Đúng vậy, lúc viết xong cũng nghĩ như thế. Nhưng lúc đang ức chế thì ko kiềm chế được, cứ phải viết viết. Đôi lúc bản năng trẻ trâu vẫn trỗi dậy
có thầy xịn thì tập dc nhé xịn cỡ Trần Hiếu ấy, ông ấy dạy Trần Thu Hà thành diva đấy. Còn thì chưa thấy ai vì đa số đều có ít nhều năng khiếu
Trong đám diva thì Hà Trần ít thể hiện kỹ thuật nhất nhưng hát nghe truyền cảm nhất. Tôi nghĩ chất giọng là thứ khó đổi, việc tập thanh nhạc có thể hát hay hơn nhưng không thể chuyển người có chất giọng kém thành chất giọng tốt được.
Môn bọn trường nhạc sợ nhất là môn Hòa Thanh thì phải , thấy đứa em bảo thế. Còn cảm âm nó phải học đấy, là môn ký xướng âm. Không được học có phương pháp thì chắc lâu lắm mới cảm âm được, mà cũng ko được chính xác lắm.
Thực ra không có giọng hát hay hay giọng hát dở. Hay hay dở trong cuộc sống vốn dĩ là một thứ chủ quan tùy gu mỗi người, nên đừng bận tâm nhiều đến giọng, vốn dĩ là thứ bẩm sinh không thay đổi được trừ khi gặp biến cố như tai nạn, hay phẫu thuật. Còn muốn hát một bài hát hay thì phải dựa vào nhiều yếu tố. Đầu tiên là chọn bài phù hợp với giọng của mình, hoặc giả nếu không hợp thì phải tìm cách làm cho nó hợp. Thứ hai phải thuộc lòng lời bài hát. Thứ ba là hát đúng nhịp, đúng cao độ. Cái này là cái mà nhiều bạn không học nhạc bị thiếu sót, nhiều khi cũng không nhận thức được là mình hát không đúng. Cách sửa thì một là hát nhiều thiệt nhiều, hai là lúc hát thì thu âm lại rồi so sánh với bản mà ca sĩ hát. Dần dần sẽ hát đúng, nhưng phải kiên trì và hát nhiều. Cái cần là thời gian. Một khi đã có thuộc bài, hát đúng, chọn bài phù hợp thì là hay rồi. Muốn hay hơn nữa thì tập thêm các kĩ thuật thanh nhạc, nhưng nếu không theo chuyên nghiệp thì cũng chả cần lắm, hát cho vui thì như kia là đủ cưa gái rồi, thậm chí làm ca sĩ nhạc pop được luôn nếu đẹp trai. Nên phân biệt tập hát nghiệp dư và tập hát kiểu chuyên nghiệp, giống như chơi game hardcore với casual vậy đó. Đừng đòi hỏi quá nhiều quá phức tạp, chỉ tổ cản trở quá trình tập luyện thôi. Nên nhớ câu "chưa học bò đã lo học chạy". Cái dễ chưa làm được thì đừng làm cái khó, chỉ tổ nản lòng thôi.
thắc mắc về nhịp phách tempo. Cái mấy bài việt ko có cái này thì phải tự dò kiểu gì? Nữa là mình thấy mấy bản ballad nhịp 4/4 mà sao đánh bass 3231323 nhiều dữ vậy trong khi tempo của bài chậm rè à? Mình đánh cảm giác cứ ko khớp và bị vội phải chuyển qua hợp âm
Giọng hát của mình theo đánh giá chủ quan của bản thân thì cũng thuộc dạng bình thường ko có gì đặc sắc. Được cái là khi mình hát thì cảm xúc nó rất mãnh liệt, nhiều người nghe cảm giác như bị nhập tâm vậy nên mỗi lần mình hát là mấy em lại mắt tròn mắt dẹt , khâu chọn bài rất quan trọng nữa nhé, ae hay đi hát karaoke nên để ý. Nhân tiện mình rất thích tập guitar, tập tành cũng oke nhưng có 1 thứ cản trở là tay mình bấm dây đàn 1 hồi là hay ra mồ hôi, trơn và rất khó chịu, ko kiểm soát được dây bấm nên cũng nản, có ae nào biết cách khắc phục ko?
+1 chọn bài quan trọng vl, nhiều thằng ỷ có giọng nên bài gì cũng tương nhiều bài nghe ngang phè. Giọng yếu chọn toàn bài luyến láy, phô kỹ thuật, lên tone cao vút ngọn cây chẳng như shit.
