Cột truyện của MB là nội tâm lesor của Ngạn. Truyện có thể mô tả dễ dàng chứ phim thì khó. Có 1 điểm mình ko thích là phim là nói về Đo Đo hơi sơ sài, chưa đủ để người xem đồng cảm cùng Ngạn khi muốn về Đo Đo.
Truyện TTHVTCX có đoạn thằng bạn hay bắt nạt bọn thằng Tường nó rủ con bé hàng xóm chơi trò người lớn,bị bố con nhóc bắt gặp ổng cưỡi trâu dí thằng này chạy khắp xóm
bối cảnh thành phố Huế đôi lúc thấy mấy hộp đêm như Sài Gòn trước 75, rồi sách của HL mượn là tự tiếng Pháp nhưng tiền trong film vẫn có quốc huy VN sau này. Về dựng bối cảnh thì CGDTHQ và TTHVTCX vẫn tốt hơn
Xin 1000 info với. CCTVLC có cái đoạn bà Mỹ Tâm hát rất hay, nhưng HAT hát thì như cc luôn. Mềnh nghe được 2-3 bài gì đấy của HAT ( Tháng 4/ CMTY/ ..), có cả cover thấy ok, còn lại chịu. Chính cái chỗ Ch/ Tr ấy làm giọng tay Quỳnh unique đấy .
Dù bối cảnh truyện và phim không liên quan gì đến lịch sử, chính trị gì, nhưng thích thì ta cứ thử so xem Timeline trong truyện cơ bản như sau (có thể hơi lệch): - Năm 1949: Dũng ra đời - Năm 1952: Ngạn, Hà Lan ra đời tại làng Đo Đo (Quảng Nam) - Năm 1959: Ngạn, Hà Lan đi học lớp thầy Phu, Hà Lan và Ngạn quen nhau, trở thành đôi bạn thân. - Năm 1968: Ngạn, Hà Lan bắt đầu lên thành phố học lớp 10. Hà Lan học trường nữ, Ngạn học cùng lớp với Dũng (nhà Dũng khai giảm đi 3 tuổi để trốn quân dịch). Dũng gặp Hà Lan - Năm 1969: Hà Lan mang bầu - Năm 1970: Ngạn đỗ tú tài, đi Quy Nhơn học sư phạm. Dũng rớt phải đi quân dịch. Trà Long ra đời - Năm 1971: Dũng đi quân dịch về, cưới Bích Hoàng, Hà Lan viết thư báo tin cho Ngạn. Hà Lan được bà cô cấp vốn mở tiệm may, gửi Trà Long về Đo Đo cho bà ngoại - Năm 1972: Ngạn học xong trường Sư Phạm Quy Nhơn, về Đo Đo dạy học - Năm 1977: Trà Long vào lớp 1 tại trường tiểu học Đo Đo - Năm 1983: Trà Long rời Đo Đo ra huyện học cấp 2 - Năm 1986: Trong 1 lần Ngạn cùng Trà Long ra thành phố thăm, gặp Hà Lan đang quen Linh. Sau khi thấy Trà Long rất giống mẹ, Linh lờ mờ nhận ra và hỏi, Hà Lan thừa nhận có con riêng, sau đó Linh chia tay Hà Lan. - Năm 1987: Trà Long thi vào trung học sư phạm ở thành phố - Năm 1989: Hà Lan lấy chồng, Ngạn không dự đám cưới. - Năm 1990: Trà Long tốt nghiệp, về Đo Đo trở thành cô giáo, ngày càng yêu quý Ngạn. Hà Lan, mẹ Hà Lan, mẹ Ngạn đều mong muốn Trà Long đến với Ngạn. Tuy nhiên sau lần hôn Trà Long trong rừng sim, Ngạn nhận ra tình yêu dành cho Trà Long chỉ là sự tiếp tục tình yêu dành cho Hà Lan. Ngạn quyết định rời bỏ Đo Đo. Như vậy, trong phim lúc Hà Lan đã mở tiệm may kiếm tiền rồi bỏ vào hộp thì là đã giải phóng rồi, chi tiết tiền có quốc huy của CHXHCN Việt Nam cũng hợp lý. Lúc Trà Long đi học ở trường tiểu học học sinh cũng đã đeo khăn quàng đỏ. Ngoài ra có 2 chi tiết phim chưa phù hợp nếu so với lịch sử: 1. Hà Lan dùng cao sao vàng - một sản phẩm của miền Bắc để xức cho Ngạn (Đáng nhẽ phải là lọ dầu gió) 2. Bà cô Hà Lan nói dối với Ngạn là "Nó ra Quảng Bình thăm họ hàng rồi" - ko hợp lý vì Quảng Bình lúc này (1969) thuộc địa phận miền Bắc quản lý.
Phim hay vì kịch bản gây nhiều tiếc nuối cho khán giả. Vợ ngồi khóc sướt mướt, mình cũng rơm rớm. Góc quay, diễn viên chỉ ở mức tròn vai, nhiều đoạn còn sượng. Mỗi đoạn Hồng chửi Ngạn là thấy diễn xuất hay. Đạo diễn ác, cố tình đì Hồng lấy nc mắt người xem, chứ ở cạnh mười mấy năm làm gì có chuyện tỏ tình vẫn bóng gió như phim. Phim này em nó khổ nhất chứ hai mẹ con Long Lan vẫn còn sướng chán.
Đoạn ending (Bản phim) cuối cùng Hà Lan chắc vẫn không yêu Ngạn đâu nhỉ. Chạy theo đoàn tàu chắc kiểu chạnh lòng thôi.
mới đọc sơ qua thấy sai rồi, trong truyện khi Trà Long lớp 9 thì Ngạn 31 tuổi (lời của nhân vật). lớp 9 là 15 tuổi thì 2 người cách nhau 16 năm chứ sao lại 1952 - 1970
Đó là dạng kết thúc mở, cho khán giả tự tưởng tượng ending. Chứ phũ quá cũng thảm cho Ngạn. Nó giúp phim đỡ bức bối hơn truyện.
Đoạn rượt theo lợi dụng Slow motion quá nên nhìn hơi sến súa, mình nghĩ cho HL đứng đâu đó dõi theo đoàn tàu thôi chứ ko cần rượt theo cũng dc