[tuổi trẩu]Ăn nói bố láo bố toét coi chừng nghen

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi ghostsos, 4/6/19.

  1. redie

    redie Claude, S.A gang boss ⛨ Empire Gladiator ⛨ CHAMPION Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/4/07
    Bài viết:
    10,423
    Nơi ở:
    Hell
    Giả định gì mà giả định hả bạn, ngân sách giao về địa phương mà tiêu không hết thì chả có người bị kỉ luật vỡ mặt. Mà tiêu ngân sách thì phải tạo ra công ăn việc làm, tạo công ăn việc làm thì có tiền có tiền thì tiêu tiền. Có gì mà giả định.
    Ở đây tớ không tranh cãi việc cậu nói, chỉ nói đúng cái ý gdp nên không lan man sang chuyện khác. Nếu so sánh Sing thì chỉ nên so sánh với 1 tp của VN thôi vì thật ra nsnn tốn nhất là đi nuôi các tỉnh thu ko bù chi, còn ông Sing bé tí, có cảng thì tính như Hcm hoặc Đà Nẵng là chuẩn rồi còn gì?
     
    Vouu3, Vic3bie and Dũng nv like this.
  2. Đại học sĩ

    Đại học sĩ Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    2/2/18
    Bài viết:
    41
    Cái so sánh quy mô của bác thì đúng rồi, mà giống SG hơn Đn vì nó quy tụ được nhân lực về như thằng Sing hút từ ĐNÁ và thế giới.
     
  3. s3mk

    s3mk The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    9/11/11
    Bài viết:
    2,121
    Vấn đề dẫn chứng cái đó để cho ông thấy không thể nào so việt nam so với sing.

    Vì thằng sing quá bé để so với 1 nước như việt nam. Nếu cứ dựa vào kinh tế nó đánh đồng mình phải học nó thì bm rồi.

    Nên thường người ta hay nói thành phố A so sánh với sing chứ chả ai so nước này so với sing cả.

    Riêng vấn đề địa lý thì ko nói đi, nhưng so cách đào tạo người thì ko thể.

    Riêng vấn đề đào tạo tôi ko đồng ý với ý kiến của ông.

    Mục đích thằng singapore cho nhân sự các cty tự đào tạo khác. Nó là làm giàu cho cty nó và nhà nước thu tiền từ các cty đấy để lấy ngân sách.

    Còn việt nam môi trường tạo ra nhân sự khác nhất những năm 80. Lứa 6x 7x khi được đào tạo để làm nhà nước và các cty nhà nước.

    Giờ lứa đấy ko làm nhà nước thì cũng vấn làm lãnh đạo các cty tư nhân nước ngoài cũng có.

    Nhưng ông phải hiểu do bản thân chính sách thay đổi + thời thế thay đổi nên nó ko phù hợp. Chứ ko phải là mình kém.

    Còn truớc năm 2006 còn nghe cty nước ngoài nuốt vn chứ giờ làm gì có.


    Còn vấn đề quản lý nhân sự với người thì tôi thấy hợp lý hơn.
     
  4. Game_Lord

    Game_Lord Lục Cẩu Chân Nhân

    Tham gia ngày:
    2/4/07
    Bài viết:
    1,564
    Nơi ở:
    Ngõ 2 hồ
    Quân Sing chỉ để duyệt binh với làm màu chứ có dám đem ra chơi nhau đéo đâu. Cha con Long ml chỉ giỏi đi khích đểu để bán VK với lợi dụng làm gian thương.
     
  5. Đại học sĩ

    Đại học sĩ Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    2/2/18
    Bài viết:
    41
    Mấy nước mà bé như lỗ mũi kiểu Sing, Luxemburg, Qatar UAE các thể loại thì chỉ bàn về kinh tế xã hội, trình độ nhân sinh giáo dục thôi chứ bàn về quân sự thì ko có xếp hạng vào làm gì. Bản đồ chia cường quốc kinh tế và bản đồ cường quốc quân sự nó khác nhau mà. Như Tàu nó đứng thứ 2 kinh tế, Nga đứng tít phía sau nhưng nếu so về thế lực quân sự thì Nga Mỹ luôn chia nhau vị trí số 1, ít ra đến bây giờ.
    Ngay cả thẳng Ả Rập Sáu công nhân nghành thì giàu có tiền tài vô cùng chứ quân sự nó cũng đâu được đánh giá cao. Ả Rập chắc trừ thời hoàng kim thế kỉ thứ 7 ra thì còn lại đánh nhau như tấu hài.
     
