Der Langrisser bản dịch Việt ngữ Một số bạn không biết cách tải thì xem clip dưới đây I. Giới thiệu chung Đây là bản dịch Việt văn cho game Der Langrisser của hãng Masaya phát hành cho máy chơi game Nintendō SFC. Cùng với "Mộc đế" (Fire Emblem) thì đây là một trong những game chiến thuật đình đám tại Việt Nam vào năm 1995. Nó còn được biết đến với cái tên "Việt hóa" là "Thanh gươm quyền lực". Bản dịch này chuyển ngữ từ tiếng Nhật sang tiếng Việt, chạy tốt trên máy SFC và các loại giả lập loại máy này. - Tên game: Der Langrisser (デア ラングリッサー) - Hệ máy: Nintendō Super Famicom (SNES) - Phát triển: Masaya - Phát hành: NCS, ngày 30/07/1995 - Giá bán: 10800 En (xấp xỉ 100 USD đương thời) - Thể loại: Simulation RPG/chiến thuật theo lượt - Bản dịch: 2009-2018 - Mức độ hoàn thành bản dịch: 100% Muốn tìm hiểu chi tiết về series Langrisser (tiếng Việt) thì xin mời click vào link này. II. Một số đặc điểm Tuy cùng thể loại Simulation RPG với "Mộc đế" (Fire Emblem) nhưng Der Langrisser có nhiều điểm khác biệt, làm nên đặc thù, cũng như tính chiến thuật độc đáo của game này. - Mỗi màn chơi có nhiều tướng. Mỗi tướng được thuê nhiều đơn vị lính. Tướng chết thì lính cũng chết theo. - Điều kiện qua màn rất đa dạng: có màn là đánh hết địch, có màn là tiêu diệt một kẻ thù được chỉ định, có màn là bắt cóc một nhân vật nào đó... Đa dạng hơn rất nhiều so với dòng Fire Emblem là chỉ chiếm thành. - Các trận chiến không phụ thuộc tuyệt đối vào chỉ số nhân vật. Có khi Atk 99 đánh Def 1 không chết. Có khi Atk 1 lại đánh Def 99 tốn HP. Có màn phải load lại 99 lần chỉ để xin tí HP của trùm... - Có rất nhiều phân nhánh trong hướng chơi. Tùy vào hành động, chọn lựa của người chơi mà câu chuyện rẽ nhánh rất nhiều. Der Langrisser có tất cả 75 màn chơi chính, 3 màn chơi ẩn, 4 hướng đi. Mỗi hướng đi gồm 21 màn, nhưng tùy vào các điều kiện thỏa mãn mà màn chơi trong cùng hướng đi cũng thay đổi nhiều. - Hầu như mỗi màn đều có một hoặc vài Item ẩn, ở những vị trí đặc biệt. - Khác với Fire Emblem truyền thống vốn không thể có chuyện "lưỡng bại câu thương" trong một trận đấu, thì trong Der Langrisser, địch và ta có thể chết cùng lúc với nhau. - Khác với Fire Emblem truyền thống, trong Der Langrisser, một bên có thể tiêu diệt nhiều hơn một đơn vị của đối phương bằng các ma pháp tấn công hàng loạt. - Họa sỹ: Urushihara Satoshi. Đây là cái tên vàng bảo đảm chất lượng....... III. Tải bản dịch Tải tại đây: (click) IV. Credit - Kỹ thuật: Asm65816 - Dịch thuật: Yūgisokubodai - Biên tập: Cộng Mạng, Du Hý Tức Bồ Đề - Test play: Cộng Mạng, Ca Lâu La V. Hồi tưởng Der Langrisser ra đời vào năm 1995 với ngôn ngữ gốc là tiếng Nhật. Sau đó cộng đồng fan đã có nhiều nỗ lực để chuyển ngữ game sang tiếng Anh, tiếng Hoa nhưng đều thất bại cả về mặt dịch thuật lẫn mặt kỹ thuật. Nhiều người biết, thời điểm đó có bản dịch Anh ngữ của nhóm Langfandood được dịch tự động, rất buồn cười. Mãi đến năm 2006 thì byuu, cha đẻ của giả lập Bsnes nổi tiếng, cùng nhóm dịch hơn 10 người của mình mới cho ra đời bản dịch Anh ngữ hoàn chỉnh. Nhóm này bắt tay dịch từ năm 2000, như vậy phải mất 6 năm mới hoàn thành. Và có lẽ đây là quãng thời gian dài nhất để chờ đợi một bản dịch game Anh ngữ từ trước tới nay. Với khối lượng text khổng