[sợ hãi]Người ra đi đầu ko ngoảnh lại.Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Dr.Strange, 17/2/20.

  1. Dr.Strange

    Dr.Strange Phế nhân thiên cổ ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ CHAMPION

    Tham gia ngày:
    2/11/16
    Bài viết:
    17,767
    Nơi ở:
    Trường vuông tròn méo
    Chiến tranh biên giới 1979: Bộ chỉ huy TQ sững sờ trước chiến thuật của Việt Nam, tổn thất chấn động cả Quân ủy trung ương TQ
    [​IMG]

    Trang quân sự Xilu (TQ) dẫn nhiều báo cáo, nói chỉ trong hai ngày đầu cuộc chiến, PLA đã bị tổn thất khoảng 4.000 lính, làm chấn động cả Quân ủy trung ương Trung Quốc.



    Hàng loạt vấn đề tồn đọng của PLA bị bộc lộ

    Phân tích của Global Security chỉ ra, cuộc xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) thể hiện hàng loạt sai lầm trong chiến thuật quân sự - từ quá trình huấn luyện, chuẩn bị nguồn lực và cả kinh nghiệm của binh sĩ.

    Việc thiếu bản đồ và la bàn chất lượng khiến lính Trung Quốc thường xuyên bị lạc khi huấn luyện. Sóng phát thanh gần như bị gián đoạn trên địa hình đồi núi. Các sĩ quan chỉ huy không đủ kinh nghiệm để quản lý đội ngũ, dẫn đến nhiều đơn vị PLA rơi vào cảnh thiếu nước trong 24-48 tiếng đồng hồ sau những cuộc tấn công đầu tiên sang đất Việt Nam.

    Ngày 17/2/1979, PLA phát động cuộc xâm lược Việt Nam từ 26 điểm trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam. Quy mô chiến sự nhanh chóng vượt quá khả năng xử lý của hệ thống chỉ huy-kiểm soát-thông tin của quân đội Trung Quốc. Các đơn vị tiền tuyến bị thương vong lớn về người và thiệt hại khí tài đến mức không thể duy trì mục tiêu tiến quân, trong khi các chỉ huy quyết định chờ đợi sự yểm trợ của xe tăng, khiến cho lực lượng tuyến đầu bị hao mòn đáng kể và buộc phải nhận tiếp tế sớm hơn nhiều so với dự định.

    Về phía Việt Nam, các lực lượng dân quân với kinh nghiệm chiến đấu phong phú đã chờ sẵn quân xâm lược. Tạp chí TIME mô tả, người Việt Nam chia cắt bộ binh Trung Quốc bằng hỏa lực súng máy, rồi các bãi mìn và bẫy chông sẽ làm nhiệm vụ còn lại.

    [​IMG]
    Giai đoạn cuối của cuộc xâm lược tháng 2-3/1979 là thời gian giao tranh ác liệt nhất, với việc cánh quân từ Quảng Tây của Trung Quốc - do Hứa Thế Hữu chỉ huy - dồn lực lượng để đánh chiếm Lạng Sơn ngày 2/3. Theo Global Security, quân dân Việt Nam đã áp dụng chiến thuật "vườn không nhà trống" được ưa chuộng, với việc để trống khu vực thành thị và củng cố lực lượng vâp ráp ở địa hình đồi núi xung quanh. Không có một con đường nào tiến vào thị xã Lạng Sơn an toàn với quân xâm lược, và sau đó PLA hứng tổn thất nặng nề khi rút quân trở về.

    Chiến thuật linh hoạt của Việt Nam

    Tác giả Xiaoming Zhang, trong cuốn Cuộc chiến năm 1979 của Trung Quốc với Việt Nam: Đánh giá lại, chỉ ra PLA đã ít chú ý đến binh pháp và chiến thuật của Quân đội nhân dân Việt Nam, từ đó dẫn đến việc đánh giá thấp năng lực chiến đấu của người Việt Nam.

    Theo tác giả, tài liệu của PLA thừa nhận chiến thuật đánh du kích, sử dụng công binh và dân quân tự vệ của Việt Nam đã thành công "đáng kinh ngạc" trong việc chặn đà tấn công và tiêu hao sinh lực của quân Trung Quốc, trong khi PLA còn mải lo lắng về rủi ro giao tranh với các đơn vị chính quy của quân đội Việt Nam.

    Chiến thuật đánh du kích, sử dụng công binh và dân quân tự vệ của Việt Nam đã thành công "đáng kinh ngạc" trong việc chặn đà tấn công và tiêu hao sinh lực của quân Trung Quốc



    Ông Zhang trích lời một sĩ quan Mỹ đề cập kinh nghiệm trong chiến tranh Việt Nam, nói rằng không thể "xâm nhập, đánh sườn, hoặc bao vây" các cứ điểm của lực lượng Việt Nam mà không hứng chịu thương vong nặng nề.

