Đứa bạn hồi cấp 1 của tôi nó gay đi xem phim này thấy khán giả thì thầm “nhân vật này gay à?” thế là triggered về nhà viết văn tế Đến các bạn LGBT còn không chấp nhận người khác gọi mình là gay thì vl
Phim này, cảm giác đạo diễn dùng phim để kể câu chuyện của chính mình nhiều hơn. Kiểu phim làm ra để tự sự, trải lòng nên không có yếu tố thị trường trong phim. Các tình huống kịch tính nhất cũng diễn ra và giải quyết khá nhẹ nhàng. Mà cũng nhờ thế nên câu chuyện của phim diễn ra cũng tự nhiên hơn và không có phô như người ta tưởng tượng về phim. So với phim khác cùng đề tài là Hot Boy Nổi Loạn thì HBNL dễ coi hơn và kịch tính hơn, kết phim cũng thấy bế tắc hơn cho nhân vật. Còn TMCĐ thì cái kết nó bình bình quá, mông lung quá. Đến khi kết phim rồi mình mới kịp nhận ra cái cao trào trước đó là cao trào chính. Phim kết nhẹ nhàng quá, không happy mà cũng không hẳn là sad ending.
Phim kết vậy là happy rồi, happy cho hầu hết các nhân vật luôn. 2 thanh niên được mẹ công nhận, làm xong việc của con trai độc đinh rồi đều sang Mỹ sống ko ảnh hưởng gì đến cuộc sống ở nhà nữa. Bà mẹ cũng được thanh thản không còn bị gò ép vào gánh nặng làm dâu trưởng nữa. Nhà bà Ba thì có cái xưởng giờ tự đi mà lo làm ăn, cô Út thì được cái nhà sống chăm nốt bà mẹ. Phim này nó đơn giản, nhẹ nhàng đời thường, kịch bản với chỉ đạo tốt, chỉn chu về nhiều mặt, nhiều chi tiết tinh tế. Vì nó đơn giản bình thường quá nên thành ra xem nó bình bình. Có cái cao trào cuối phim thì đẩy lên nhanh rồi tụt cũng nhanh quá, trong khi cái thử thách chính là làm sao nói với bà mẹ để bà mẹ chấp nhận lại bị làm gấp.
Tôi thì vẫn thấy nó có chút sad, vì ku Văn đến cuối cùng vẫn chưa thể đường hoàng nói chuyện với mẹ nó về Ian, điều mà nó phải có trách nhiệm nói với Ian khi đưa về quê. Cái nữa là, cuối cùng mới chỉ có mẹ là chấp nhận Ian, chứ mọi người trong nhà vẫn còn dè dặt lắm. Đặc biệt vợ chú 3 và thằng Khôi vẫn còn kì thị ra mặt. Sau này 2 đứa nó vẫn còn phải đưa nhau về VN thăm mồ mả ông bà. Lại phải đối mặt với bà con hàng xóm. Và cái mâu thuẫn này chưa được giải quyết tới cùng. Bởi thế, happy là 2 đứa nó được ở với nhau, được mẹ chấp nhận. Nhưng sad lại ở chỗ mọi người xung quanh vẫn còn ánh nhìn khác. Giống như ku Ian nó có nói lúc trong nhà tắm: "em không muốn ở đây" nghĩa là nó vẫn muốn được đường hoàng chính thức được tất cả mọi người trong nhà đón nhận hơn.
