[mương]Anh đếch cần gì ngoài em

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi ghostsos, 16/11/18.

  1. raivor

    raivor Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/7/09
    Bài viết:
    1,411
    Xin lỗi bạn nhưng mà cảm xúc mang tính cá nhân và mang tính con người mà bạn. Như bạn nói là bạn tự trả lời vì sao máy không tạo được cảm xúc rồi đó. Vì làm gì có frequency range nào, nên làm gì mà máy tạo ra được.
    Vàng là ví dụ về giá trị rõ ràng nhất còn gì. Mà vàng cũng giúp nhiều đấy.

    Tác phẩm trở nên bất hủ vì người ta vẫn còn nghe, chả có gì cao siêu đằng sau nó cả, không phải là quá trình tạo ra nó khủng khiếp hay gì đâu. Nhiều tác phẩm được tạo ra bởi quá trình khủng khiếp lắm, không phải ai cũng làm được đâu, nhưng mà nó đi vào quên lãng rồi.
    Xin lỗi bạn nhưng mà mình không những học sound design mình còn học đàn piano nữa. Và các thể loại piano điện bạn biết nó tạo ra bằng cách nào không? Thu âm lại tiếng piano cơ để làm sample đấy, đã làm tới vậy rồi mà 99% pianist còn chê lên chê xuống về chất âm thì hiểu rồi. Không có điều kiện thì chấp nhận xài piano điện thôi, có người có tiền bạn có thấy người ta mua piano điện thay vì piano cơ chưa? Bạn có thấy pianist nào lên sân khấu lớn diễn đánh piano điện chưa?

    Thêm nữa, bạn nghe nhạc trong điều kiện nào? bạn bỏ hết mọi tính chất của âm nhạc ra rồi đánh đồng và nghĩ là nó hợp lý?

    À mà không có cây piano cơ nào ngang giá piano điện bình dân đâu nha bạn. Mà có ngang giá thì tiếng cây piano cơ tầm đó chắc chắn ăn đứt vì có khi đánh một note hai lần nó ra 2 kiểu tiếng khác nhau luôn. =))
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/11/18
  2. kevinzheng

    kevinzheng Red, Pokémon champion Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/3/09
    Bài viết:
    7,290
    bạn ei, việc 1 người lấy cảm hứng từ abc ko có nghĩa cái abc nó đẳng cấp, sao bạn ko nghĩ ngược lại nhờ Chopin mà dân ca Ba Lan mới được nâng tầm? Mà như đã nói dân ca thì có 1 tỷ bài, người ta lấy cảm hứng cũng chỉ chọn lọc 1 vài bài, ko có nghĩa là 96,69% bài còn lại đều hay cả. Bạn bảo năng khiếu chả có giá trị gì, thế những người 10 năm liền học xong sáng tác ko hay thì bạn bảo do cái j? Do cố gắng chưa đủ? Thế thì vòng đi vòng lại vẫn cứ là cần phải có cố gắng hoặc năng khiếu hoặc cả 2 để làm ra 1 tác phẩm đẳng cấp? Nghiên cứu của bạn bao giờ dc tổ chức nào đó công nhận thì mình tin, chứ nghiên cứu suông thì chả có giá trị gì bạn nhé.

    Bạn thấy giá trị của âm nhạc chỉ nằm ở người nghe, thế thì nhạc Sơn Tùng chắc chắn là đẳng cấp hơn nhạc Chopin rồi, nhạc Chopin chưa chắc nhiều ng` nghe = nhạc Sơn Tùng đâu. Mỗi người đúng là có 1 mục đích nghe nhạc khác nhau, thế nên mới có nhiều thể loại để phục vụ nhiều nhóm người khác nhau ,nhưng ko thể đánh đồng sự thỏa mãn = trình độ dc. Chopin ko có trình độ mà đòi sáng tác được nhạc từ việc nhờ vào dân ca? Bạn nói thế trẻ con nó cũng chả tin.

    Việc phân tích như đã nói là việc của nhiều người chứ ko phải 1 người, ko phải ai nghe giao hưởng cũng là fan Chopin, ko phân tích thì biết nó hay ở điểm nào? Ở giai điệu, ở phần hòa âm phối khí hay ở ca từ? Nó hay vì nó hay? Thế thì còn cần chuyên gia với nhà phê bình làm quái j nữa, nhạc nào mà chả là nhạc hay? Ko hay với thằng A thì sẽ có thằng B thấy hay thôi. Tức là 1 tác phẩm chỉ cân có người thấy hay thì nó sẽ có giá trị = 1 tác phẩm kinh điển khác mà 100 năm sau vẫn có người thấy hay khác?

