nó liền biến mất, nó tan biến và họ lại tự do.

    Rất nhiều người bị trầm cảm bởi vì họ bị mắc kẹt trong cơn sân, trong mặc cảm tội lỗi, buồn đau và không thể nào thoát khỏi chúng. Khi bạn đã vượt qua được tất cả những điều này, ngay cả khi bạn chưa hoàn toàn giác ngộ, bạn vẫn cảm thấy rất tự do và giải thoát. Khi có sự tự do ấy, đôi lúc bạn có thể tự cho phép mình sân hoặc tham, nhưng bạn luôn ý thức được sự kiện mình đang tham hoặc sân, điều đó hoàn toàn OK, bởi vì bạn đã đủ mạnh mẽ và bạn biết mình có thể thoát ra khỏi nó bất cứ lúc nào.

    Khi hoàn cảnh đòi hỏi, bạn có thể nổi sân hoặc tham, hay buồn khổ, đó là lý do mọi người hay soi mói: “nhìn kìa, hắn đã hành thiền lâu như thế mà vẫn còn tham như vậy đấy”. Nhưng cái tham của họ rất khác và bạn phải hiểu điều này. Đúng là họ sân, họ buồn bực và khóc, nhưng họ không trở nên trầm cảm, bởi vì nó chỉ thoáng qua và họ sẽ nhanh chóng thoát ra khỏi nó. Khi bạn không thoát ra khỏi sân hận, buồn đau, mặc cảm tội lỗi và xấu hổ, bạn sẽ bị trầm cảm. Trầm cảm nghĩa là bạn bị mắc kẹt trong các cảm xúc của mình, bạn không được tự do. Nếu bạn thực hành, bạn sẽ không bao giờ bị trầm cảm, mặc dù bạn vẫn sân, tham và buồn, bạn vẫn có thể lo lắng, bất an, nhưng vẫn không bị mắc kẹt trong đó. Đó chính là trí tuệ, bạn có thể quan sát mọi thứ một cách khách quan, làm được điều đó chính là kỹ năng của bạn.

    Khi thực hành niệm pháp và 4 sự thật cao thượng về khổ (Tứ diệu đế), chúng ta chỉ thực hành quán chiếu hai phần đầu: Sự thật về khổ (dukkha ariya sacca) và Sự thật về nguyên nhân của khổ (dukkha samudaya ariya sacca). Hai vế sau: sự thật về sự diệt khổ (nirodha sacca) và sự thật về con đường diệt khổ (magga sacca), không thể hiểu bằng suy nghĩ bởi vì chỉ khi nào chúng ta đạt đến trạng thái giác ngộ thì mới có thể chứng nghiệm nó.

    Ngay cả khi chứng nghiệm nó chúng ta cũng không thể quan sát được nó. Đây là điểm rất khó, bởi vì khi một người đắc đạo, ở thời điểm đó, chỉ trong một khoảnh khắc vô cùng ngắn ngủi, họ thấy được Tứ diệu đế (4 sự thật về khổ), nhưng lúc đó họ không thể quan sát được chúng. Chúng chỉ có thể được chứng nghiệm và được thấy bởi trí tuệ vào đúng thời điểm đó.

    Điều này có nghĩa là để phát triển pháp hành, chúng ta không cần phải quan sát hay quán chiếu sự thật về sự diệt khổ, tức Niết Bàn, vì điều đó là không thể. Niết Bàn là nơi chấm dứt của mọi thứ, mọi hiện tượng. Trong thực tế thực hành, chúng ta quan sát bất cứ hiện tượng nào được tạo thành bởi nhân duyên (thân, tâm, các cảm xúc, cảm giác đau...) và thấy chúng đang sanh diệt, bất toại nguyện – khổ. Chúng ta cũng có thể quan sát tâm tham, ái dục như là sự thật về nguyên nhân của khổ, nhưng không thể quan sát sự thật về khổ diệt và con đường diệt khổ.

    Hiểu biết rằng cách thực hành này sẽ dẫn đến chấm dứt khổ là đủ đối với chúng ta. Hiểu và chấp nhận rằng có một trạng thái nơi tất cả mọi hiện tượng đều dừng lại là đủ. Khi ấy chúng ta hiểu rằng thực hành thiền chánh niệm sẽ dẫn chúng ta đến đoạn diệt đau khổ, bất toại nguyện và điều này mang lại cho chúng ta niềm tin vào pháp hành. Không có niềm tin này chúng ta sẽ không thể có được động lực cần thiết để thực hành.
     
    otaku_gangsta thích bài này.
  3. giangqaz

    giangqaz Space Marine Doomguy

    Tham gia ngày:
    9/5/08
    Bài viết:
    5,891
    god nào mà toàn năng là nói phét ra cả
    vì god ko thể tạo ra hòn đá mà ông ta ko di chuyển được
     
    My Wish thích bài này.
  4. My Wish

    My Wish Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    29/12/05
    Bài viết:
    738
    cool, the omnipotence paradox.
     
