Voi rất dễ kích động, sợ lửa. Nhớ thời nnà Hồ, quân Minh dùng hoả công làm voi nhà Hồ chạy tán loạn phá đội hình nhà Hồ. Điều đó chứng tỏ Hồ Quý Ly lo 100 vạn đại quân mà không huấn luyện quân đội.
Bác làm 1 cái miêu tả căn bản của mấy loại quân đó đc 0? Để tôi thử đặt tên choa. Mà chắc 0 cần dùng full hán việt đâu
Viết đại là trường thương, sương binh, thân binh (bodyguard), vệ binh (vệ binh chia nhiều ra) Cung thì gọi là tiễn. Vd: Hỏa tiễn, liên tiễn, tiểu tiễn, đại tiễn. Nhất binh hay tạm binh: quân địa phương dùng giữ thành. quân túc vệ : quân tinh nhệu. Tả tiệp và Hữu tiệp
Quân nhà Nguyễn: Thân binh gồm các vệ Cẩm Y, vệ Kim Ngô, vệ Tuyển Phong và doanh Vũ Lâm. Cấm binh gồm các doanh Thần Cơ, doanh Thần Phong, doanh Long Vũ, doanh Hổ Uy, doanh Hùng Nhuệ, vệ Kỳ Vũ, vệ Kinh Tượng (tượng binh), vệ Thượng Tứ (kỵ binh), vệ Long Thuyền (chuyên chở thuyền vua), viện Vũ Bị (lính dùng súng), viện Thượng Trà (dâng nước), đội Tư Pháo (chế thuốc súng), đội Tài Thụ (trồng cây), đội Giáo Dưỡng, vệ Võng Thành (lo bẫy săn cho vua), đội Thượng Thiện (bếp núc) và đội Phụng Thiện. Tinh binh gồm có ba doanh của Kinh kỳ thủy sư, vệ Giám Thành, vệ Thủ Hộ, vệ Dực Hùng, ty Lý Thiện (bánh trái để cúng tế), thự Hòa Thanh (ca nhạc), thự Thanh Bình (múa)
Bộ binh - Lv1: giáo, k giáp, k khiên - Lv1: kiếm, k giáp, k khiên - Lv2: giáo, giáp mỏng, k khiên - Lv2: kiếm, giáp mỏng, k khiên - Lv3: kiếm, giáp mỏng, có khiên - Lv4: giáo, giáp dày, có khiên - Lv5: kiếm, giáp dày, có khiên giáo = vũ khí dài Đang cần b nào am hiểu lịch sử chỉ giúp lực lượng Cấm binh (Lv5) của VN và các nước ĐNÁ sử dụng thương/giáo hay dùng kiếm?
Đây là một số tên mình tự đặt: Hùng ưng vệ (đánh nhanh, mạnh, giáp mỏng, ưng là chim lớn như đại bàng hung dữ, nhanh nhẹn nhưng máu ít), Bạch hổ quân (tên đủ hiểu phải hàng damage mạnh), Kim quy vệ (rùa vàng, giáp dày, chậm chạp) , Thiết ngưu quân (trâu sắt, máu rất trâu). Xích Long quân, Hắc Phong quân. giáo k giáp k khiên hợp tạm binh. Kiếm không giáp, k khiên là sương quân ( quân mới tuyển từ nông dân, dân cửu vạn). Nhất binh thì cho nó thêm giáp nếu có giáo thêm chữ thương Nhất binh là đủ. Nguyễn Huệ tạo võ Yến Phi Quyền. Cho quân đặc biệt là Yến Phi quân hay Yến Phi vệ. Nguyễn Lữ có Hùng Kê Quyền thì Hùng Kê vệ. Ngoài ra còn có Độc Lư thương (Độc lư ngụ ý tượng trưng cho sự đoàn kết một lòng và ý chí không gì chuyển lay của ba anh em nhà Tây Sơn khi đứng lên phất cờ khởi nghĩa, vững chắc như thế 3 chân của một chiếc lư hương.) Tướng của Nguyễn Ánh là Đỗ Thanh Nhơn có binh Đông Sơn rất nổi tiếng. Hòa Nghĩa Quân của Lý Tài tập hợp người Hoa coi như quân đánh thuê. Võ Tánh có Nghĩa quân Kiến Hòa (sử gọi là Kiến Hòa Đạo) Châu Văn Tiếp có Lương Sơn tá quốc. Hình như Nguyễn Ánh toàn nhờ quân người khác. Những người theo ông đều có tiếng có miếng, không như Tây Sơn tam kiệt phải xây đựng từ đầu, người tới đều một thân một mình. Mọi người biết võ đông sơ và bạch thu hà không? Có liên quan đó.