  6. _Great_Paladin_

    _Great_Paladin_ snake, snake, snaaaake

    Tham gia ngày:
    24/1/08
    Bài viết:
    8,146
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh City
    vẫn còn giải thích cho thằng tự nhục à :)), ignore rồi nên tưởng 2 thằng chửi nhau phông lông =))
     
  7. Đại học sĩ

    Đại học sĩ Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    2/2/18
    Bài viết:
    41
    Cái bọn mà cứ ko cùng suy nghĩ với nó là nó chụp mũ đầy cái GVN này ra nên cũng chả cãi cho mệt:))
     
  8. Dũng nv

    Dũng nv Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    10/10/18
    Bài viết:
    185
  9. Dũng nv

    Dũng nv Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    10/10/18
    Bài viết:
    185
    Dân Cảm thật cạn lời
    Screenshot_20190606-131902.png
     
  10. _Great_Paladin_

    _Great_Paladin_ snake, snake, snaaaake

    Tham gia ngày:
    24/1/08
    Bài viết:
    8,146
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh City
    dạng dẫm hồ bách thảo như bọn 3 que trẻ ở VN thôi, dạng này chưa chắc đã tự lo đc cái ăn mà bàn chuyện chính trị chính em.
     
  11. ConChymBay

    ConChymBay Tears of the Kingdom

    Tham gia ngày:
    23/3/15
    Bài viết:
    25,497
    ý thằng này là polpot là người việt nam hả ?? hay việt nam tài trợ polpot :3cool_nosebleed:
     
  12. Dũng nv

    Dũng nv Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    10/10/18
    Bài viết:
    185
    Việt dựng thằng pol pot lên sau giải phóng
     
  13. _Great_Paladin_

    _Great_Paladin_ snake, snake, snaaaake

    Tham gia ngày:
    24/1/08
    Bài viết:
    8,146
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh City
    thế hóa ra LHQ là bù nhìn của VN rồi :D
     
  14. Walt123

    Walt123 Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    19/9/17
    Bài viết:
    4,121
    Nhìn avatar y như mấy con bán hàng online ấy
     
  15. canhden

    canhden C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/8/04
    Bài viết:
    1,623
    Đào tạo từ hồi trước đó nữa cơ. Cùng màu áo đồng phục nhưng thằng này học bài “kỹ” quá nên quậy bung bét hết cả.
     
  16. Asakim

    Asakim Claude, S.A gang boss ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/12/11
    Bài viết:
    10,448
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh City
    bên đó giáo dục pro-chinese , anti-Vietnam thì phải, h lên mạng bọn trẻ Cam nào biết tiếng Anh cứ bô bô trả HCM trải dài miền Tay lại cho nó, dân VN cướp đất ,
    trả trả cc, vào HCM t bắn chết bỏ tụi bây :6cool_ah:
     
    Dũng nv thích bài này.
  17. Đại học sĩ

    Đại học sĩ Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    2/2/18
    Bài viết:
    41
    Thì yêu-ghét đều từ quan hệ lịch sử mà ra mà. Nó ghét mình như mìn ghét tàu:)). Quan trọng ghét kệ nó, ai mạnh thì đc ai yếu thì thua.
     
  18. boybigbang

    boybigbang Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    18/5/11
    Bài viết:
    21
    Nơi ở:
    Quy Nhơn
    Trên The X-files of history.
    Mấy hôm nay trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội tràn ngập các tin tức, bình luận, phát ngôn… về phát biểu của thủ tướng Singapore Lý Hiển Long khi ông cho rằng Việt Nam đã "xâm lược" Campuchia trong giai đoạn từ 1979 - 1989. Lời phát biểu của ông Lý ngay lập tức được đáp trả bằng những phản ứng cương quyết từ chính phủ Campuchia và ngay cả bộ ngoại giao của chúng ta cũng đã lên tiếng (một phản ứng mà chúng tôi cực kỳ tán thành và trân trọng). Thậm chí, cả facebook Việt cũng dậy sóng phẫn nộ. Điều đó là dễ hiểu khi những gì ông Lý nói đụng chạm đến lòng tự tôn dân tộc, trái ngược với những gì chúng ta được biết, được học về sự hy sinh to lớn của quân đội Việt Nam giúp nhân dân Campuchia tránh khỏi họa diệt chủng.

    Tuy nhiên, như 2 mặt của 1 đồng xu, bất cứ vấn đề nào cũng luôn tồn tại 2 mặt của nó. Tạm gác lại những tình cảm cá nhân (yêu / ghét / phẫn nộ…) về phát biểu của ông Lý, chúng tôi muốn nhìn nhận lại mọi việc từ gốc rễ của vấn đề: mối quan hệ Việt Nam — Campuchia. Vậy thực chất mối quan hệ đó như thế nào? Bên cạnh 1 lòng biết ơn nào đó thực sự có tồn tại trong người dân Cam, thì tôi được nghe rằng người Cam ghét người Việt còn hơn người Việt chúng ta ghét Trung Quốc. Vậy phải chăng tất cả bọn họ đều là kẻ vô ơn? Và rốt cuộc, người Cam nghĩ gì về chúng ta?

    Những câu hỏi không dễ để trả lời, nhưng lại là cội rễ lý giải cho những quan điểm, góc nhìn khác nhau của mỗi cá nhân, mỗi quốc gia, mỗi thể chế chính trị cho sự kiện này. Xin gửi đến các bạn bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai. Mong rằng qua đó sẽ phần nào lý giải cho những câu hỏi trên.

    [Edit]

    Trước khi đi vào bài viết, vì khá nhiều bạn không chịu đọc hết (chắc do dài quá) mà đã vội múa phím, nên tôi đành mang đoạn này từ dưới cùng lên. Ở đây, tôi phải nói rõ:

    Bài viết này là hành trình cá nhân Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai đi tìm câu trả lời cho câu hỏi vì sao người Cam mang ơn mà lại trả oán. Chứ KHÔNG bàn đến cuộc chiến ở Campuchia của chúng ta là ĐÚNG hay SAI? Liệu VN đem quân vào Cam và ở lại đó có chính nghĩa hay không…? Nên nếu các bạn muốn lái sang vấn đề này hay câu nói của ông Lý, tức các bạn đã lạc đề. Và vì muốn biết TẠI SAO, chúng ta buộc phải mở lòng đặt mình vào vị thế của người Cam để có thể hiểu được nỗi lòng của họ.

    .

    Cách đây khá lâu, tôi có hân hạnh được đọc bản thảo cuốn "When broken glass floats" của Chanrithy Him trước khi nó được xuất bản và trở thành một cuốn sách bán chạy khắp thế giới. Tôi đọc say mê, tím tái cả thân thể bởi câu chuyện rùng rợn của một đứa trẻ sống dưới chế độ Khơ-me Đỏ. Chỉ đến khi đọc tới câu cuối cùng, tôi mới như bị dội một xô nước lạnh vào mặt. Chanrithy nói rằng, cô:

    — "… thoát chết trong gang tấc và trái tim cô gái nhỏ thắt lại, bởi cùng với nỗi khổ hạnh đã qua, cô nhìn thấy đất nước Campuchia đang chuẩn bị chìm trong bóng tối của 1 cuộc xâm lược mới, từ một kẻ thù truyền kiếp: Việt Nam". —

    Những cuộc biểu tình phản đối Việt Nam, những cuộc đụng độ và bài dân Việt ở Campuchia đã diễn ra từ nhiều năm nay khi chính quyền (được cho là thân Việt Nam) của Thủ tướng Hun Sen thắng cử. Đỉnh điểm vào ngày 6/6/2014, Tham tán ĐSQ Việt Nam Trần Văn Thông tuyên bố rằng miền Nam Việt Nam đã chính thức thuộc về VN từ rất lâu, trước cả khi Pháp chiếm đóng. Bắt đầu từ tuyên bố này, cờ Việt ở Campuchia bị đốt, người Việt bị thanh trừng, lãnh đạo đảng đối lập liên tục gọi người Việt ở Cam là "yuon" — đọc là "Duồn", tức man rợ [1], một bộ phận dân Cam biểu tình đòi lại vùng Nam Bộ Tây Ninh. Ngày 9/10, Cambodia Daily đưa tin người biểu tình đốt tiền VN và dọa đốt sứ quán… Những sự việc này, có lẽ chúng ta đều không biết.

    "Nước mày đúng là chữ S, mà chữ S là "Shit"… kứt ý!" – một bình luận vô văn hóa của 1 người Cam trên 1 facebook cá nhân mà tôi quen. Hiển nhiên, comment này không thể khiến tôi ngồi yên. Một mặt, tôi căm ghét kẻ đã dám xúc phạm quê hương mình, nhưng mặt khác, tôi thấy mình phải có trách nhiệm đi tìm bằng được những lý giải cho nỗi căm ghét đó. Lịch sử ngày bé tôi học chỉ thấy nói người Cam biết ơn người Việt, đâu có nói đến sự căm hận đến mức như vậy?

    Một bài viết trên Phnompenh Post ngày 6/9 dẫn lời 1 thanh niên Cam "17/20 người trong số bạn bè của tôi ghét VN, và cho rằng VN có âm mưu mờ ám" [2]… Bài báo cũng nêu ra thực trạng của nhiều người Việt ở Cam, không có quốc tịch, con cái không được đến trường, không được mua đất, chủ yếu sống trên thuyền với nghề sông nước.

    Lịch sử (chính thống) luôn được viết bằng ngòi bút của kẻ chiến thắng — W. Churchill đã từng nói như vậy. Chính vì thế, để trả lời cho câu hỏi tại sao một bộ phận dân Cam ghét VN, tôi quyết định chọn đọc những tư liệu của bên thứ ba, tức là những tư liệu được viết bởi những tác giả không phải người Việt hoặc Cam và ít có liên quan nhất đến cả Việt Nam và Campuchia. Tất nhiên, không tài liệu nào hoàn toàn khách quan cả, nhưng "không Việt không Cam" thì sẽ dễ có khả năng khách quan hơn. Sau đây là tóm tắt một cách sơ lược nhất.

