văn hóa việt nam làm gì có con Unicorn Nếu mà mình lên shark tank thì mình sẽ có 1 câu như này: " Startup ở việt nam chỉ là những con cá chép đang quẫy đạp giữa dòng thác, chỉ có 2 lựa chọn, hóa rồng hoặc chết"
thì rõ qua 3 mùa toàn thấy cá chép chứ có con chép nào đã hóa rồng được đâu, vẫn đang ngụp lặn cả bầy với nhau
unicorn là tầm thế giới rồi, cứ phấn đấu tầm trong nước với khu vực đã, mấy cái kỳ lân kỳ lưng này cũng hữu danh vô thực bỏ mẹ.
Lão CEO WW đúng bựa, giờ nghe đâu đang đi du hí chịch gái ở cái đảo nào đấy, startup thì sắp banh. =)
Không hiểu sao cái mô hình we work nó lại được đầu tư. nó chỉ là thằng đi thuê văn phòng rồi cho thuê lại mà được đầu tư nhiều vkl. Trong khi mùa 1 shark tank cũng có vụ đi thuê lại này mà shark nào cũng chửi
bởiơ miếng bánh vẽ to quá, softbank thì đánh giá về tiềm năng bùng nổ star-up là rất lớn, nhu cầu văn phòng, với co-op space work tương lai sẽ rất lớn vấn đề thực tế là WW đáng lẽ có thể phát triển tốt nếu có 1 lãnh đạo tốt chứ lão kia có tiền xong đổ đốn vào rượu với gái thì hỏi sao chả thụt lùi 1 start-up thành công hay thất bại phụ thuộc lớn vào thằng điều hành, WW thất bại vì lão lãnh đạo nhưng nhìn sang thằng go-jek thì nó thành công cũng bởi vì người lãnh đạo
[Thống kê Shark Tank mùa 3] Tổng vốn rót 22 triệu USD: Shark Việt ‘cân’ gần phân nửa, Shark Bình từ “shark tri kỷ” đã hoá "shark ké", có một cá mập không chi ra đồng nào Theo thống kê của chúng tôi, Shark Bình KHÔNG đầu tư đổi cổ phần cho deal nào solo cả. 3 deal xuống tiền đổi cổ phần đều là "deal ké" gồm Edu2Review (ké Shark Dzung 100.000 USD), Printgo (ké Shark Liên 1 tỷ) và eDoctor (ké Shark Dzung 100.000 USD). Thay vì tên gọi "Shark tri kỷ" như mặc định ban đầu, Shark Bình thường được các Shark gọi đùa là "Shark ké". Shark Tank Việt Nam tập 15 ghi nhận 3 thương vụ gọi vốn cuối cùng của chương trình truyền hình thực tế Thương vụ bạc tỷ - Shark Tank Việt Nam mùa 3. Mùa 3 đã ghi nhận số vốn rót kỷ lục, 518 tỷ đồng, tương đương 22 triệu USD gấp 2,5 lần tổng vốn rót trong mùa 2 và gấp hơn 4 lần tổng vốn rót mùa 1. Vị Shark cam kết rót tiền mạnh nhất là Shark Việt. Không hổ danh với danh xưng "Mr. Wonderful", Shark Việt vẫn giữ phong độ là nhà đầu tư cam kết rót tiền nhiều nhất từ mùa 2 đến nay. Trong mùa 3, Shark Việt cam kết đầu tư 212 tỷ đồng, tương đương 9 triệu USD, chiếm 40% tổng vốn rót của mùa 3. Thống kê của CafeBiz. Các khoản rót bằng USD được quy đổi theo tỷ giá của Vietcombank ngày 5/11 ở mức 1 USD = 23.110 VNĐ. Thương vụ lớn nhất cũng thuộc về Shark Việt với tuyên bố "không thành công thì tôi với ông cùng ra Trâu Quỳ" - thương vụ gọi vốn của nhà khoa học "gàn" Lại Bá Ất, với 6 triệu USD. Một thương vụ khác có giá trị gọi vốn tương đương là Luxstay - thương vụ "hack não" nhất Shark Tank cả 3 mùa với sự chung tay rót vốn của cả 3 cá mập - Shark Việt, Shark Hưng và Shark Thủy. Một sự trùng hợp là vị Shark rót tiền nhiều thứ 2 trong mùa 3 cũng chính là vị cá mập rót tiền nhiều thứ nhì mùa 2 - Shark Hưng, với gần 107 tỷ đồng. Ba Shark sử dụng đa dạng công cụ tài chính trong đầu tư là Shark Dzung, Shark Thủy và Shark Bình . Bên cạnh việc đầu tư lấy cổ phần đơn thuần, công cụ được các Shark ưa dùng là Convertible Loan (Khoản vay chuyển đổi). Riêng Shark Bình sử dụng công cụ tài chính là khoản vay thông thường, không chuyển đổi. Việc rót vốn đầu tư đổi cổ phần chỉ 5,6 tỷ, trong khi cho vay 27,7 tỷ đồng khiến Shark Bình được độc giả gán cho cái tên "Bank Tank". Ngoài ra, theo thống kê của chúng tôi, Shark Bình KHÔNG đầu tư đổi cổ phần deal nào solo cả. 3 deal xuống tiền đổi cổ phần đều là "đi ké" gồm Edu2Review (ké Shark Dzung 100.000 USD), Printgo (ké Shark Liên 1 tỷ) và eDoctor (ké Shark Dzung 100.000 USD). Thay vì tên gọi "Shark tri kỷ" như mặc định ban đầu, Shark Bình thường được các Shark gọi đùa là "Shark ké". Bên cạnh đó, có một vị cá mập không cam kết rót đồng vốn nào. Shark Linh tham dự mùa 3 với tư cách khách mời, đại diện cho Vingroup Ventures. Sau 3 tập ngồi ghế nóng, Shark Linh đưa ra 1 offer duy nhất cho Dalat Foodie nhưng bị startup này từ chối để nhận offer của Shark Việt.
Ý là ở đông nam á thì bao nhiêu kì lân là có lợi nhuận hay vẫn đốt tiền của nhà đầu tư mà sống như grab, gojek, đến bọn lazada vẫn còn đốt tiền ở việt nam nữa kìa. bài học uber và wework còn đó. Nên dù có tỷ đô nhưng cũng chỉ là tiền nhà đầu tư thôi.
thực tế các start-up tầm thế giới vẫn đang đốt tiền chứ chả riêng ai cả youtube vẫn báo lỗ về công ty mẹ đó thôi