    Mục đích phân tích đẳng cấp để tự huyễn hay để giúp người khác mình ko quan tâm, vì mỗi người mỗi mục đích khác nhau chả ai quản dc. Nhưng mà nó chả liên quan j đến việc âm nhạc có chênh lệch đẳng cấp, vậy thôi. Cùng 1 loại nhạc Jazz nhưng có bài 100 năm sau vẫn có người nghe, có bài chỉ nghe 1 lần xong quên luôn, 2 bài đó cũng có giá trị = nhau luôn?
     
  3. bionioncle

    bionioncle T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    27/6/13
    Bài viết:
    514
    như đã nói, bạn học cái gì mình không quan tâm (mình không hề nói mình . Mình đang nhờ bạn chỉ dùm mình về mặt vật lý, âm thanh là dao động sóng truyền qua medium. Bạn chỉ ra được cái cảm xúc của bạn nó nằm ở đâu trong waveform của âm thanh (được tạo ra do bất cứ thứ gì bạn coi là có cảm xúc) rồi chỉ ra cái cảm xúc đó nằm ở chỗ nào trong cái waveform đó và vì lí do gì mà âm thanh do dòng điện aka dùng điện để rung membrane của speaker lại không tạo ra được trong cái waveform đó trong mọi trường hợp thì ok nhé. Chứ còn sample thì bất cứ cái nhạc gì mà bạn coi là có cảm xúc nếu dc record digital thì đều vô cảm hết vì thằng nào chẳng phải ADC rồi DAC lại nên chắc chắn có sampling error.

    Còn nếu bạn chỉ ra dc rằng cái cảm xúc mà người nghe thấy dc vượt qua giới hạn vật lý (da cảm nhận dc rung động không khí, màng nhĩ rung do sóng) thì bạn chỉ ra bằng cách nào người ta thấy được cái cảm xúc đó hộ mình.
     
  4. raivor

    raivor Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/7/09
    Bài viết:
    1,411
    Ơ bạn lại nói đúng quá, ngay từ đầu mình đã bảo nhạc hay hay không do người nghe, người ta thấy hay thì nó hay, thậm chí có người thấy nhạc Sơn Tùng hay hơn nhạc Chopin thì cũng dễ hiểu luôn.

    Bạn nghe nhạc bạn thấy hay không? Tự dưng bạn thấy hay chứ bạn có đợi có người tới phân tích cho bạn xong bạn mới thấy hay đâu? Vốn dĩ âm nhạc có cần chuyên gia hay nhà phê bình đâu, chế ra thêm cho nguy hiểm thôi.

    Bạn nói ngược, dân ca Ba Lan nâng tầm Chopin chứ không có chuyện ngược lại, không nhờ dân ca Ba Lan Chopin không thể sáng tác ra được những giai điệu đẹp tới như vậy đâu. Nói kiểu vậy không khác gì kêu Beethoven học trò Haydn, nhờ Beethoven nên Haydn mới được nâng tầm vậy. Còn lấy cảm hứng từ dân ca không phải là rinh nguyên một bài, như nói ở trên đó, người ta phân tích, giai điệu trong dân ca Ba Lan dùng những thang âm gì, nói về chủ đề gì. Như Mazurka là điệu múa dân gian Ba Lan đó, Chopin có sáng tác một bản Mazurka số 57 bất hủ nhờ học tập điệu múa dân gian của Ba Lan chứ đâu.

    Thời gian học không quan trọng, quan trọng là bạn học với ai, học như thế nào, môi trường của bạn sống ở đâu, và nhiều khía cạnh khác ảnh hưởng. Mà nói vậy chứ nói nữa bạn cũng không tin đâu, như bạn nói đấy nên bạn cứ giữ niềm tin của mình đi.

    Bạn đi nghe liveshow bao giờ chưa nhỉ? Bạn biết tại sao âm nhạc bây giờ càng ngày càng đơn giản và dễ dãi không? Vì người ta toàn nghe nhạc trên mạng đó.