    Vương quốc Khmer nằm kẹp giữa hai láng giềng lớn là Việt Nam & Thái Lan dần dần mất đất từ nhiều lý do khác nhau. Người Khmer xưa có câu: "Cây thốt nốt mọc đến đâu, đất (xưa) của người Cam trải dài đến đó". Sách sử Việt Nam có một cách gọi khác, hào hùng hơn: "mang gươm đi mở cõi". Hẳn nhiên, đây là hướng phát triển tất yếu của xã hội loài người, một mối quan hệ "cá lớn — cá bé" đặc trưng ở bất kỳ nơi đâu. Đường biên giới của các bộ lạc, thành phố, lãnh thổ, đế chế và nay là quốc gia đã luôn luôn đổi thay dựa vào vị thế mạnh yếu từng thời kỳ của từng xã hội. Lịch sử mà chúng ta gọi là "mang gươm đi mở cõi" thực chất là một quá trình lâu dài và phức tạp của nhiều yếu tố, chứ không chỉ là thanh gươm: di dân, đồng hóa, áp đặt, thỏa hiệp, và cả dùng vũ lực đánh chiếm từ Bắc xuống Nam.

    Chính vì vậy, bất kỳ một quốc gia nào cũng nuôi không ít thì nhiều hận thù với các nước láng giềng bởi những hiềm khích không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển của lịch sử và xác định biên giới bờ cõi. Đối với người Cam, đế chế Khmer rộng lớn khi xưa bị mất hẳn là một lịch sử đau thương, và điều này có thể khiến chúng ta hiểu tại sao Campuchia chưa bao giờ hết xích mích với người Thái và chưa bao giờ tin tưởng vào người Việt.

    Khi Việt Nam với tham vọng thành lập một liên minh chống Pháp trên toàn Đông Dương, đã trực tiếp giúp thành lập Đảng dân tộc cách mạng Campuchia (tiền thân của Đảng Cộng sản Campuchia, tức Khmer Đỏ sau này), thì hai bên trở thành đồng minh thân thiết. Tuy nhiên, đằng sau vỏ bọc đồng minh là niềm uất hận mất nước không bao giờ nguôi, thậm chí biến thành dã tâm tiêu diệt 50 triệu người Việt đến kẻ cuối cùng. Khmer Đỏ cho rằng Việt Nam âm mưu thành lập Khối Đông Dương (Indochina Federation) và dắt mũi các nước khác trong đó có Campuchia. Với hai lý do này, Khmer Đỏ yêu cầu Việt Nam trả lại đất tổ tiên của họ.

    Tuy quân số ít hơn nhiều lần, nhưng Khmer Đỏ liên tục thực hiện các cuộc tàn sát đẫm máu dọc biên giới Việt – Cam làm hơn 300.000 người Việt thiệt mạng, bất chấp thiện chí ban đầu của chúng ta. Ngày 17/4/1977, chính phủ VN vẫn còn gửi thông điệp chúc mừng chính quyền Khmer Đỏ sau 2 năm thành lập. Đáp lại lời chúc này, chỉ 2 tuần sau, đúng dịp 30/4, quân Khmer bất ngờ tấn công thẳng vào An Giang và Châu Đốc, giết hại hàng ngàn thường dân. Việt Nam buộc phải đáp trả, chính thức kết thúc mối quan hệ đồng minh (lúc đó) chỉ còn trên danh nghĩa và tiến hành chiến tranh phản kích lật đổ chính quyền Khmer Đỏ bằng vũ lực. Xin hãy nhớ rằng, mối quan hệ của những người anh em cùng ý thức hệ lúc này không đơn giản. Trung Quốc đang đối đầu với Liên Xô trong khi VN là đồng minh của Liên Xô và Khmer Đỏ là đồng minh của TQ.

    Lấy cớ Khmer Đỏ phạm tội diệt chủng, quân VN tiến vào giải phóng Campuchia, lật đổ chính quyền của kẻ từng là đồng minh. Nhưng khi ấy, lý do Khmer Đỏ "giết người Việt" không được nhấn mạnh bằng lý do Khmer Đỏ "diệt chủng người Cam". Vì thế, việc VN đưa quân vào Cam được nhấn mạnh là "nghĩa vụ quốc tế", tạo tiền đề cho kế hoạch của VN tại Cam sau này. Tuy nhiên, mọi chuyện không hề dễ dàng. Trước sức tiến công như vũ bão của quân đội nhân dân Việt Nam, chính quyền Polpot sụp đổ chỉ trong 2 tuần. Nhưng thay vì tháo chạy, Khmer Đỏ chuyển sang hình thái chiến tranh du kích và bắt đầu trường kỳ kháng chiến. Để đáp trả, sau khi chiến thắng, VN không ngay lập tức RÚT quân, mà lại dựng nên chính quyền Campuchia thân Việt, khởi đầu cho một giai đoạn hơn 10 năm đóng quân và ảnh hưởng.

