Nhiều nhất chứ. Nhện nhọ mới có 3 lần reboot, mà 2 phần bị bắn, phần mới thì chết sớm vì lao lực với dì May Batman nếu tính từ bản 1943 thì cũng 5 lần reboot rồi, The batman mới là lần thứ 6, chưa tính hoạt hình
Lần 1 đi với 2 người bạn, xem mà cứ ngồi nói líu nhíu trong khi đang tập trung làm khó chịu vl. Xem xong 2 đứa nó ra nói phim coi ko hiểu gì hết.
Bài viết về cái cầu thang trong phim Joker, mong các bác ủng hộ https://www.facebook.com/1671612512948782/photos/a.1712644335512266/2260768690699825/?type=1&theater Spoiler Joker - The Stairway to... Pavement Sự thành công của Joker của Heath Ledger, cũng như Spiderman của Tobey Maguire, khiến nhiều người xem ngộ nhận đấy mới là chuẩn mực của nhân vật comic. Mặc dù thật sự, dù rất hay, những phẩm chất đó đôi khi chẳng liên quan đến nhân vật comic gốc (chưa kể "gốc gác" của từng nhân vật cũng không phải ổn định) như người hâm mộ tưởng tượng mà là sự biến hóa của đạo diễn. Bởi vậy, khi xem Joker (2019) mà đi tìm cái điên loạn trong trò chơi hack não bất khả định của gã mặt hề thì coi như là đã... xem nhầm phim. Bộ phim thật sự nằm ở góc nhìn khác, là bức tranh phản ảnh thế giới quan của một kẻ tâm thần khi bị xã hội hoàn toàn bỏ rơi. Có nhiều chi tiết trong phim thể hiện điều này, trong đó là... chiếc cầu thang. Nếu bạn để ý, chiếc cầu thang là hình ảnh lặp đi lặp lại trong bộ phim. Đó không chỉ là chiếc cầu thang dẫn lên khu chung cư của Arthur Fleck, mà còn là cầu thang tàu điện ngầm, cầu thang trong rạp chiếu,.v.v.. Nhưng cầu thang thì có gì mà đáng phải tập trung nhỉ? Hình ảnh đó mang biểu tượng là gì? Thường trong phim ảnh, cầu thang thể hiện sự đi lên/xuống của một cái gì đó, ví dụ như danh vọng, thành công, giai cấp, mơ ước,.v.v.. Một trong những cảnh "cầu thang" trên phim nổi tiếng nhất thế giới chính là cảnh luyện tập trong Rocky. Hình ảnh Rocky chạy bộ lên 72 bậc cầu thang lên đến trước cổng vào Bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia được sắp xếp cuối cùng trong cảnh phim để nêu bật lên nỗ lực chiến thắng chính mình của Rocky (Sylvester Stallone đóng). Cảnh này mang tính biểu tượng đến nỗi nhứng bậc thang ấy giờ mang tên "Rocky steps" và người ta thậm chí còn dựng một bức tượng đồng Rocky để nêu bật biểu tượng này. Hoặc gần đây, trong bộ phim "Ký Sinh Trùng" (Parasite-2019), hình ảnh chiếc cầu thang cũng được nhấn mạnh rất rõ Chiếc cầu thang xuất hiện ở nhiều dạng, trong đó nổi bật nhất là chiếc cầu thang trong nhà gia đình Park, chiếc cầu thang trong tầng hầm bí mật, và chiếc cầu thang dài dằng dặc từ gia đình Park về nhà gia đình Kim. Những chiếc cầu thang là cầu nối từ thượng tầng đến hạ tầng, từ giai cấp giàu có đến kẻ hầu người hạ và tận cùng là thế giới nghèo khó, từ sự xa hoa hào nhoáng đến góc tối thăm thẳm. Câu chuyện của Ký Sinh Trung cũng được bóc lớp qua những tầng ngăn cách nhau bởi chiếc cầu thang, khi người ta ngước nhìn lên hay đưa mắt nhìn xuống - mặc dù thậm chí họ còn chẳng đứng đúng vị trí của minh, Còn cầu thang trong phim Joker thì thế nào? Nó có cả lên cả xuống. Và như bộ truyện Mậu Bình tâm đắc, "lên xuống là vô thường", bởi lên chưa chắc là vinh quang, mà xuống cũng chưa chắc là khổ đau. Ta hãy bắt đầu từ những chiếc cầu thang một. Đầu tiên là chiếc cao thang cao dốc mà Arthur Fleck phải đi hằng ngày để về nhà (xem ảnh). Có thể thấy Arthur từng ngày một lê lết trên cầu thang như hướng đến ước mơ của mình. Đó cũng có thể là nấc thang đi đến cái tốt, cái thiện - những thứ mà xã hội muốn con người hướng đến. Tuy nhiên những lúc đi lên toàn là lúc không khí nặng nề, tăm tối, trong ánh sáng xanh lạnh lẽo, như áp lực từ Gotham không cho phép Arthur. Ngay cả khi có vẻ đi lên thì nhà của Arthur lại nằm trên con dốc đi xuống, là thực tế những gì đang diễn ra với Arthur. Cảnh này lập đi lập lại, càng nhấn mạnh áp lực xã hội đè lên vai nhân vật chính. Tuy nhiên, đi xuống dường như lại là... lối thoát. https://www.youtube.com/watch?v=YJeKohDoZ6M Về cuối phim, khi Arthur chuyển hóa thành Joker, thì khung cảnh lại chẳng còn tăm tối mà lại hóa sáng trưng rực rỡ. Từng bước nhảy, từng cái vung tay đều thể hiện sự phóng túng cao