  5. Không Biết Xạo Là Gì

    Không Biết Xạo Là Gì Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    29/9/16
    Bài viết:
    42
  6. Kazusa_Touma

    Kazusa_Touma Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    10/11/16
    Bài viết:
    95
    @Nô. Thanks bác vì bài giải thích rất dài. Nhưng có vẻ bác chưa hiểu ý mình thì phải và đi lệch khỏi trọng tâm rồi.

    Mình đang hỏi về phương pháp thực hành để thoát khổ trong phật giáo là gì?(kiểu thiền...) Phương pháp đó dựa trên tiêu chuẩn gì và lịch sử phát triển của nó ra sao? Nếu những lý thuyết về khổ ở trên quan trọng thì quan hệ của nó với phương pháp thực hành là gì?
     
  7. raivor

    raivor Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/7/09
    Bài viết:
    1,411
    Nhắc lại lần nữa đó là trả lời bạn conchymbay, không nói tất cả, đừng chưa gì đã vội đánh giá như thế, cái gì hợp lý thì làm ơn tiếp nhận.

    Thêm cái nữa, tại sao tôn giáo lại PHẢI SAI? Cái đó có gì quan trọng không vậy? Bạn có thấy lỗ hổng trong chính nhận thức của bản thân bạn không? Làm gì có ai biện hộ cho cái sai, nhưng bạn dùng cái sai của những người liên quan tới tôn giáo để phán là tôn giáo sai thì đó chính là bạn ngụy biện. Nếu bạn thấy ông A làm sai thì bạn phải chửi ông A, chứ bạn chửi cái nước ông A ổng sống chắc. Việc truy cứu trách nhiệm đúng người là việc vô cùng hợp lý. Đơn giản, dễ hiểu.

    Câu đầu của bạn mình làm rõ nó như thế này, chúng ta có thể chửi bới, chê trách những con người theo tôn giáo hành động xấu, sai trái cả ngày, và cả luôn việc liên hệ nó với tôn giáo cốt để thuyết phục mọi người rằng cái tôn giáo đó phải chịu trách nhiệm cho những con người này, những con người này sai trái là do chính cái tôn giáo đó gây nên chứ không phải do chính họ. Vậy cho mình hỏi, chiến tranh thế giới, do cái gì gây nên?

    Do đó cần phải làm rõ nếu thực sự muốn tiếp thu, muốn hiểu rõ, muốn có một cái nhìn khách quan, toàn diện, thì phải tách rời nó ra, phải công tư phân minh, phải biết cái gì cần phải lên án và cái gì cần phải được tôn trọng. Nếu bạn muốn truy cứu người theo các tổ chức tôn giáo thì bạn cứ việc truy cứu, mình không ở đây để biện hộ cho hành động của họ, mình biện họ cho tôn giáo.

    Tiếp theo phần sau của bạn, bạn nói đúng, đa số nhân loại mắc một căn bệnh tâm thần mà chính căn bệnh này gây đau khổ cho họ, mình và bạn cũng ở trong số đó, chỉ có một số ít người đã chữa khỏi căn bệnh này. Và chính căn bệnh này đã gây ra những cái mà bạn nói.

    Tuy nhiên mình muốn bạn hiểu một điều, đó là căn bệnh này không ai có thể chữa cho bạn, giống như bạn thất tình, không ai có thể giúp bạn thôi buồn. Chỉ có chính bạn mới là người có thể chữa cho bạn, và bản thân bạn có đáng tin đối với bạn không, hoàn toàn đáng tin.

    Do đó tất cả những phương pháp mà người ta nói người ta có thể chữa cho bạn đều không có tác dụng, không có thứ nước thánh nào, không có thứ đồ vật nào hay con người nào có thể giúp bạn. Do đó Phật giáo mới thường chỉ đưa ra những câu hỏi, để bạn tự trả lời chứ không đưa sẵn cho bạn đáp án. Giống như bạn đi học toán vậy, giáo viên chỉ hướng dẫn bạn cách làm thôi, còn giải bài toán là việc của bạn. Còn muốn cụ thể, tham khảo cuốn này nhé. Mình có ebook đây nhưng nếu thấy hay thì ra nhà sách mua 1 cuốn ha, 96k 1 quyển mua ở đường sách hình như được giảm giá ấy.
     