    Lý do vì sao thì rất nhiều, trong đó quan trọng nhất là ý chí muốn tiêu diệt hoàn toàn tàn quân Khmer Đỏ bởi sự man rợ của chúng chứ không chỉ làm sụp đổ chính quyền cầm quyền Polpot. Xin lưu ý rằng, đến tận năm 92, khi các hiệp định quan trọng đã được ký kết thì Khmer Đỏ vẫn tiếp tục tìm giết người Cam gốc Việt với hy vọng họ sẽ không thể bỏ phiếu bầu cử lập pháp. Theo hồi ký của cựu Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ, thì bản thân chúng ta sau này cũng cho rằng đây là một sai lầm chiến lược vì đã "dính líu quá sâu và quá lâu vào vấn đề Campuchia". Cũng có ý kiến khác cho rằng VN ban đầu tự vệ và giải phóng Campuchia, sau đó do chạy theo "tham vọng" lớn mà trở thành "sa lầy" ở đây trong một ván cờ của hai nước lớn Trung Quốc và Liên Xô.

    Thế nên, trong khi người Việt gọi đây là cuộc giải phóng nước láng giềng anh em và giúp bạn xây dựng đất nước, thì chính bản thân người Cam và hầu hết các tư liệu lịch sử ngoài biên giới VN lại cho rằng đây là cuộc xâm lược (invasion). Khi tôi đến nhà tù S21, nơi trưng bày hàng trăm cái đầu lâu của dân Cam bị giết, thì tại nơi đáng lý phải được xem là tượng đài của lòng biết ơn người Việt này, thì trái lại, trên giấy trắng mực đen và các tấm bản hướng dẫn khách tham quan vẫn tuyên bố Việt Nam "xâm lược" Campuchia.

    VẬY TẠI SAO NGƯỜI CAM XEM VN LÀ XÂM LƯỢC DÙ ĐÃ CỨU HỌ THOÁT KHỎI NẠN DIỆT CHỦNG?

    Một lý giải cho cách hiểu này là do VN không bó hẹp các hoạt động của mình tại Cam trong phạm vi quân sự để tiêu diệt tàn quân Khmer Đỏ, mà sau đó đã nhúng tay quá sâu vào chính trị, áp đặt ảnh hưởng của mình lên chính trường Campuchia, hoặc có những chính sách thiếu khôn khéo khiến nhiều người Cam cho rằng VN không chỉ kết thúc 1 chế độ diệt chủng mà còn đang lũng đoạn hệ thống chính trị đất nước mình. Ở đây, cần phải phân biệt rõ ràng hai vấn đề này với nhau, vì đây là hai thái độ tình cảm riêng biệt.

    Họ mang ơn vì một chuyện (tiêu diệt Khmer Đỏ), nhưng sau đó lại oán hận vì những chuyện hoàn toàn khác (thao túng chính trị + cho là VN chiếm đất).

    Chính vì thế, điều ông Trần Quang Cơ viết không hẳn là không có cơ sở. Trong thời kỳ đóng quân trên đất Campuchia, Việt Nam bị dư luận thế giới lên án mạnh mẽ với lý do đã dùng vũ lực chiếm đóng nước khác. Nhiều tư liệu cho rằng các quyết định của chính quyền Campuchia trong thời kỳ này đều phải qua sự kiểm duyệt cuối cùng của VN. Mỗi bộ trưởng Cam đều đi kèm một cố vấn người Việt, chưa kể các cố vấn cho thứ trưởng.

    80 nước trên thế giới và Liên Hiệp Quốc công nhận chính quyền Khmer Đỏ là chính quyền duy nhất đại diện cho Campuchia, phủ nhận chính quyền thân VN. Việt Nam không được phép gia nhập nhiều tổ chức quốc tế như IMF; Thụy Điển – một nước từng hết sức ủng hộ VN cũng rút toàn bộ viện trợ; nhiều quốc gia dù CÔNG NHẬN CÔNG TRẠNG của VN trong việc xóa bỏ chế độ man rợ Khmer Đỏ, nhưng lại không tin rằng hành động đó xuất phát từ việc thực sự muốn kết thúc chế độ diệt chủng Polpot. Nhiều nước khác xem việc VN đánh đổ Khmer chỉ là hệ quả phụ của một ván bài chính trị mà VN có thể vừa là người chơi vừa là nạn nhân. Không những vậy, nhiều nhà sử học lại đặt giả thuyết nếu Khmer Đỏ không tràn qua biên giới, tàn sát dã man người Việt thì hai bên vẫn sẽ tiếp tục là đồng minh, cho dù dân Campuchia có thể bị diệt chủng.