nhất như luồng sinh lực dâng trào ra khỏi thân thế. Nó cũng trái ngược với những bước nhảy căng kéo cơ thể như muốn kéo rách những rào ngăn kìm nén cảm xúc của Arthur sau lần đầu tiên giết người, khiến y trượt vào cơn mơ "ảo vọng". Một chiếc cầu thang khác cũng mang đến hình ảnh tượng tự là chiếc thang máy trong tòa chung cư. Chiếc thang máy - vật dụng quen thuộc - nhưng lại xuất hiện khá ít trong bộ phim, với chỉ 2 cảnh đáng kể: Arthur gặp Sophia Dumond lần đầu tiên và Joker sau khi đản sinh đã dùng nó để đi xuống. Trong chiều đi lên, chiếc thang máy rung lắc đến mức Sophia thốt lên "tòa nhà thật tệ hại" và đứa con gái GiGi lập đi lập lại câu nói ấy. Nó như tiếng vọng vang khiến Sophia muốn "tự sát" bằng hình tượng chĩa tay vào đầu. Arrhur sau đó cũng lập lại y như thế. Đây có phải là điềm báo trước cho mối quan hệ "ảo tưởng" của Arthur cũng như cái chết cho nhân cách này? Còn trong cảnh đi xuống, thì cảnh đấy lại không dài dòng, chỉ đặc tả Joker đứng trong thang máy khi đi xuống. Cảnh sắc không còn nhợt nhạt mà được lên tông màu rất rõ, làm nổi lên những khối sắc màu trên khuôn mặt và bộ đồ của Joker. Màu sắc đậm, nguồn sáng đơn mạnh từ trên xuống khiến khối đen trong bóng của nhân vật nổi rõ hơn tạo độ tương phản sáng-tối cao. Chắc không phải nhắc, đây chính là thủ pháp quen thuộc trong một bộ phim mafia nổi tiếng, Đi xuống có lẽ là lối thoát cho Arthur Fleck? Thật sự đúng chăng? Hay là một sự sai trái? Sai với sai chẳng thể thành đúng cả. Việc đi xuống của Joker tuy mang tính chất phản kháng xã hội đã bỏ rơi và nhạo báng mình, nhưng là theo cách tiêu cực chứ không phải là cách mạng như V for Vendetta. Dù có biện hộ như thế nào, cũng không thể chối từ thực tế là Arthur - kẻ mất nối với xã hội - đã chủ động sa ngã sau khi quả bom "ngày tồi tệ nhất" bị rút chốt, như một vì sao buổi sớm vì muốn vị trí tột bậc khốn cùng không thuộc về mình mà phải rụng rơi khỏi bầu trời. Tuy nhiên, không phải lần "đi xuống" nào cũng xấu xa. Hãy nhớ lại cảnh Arthur lén lút chui vào rạp chiếu phim "Thời đại Tân kỳ" (The Modern Times-1936) nhằm gặp Thomas Wayne. Hãy nhớ lúc Arthur lén đi vào là theo những bậc cầu thang nhỏ đi xuống. Và khi leo lên những bậc cầu thang dẫn lên thế giới thượng lưu và quyền lực, Arthur lại "bước xuống" để nhìn gần hơn một cảnh tượng khiến y bỗng chốc trở lại thành đứa nhóc con nhìn ngắm thần tượng của mình. Ta có thể thấy đôi mắt của Arthur ánh lên niềm hạnh phúc rạng rỡ như thế nào khi xem những thước phim của Charlie Chaplin, một danh hài cũng xuất thân từ số phận khổ đau. Có lẽ trong thoáng chốc, Arthur đã nghĩ mình rồi cũng có thể đạt được danh vọng ấy. Và ngày hôm ấy, nếu giới thượng lưu không chà đạp và vứt bỏ Arthur mà trao cho y một hơi ấm, dù là giả dối, thì có lẽ Joker đã không được "sinh ra". Đáng tiếc, họ vẫn mải mê bảo vệ mình và nhạo báng kẻ dưới, mà không nhìn thấy sóng ngầm từ cơn điên của những kẻ khốn cùng.
Đọc xong thấy phê hẳn, bài viết thể hiện góc độ nghiền ngẫm tỉ mỉ thật. Phim này xứng đáng được nhìn nhận và đánh giá đúng giá trị điện ảnh như vậy, like mạnh cho bác Zainor Dean.
Moá xem mà ko để ý đc nhiều chi tiết đến thế, các bác viết dài viết hay quá. Phim này chắc còn đc bàn luận mấy năm chưa hết!
Cảm ơn mọi người đã ủng hộ Xem qua một số cmt trên fb gần đây thì có vẻ hết chê nội dung phim rồi, mà nhắm vào việc chê hình tượng Joker là loser ko chịu vươn lên. Quào, ko nắm đc tình hình xã hội và tâm lý nhân vật nó khổ vậy đó.
nhưng quan tâm bà này viết lách làm gì, check cái khác của chị tôi, chứ bả viết lách thì cũng bt thôi. đầu 8x mà như này cũng chả phải hiếm hoi độc đáo gì.
Spoiler Ta nghĩ dễ vụ đó là thật lắm, vì bà mẹ luôn dấu Thơ về việc Thomas là người yêu cũ, và là bố đẻ của Thơ. Đa phần Thơ chỉ biết mẹ mình từng làm việc cho Thomas chứ không phải có quan hệ gì đặc biệt. Bản thân Thomas Wayne cũng rất racist với dân nghèo, thông qua cách phát ngôn trên truyền hình. Hình tượng này có vẻ hợp lý, người giàu nhất thành phố toàn tội phạm thì không thể là người trong sạch được
T Spoiler hì bởi, nữa thật nữa giả để không ai biết con tinh trùng và cái trứng nào tạo ra Anh Thơ mà