Vì qua ải Dương Bình sẽ đánh tới Trường An, rồi Lạc Dương. Trong Tam Quốc thì qua ải Dương Bình là con đường ngắn nhất đánh chiếm Trung Nguyên. Còn dưới Lạc Dương có Tương Dương, Tân Dã, Uyển Thành... là nơi phòng thủ kiên cố, rất khó đánh. Nên Quan Công mất Kinh Châu thì gần như Thục Hán sẽ không bao giờ thống nhất Trung Hoa. Gia Cát Lượng chỉ làm nghịch ý trời.
Để xuyên qua thiên hiểm Tần Lĩnh, có 6 con đường được gọi là "Tần Lĩnh lục đạo". Ngoại trừ đường Nghĩa Cốc đến thời sau mới có và đường Vũ Quan đạo nối sang Kinh Châu, 4 con đường còn lại đều nối liền hai bồn địa Hán Trung và Quan Trung theo thứ tự từ Tây sang Đông: Trần Thương đạo, Bao Tà cốc, Thảng Lạc cốc, Tý Ngọ cốc. Trong đó, Trần Thương đạo cách xa Trường An nhất, còn Tý Ngọ cốc nằm ở cực Đông và gần Trường An nhất. Và trong lịch sử Tam Quốc, đa phần những đợt tiến binh của các lực lượng quân sự đều gắn với 3 con đường phía Tây, ngoại trừ Tý Ngọ cốc. Điển hình, Trần Thương đạo là con đường gắn với tích "Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương" của Hàn Tín thời Tây Hán. Thời Tam quốc, đây chính là lộ tuyến Khổng Minh sử dụng trong lần Bắc phạt thứ hai, và cũng là con đường hành quân của Tào Tháo khi bình định Trương Lỗ năm 215. Bao Tà cốc (phía Nam là Bao cốc, phía Bắc là Tà cốc) dài gần 500 dặm, là con đường được sử dụng nhiều nhất trong giao binh Thục - Ngụy. Khổng Minh trong lần Bắc phạt đầu tiên và cuối cùng đều đi đường này. Ngược lại, Tào Tháo, Tào Chân và cuối cùng là Chung Hội cũng đều cử đại binh Nam tiến qua đây. Cuối cùng, Thảng Lạc cốc (phía Nam là Thảng cốc, phía Bắc là Lạc cốc), dài hơn 400 dặm, là lộ tuyến yêu thích nhất của quân Ngụy trong những lần tiến đánh Hán Trung với các đợt tiến quân của Chung Hội, Tào Sảng và Hạ Hầu Huyền. Ngược lại, về phía Thục, Khương Duy cũng từng đi con đường này ra Trầm Lĩnh, Mang Thủy để phạt Ngụy. Vậy tại sao Tý Ngọ cốc lại gần như không được sử dụng trong các xung đột quân sự Thục - Ngụy? Đơn giản, giống như câu "Tần Lĩnh lục đạo, Tý Ngọ vi vương" được truyền khẩu trong lịch sử Trung Quốc, đó là con đường xuyên Tần Lĩnh dài nhất (660 dặm), khó đi và hiểm trở nhất - cho dù cũng đến được gần Trường An nhất (đầu phía Bắc là huyện Đỗ, cách Trường An chỉ hơn 100 dặm). Trước đề xuất của Ngụy Diên, chưa có ai thử hành quân bằng con đường này. Và sau Diên, cũng chỉ có Tào Chân, Đại tư mã nhà Ngụy, mở chiến dịch phạt Thục vào năm 230. Theo Tam quốc chí, chiến dịch ấy bất thành do mưa dầm liên miên, lương thảo hư hại và đặc biệt là "sạn đạo" bị cắt đứt. Các tư liệu ghi lại cho thấy: lần gần nhất "sạn đạo" qua Tý Ngọ cốc được tu bổ là thời Hán Bình đế, khi Vương Mãng cho thông lại con đường này vào năm 05. Như thế, đến thời điểm Bắc phạt của Khổng Minh và Ngụy Diên, đường qua Tý Ngọ cốc đã có hơn 200 năm nằm trong tình trạng hoang phế.
San9 ải Dương Bình án ngữ lối ra vào Hán Trung. Đọc Tam Quốc tớ cũng có ấn tượng ra vào Hán Trung phải qua ải Dương Bình. Sau này xem nhiều map thấy ải Dương Bình chếch hướng về Tây Lương, tớ thắc mắc sao Tào Tháo không tấn công thẳng từ Trường An vào Hán Trung mà vòng theo lối Dương Bình. Cảm ơn anh em giải thích. Không biết vào game sẽ thế nào. Tớ hỏi thêm Nhai Đình nằm đâu mà được coi là cổ họng Hán Trung?
Lấy được Nhai Đình sẽ nắm được Lũng Hữu, vùng trọng yếu chiến lược, tích trữ lương thảo quân nhu, làm bàn đạp để tấn công Quan Trung
Mình bỗ sung thêm nhé: Nhai Đình Quan là quan ải án ngữ tại Lũng Sơn, đây là một dãy núi hiểm trở chia cắt nam bắc thành Lũng Tây(Lũng Hữu vùng KM đang chiếm) và Lũng Đông . Mà từ Trường An đến Lũng Hữu có 2 con đường bộ: 1 là Lũng Sơn Đạo đi qua Nhai Đình là đường núi rất dài 2 là Trần Thương Vị Đạo là đường chính giao thông thuận tiện Vì thế mà đại quân của Khổng Minh trấn giữ con đường này khiến quân Ngụy do bố con Tư Mã lãnh đạo phải đi Lũng Sơn Đạo và thế là bị chặn ở Nhai Đình đang được Mã Tốc giữ.
Tào Tháo đánh Trương Lỗ đi qua Dương Bình Quan là vì DBQ là nơi giáp ranh giữa Hán Trung{Ích Châu} với Vũ Đô{Lương Châu} ,lúc bấy giờ Vũ Đô đang bị người Đê chiếm giữ(chiếm tờ thời Hán Linh Đế) nên Tào Tháo phải dẹp lũ này ko hậu phương không vững chắc.
Như đã nói đây là vùng giáp ranh nên lúc Tào chiếm thì nói của Lương Châu lúc Bị chiếm thì thuộc Ích Châu thay đổi như thay áo. Những trường hợp khác như Bình Nguyên;Thượng Dong;Vũ Đô;v.v cũng như thế ai nắm đấm to hơn thì thuộc về chậu quận của người đó. Còn theo phân khu hành chính của nhà Hán thì thuộc Ích Châu. Bạn tham khảo thêm ở đây nhé: https://zh.m.wikipedia.org/wiki/东汉行政区划
Thấy có mấy nét giống Nobunaga Taishi. Bên Taishi chơi cũng đc, nhưng hơi đơn giản quá. Hy vọng bản này tốt hơn
trong clip này có 1 đoạn duel nè, nhưng mà xem chẳng thấy điều khiển gì cả, có vẻ như vẫn đang ém hàng cho các fan đoán già đoán non xem duel sẽ thế nào :(:(
San14 phải học san9 thêm hình minh họa lúc tướng xuất chiêu, và bỏ cái hình tướng thua trận to đùng đi. Học san11 nuôi ngựa, rèn binh khí để tạo các loại quân, xuất quân được 3 tướng mỗi đạo, thay nhau duel.