    Từ những góc nhìn này, Thái Lan – một nước chưa bao giờ cảm thấy thoải mái vì cho rằng VN có tham vọng lớn ở Đông Nam Á, sợ rằng VN sau khi thôn tính Cam sẽ nuốt chửng cả mình, nên đã cưu mang những thành viên thất trận của Khmer Đỏ, cùng khối ASEAN yêu cầu VN lập tức rút quân để người Cam có thể thực hiện một cuộc bỏ phiếu mà không bị ảnh hưởng bởi thế lực nước ngoài. Một số nghiên cứu thậm chí cáo buộc VN vi phạm nhân quyền khi phong tỏa lương thực các vùng do tàn quân Khmer Đỏ chiếm giữ, khiến hệ quả phụ là hơn 600.000 dân Campuchia chết đói [3].

    Việt Nam có lẽ sẽ còn trụ lại Campuchia lâu hơn thời gian 10 năm nếu Liên Xô và hệ thống các nước XHCN không sụp đổ. Kết quả của sự đổi chiều này chính là Hội nghị Thành Đô, được tổ chức bí mật và cho đến nay vẫn không hề được công bố. Kết quả, phía TQ một mực yêu cầu sẽ chỉ chấp nhận bình thường hóa quan hệ nếu Việt Nam hoàn toàn rút quân khỏi Campuchia [4].

    Sẽ còn mất nhiều thời gian để chúng ta hiểu rằng tại sao 15.000 chiến sĩ Việt Nam hy sinh xương máu ở Campuchia với 30.000 người bị thương mà một bộ phận dân Campuchia lại nhanh chóng chuyển từ biết ơn sang oán thán? Tại sao 5% thiểu số người Cam gốc Việt (phần lớn là dân nghèo làm nghề chài lưới) lại bị một số người bản xứ nhìn nhận như kẻ thù hơn là những người nhập cư đến làm ăn sinh sống? Tại sao Khmer Đỏ gọi Việt Nam là "cá sấu" [5]?

    Còn biết bao câu hỏi sẽ còn ám ảnh tôi và những ai thực sự muốn tìm hiểu thấu đáo mọi vấn đề. Tôi muốn hiểu tại sao người Cam chưa bao giờ ghét người Trung Quốc như ghét người Việt, dù TQ từng chống lưng Khmer Đỏ (thậm chí từ trước khi TQ đầu tư hàng tỷ đô la và viện trợ đầy hào phóng cho Cam)? Tại sao chính phủ Campuchia bỏ phiếu phản lại nỗ lực của khối ASEAN trong việc bảo vệ chủ quyền biển Đông chống Trung Quốc tại hội thảo ASEAN 2 năm trước? Tại sao bên cạnh rất nhiều những người Cam yêu VN lại có những người Cam ghét người Việt đến thế? Tại sao cờ Tổ Quốc tôi bị đốt cháy ở 1 đất nước lẽ ra họ (nên) mang ơn ông cha tôi? Tại sao người Việt ở Cam đang ngày đêm lo sợ? Tại sao xương máu của bao người Việt ngã xuống mà vẫn không thể đổi lại được lòng tin và tình bằng hữu của nước láng giềng? Tại sao VN tốn kém sức người sức của đến thế mà đổi lại chỉ là một sự nghi ngờ từ phía (một bộ phận) dân chúng Cam?

    Vậy ai sẽ là người thực sự biết ơn chúng ta? Là người dân Cam hay Hoàng gia Cam? Có phải họ tuy biết ơn VN đã cứu thoát khỏi họa diệt chủng nhưng không thể nguôi đi nỗi thù mất nước từ xa xưa? Có phải họ chịu ơn cứu mạng của VN nhưng lại nhanh chóng bị mất lòng tin khi thấy quân VN sau khi đánh đổ chế độ diệt chủng thì không rút đi mà tiếp tục ở lại, thành lập rồi giật dây chính quyền bù nhìn Heng Samrin? Nếu ván bài chính trị này tính sai, thì khi Hun Sen không còn nắm quyền, VN sẽ xử lý ra sao với một Campuchia thân TQ, xử lý ra sao với tình trạng cả phía Nam lẫn phía Bắc bị bủa vây bởi những láng giềng không hữu hảo? Có phải những hận thù này đang được cố tình đổ dầu vào lửa, được các đảng phái chính trị đối lập với Hun Sen ở Cam lợi dụng cho những ván bài chính trị mới, kích động một bộ phận dân chúng tuy nhỏ nhưng hung hăng để tạo phản ứng dây chuyền, và kẻ chịu nạn là những người Cam gốc Việt vô tội?

    Hận thù với láng giềng thì hầu như nước nào cũng có. Và tôi tin rằng hận thù nào cũng có thể hóa giải. Trân trọng quá khứ và cởi mở với nhau là điều kiện tiên quyết để tạo nên các mối giao hảo vững bền. Hơn bao giờ hết, quyền lợi của các quốc gia đang được thắt chặt vào nhau.