Mình đi xem phim hai lần, một là tự đi, lần thứ hai là đi cùng bạn, vì thấy phim rất đáng để ra rạp thưởng thức nên lôi kéo dùm ekip Về điểm sáng của phim, thì cô Hồng Đào thể hiện quá tốt nhân vật người mẹ trong phim, một người dâu trưởng goá chồng từ rất sớm, gánh vác cả gia đình chồng cả ngần ấy năm, hạnh phúc riêng của bản thân được gửi gắm qua đoạn hội thoại ngắn với Văn, câu thoại "Mẹ làm vợ thì ít mà làm dâu thì nhiều" làm mình thấy xúc động vô cùng. Và bộ phim xây dựng được một người mẹ tuyệt vời theo một câu nói mà mình rất thích: "All parents know who their children are, they just don't always say it out loud". Có những phân đoạn ngắn thôi, chỉ cần nhìn ánh mắt của người mẹ, là khán giả nhận ra được bà ấy đang nghĩ gì, và bộ phim cũng rất biết khai thác điểm mạnh này của cô Hồng Đào, quay cận cảnh biểu cảm khuôn mặt và có những góc quay đặc tả riêng người mẹ rất đẹp, như đoạn nhìn từ cửa buồng, dáng vẻ cô độc và phiền lòng vô cùng. Khen mãi thì dài dòng quá, nhưng mà không khen tiếp thì thấy chưa đủ, đoạn tiễn hai cậu nam chính ra sân bay, chỉ một tích tắc người mẹ ôm từng người, ánh mắt thay đổi ngay lập tức, giờ nhớ lại mới thấy cô diễn hay quá chừng, nhã thoại rành rọt, rõ ràng, âm sắc vẫn còn lanh lảnh nhưng đã được tiết chế, trầm nặng và mang nhiều nỗi lòng hơn. Mong chờ nhất và cũng đã thoả mãn với lần trở lại điện ảnh này của cô. Nhân vật người mẹ là xương sống của bộ phim, nếu phân theo kiểu phiên vị của phim Tàu, thì vai này phải là nhất phiên, còn hai cậu kia kế tiếp, ekip từ việc chọn poster cho đến quảng bá đều đẩy mạnh và có phần dùng chuyện tình đồng tính để thu hút khán giả, việc này vô hình vừa lợi vừa hại, đấy là theo ý kiến chủ quan của mình. Phim này có nhiều poster rất đẹp, và xứng đáng được quảng bá để thu hút khán giả hơn, ví như ảnh này, nhìn vào thấy cả một câu chuyện về nỗi niềm của người mẹ qua ánh nhìn đứa con của mình. Hai bạn nam chính thì chỉ tạm ổn thôi, hình như đều là diễn viên mới, lại nhận vai như thế này thì khó mà đòi hỏi thêm, nhất là hình như hai bạn là trai thẳng (?), đài từ còn cứng và chưa thể hiện được cảm xúc rõ ràng, nhưng có điều đẹp đôi quá, đứng chung khung hình nhìn ưng mắt lắm, và chọn ngoại hình cũng hợp với tâm lý nhân vật, lúc chưa xem phim mình nghĩ bạn Việt kiều về ở nhờ nhà sẽ không hợp vai, nhưng ai nhè bạn có đất diễn nhiều hơn một chút, và cũng làm tốt hơn, ánh mắt ở phân đoạn nhảy cùng nhau ở hội chợ kiểu vừa thu hút, nhưng cũng rợn rợn người, đa số ai xem đến đoạn đó đều ồ à. Bạn Nâu thì có phân đoạn nằm cuộn người ở chân mẹ gợi nhiều cảm xúc, ngôn ngữ hình thể mang nhiều ý nghĩa, buồn phiền và bị trói buộc, cô độc bởi chính những gút mắc của cuộc đời ngay trước mặt người sinh ra mình. Tình cảm đồng tính trong phim này nhẹ nhàng và dễ thương, nhiều khán giả sẽ thấy đồng cảm với sự "lén lút" của hai bạn nam, không cần phải gồng gượng, đao to búa lớn, gai góc gì cả, cách tiếp cận này dễ gây thiện cảm cho nhiều nhóm đối tượng khán giả khác nhau, sạch sẽ và văn minh. Dàn vai phụ còn lại xuất sắc, nhất là vai bà nội, phân đoạn lén trao "tài sản" cho thằng cháu nội làm mình khóc luôn, vì nhớ bà của mình, và vai bà nội cũng được xây dựng để giải quyết nhiều vấn đề trong phim khá hợp lý. Cô Út ế chồng được thể hiện duyên dáng và vừa đủ. Gia đình còn lại trong phim cũng thể hiện rất tốt, đẩy cao trào của phim lên đỉnh điểm, và nhân vật Khôi - em họ, mình nghi ngờ biên kịch và đạo diễn muốn xây dựng dữ dội hơn, nhưng chắc cân đo đong đếm rồi cuối cùng thành ra như