    Bạn có được mẹ hát ru cho nghe bao giờ chưa? Chẳng có cái điện tử nào có thể bắt chước được luôn.

    Đó là sự gắn kết của con người, sự đồng cảm, sự chia sẻ. Là cảm xúc, sao bạn có thể tạo ra cảm xúc từ cái không cảm xúc được?

    Giờ bạn thử thu âm chữ "Anh yêu em" lại xong bạn nhìn vô cái waveform rồi chỉ dùm mình tình yêu nó ở cái tần số nào hộ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/11/18
    MAXSAI and SBTC like this.
  5. bionioncle

    bionioncle T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    27/6/13
    Bài viết:
    514
    Bạn ơi, cái liveshow bạn đang nói là liveshow có đùng microphone không? có speaker không? nếu có thì tức là kể cả không có sampling mà chỉ thuần analog không thì cũng có error noise do dòng điện nguồn tạo ra nhé. Bạn nói thằng digital nào cũng vô cảm còn analog có cảm aka bạn là thằng nói ra câu đó thì bạn cần chứng minh theo mặt vật lý chứ sao lại đá trách nhiệm qua bên mình nè? Mình đang hỏi bạn, về mặt vật lý cơ bản thì âm thanh là dao động truyền qua vật dẫn với waveform khác nhau (shape, period, power) vậy nếu bạn coi bất cứ acoustic waveform nào mà không dc generate bởi dòng điện (dùng điện để rung membrace) kể cả error do sampling 1% và tái tạo 99% đều không có cảm xúc mà bạn nói thì bạn là thằng cần chứng minh chứ sao mình phải chứng minh nè? Mình coi bất cứ thằng nào cũng là waveform chỉ là error ít hay nhiều và cái này có thể hiển thị ra con số được ?

    Còn âm nhạc giờ càng đơn giản và dễ dãi thì bạn đưa số liệu thống kê dùm mình. Nhạc trên mạng giúp người dù không có tiền, gặp khó khăn địa lí vẫn tiếp cận dc. Trước đó bạn nghĩ nhạc nó không dễ dãi vì bạn không tiếp cận mấy cái dễ dãi đó dễ hơn thì sao? Rồi còn tiền vốn để sản xuất nhạc. Trước đó thiết bị sản xuất nhạc đắt tiền còn sau này giá thành giảm nhiều người dễ dàng làm nhạc hơn mấy cái yếu tố đó bạn tính hết vào rồi nếu vẫn kết luận tất cả là do số hóa thì ok
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/11/18
  6. quanghuy_1993

    quanghuy_1993 Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/7/06
    Bài viết:
    2,955
    Nơi ở:
    Middle Earth
    Chưa thấy thầy @Sis combat vào chung vui nhỉ :6cool_smile:
    Cái vụ hát rên rên có phải kĩ thuật không nhỉ. Vì dạo này thấy mấy bài nhạc Việt trend nữ ca sĩ nào cũng rên nghe phát chán :4cool_confuse:
     
  7. kevinzheng

    kevinzheng Red, Pokémon champion Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/3/09
    Bài viết:
    7,290
    Thôi bạn ơi, giờ quay sang giở bài cùn mình cũng chịu. Âm nhạc ko cần nhà phê bình thì lấy ai vinh danh nghệ sĩ? Cứ cào bằng cả thằng nỗ lực 1 cũng như nỗ lực 10 thì giờ cái gọi là nhạc nó nát như đặc sản rồi bạn ạ.

    Trên thì vừa bảo ko cần phê bình với phân tích, dưới đã làm ngay câu phân tích cái j, thang âm j, chủ đề j. Nhạc sĩ cũng là 1 nhà phê bình đó, thế giờ ko phê bình ko phân tích thì sáng tác kiểu j, học hỏi cái hay từ các dòng nhạc khác kiểu j? Bạn lấy cái j khẳng định dân ca Ba Lan nâng tầm Chopin? Bạn dám chắc 100% tác phẩm của Chopin đều dựa vào dân ca Ba lan để sáng tác? Việc học trò và thầy nó éo liên quan j đến việc lấy cảm hứng từ dòng nhạc khác nhé. Dân ca Ba Lan nó ko dạy Chopin chơi nhạc, ok?