    Mối quan hệ Việt – Cam may mắn chưa đến mức quá nghiêm trọng, nhưng cũng lại phức tạp hơn vì trắng đen không rõ ràng. Một bộ phận người Cam vừa mang ơn chúng ta nhưng cũng vừa oán hận. Các làn sóng nghi ngờ, thậm chí thù hằn đối với người Việt là có thật và đang bị kích động bằng các chiêu bài chính trị. Nhưng tôi tin rằng hai nước hoàn toàn có thể gác lại quá khứ sang một bên, hóa giải ân oán như chúng ta đã từng làm với Nhật, Pháp, Mỹ. Nếu chúng ta có thể tha thứ được cho kẻ thù, tại sao không thể lắng nghe tâm tư của kẻ mình từng cứu nạn? Và để hóa giải thì buộc phải có sự chân thành, phải có thành ý thực sự muốn tìm hiểu tại sao người hàng xóm lại ghét và nghi ngờ tấm chân tình của mình đến thế dù được mình cứu sống. Trước khi mắng họ vô ơn, hãy kiềm chế cơn giận và lắng nghe họ giãi bày.

    © Nguyễn Phương Mai

    © Hiệu đính & Biên tập: The X-File of History

    © Ảnh: một cuộc biểu tình chống Việt Nam ở Phnompenh (Campuchia) tháng 10/2014

    • Chú thích & Tài liệu tham khảo:

    [1] — Nhiều người Cam gọi Việt là "youn", nhưng một số không hiểu nghĩa. Một cách lý giải khác cho từ này là do chiết xuất từ chữ Yueh theo cách người Tàu gọi người Việt.

    [2] — http://www.phnompenhpost.com/…/out-20-my-friends-17-hate-vi…

    [3] — Con số người Cam chết được trích từ tư liệu của cuốn "Cambodia's Curse: The Modern History of a Troubled Land" (Lời nguyền của Campuchia: Lịch sử hiện đại của một mảnh đất đầy trắc trở), tác giả Joel Brinkley.

    [4] — Trong cuốn hồi ký, cựu Thứ trưởng Trần Quang Cơ, có nhắc đến: "Kết quả được ghi lại trong một văn bản gọi là "Biên bản tóm tắt" gồm 8 điểm, thì có tới 7 điểm nói về vấn đề Campuchia, chỉ có 1 điểm nói về cải thiện quan hệ giữa hai nước; mà thực chất chỉ là nhắc lại lập trường cũ Trung Quốc gắn việc giải quyết vấn đề Campuchia với bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong 7 điểm về Campuchia, 2 điểm là những điểm có tính chất chung về mặt quốc tế mà 2 bên đang còn tranh cãi (giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia; rút hết quân Việt Nam ở Campuchia), còn 5 điểm thì hoàn toàn là đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc. Không có điểm nào theo yêu cầu của ta cả."

    [5] — Cuốn sách đen (The Black book) của Khmer Đỏ ám chỉ rằng chẳng ai tin con cá sấu, kể cả khi nó rơi nước mắt.

    Để viết bài này, tôi đã đọc khá nhiều. Và đương nhiên không có cuốn nào là khách quan tuyệt đối 100% cả. Vấn đề là khách quan đến đâu. Muốn tiến gần đến sự thật do vậy không có cách nào khác là phải tìm đọc từ nhiều nguồn. Dưới đây là một vài cuốn sách mà cá nhân tôi cho là có khá nhiều thông tin cho những ai muốn tìm một góc nhìn khác, hoặc một ý kiến ngoài cuộc về lịch sử của mối quan hệ Việt — Cam. Bạn không nhất thiết phải đồng ý với các tác giả, nhưng đọc để tham khảo, so sánh, và biết các nhà sử học quốc tế nhìn nhận chúng ta như thế nào.

    1. "Why Vietnam Invaded Cambodia: Political Culture and the Causes of War" (Tại sao Việt Nam xâm lược Campuchia — Văn hóa chính trị và nguyên nhân của cuộc chiến), tác giả Stephen J. Morris

    2. Genocide by Proxy: Cambodian Pawn on a Superpower Chessboard (Con tốt đen Campuchia trong ván cờ của các nước lớn), của tác giả Micheal Haas.

    3. A History of Cambodia (Lịch sử Campuchia), của David Chandler

    4. Cambodia's Curse: The Modern History of a Troubled Land (Lời nguyền của Campuchia: Lịch sử hiện đại của một mảnh đất nhiều thăng trầm), của Joel Brinkley

    .

    1. Bạn gọi quá trình VN mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam là gì tùy cá nhân bạn. Ở bài này, tôi chỉ đưa ra hai cách nhìn, một là của lịch sử VN: tức "mở cõi"; hai là của người Cam: mất nước. Bản thân tôi chấp nhận cả hai. Quan điểm của tôi là luôn nhìn lịch sử thông qua những mất mát cũng như vinh quang của cả hai phe.