trong phim. Nội dung của phim thì không có gì mới mẻ, nhưng là vấn đề muôn thuở không chỉ của riêng mấy bạn Gay, mà kiểu như là trách nhiệm, là gánh nặng của cháu Đích tôn ở mỗi gia đình ấy, chỉ là với cậu nam chính thì nó sẽ khó khăn hơn ở một mặt riêng, và phim giải quyết nút thắt này bằng phân đoạn chạm mặt và xung đột gia đình vừa vặn và hợp lý, dù là có người sẽ không vừa ý. Một điểm cộng của phim là đoạn kết, mang thông điệp rõ ràng và được thể hiện tinh tế, nhưng cũng gần gũi và đầy sức nặng, rất điện ảnh và đánh thẳng vào cảm xúc của khán giả, khiến người xem liên tưởng đến người mẹ, và cứ thế cảm xúc sẽ dâng trào và được xoa dịu bằng bài hát chủ đề ngay sau đó. Màu phim đẹp, dễ chịu và trong trẻo, mình cứ lo nó sẽ bị ám vàng hoặc y xì "Call Me By Your Name", phục trang của phim cũng được chăm chút, kiểu dáng và màu sắc gần gũi, hài hoà với tổng thể. Góc quay thì bình thường thôi, và ngoại cảnh cũng không có gì đặc sắc, mình để ý có một phân đoạn máy quay bị rung nhẹ. Cái này khen không biết có thừa không, nhưng team mỹ thuật và tạo hình của phim rất có tâm để dựng nên một vùng quê miền Tây chân chất, quê mùa và thân thuộc qua những chi tiết bình dị. Nên tổng thể về mặt hình ảnh của bộ phim vừa vặn và dễ chịu. Nhịp phim chậm và theo mình có những phân đoạn không cần thiết, có thể đạo diễn muốn mang một chút văn hoá tâm linh của người Việt lên màn ảnh, nhưng cách xử lý chưa được tinh tế, và nó làm mạch phim bị lê thê không cần thiết. Và hai bạn nam chính cũng chưa đủ khả năng để xử lý những phân đoạn kiểu như thế này. Nhạc phim thì có bài ở credit rất hay, nó kiểu như một lời kết thật sự cho cả bộ phim, thay lời muốn nói cho tâm tư của nhân vật và dành tặng cho những khán giả vừa thưởng thức trọn vẹn bộ phim, vì mình tin là ai nghe lời của bài này đều sẽ thấy bản thân của mình trong đấy. Đây cũng là một trong những lý do để mình đi xem phim này từ lần đầu tiên nghe được. Có một điều không thích thôi là âm thanh ở những phân đoạn "tâm linh" không được tốt theo cảm quan của mình, khá khó chịu thay vì mang lại không khí trang nghiêm và tĩnh lặng, còn lại thì ổn. Một điểm cộng nhỏ của phim là lựa một bản Bolero gần như ai cũng thuộc, nhiều ẩn ý và được xuất hiện ở một phân đoạn quan trọng của phim, và nhất là nó hoà hợp với bối cảnh và không gian mà phim xây dựng, lúc bài hát vang lên là khán giả tự lẩm nhẩm theo, túc tắc rung đùi khoái chí trong vô thức ngay. Và cuối cùng, nếu bạn đi xem phim với tâm thế ngắm nhìn những phân đoạn tình cảm mùi mẫn, nắm tay nhau đối diện với thử thách cuộc đời và từ gia đình của hai bạn nam chính, thì bạn sẽ thất vọng. Còn nếu muốn ra rạp để có những phút giây nghĩ về gia đình, và nhất là mẹ của mình, thì "Thưa Mẹ Con Đi" là một lựa chọn xứng đáng ở thời điểm hiện tại.
Cảm ơn bạn đã dành tình cảm cho sản phẩm của mình và ekip. Tụi mình sắp ra mắt teaser phim về đồng tính nữ cũng sẽ phát hành trong năm nay cùng dàn sao hạng A+. Mong sẽ có được sự quan tâm từ bạn.
Cái này thì chắc là mình dân miền Tây, thấy có nhiều thứ quen thuộc nên mặc định như vậy, chứ thật ra viết vùng quê là được rồi. Đoạn tắm sông bị cắt đi này, lô tô hội chợ, đàn ngỗng, xe nước mía, mấy bản bolero nữa,... Là những thứ rất quen thuộc ở xứ mình. Và đa số dân miền Tây đều biết những thứ này. Từ "chân chất" ở đây tự nhiên bật lên theo cảm quan cá nhân về tổng thể của phim thôi, và về người dân ở xứ này mà mình đã từng quen biết và tiếp xúc trong đời. Kiểu khi viết cảm nhận về phim, suy nghĩ nó tự nhảy thành câu từ ấy.