    Ok thời gian học ko quan trong, quan trọng học với ai rồi ở đâu blah blah...Nhưng mà chốt lại là vẫn phải HỌC, vẫn phải BỎ CÔNG SỨC? Thiên tài thậm chí còn học nhiều hơn thằng bình thường, thế cái luận điểm đẳng cấp éo cần bỏ công sức là vứt vào sọt rác nhé. Mozart sáng tác kể cả ko cho ai nghe thì bài đó vẫn có giá trị với ông ta, đến lúc ng ta nghe rồi người ta thấy nó giá trị vì cảm xúc nó mang lại lớn hơn nhiều bài hát khác, và người ta hiểu dc để có 1 bài hát như thế ko dễ, đấy chính là đẳng cấp.
     
  8. raivor

    raivor Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/7/09
    Bài viết:
    1,411
    Bạn tự giải thích hết rồi đó, dùng sample đảm bảo không thể bằng live, và live là người ta trực tiếp tạo ra âm thanh không phải là thu lại rồi phát ra qua máy phát nhạc. Tuy nhiên như vậy không có nghĩa là ở nhà nghe nhạc qua loa và màn hình thì không có cảm xúc, chỉ là cảm xúc khi nghe live nó mạnh hơn nhiều thôi.

    Còn error noise các thể loại chả ảnh hưởng gì tới cảm xúc, vì ngay từ đầu mình nói cảm xúc nó không bắt nguồn từ cái máy, không bắt nguồn từ waveform hay cái gì hết. Cho nên mình nói nhạc cụ điện tử ngàn đời nữa cũng không so được với giọng hát. Có gì khó hiểu đâu mà nói vòng đi vòng lại hoài. Minh chứng đơn giản là vầy, có người A nghe bản nhạc B được phát lại trên radio cảm thấy cảm động muốn khóc. Có người C nghe cùng bản nhạc B đó và chả cảm thấy gì cả? Cho nên không có cảm xúc gì trong cái waveform nào cả. Cảm xúc nằm ở con người, bạn nói "anh yêu em" với đứa không yêu bạn nó chả cảm thấy cái gì, nhưng nói với đứa yêu bạn thì nó thấy khác. Và giọng hát là thứ truyền tải cảm xúc tốt nhất giữa người với người.

    Hiểu dùm cái. Nói với mấy thanh niên vật lý khoa học về cảm xúc mệt mỏi quá bay.

    Còn âm nhạc càng đơn giản và dễ dãi thì là cảm nhận cá nhân không có thống kê. Những điều bạn nói đều đúng. Đoạn đó lúc đó mình phán sai. Xin lỗi bạn.
    Bạn vứt khán giả đi đâu rồi? Bạn có vẻ xem thường người nghe?

    Phân tích là để học hỏi, khác phân tích để phê bình. Bạn phân biệt dùm 2 cái.

    Bạn nghĩ Chopin tự dưng viết được những giai điệu đẹp hả? Đó là nhờ dân ca Ba Lan đó bạn. 100% tác phẩm của Chopin có thể không dựa vào dân ca Ba Lan, nhưng 100% những tác phẩm bất hủ của Chopin ảnh hưởng bởi dân ca Ba Lan. Bạn nghĩ một nhạc sĩ nghĩ ra một giai điệu từ không trung? Chả bao giờ có chuyện đó, giai điệu đó luôn xuất phát từ những gì bạn từng nghe, bạn nghe càng nhiều thể loại gì thì giai điệu bạn nghĩ ra càng giống với thể loại đó. Sáng tác là vay mượn, là bắt chước để tạo ra cái riêng, cái mới.

    Bạn chỉ cần học, bỏ công sức. Bạn đâu cần năng khiếu. Rõ ràng rồi đó. Còn mình chả có luận điểm đẳng cấp éo cần bỏ công sức nào cả. Mình không phân chia đẳng cấp, làm sao có luận điểm đó được. Mình nói có những người họ chả biết gì, như những người nông dân, họ vẫn tạo ra được tác phẩm tồn tại hàng thế kỉ, ngang với mấy thứ mà bạn gọi là đẳng cấp, để chứng minh là đẳng cấp chả là cái gì cả, đẳng cấp không tồn tại.

