Cax éo hiểu sao thấy mùi allure và club de nuit intense lại gần giống nhau Hơi phấn Club mùi cổ điển và già hơn chút Còn pour homme allure thì trẻ và hơi công nhân nghành hơn
Review chai montale red vetyver theo ý kiến cá nhân thì mùi hơi gỗ ẩm, hơi cay cay và có chút mùi ngọt của trái cây. Toả hương tốt trong 2 tiếng đồng hồ (mình tự xịt và toả ra mũi mình tự ngửi), sau đó thì mùi nhạt dần và phải kê sat mũi vào mới nghe thấy chứ ko còn toả ra như ban đầu. Nghe bác ham.choi bảo là mình ko còn ngửi được rõ chứ người bên cạnh vẫn ngửi thấy (cái này thì chịu vì ko có ai bên cạnh để hỏi) Cảm nhận cá nhân là thấy đối với chia này luu huong theo review trên web là tầm 7 tiếng và tầm toả xa 2m là chưa tới (có thể mình xịt ko đúng liều hoặc do môi trường tiệc tùng máy lạnh) nên sẽ cố gắng kiếm đối tác va kiểm chứng. Riêng về mùi thì mình rất thích và ko có gì phải bàn cãi nữa
https://www.facebook.com/groups/127728524609257/permalink/127728537942589/ Đã tạo nhóm, anh em vào chơi, trên fb tiện cái là post gì nó thông báo ngay, cập nhật tức thời
off tầm chiều 16h đi, mấy ngày tết có vẻ nóng nên chiều chiều cho nó mát vẫn quán cũ hay tìm quán mới vậy mấy ô
Có một thế giới mùi hương ẩn dật Tối thứ 6, khi đang ngồi viết Ẩn Dật, tôi nghe Billie Holidays phả khói trong nhạc; phảng phất trong phòng là thứ mùi hoa hồng đậm đặc, sâu, quấn quít, và cầu kì của Montale, mang tên Black Aoud. Montale. Cái tên có gợi cho bạn bất kì một khái niệm nào liên quan đến thế giới mùi hương không? Montale, cùng với Serge Lutens, hay L’artisan Parfumeur, hay Frederic Malle, hay Amouage… là những mùi hương tôi mê mẩn. Không phải là những cái tên quen thuộc kiểu Gucci hào nhoáng, hay D&G lóng lánh, hoặc Paris Hilton ngây ngây… Vậy, những Montale, Serge, Malle, Amouage… lạ lẫm đó là gì? Đó hoàn toàn không phải designer perfume – nước hoa từ các nhà làm quần áo thời trang, bởi Montale, Serge… không biết thiết kế vẽ vời quần áo. Montale, Serge chỉ biết tạo ra mùi hương. Thuần chất, không đá đông đá tây mỗi thứ tí tẹo kiếm thêm chút đỉnh lợi nhuận. Montale, Serge, L’artisan Parfumeur… được trân trọng gọi là Niché Parfume. Dòng nước hoa hiếm có khó tìm. Đó là loại nước hoa không phải dễ dàng tìm thấy ở các shop duty free, cũng không thể có trên mấy trang web nước hoa ở nhà, lại càng khó có thể thấy ở mấy hệ thống chuỗi cửa nước hoa sập xệ nhan nhản ngoài đường. Và những nhà niché parfum, họ không đặt lợi nhuận lên đầu như những designer perfume kia (không quảng cáo rầm rộ, không có Beyonce ngúng ngoẩy Diamond lúng liếng), họ đặt chất lượng lên trên số lượng. Những nhà nước hoa này đặt tiêu chí cao nhất là sáng tạo ra những mùi hương trường tồn cùng thời gian, cứ thế lan tỏa và vẽ lên cho bất kì ai (vô tình hay may mắn) ngửi thấy những bức tranh sống động mới lạ, vô vàn màu sắc, và không thể quên… Có ai đó hẳn sẽ cho rằng tôi nói hơi quá, làm gì mà trên dưới 80 độ cồn trộn thêm tí tẹo mấy thứ thơm thơm lại có thể đem lại cho người ta cảm xúc thăng hoa thế? Thế này nhé! Bạn thích xem phim không? Bạn đã xem Ratatouille chưa? Dạ vâng đúng, Chú chuột đầu bếp ấy. Có cái đoạn chuột đầu bếp dạy anh em chuột nhà nó cách ăn kết hợp pho mát với hoa quả sẽ tạo thành một hương vị mới thăng hoa thế nào. Bạn hiểu ý tôi nói chứ. Nước hoa, cũng giống như ẩm thực. Người ta ăn, ngửi. Nhưng không phải ai cũng biết ăn Ngon, biết cách thưởng thức. Có người ăn mà không thể phân biệt đâu là hủ tiếu, đâu là phở, thì chẳng thể đòi hỏi người ta có thể cảm nhận thứ gì phức tạp hơn. Có một cô bạn kể với tôi về anh bạn của cô, sống ở Hà Nội vài chục năm. Trải qua vài chục cái xuân hạ thu đông ở Hà Nội. Vậy mà… nhẫn tâm đến mức không nhận ra Hà Nội mỗi mùa đều có một mùi hương đặc trưng khiến ta không thể xa rời… Đối với anh này, Hà Nội… chả có mùi gì cả, anh không ngửi thấy, chỉ cho đến khi cô (ngạc nhiên!) nói, anh mới (thành thật hay giả vờ?) à ừ vậy mà giờ anh mới nhận ra Hà Nội có cái mùi thơm thoang thoảng như thế. Lạc đề quá! Vậy, niché parfum có gì đặc biệt? Thứ nhất, Niché không rẻ. Một ví dụ cỏn con. Lọ Amouage có cái tên rất bay bổng Lyric mà bạn nhìn thấy phía dưới có giá không dưới 240 USD cho một lọ xinh xinh 50ml. Nghe quá xa xỉ phù phiếm. Liệu có đáng không? Người ta “nhét” những gì trong đó mà cái giá phải trả cho 50ml cồn cộng chất thơm lại đắt hơn một chai rượu xịn rất nhiều lần? Thứ hai, niché rất “chảnh chẹ”. Rất khó để mua niché, ngay cả khi bạn có tiền. Tiêu biểu như trường hợp Serge Lutens chia nước hoa của ông ra làm 2 loại. Một loại xuất khẩu. Một loại chỉ có thể mua được ở Pháp, cụ thể hơn là Paris, tại duy nhất một cửa hàng. Đó là những tinh hoa, những sáng tạo giá trị và trường tồn, đặc trưng nhất của Serge. Và muốn mua nó, bạn có thể làm một chuyến du lịch xa hoa và lãng mạn đến kinh đô ánh sáng. Và không gì phù hợp hơn là lúc này, bởi thu đang tới ở châu Âu, lá bắt đầu cựa quậy chuyển màu, rơi xào xạc, quyến rũ lắm. Thứ ba, niché thật lạ. Đó là thứ mùi hương mà, nếu là bạn mê ăn bánh ngọt, bạn sẽ nhận thấy loại mùi hương này giống loại bánh min-phơi, rất nhiều lớp, mịn và mềm, khi cắn thì các lớp hòa quyện lẫn nhau, tạo nên vị thơm và ngon ngầy ngậy vừa ướt vừa khô rất khó tả. Nếu nói cao siêu hơn, thì một mùi hương niché cầu kỳ, “dày”, thẩm mỹ, có trầm bổng, như một bản symphony vậy. Tôi vẫn nhớ có lần tôi khoe với một người bạn, về Vetiver Oriental của Serge Lutens tôi may mắn mua được ở Nhật. Bạn ngửi, khen thơm. Chỉ mỗi tính từ Thơm cho một lọ niches thì hoàn toàn sơ sài quá. Tôi rất “tức” và ngồi bóc tách từng lớp mùi của Vetiver Oriental cho bạn nghe. Mùi rễ cây vetiver, là thứ mùi tự nhiên, ngửi thân thuộc. Lúc thì ngọt ngào khi kết hợp cùng note cacao, khi lại khô ngai ngái và cổ điển khi hòa cùng note lá thuốc lá, thoảng qua lại thấy cuốn hút bởi kết hợp với gỗ trầm, song lại rất mịn mượt khi phảng phất mùi hoa tử diên vĩ quấn quanh vetiver… Khi xa thấy khác, ngửi gần lại thấy khác nữa. Các lớp mùi cứ thế quấn quít bay bổng, hệt như ta đang thưởng thức một bữa tiệc thịnh soạn và tinh tế. Lạ lẫm và cuốn hút, mê hoặc và bị dẫn dụ. Mùi hương, không chỉ thơm, mà còn có tác dụng “xấu xa” hơn. Niché, nằm ngoài thế giới của những nhãn hiệu nước hoa designer, được sản xuất bởi những hãng thời trang nổi tiếng để đánh vào tâm lý chuộng hàng hiệu của đa phần mọi người. Nước hoa designer thì có đủ loại được sản xuất theo mùa, theo giới tính… Niché thì lại đề cao nghệ thuật và sự sáng tạo của thế giới mùi hương. Giống như ai đó đã từng nói Niché được làm ra bởi những người nghệ sĩ khóc cười buồn đau chỉ bằng cái mũi của mình. Nước hoa, khác với sách, khó có thể cảm nhận nếu bản thân bạn chưa từng mở rộng thế giới mùi hương của mình. Thế nên, bài viết sơ sài này về Niché chỉ mang mục đích gợi mở mọi người tự bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm bản thân trong thế giới của những loại nước hoa kén người này.
Èo mấy anh em dời sang mùng 5 cho mình tham gia với. Nghe bác Ham.Choi giới thiệu sẽ đem vài mùi mới lạ có vẻ hấp dẫn quá. Ko đi đc cũng tiếc :(
là chai hôm bữa nước xanh xanh hình vuông ấy, hàng đặt riêng theo công thức riêng. H hết sản xuất mẹ rồi
Hôm nay mới rỗi để làm cái review cho bác Ham chơi. Mình CỰC KỲ thích Pure Malt. Như tên gọi, note đầu xộc lên là mùi whiskey vô cùng quyến rũ, cứ như là vừa nhấp một ngụm single malt vậy. Cái thứ mùi này làm mình hơi say, gợi ra một khung cảnh của một quán lounge với nhạc jazz nhè nhẹ. Tiếp sau whiskey là hương gỗ và trái cây. Lúc này, Pure Malt lại giống như một ly cocktail thơm ngát, ngọt đứ đừ. Mình, một phần do hảo ngọt, nên rất thích note thứ hai này, cứ tự hít lấy không thôi. Ngoài ra, do có note gỗ, nên mình thấy Pure Malt có phần hơi ấm, thích hợp với các không gian mát mẻ, máy lạnh. Theo mình, Pure Malt dành cho các bác hơi lả lướt, thích kiểu nghệ nghệ, và do có phần khá ngọt, nên sẽ thích hợp với các bạn còn trẻ hơn là các bác đứng tuổi.
bác đi mấy cái tiệc nhẹ, mấy cái lounge thiếu sáng thì độ ảo diệu nó mới lên lv max. Đúng nghĩa khiến đối phương say với hương của bác