    Các file đính kèm:

  8. My Wish

    My Wish Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    29/12/05
    Bài viết:
    738
    rất ngại cái khoảng hoa mỹ từ tôn giáo dùng để giảng giải.... 1/2 đoạn trên của bài dài dài tóm gọn trong mấy chữ: bỏ cái "tôi". Bị đau chym là "bị đau chym" chứ ko phải "tôi bị đau chym".

    haizz, thể hiện cách nhìn vấn đề của 1 con người bình thường. Đau đớn là có mục đích. Nó là cách cơ thể cảnh báo mối nguy hiểm hay cái gì đó ko tố. Giống như stress, tại sao lại stress. Nó chỉ là cách cơ thể báo cho cậu biết tới lúc làm cái gì đó để giải quyết vấn đề.

    Thí dụ ai đó ko vui với gia đình của mình, trầm cảm hay stress thì nên giải quyết vấn đề từ cái gốc. Chứ mà ngồi đó mà liên tu tì gạch bỏ chữ tôi, hoặc ngồi thiền, trong mỗi câu than thì gia đình sẽ tự dưng tốt lên?
    Bài dài ở trên có khoảng 11-12 từ "thực hành" nhưng mà tôi lạc rồi. Tôi chả biết thực hành cái chi luôn.
     
  9. Không Biết Xạo Là Gì

    Không Biết Xạo Là Gì Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    29/9/16
    Bài viết:
    42
    Vậy tức là chình gái là chịch gái chứ không phải tôi chịch gái, yay.
     
  10. Nô.

    Nô. For the Horde! GVN CHAMPION ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/3/07
    Bài viết:
    11,748
    Nơi ở:
    Nowhere
    Thực hành lời Phật dạy: bát chánh đạo, tứ niệm xứ, 37 phẩm trợ đạo, tứ vô lượng tâm, thất bồ đề phần.
     
  11. Không Biết Xạo Là Gì

    Không Biết Xạo Là Gì Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    29/9/16
    Bài viết:
    42
    Đó là cái gì :).
     
  12. Nô.

    Nô. For the Horde! GVN CHAMPION ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/3/07
    Bài viết:
    11,748
    Nơi ở:
    Nowhere
    Google
     
  13. Kazusa_Touma

    Kazusa_Touma Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    10/11/16
    Bài viết:
    95
    Không đồng ý với logic của đoạn bôi đen. Nếu thay tôn giáo trong đoạn đấy bằng một tổ chức xã hội bất kì nào thì sẽ dễ thấy nó vô nghĩa. Sự khác biệt của các tổ chức xã hội là nếu họ gây ra hậu quả thì vẫn bị pháp luật trừng trị, do chính các nạn nhân truy cứu. Còn tôn giáo thì có lớp shield của bọn mobs quá dày, thao túng quyền lực chính trị để phục vụ cho mưu đồ của mình, che dấu và dung túng hành vi phạm pháp khỏi pháp luật.
    Thấy so sánh chiến tranh với tôn giáo cũng hay đấy. Khác ở chỗ bọn gây chiến thì thẳng thắn: tạo mạnh tao có quyền đàn áp chúng mày. Còn tôn giáo thì kiểu bức hại bạn nhưng khiến bạn tười cười đón nhận, tin rằng nó là điều tốt, kiểu cho uống thuốc lú rồi lạm dụng.

    Làm nhớ đến câu của Weinberg:
    Chỗ bôi đỏ thì có hơi bị tự mặc định. Mình ko giống bạn và ko có bệnh tật gì hết. Tôn giáo có thể là cách chữa bệnh hữu ích với một bộ phận người, nhưng ko có nghĩa là nó áp dụng cho tất cả. Nhưng cách hoạt động của nó thì y hệt vậy đấy: cào bằng, chung chung và mập mờ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/2/17
  14. Nô.

    Nô. For the Horde! GVN CHAMPION ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/3/07
    Bài viết:
    11,748
    Nơi ở:
    Nowhere
    Tôn giáo không dùng để chữa bệnh như Yoga, gạo lức muối mè Osawha... Tôn giáo nói chung là hướng con người đến 1 đời sống có đạo đức, có phẩm hạnh.
     