    Bạn biết về câu chuyện Mozart sáng tác nhạc cho vua nước Áo, nhưng nhà vua không thích vì nghe những "nhà phê bình" kêu là nó không đúng, nó không chuẩn nên nhà vua đuổi Mozart đi và không nghe nhạc của ông nữa không? Sau đó vì không sáng tác được cho nhà vua Mozart bị thiếu tiền, ông sáng tác nhạc cho giới bình dân, chủ yếu là hài kịch. Thời đó hài kịch không khác gì trash. Vì để kiếm tiền nên Mozart mới lao lực và bệnh chết khi mới 35 tuổi. Đối với nhà vua thì nhạc của Mozart chẳng có giá trị gì cả. Đối với giới bình dân thì họ đón nhận âm nhạc ông ấy một cách vô tư, thậm chí cực kì yêu thích. Và giờ sau vài thế kỉ sau khi Mozart chết thì mới bắt đầu tôn vinh các thể loại. Bạn thấy cái đẳng cấp của bạn tai hại tới mức nào chưa?
     
  9. Stuart Pot

    Stuart Pot C O N T R A

    Tham gia ngày:
    29/10/10
    Bài viết:
    1,548
    Bạn có vẻ vẫn chưa hiểu vấn đề. Lyric có dùng vocal nhưng vocal ko nhất thìết phải có lyric. Ở đây đang nói người ta phân chia instrumental và non-instrumental. Non-instrumental gồm nhạc kết hợp cả nhạc cụ lẫn lyric (là cái mà mình nói tới) và cappella. Cái phân chia ở đây tách bạch rõ ràng ở chỗ nhạc ko có lời, tức là ko có ý nghĩa tường minh. Nhạc classical/instrumental có ý nghĩa nhưng nó ko rõ ràng, phải dựa thêm vào thông tin ngoài bài hát như hoàn cành sáng tác, bản thân tác giả... Bạn ko thấy mâu thuẫn khi ở trên thì bạn nói rằng "nhạc cụ với giọng hát là để phân biệt", ở dưới lại cho rằng "không nhạc cụ nào qua được giọng hát cả" sao? Mình ko có ý nói instrumental > lyric hoàn toàn nhé, mà chỉ so sánh khía cạnh truyền tải ý nghĩa thôi. Lyric khiến bài hát có ý nghĩa tường minh, giúp âm nhạc thêm phong phú đa dạng, nhưng phần nào đó nó cũng gượng ép, mất đi sự trong sáng. Ví dụ nhé nếu một người hát một bài hát tình yêu nam nữ tán tỉnh mà ko có nhạc đệm, liệu bài hát nó truyền cảm được như có nhạc ko? Thậm chí nó có thể rất kệch cỡm nếu người hát ko phải dân chuyên. Cảm xúc của người nghe về bản chất bị tác động bởi giai điệu/âm thanh của cả bài hát (có nhạc) hơn là chỉ phần lời. Đã gọi là nhạc thì nó phải chiếm chủ đạo. Trong sáng, nguyên bản là ở đây.

    Còn về phân biệt đẳng cấp âm nhạc thì đồng ý là giá trị/chất lượng bài hát ngoài có phụ thuộc vào cảm quan người nghe. Cái này đặc biệt đúng với lĩnh vực nghệ thuật, vốn dùng cảm xúc, ko thể khách quan như khoa học kĩ thuật. Nhưng thực ra bất cứ thứ gì trên đời này đều có thể đánh giá/có giá trị khách quan và chủ quan, chỉ là ít hay nhiều, thiên hướng, hay sử dụng đánh giá phù hợp hiệu quả hơn thôi. Âm nhạc cũng vậy, người ta lập ra các giải, quỹ, tổ chức để làm gì nếu ko để tôn vinh các sản phẩm được đầu tư đàng hoàng, tâm huyết, chuyên nghiệp? Tất nhiên là cũng có thể loại lobby, ko thể chỉ dựa vào mấy cái danh hiệu ko để đánh giá mà còn phải dựa vào kiến thức âm nhạc... Nhưng nói chung bất kì lĩnh vực nào đều có phân biệt cấp độ/đẳng cấp. Phải có giỏi dở, hay dở, thua kém chứ? Cho nên phán "chả có sự phân biệt đẳng cấp âm nhạc mà chỉ tuỳ người nghe" rất là vô nghĩa. Nhạc có sự tìm tòi khai phá, đầu tư tâm huyết có giá trị hơn thứ làm qua loa, mì ăn liền. Cào bằng thế này chả khác gì đề cao sự tầm thường, hời hợt.
     