lồ (hơn 800Kb), Der Langrisser có nhiều chữ hơn một số quyển sách! Với 78 màn chơi, mỗi màn có khoảng 200 câu thoại thì khối lượng này không phải là vô lý. Điều này lý giải cho quãng thời gian 6 năm để nhóm của byuu hoàn thành bản dịch. Bản dịch Anh ngữ của nhóm Langfandood (trái) và nhóm byuu (phải) Năm 2008, tôi (tác giả bản dịch Việt ngữ) được một người bạn hỏi: làm cách nào để xem nội dung, lời thoại trong game mà không cần phải chơi. Từ đó tôi tìm hiểu cách dịch một game console như thế nào. Đến năm 2009, tôi nắm được cách dịch hội thoại trong Langrisser, dù lúc đó không hiểu gì về khía cạnh kỹ thuật của Snes (tham khảo). Trở ngại lớn nhất lúc đó là giải quyết vấn đề độ rộng biến thiên của font chữ chính và giải thuật nén cho font chữ phụ. Đó đều là những vấn đề kỹ thuật phức tạp nhất trong mảng hack dịch game. Font chữ Việt của Der Langrisser tại thời điểm bắt đầu (2009) Chính lòng say mê với Langrisser, mong muốn dịch hoàn thiện nó sang Việt ngữ nên tôi đã tự học ngôn ngữ lập trình của máy Snes. Và sau nhiều năm, tôi đã làm chủ được máy Snes, có thể giải quyết mọi vấn đề kỹ thuật trong Der Langrisser và hoàn thành bản dịch trong 2 tháng của năm thứ 9. Khoảng thời gian trước đó chỉ tập trung vào học tập, nghiên cứu kỹ thuật.
^ Câu hỏi rất liên quan: tại sao kinh a di đà như đoạn trên không ai dịch sang tiếng Việt cho người ta tụng? Mà cứ để phiên âm để tụng?
1. Đoạn trên không phải kinh A Di Đà. Trong bản dịch này không xuất hiện kinh điển Phật giáo nào hết. 2. Người ta tụng kinh luôn có 2 bản: âm và nghĩa. Bản nguyên âm chữ Hán thì đọc nghe hay hơn, vì vần điệu du dương 4 chữ. Nếu ai hiểu nghĩa chữ Hán thì không cần phải đọc tụng bản dịch nghĩa. Nhưng nếu không hiểu thì đã có bản nghĩa để hiểu. 3. Cái hình trên là mô phỏng, bắt chước Chân ngôn, Đà La ny. Nói nôm na thì đó là một dạng thần chú phiên âm từ tiếng Phạn (Sanskrit) và không cần giải nghĩa.
^ ừ tại ở nhà có người mất nên có thấy cuốn sách photo ghi kinh A Di Đà trong đó có ghi là Chú Đại Bi. Thêm quả thầy cúng đọc như shit nên thắc mắc.
bác còn hướng dẫn google chắc mỗi mình bấm đại chữ đấy vì thấy ghi viết hoa như blog, dòm lên thấy chữ đấy to nhất gõ đại vào luôn
lên lv rồi nhanh chậm thất thường nhưng đánh hoài 1 con cũng max , chắc do xài snes9x edit hex cái load nó báo cheats on! chữ màu vàng
Cái cheat on là chức năng của giả lập, nó kích hoạt vùng Ram bắt đầu từ 7E. Nó là một kiểu soft hack. Còn cái chỉnh trên kia là hard hack, không quan tâm tới chức năng cheat của giả lập. Cái code trên là khi nhân vật lên lv sẽ không bị reset exp về 0 nữa, nên cứ thế mà lên ầm ầm.
Đã finish, tuy nhiên, nếu đại hiệp ASM dịch bản trên PS1 thì hay biết mấy, có cả phần của Ledin, nhân vật được vẽ đẹp và sexy hơn ... Langrisser 4 đã có patch tiếng Anh, hy vọng đại hiệp asm, sẽ làm tiếp phần 4
Lỡ dịch thì dịch luôn bản 5 Bản 5 chưa có patch gì ráo phải công nhận là bản 4 & 5 vẽ đẹp kinh hồn :3 hồi xưa mê series này hơn Fire Emblem cũng vì cái art :3
Mục tiêu tiếp theo là bản PC-FX. Bản này nhiều movie hơn cả bản PSX. Nói thật mình không hứng thú lắm với bản 1, 3, 4, 5 vì mấy bản này nội dung tuyến tính, nhân vật cũng chả có gì đặc sắc. Bản 3, 4 , 5 thì thì gameplay tệ hơn hẳn vì cái hệ thống wait.