Thường bản nhạc nào cũng có ghi nhịp và tempo chứ nhỉ, ý bác mấy bài nhạc Việt ở đâu không có Còn việc đệm bác cảm thấy nhanh theo mình là do bác đệm tiết tấu dầy quá (đệm nhiều nốt) trong 1 ô nhịp nên thành ra cảm giác bị nhanh và gấp. Bác thử bỏ bớt một số nốt trong cách đệm của bác xem. Ví dụ: Bass 321()23()(). Về cơ bản thì là thế còn việc đệm khớp hay không còn tùy vào bài nữa, có thể là cách đệm ballad cơ bản không phù hợp lắm với bài bác đang chơi. Bác thử tìm mấy cái găng tay cho người chơi đàn xem. Mình có thằng em tay mồ hôi y hệt bác phải dùng găng tay để tập. Không rõ là có khó khăn gì không nhưng đại khái là thằng nhóc vẫn chơi được bình thường
tempo ko quan trọng quan trọng là xác định cái nhịp. Cách dễ nhất là nghe tiếng trống và bassline bác học theo mấy ông youtube mà cứ đánh bass 3231323 là bỏ mẹ nếu ko có kiến thức về nhịp. Ví dụ nhịp 4 4, 4 phách 1 ô nhịp, mỗi phách 1 nốt đen. Đấy là cách gõ nhịp cơ bản. Giờ áp dụng vào bài nhạc, bác đánh 1 nốt cũng dc (1 tròn), 2 nốt cũng dc (2 trắng), 3 nốt cũng dc (3 đen), mà 16 hay 32 nốt cũng dc. Bác thấy nó hay, nó ko thừa thì đánh nhiều, bác muốn dồn dập thì đánh nhiều, mà bác muốn nó hơi buông lỏng, lả lơi thì đánh ít lại. Áp dụng cho cả quạt chả, rải, solo 3 4 là 3 phách 1 ô nhịp, mỗi phách 1 nốt đen. 6 8 là 6 phách 1 ô nhịp, mỗi phách 1 nốt móc đơn. Bác dùng nó làm guideline thôi, đừng có bó buộc quá. Ko gặp mấy bài kiểu như 1 hợp âm chạy 2 ô nhịp, rất khó để nghe ra cho người mới bắt đầu, làm sao bác biết dc lúc nào chuyển ô nhịp. Chứ theo mấy ông youtube thì ko bao giờ hiểu dc nhịp phách đâu.
Xin phép đào lên chút. Mình mới tự tập được tuần, đang gặp vấn đề là tay trái hay bị cấn dây. Ngón tay hơi to, lại mềm, bác nào giống mình ko.
Có. Bác mua cái bọc bảo vệ ngón tay khi chơi đàn á, nó hạn chế phần thịt ở đầu ngón tì vào dây, nếu mà ngón to quá thì mua đàn nhờ họ giới thiệu cho mấy cây có khoảng dây thích hợp.
cấn là như nào bác, là dây buông mà bác làm tịt nó á ? Ví dụ bác bấm dây G mà nó làm tịt dây B ? Đấy là do bác bấm chưa đúng, cố gắng bấm sao cho ngón bấm gần hoặc vuông góc mặt cần. Thật ra bấm bịt nó cũng là 1 kỹ thuật quan trọng, để tránh bị noise, ví dụ như bấm hợp âm power quãng 5, mà bác ko bịt các quãng khác thì nó ko phải hợp âm power nữa
Cấn kiểu này nè. Spoiler Ngón tay hơi to, phần thịt dưới móng lồi lên phía trước nhiều, khi ấn dây bị cấn móng tay (đã cắt sát) làm ngón tay bị nghiên, phần bụng ngón tay đè lên dây khác. Spoiler
Cắt móng bác ạ, bấm phím vuông ngón tay vô cần hơn, mếu k đỡ hơn lại lên đây tiếp hề hề. À bác thử nghĩ đến việc mua đàn cần to bản hơn chưa
tập đến khi chai có đỡ hơn ko bác cắt sát thêm nữa phạm thịt đau lắm, hiện tại đã có đàn rồi nên ko định mua cây khác đâu, tạm thời tập solo classic trước cho chai tay xem thế nào
tập tầm gần 1 tháng mỗi ngày 1 tiếng thì tai mới chai, lúc đầu đau cũng phải cố ấn thôi. Sau này chai rồi, thịt ít bị lún và lực ấn cũng k cần mạnh nữa.