  10. Stuart Pot

    Stuart Pot C O N T R A

    Tham gia ngày:
    29/10/10
    Bài viết:
    1,548
    Trời ơi đọc mấy post sau của thanh niên raivor có cảm giác hắn bị bệnh... ngu. Lại còn hay cãi cùn với nguỵ biện. Hoặc là cố tình giả ngu hoặc là ngu thật :(.

    Thôi bạn đúng cmnr khỏi reply mình nhé, nhận sai và thua 100%, đừng reply mình thanks.
    Các cụ có dạy ko cãi nhau với người ngu nếu ko muốn bị ngu theo họ.:8cool_cry:
     
  11. raivor

    raivor Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/7/09
    Bài viết:
    1,411
    Với mình lyrics chỉ là thứ yếu, giọng hát là một nhạc cụ đặc biệt, bạn hát một câu A và một câu B trên cùng một giai điệu ra hai hiệu quả khác nhau vì âm thanh phát ra khác nhau. Do đó lyrics ảnh hưởng tới âm nhạc. Đó là xét về phần nhạc, nếu bạn không quan tâm tới ý nghĩa thì nó chả khác gì một bản hòa tấu. Ý nghĩa trong lyrics chỉ là một khía cạnh khác không thể so sánh được với những bản hòa tấu dàn nhạc hay giao hưởng. Vì nó mang tính chất khác. Nó là cái thêm vào.

    Nếu coi giọng hát như một nhạc cụ thì chả có gì gượng ép hay mất đi sự trong sáng cả. Và cảm xúc có thể bị tác độc bằng lời chứ, như bạn đọc sách, đọc thơ, đọc truyện tranh vậy. Giọng hát tạo ra âm nhạc, nên nó cũng chủ đạo, cũng trong sáng nguyên bản.

    Mình nói nhạc cụ không qua được giọng hát để nhấn mạnh sự đặc biệt của giọng hát trong vai trò là một "nhạc cụ".

    Phân biệt đẳng cấp mới là cái xấu. Khi mà bạn không còn nghe nhạc vì bạn thích nữa, bạn nghe vì mọi người đều nghe, bạn nghe vì anh A anh B nói nó đẳng cấp. Bạn chê cười những thứ bạn cho là không đẳng cấp. Còn nó giúp được gì? chả giúp được gì cả. Người ta vẫn cứ làm nhạc thôi, xưa giờ vẫn phân biệt đẳng cấp này nọ đấy, xong rồi cũng tả pí lù chứ khác gì. Chỉ có bạn là người nghe bị ảnh hưởng, bị định hướng, thậm chí còn gây xung đột.
     
  12. Trư Bát Giới

    Trư Bát Giới Space Marine Doomguy

    Tham gia ngày:
    27/9/16
    Bài viết:
    5,937
    Nơi ở:
    BC-Canada
    Tôn giáo, chính trị, vùng miền, phim ảnh và giờ đến âm nhạc cũng thành chủ đề chiến tranh.
    Chỉ có phim sex và lăng mạ liptsitut là tăng tình đoàn kết
     
    dread_nought and KOJIMA like this.
  13. tronghieu906

    tronghieu906 Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/1/08
    Bài viết:
    3,929
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh City
    Có bác nào dùng Spotify share mình mấy playlist với, nhạc trong thớt này nhiều mà toàn youtube, bất tiện vl! :cuteonion32:
     
  14. shjn0

    shjn0 Donkey Kong Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/8/09
    Bài viết:
    402
    mình dùng nè, cơ mà nghe playlist trên đấy chỉ nghe mấy cái daily mix thôi, còn đâu cũng toàn autoplay youtube :1cool_byebye:
     
    tronghieu906 thích bài này.
  15. s3mk

    s3mk The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    9/11/11
    Bài viết:
    2,121
    Chưa thấy ai post vitas

    nhạc bá thế này mà éo ai nghe là sao nhỉ, opera, rap, mainstream, nhạc super ailen age mà đố thằng nào VN chơi all in như ông này lại còn đẹp trai:1cool_byebye:


    beatbox




    mainstream:1cool_byebye:


     
  16. Heartless

    Heartless The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    15/3/17
    Bài viết:
    2,384
    tl,dr
     
    Rain_Dance thích bài này.
  17. N00bforever

    N00bforever Chrono Trigger/Cross Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/5/11
    Bài viết:
    6,982
    Kỹ thuật là bài nào cũng đú , nốt nào với không tới thì chuyển tông :))

    Đây là bản hát đúng
     
  18. kevinzheng

    kevinzheng Red, Pokémon champion Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/3/09
    Bài viết:
    7,290
    Nói rồi, thanh niên chỉ giỏi đánh đồng, 10, 100 hay 1000 thằng nghe vì người khác bảo cái này đẳng cấp éo đại diện cho toàn bộ người nghe khác. Đã nói rõ ràng mỗi loại nhạc có tập khán giả khác nhau, nó đã nhắm tới đối tượng của nó thì nó éo quan tâm đến các đối tượng khác, nên việc thằng đã ko thích thì đẳng cấp hay éo đẳng cấp nó cũng éo nghe.

    Nhưng thế ko có nghĩa đẳng cấp éo tồn tại, người ta bỏ chất xám, công sức ra đầu tư từng chút một khác với mấy thằng ngồi rặn sản xuất trong toilet cũng ra vài chục bài. Nếu cào = thế thì công sức của nhũng người đầu tư sáng tác vứt đi đâu? Mấy cái giải thưởng về nhạc nhẽo tôn vinh những người có tài, có cố gắng hơn người cũng nên vứt cmn đi cho rồi. Khác éo j cái thuyết thế giới bình đẳng.

    Còn lạm bàn tí về vocal thì nói giá trị của vocal tương đương với 1 nhạc cụ là đúng. Tuy nhiên chỉ tương đương chứ éo bao h hơn, có bài sẽ tôn vocal lên chính, nhưng cũng có bài sẽ tôn nhạc cụ lên chính = những đoạn solo. Vocal nó cũng chả phải là chủ đạo cc j cả, nó là 1 trong số các nhạc cụ khác, vậy thôi.
     
  19. bionioncle

    bionioncle T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    27/6/13
    Bài viết:
    514
    Bạn ơi, cái duy nhất gây ra khác nhau theo lý thuyết khi record là sampling error trong ADC và tái tạo DAC mà bạn nói là noise dek có vấn đề thì coi live hay nghe CD 24kHz hay nhe audio 8kHz nó lại chẳng như nhau. Rồi background noise
    Không, âm thanh tạo ra do vocal cord âm thanh dc tạo ra do cơ trong cơ thể điểu chỉnh khí đi qua miệng và thanh quản. Không có gì đặc biệt ở giọng do con người tạo ra vì nó tuận theo mọi quy tắc vật lí. Các nhạc cụ khác tạo ra âm thanh bằng cách tạo ra sóng âm thì cơ thể con người cũng phải làm y chang để tạo ra âm thanh nhạc cụ điện tử cũng không hề ngoại lệ.

    Vậy vì cái lí do gì không có nhạc cụ nào qua dc giọng hát?

    câu này mang 2 ý
    1/ Nhạc cụ điện tử thua cả nhạc cụ cơ và giọng hát
    2/ Giọng hát đặc biệt hơn tất cả những âm thanh tự nhiên (âm thanh nhạc cụ cơ, điện tử, âm thanh chim hót, mưa rơi, etc)

    Tạm bỏ qua ý 1, mời bạn chỉ ra cái gì làm giọng hát đặc biệt hơn mọi âm thanh của tự nhiên trong khi chính bạn nói giọng hát là cũng chỉ là 1 loại nhạc cụ vậy cái gì làm nó đặc biệt hơn mọi cái còn lại?
     
  20. boybigbang

    boybigbang Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    18/5/11
    Bài viết:
    21
    Nơi ở:
    Quy Nhơn
    Vitas sau scandal đụng xe gây tai nạn nát vl, mất tích một thời gian, trở lại mập ù, đúng chất mấy ông chú trung niên mà vẫn giữ cái style màu mè thời trai trẻ, trông dị dị =)) Cơ mà giọng hát thì không phải bàn. Ta thích bài Lullaby của ổng vl, nhạc cho trẻ con mà max hay
     
    s3mk thích bài này.

Chia sẻ trang này