Con nưa có gì mà ko có thực, toàn bọn ở thành chém gió. Về rừng ngập mặn mà chơi là gặp nưa chứ gì. Với con nưa nó không có to được như trăn, nhưng nhìn nó giống trăn những cái hoa văn. Mặc dù vậy vẫn rất dễ phân biệt, khỏi cần nhìn 9 mũi 9 gì ráo. Con nưa da sần, vảy gồ lên. Con trăn da bóng, vảy trơn. Hết! Nhà ta dưới quê nuôi trăn gấm bán nên ta rất rành. Đấy khi phân biệt thì cứ nhìn da nó, chứ lại gần mà đếm lỗ mũi thì nó tợp cho xanh cỏ
sao độc bằng con kard được. Ta thấy mi nên nghiên cứu về mấy họ nhà bướm, chứ sao lại đi nghiên cứu về bọn trơn tuột như kard này
Mình mê rắn rết nên có thử tra cứu vấn đề này trước kia. Trăn thường không có heat-sensing pits thì thường là loại boa constrictors. Còn con nưa được nói đến có heat-sensing pits nên nhiều khả năng thuộc họ python. Tuy nhiên mình tra cứu mãi vẫn không thấy loài python nào có nọc độc hay mang độc tố. Có 3 chi lớn của họ Pythonoidea là Pythonidae, Xenopeltis và Loxocemus thì đều không ghi nhận nọc hay độc tố. Gordon Ramsay có clip về săn trăn Miến Điện (Burmese python) và nấu ăn ngay tại chỗ. Lưu ý duy nhất là thịt trăn python có hàm lượng thuỷ ngân cao nên không nên ăn nhiều. Ngoài ra heat-sensing pits ở loài rắn chỉ bao gồm 2 lỗ chứ không nhiều hơn và hầu như chỉ hiện diện ở các loài pit vipers ví dụ như rắn đuôi chuông (rattlesnakes), rắn lục đầu giáo (lance-head vipers), rắn bushmasters (báo ta hay dịch là rắn chúa bụi). Còn lại khả năng man độc tố từ bên ngoài vào cơ thể rắn thì có thể là rắn tiger keelback. Loài này hay ăn các loại cóc độc và lưu độc tố của cóc lại trong cơ thể để dùng. Tuy nhiên cho đến nay thì một loài python mang nọc và độc tố trong thịt thì mình chưa thấy tài liệu nào ghi nhận với danh pháp đầy đủ để đối chiếu. Toàn bộ các thông tin về con nưa đều xuất phát từ báo Việt Nam nên và không có chuyên gia nào ghi nhận chi loài của con nưa cả.
Như đã nói, con nưa được miêu tả có 9 lỗ trong đó có 2 lỗ mũi, còn lại là heat-sensing pits. Điều này khớp với miêu tả về chi python. Còn rắn chỉ có 2 heat-sensing pits và chỉ hiện diện ở chi pit vipers. Ở Việt Nam thì điển hình là rắn chàm quạp, rắn lục vongel, rắn lục đầu đỏ.
Cái mô tả hình dáng con nưa đó của báo mạng rất tào lao, ngoài việc nói có 9 lỗ mũi bọn nó còn mô tả là con nưa có 2 cái râu + phát ra mùi hôi nữa, làm méo gì có con nào như vậy. Ta thì chỉ biết con nưa có hoa văn trên người như con trăn mà thôi, người ta hay lầm là ở chỗ đó.
Thế thì chịu, miêu tả mơ hồ và không xác thực, không có mẫu vật thì biết thế nào mà xác định chi loài. Tuy nhiên các bài báo này đều chung chi tiết là con nưa có hình dạng và kích cỡ giống con trăn, chi tiết giúp phân biệt là có 9 hoặc ít hơn các lỗ. Thế nên mình chỉ có thể tra cứu dựa trên đặc điểm này mà thôi. Có rất ít các loại rắn có độc tố trong thịt, thường là do hay ăn các loại cóc độc nên lưu lại trong cơ thể như loài tiger keelback. Hơn nữa các đặc điểm của con nưa đã nêu không giống chi elapidea, viperidea là các chi thường mang nọc độc.
Rắn hổ bướm là russell's viper. Và con trong clip khá giống russell's viper thật. Loại rắn này phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Bangladesh, Nepal. Ở Việt Nam thì khá hiếm. Tuy nhiên loài này thuộc chi pitless viper nên không có heat-sensing pits. Hơn nữa nó tương đối hung hăng và nọc độc rất mạnh nên chơi như bác trong clip thì chỉ có nước khâu miệng nó lại. Và loài này chỉ có nọc chứ không có độc tố trong thịt. Russell's viper thuộc nhóm big-four khét tiếng ở Ấn Độ nên thông tin về loài này rất phổ biến.
Có thể nó là họ hàng xa của rắn hổ bướm tại VN , việc cái lưỡi nó chẻ 2 nhánh giống rắn nên người ta bảo nó là 2 lưỡi cũng chính xác. Con này giống như 1 dạng con lai giữa rắn và trăn ấy, đến giờ ko biết rõ cái tuyến độc của nó như thế nào, thịt của nó vì sao độc cũng chưa biết rõ. 1 loài khá dễ gặp như thế mà sao ở VN ko có ai viết sách về nó 1 cách cụ thể, ngay cả trại rắn đồng tâm cũng ko có loài này
Bạn nào đã từng thấy con nưa thử kiểm định xem có đúng nó không? Nếu đúng để mình thử tra cứu xem. Tiếc là không chụp cận cái đầu nên khó xác định quá. Tuy nhiên trông nó khá giống trăn gấm (reticulated python). Có clip giải thích tương đối hợp lý về bất cập trong miêu tả hình dáng và độc tính của con nưa. Nhiều khả năng đó là do thêu dệt, kết hợp đặc tính của python và russell's viper mà ra. Sẵn có kèo 200 củ trong clip. Bạn nào muốn làm giàu không khó thì nhanh chân.
Thanks thày vì comment có tâm, rõ ràng. Nếu theo các thông tin nguồn vn thì con nưa là con rắn hổ buớm. Con nưa có thật nhưng hình dáng và độc tính ko giống như mô tả của lều báo rải rác trên mạng. Phân nửa sự thật ko phải sự thật.
Big 4 gồm con nào con nào vậy bạn ? Nghe bạn kể thấy hấp dẫn quá. Còn bên Việt Nam mình có con rắn 2 đầu ( rắn tim đèn hay đuôi đèn gì đó ) bò xoắn nhanh dạng chữ S thì có đọc không bạn ?
Rắn 2 đầu tồn tại cực hiếm trong môi truờng tự nhiên vì nó khó săn mồi và duy chuyển cũng khó khăn do ko nhất quán về não bộ. Còn việc có độc thì tuỳ chủng loại gốc rắn bị đột biến 2 đầu là rắn độc hay rắn thuờng. Nếu Cái con ở vn đc nhắc đến là con màu đỏ coi trên youtube là loài độc đó
Con này nói 2 đầu không biết phải 2 đầu không vì nó hồi xưa hay thấy lắm, dạng như con giun nhưng lớn hơn, mà bò nhanh lắm, tốc độ luôn.