- Lv1: giáo, k giáp, k khiên => Mộ Binh - Lv1: kiếm, k giáp, k khiên => Tuyển Binh - Lv2: giáo, giáp mỏng, k khiên => Giản Binh - Lv2: kiếm, giáp mỏng, k khiên =>Vệ Binh - Lv3: kiếm, giáp mỏng, có khiên =>Tinh Binh - Lv4: giáo, giáp dày, có khiên => Cấm Binh - Lv5: kiếm, giáp dày, có khiên => Thân Binh
Hán Việt mà. :) Nghe giống Tàu thôi như Hùng Kê quyền, Lương Sơn tá quốc, Yến Phi Quyền toàn nghe giống truyện Tàu. Chẳng qua đời chúng ta ít xài Hán Việt chỉ nghe trong phim Tàu. Quân túc vệ chỉ dùng Lê Trịnh thôi. Túc vệ dùng bảo vệ vua nên chúa Trịnh "xài ké". Trong lịch sử chia 2 Tả tiệp, hữu tiệp. Vệ và quân mình nghĩ khác nhau. Vệ nghe giống trong từ bảo vệ, hộ vệ. Ngoài ra có thể dùng tên Tứ Thần cung của Tây Sơn làm tên quân: Thiết Thai Cung của Nguyễn Quang Huy Vĩ Mao Cung của La Xuân Kiều Kỳ Nam Cung của Lý Văn Bưu Liên Phát Cung của Đặng Xuân Phong
Tưởng Cấm binh (bảo vệ hoàng cung) phải xịn hơn Thân binh (bảo vệ vương phủ) chứ nhỉ? Mà Lv5 sử dụng kiếm hay thương ấy?
Có lẽ chỉ chắt lọc được 1 vài tên dành cho unit đặc biệt thôi b ạ. Bác biết đội voi thần của Tây Sơn gọi là gì k? Voi dùng cung, voi dùng hỏa cầu, voi dùng thần công....
Voi thì cứ dùng chữ tượng + thêm cái gì đấy là đc Cấm binh là bảo vệ hoàng cung còn thân binh là bảo vệ vua Nếu dùng thì dùng hẳn tên thật của các đội quân chứ 0 nên phang hết hán việt vào. Vả chăng ngay như Tàu thì các đội quân đc đặt tên riêng thì toàn là các đội quân có tiếng cả chứ đâu phải dùng cho quân thường.
theo như cái camp AOC của attila là được roài bác lính thướng thì quất swordman spearman hết, lính gần đời cuối thì mới có tên riêng
Tượng binh có Kinh tượng nhà Nguyễn. Tên gọi quân nhà Tây Sơn khó tìm. Tướng Tây Sơn có người giỏi thuần voi, ngựa như Bùi Thị Xuân Lý Văn Bưu nhưng không tên gọi riêng có thể bị lãng quên. Kỵ binh Tây Sơn lấy vài tên trong Ngũ Thần Mã ra đặt.
Lấy tên quân của các tướng Nguyễn Ánh xài đỡ: Tướng của Nguyễn Ánh là Đỗ Thanh Nhơn có binh Đông Sơn rất nổi tiếng. Hòa Nghĩa Quân của Lý Tài tập hợp người Hoa coi như quân đánh thuê. Võ Tánh có Nghĩa quân Kiến Hòa (sử gọi là Kiến Hòa Đạo) Châu Văn Tiếp có Lương Sơn tá quốc. Quân chúa Nguyễn mạnh thủy quân. "hủy binh Đàng Trong khá mạnh, mỗi thuyền có khoảng 30 chèo, có 3 khẩu đại bác ở mũi và 2 khẩu ở đuôi. Trong cuộc chiến với chúa Trịnh, chúa Nguyễn đã tranh thủ mua vũ khí phương Tây và học cách đóng tàu thuyền, đúc súng của họ. Tại Phú Xuân có xưởng đúc súng do người Bồ Đào Nha giúp, được mở năm 1631 và hiện nay vẫn còn di tích ở Huế." William Dampier, một nhà du hành từng đến Đàng Ngoài năm 1688 có ghi nhận là quân đội chúa Trịnh có chừng 70.000-80.000 quân thường trực, trong số đó hầu hết là bộ binh trang bị súng tay, ở kinh thành chúa có thường trực voi chiến 200 thớt, ngựa chiến 300 con, nuôi béo khỏe . Charles Maybon và Henri Russier ước tính quân đội Đàng Ngoài khoảng 100.000 người, 500 voi, 500 chiến thuyền lớn trang bị 3 súng thần công mỗi chiếc. Nếu người phương Tây viết đều là sự thật vậy quân Trịnh, Nguyễn phải có trang bị súng trong quân.