    2. Người Cam đương nhiên biết ơn người Việt, Hun Sen lại càng biết ơn hơn. Đó là sự thật! Thế nên ông ấy mới lên tiếng đính chính là "người Việt không xâm lược, mà là cứu sống Campuchia. Không có người Việt, dân Cam chắc không chỉ dừng lại ở con số hơn 2 triệu người chết dưới bàn tay diệt chủng man rợ của Khmer Đỏ.

    3. Tuy nhiên, cùng với sự biết ơn đó là sự oán ghét CHƯA thể nguôi ngoai. Tâm lý người Cam vì vậy rất nhạy cảm, vì họ vừa biết ơn lại mang oán. Thế nên mới có chuyện trong khi chúng ta tưởng họ mang ơn mình thì họ đốt cờ VN. Mối thù này tuy không bùng phát ra ngoài, không phải ai ai cũng mang trong đầu, nhưng nó là mối thù có thật, và nó được các đảng đối lập lợi dụng triệt để để thu hút phiếu bầu.

    4. Một số bạn ngang nhiên nói rằng bản chất của người Cam là như thế: họ là lũ VÔ ƠN. Nói thế thì có khác gì những người Trung Quốc mắng VN vô ơn, được TQ giúp cho bao nhiêu để chống Pháp, kháng Mỹ… mà nay lại phản bội họ? Có bao nhiêu người TQ có thể ngồi xuống bình tĩnh lắng nghe người Việt giải thích ngọn ngành? Nếu mình không thể làm được thế với Campuchia thì đừng đòi hỏi TQ phải hiểu tại sao VN nổi giận.

    5. Một số bạn bảo sao lại nói ra chuyện này, không có lợi. Tôi cho rằng nhiều người Việt không hề biết một bộ phận dân Campuchia lại có thể ghét mình đến mức này. Nếu phải lựa chọn giữa hai trường hợp: (1) — Sống cạnh một người hàng xóm ghét mình nhưng mình BIẾT TẠI SAO nó ghét mình để mà còn tìm cách hóa giải ân oán, và (2) — Sống cạnh một người hàng xóm ghét mình nhưng minh KHÔNG HỀ BIẾT, lại cứ tưởng nó MANG ƠN mình nhiều lắm. Bạn chọn cách nào?

    6. Tuy nhiên, nếu bạn hỏi tôi sẽ làm gì với tư cách cá nhân, thì tôi xin thưa là sẽ gửi tất cả những người bạn Campuchia mình quen biết một lá thư, nói rằng mày biết không, có một ông nhà thơ ở nước tao tên Nguyen Duy nói rằng: "bên nào thắng thì nhân dân cũng bại". Tao hiểu tại sao mày cáu, tao hiểu tại sao mày ghét người Việt. Tao hứa sẽ tìm hiểu thêm về lịch sử. Nhưng đó là chuyện của chính phủ với nhau, xin mày đừng lẫn lộn với chuyện của dân đen.

    Tôi cung cấp thêm về sự kiện người Cam bài Việt! Tôi chọn 4 nhóm link, để có sự khách quan. Một nhóm của báo Cam, nhóm thứ 2 của báo Việt (hai thứ tiếng của báo Thanh Niên và Dân Trí), hai nhóm còn lại là của phương Tây, và Ả rập — được tôi coi như hãng thông tấn có vai trò làm cân bằng cán cân với phương Tây.

    [Báo chính thống của Campuchia]

    http://www.cambodiadaily.com/…/khmer-krom-protesters-burn-…/

    http://www.cambodiadaily.com/…/nationalists-renege-on-thre…/

    [Báo Việt Nam]

    http://dantri.com.vn/…/mot-nguoi-viet-tai-campuchia-bi-danh…

    http://www.thanhniennews.com/…/vietnam-pm-asks-cambodia-to-…

    [Hãng thông tấn Al-Jazeera (Ả rập)]

    http://www.aljazeera.com/…/cambodia-protests-unmask-anti-vi…

    [Hãng thông tấn Reuter]

    http://www.reuters.com/…/us-cambodia-racism-idUSBREA3R1CN20…
     
  19. ConChymBay

    ConChymBay Tears of the Kingdom

    Tham gia ngày:
    23/3/15
    Bài viết:
    25,497
    dài quá.cần tóm tắt
     
  20. Odisey

    Odisey The Miscast Sorcerer GVN LEGENDARY ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    24/6/03
    Bài viết:
    40,795
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Cái này là nhu cầu chính trị của xứ nó , chứ chả phải sự thực hay không sự thực nữa . Cho nên biện pháp luôn chỉ có một là phải mạnh hơn người khác , lúc đó mới không cần phải quan tâm tụi nó lảm nhảm cái gì .
     

Chia sẻ trang này