  15. Kazusa_Touma

    Kazusa_Touma Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    10/11/16
    Bài viết:
    95
    Mình đã nói rất rõ cái này rồi. Nào có ai đi phê phán mục đích tôn giáo? Ông nào chả nhận mình làm vì cái tốt cái đẹp, cái thiện. Nhưng cách hoạt động và hiệu quả thực tế là như thế nào? Nếu sai thì phải sửa và điều chỉnh, đằng này còn trốn tránh đổ lỗi.
     
  16. My Wish

    My Wish Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    29/12/05
    Bài viết:
    738
    TẠI SAO PHẢI NHÉT CHỮ VÀO MIỆNG TÔI LÀ TÔI NÓI TÔN GIÁO PHẢI SAI ?

    Bạn có thấy lỗ hổng trong chính nhận thức của bản thân bạn không?

    Phần còn lại của bài có thể tóm gọn trong các ý sau.

    1. Ông A giết người là sai. Luật pháp của ông A cấm giết người. => Ko chửi nước ông A.
    2. Ông A giết người do dựa theo luật pháp nước ông A => Chửi nước ông A.
    3. Ông A giết người. Luật pháp nước ông A dung túng => Chửi nước ông A.

    Rõ ra thế cậu hiểu chưa? Hay cậu muốn tôi phải chửi đứa viết luật nước A trong trường hợp 2 và 3. Hay là nguyên đám thông qua luật nước A. Hay là đứa đầu tiên nghĩ ra luật đó.?

    Cậu ko có khả năng đưa ra 1 cái ví vụ tương đồng? Có vấn đề với dấu <=> khi làm toán hả?

    Phần còn lại về bệnh trầm cả hay thất tình hay gì gì đó có thể tìm thấy trong mấy cuốn self-help rẻ tiền ngoài tiệm. Tuy câu chữ có phần giống nhau là "tự thân cứu" nhưng cách thực hành chả giống với bài dài dài ở trên khi mà tách bản thân khỏi cái đau thì mới thoát khổ.

    Nói như thế thì tôi có sáng ý tương đồng cho việc du hành thời gian. Hãy tách bản thân ra khỏi dòng thời gian và bạn sẽ ko còn chịu ảnh hưởng từ nó. Từ đó bạn sẽ có thể thoải mái du hành ngược xuông dòng thời gian.

    Rõ khổ !!!
     
  17. raivor

    raivor Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/7/09
    Bài viết:
    1,411
    Đúng rồi, nhưng việc gạch bỏ chữ tôi đó nó cần phải thực hành một cách thiết thực, chứ không phải nói như bạn nói, nói như bạn nói là nói cho có. Mình ở trên chỉ nói một cách ngắn gọn thôi, còn muốn biết làm thế nào thì mình copy đoạn này trong cuốn sách đó cho bạn biết làm thế nào và tại sao mình không nói rõ ra.
     
  18. Nô.

    Nô. For the Horde! GVN CHAMPION ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/3/07
    Bài viết:
    11,748
    Nơi ở:
    Nowhere
    Vào thời Đức Phật thì rất hiệu quả vì xoá bỏ tư tưởng giai cấp sâu sắc trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Thời nay ko có mấy người giữ giới dc như thời xưa, căn bản 10 giới của sa di

    1. Không sát sanh
    2. Không trộm cướp
    3. Không dâm dục
    4. Không uống rượu (các chất kích thích, gây nghiện, có hại cho cơ thể nói chung)
    5. Không nói dối
    6. Không ăn uống phi thời
    7. Không ca hát và nghe ca hát
    8. Không cất giữ tiền bạc
    9. Không trang điểm
    10. Không nằm giường cao rộng lớn
    Người nào không giữ được 10 giới này là không theo lời Phật dạy, mặc dù cạo đầu mặc áo ca sa nhưng chỉ là hình thức. Bạn không thể tôn trọng 1 người tu sĩ mà còn ăn thịt, hút thuốc, đi xem ca hát... đúng không. Nó là nền tảng đạo đức làm người của 1 tu sĩ Phật giáo.
     
  19. Không Biết Xạo Là Gì

    Không Biết Xạo Là Gì Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    29/9/16
    Bài viết:
    42
    Trúng vietlott cái mọi thứ vô nghĩa liền :)
     
  20. Nô.

    Nô. For the Horde! GVN CHAMPION ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/3/07
    Bài viết:
    11,748
    Nơi ở:
    Nowhere
    Không cất giữ tiền bạc thì tiền đâu mua vé số? Mua vé số để làm gì khi giữ tiền là phạm giới?
     

Chia sẻ trang này