    Trang Wenxue City nêu trường hợp một binh đoàn thuộc quân khu Quảng Châu, Trung Quốc - cánh quân xâm lược Việt Nam từ hướng Quảng Tây - từng vấp phải các cuộc tấn công của đội du kích Việt Nam gồm... 9 người, trong khi hơn 300 binh lính Trung Quốc di chuyển theo đội hình dày đặc "phơi mình" dưới hỏa lực, tổn thất nghiêm trọng.

    Chiến thuật mà PLA áp dụng khi tiến hành xâm lược là tung thật nhiều binh lính tấn công theo kiểu giáp lá cà bất chấp thương vong. Trang quân sự Xilu (Trung Quốc) dẫn nhiều báo cáo, nói rằng chỉ trong hai ngày đầu của cuộc chiến, PLA đã bị tổn thất khoảng 4.000 lính, làm chấn động cả Quân ủy trung ương Trung Quốc.

    Không chỉ thương vong, quân đội Trung Quốc còn thiệt hại do binh lính ra hàng hoặc bị bắt làm tù binh. Sau chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979, trong PLA lưu truyền một câu nói: "Ở Triều Tiên xuất hiện 180, ở Việt Nam xuất hiện 150". Theo đó, trong cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, Sư 180 Quân đoàn 60 Trung Quốc bị tấn công trong chiến dịch thứ năm, tổn thất hơn 7.000 lính, trong đó hơn 5.000 lính bị bắt. Đây là lần lính Trung Quốc bị bắt làm tù binh nhiều nhất trong các cuộc chiến tranh.

    Đến cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979, Trung đoàn 448, Sư 150, Quân đoàn 50 lặp lại thất bại của Sư 180 khi hơn 200 lính ra hàng. Thất bại muối mặt này khiến Sư 150 cũng như Quân đoàn 50 bị xóa sổ khỏi biên chế quân đội Trung Quốc PLA vào năm 1985.

    [​IMG]
    Thiệt hại lớn về người trong cuộc chiến khiến các chỉ huy quân sự Trung Quốc sau này nhận ra việc dựa dẫm vào chiến thuật "biển người" với đội hình bộ binh dày đặc nhưng thiếu tính cơ động không thể nhanh chóng đạt được những mục tiêu chiến tranh.

    Bên cạnh đó, chiến thuật "biển người" không phải lúc nào cũng có tác dụng trước cách tác chiến linh hoạt của phía Việt Nam. Bài phân tích trên Xilu Trung Quốc đề cập diễn biến ngày 27/2, khi chiến sự bùng lên ác liệt so với trước đó và bộ chỉ huy Trung Quốc quyết định tung lực lượng dự bị hòng đột phá phòng tuyến của quân đội Việt Nam ở Lạng Sơn.

    Tuy nhiên, ngay lúc này, quân đội Việt Nam phát động phản kích từ hướng Đồng Đăng - cứ điểm then chốt ở Lạng Sơn, trước đó qua cuộc chống trả ngoan cường đã bị quân Trung Quốc chiếm lĩnh.

    Ngày 28/2, đòn phản kích của Việt Nam phát huy tác dụng, quân đội Việt Nam chiếm lại phần lớn Đồng Đăng, khiến bộ chỉ huy quân đội Trung Quốc sững sờ. Xilu cho hay, trong chiến dịch này, quân đội Việt Nam áp dụng phương thức tác chiến linh hoạt, phân chia lực lượng thành các nhóm nhỏ vài chục người để tiến hành đột kích binh lính Trung Quốc.

    Xilu bình luận, trong chiến thuật này, quân đội Việt Nam đã có phát huy đặc sắc khi vận dụng các trang thiết bị quân sự. Lượng lớn thiết bị phát thanh vô tuyến xách tay mà quân đội Việt Nam thu được sau thống nhất đã được sử dụng, giúp chiến thuật phân tán lực lượng vận hành hết sức linh hoạt.

    [​IMG]
    [​IMG]


    Trong khi quân đội Trung Quốc trở tay không kịp trước chiến thuật này, chiến dịch của Việt Nam đã lập tức có hiệu quả. Dù Trung Quốc có ưu thế lớn về binh lực, PLA vẫn chịu tổn thất không thể chống đỡ. Theo Xilu, với việc PLA đứng trước thử thách thực chiến quy mô lớn nhất kể từ sau chiến tranh Triều Tiên, sự chênh lệch trong kinh nghiệm chiến đấu đã được thể hiện rõ.

    Điểm yếu của quân Trung Quốc bị khai thác

    Cũng theo Xilu, hệ thống cung ứng hậu cần lạc hậu là nhân tố đáng kể khiến PLA không thể liên kết được chiến thuật bộ binh hạng nhẹ tập kích với lực lượng hậu cần.

    Điểm yếu này đã bị quân đội Việt Nam khai thác ở mức độ lớn nhất, làm cho chiến thuật của Trung Quốc không những bị khuyết thiếu vật tư cung ứng, mà các vấn đề hạn chế của bộ binh cũng cản trở tác chiến liên hợp giữa bộ binh-thiết giáp-pháo binh Trung Quốc. PLA từng thử phát động một số đợt công kích bằng các lực lượng liên hợp, nhưng đành bất lực do các vấn đề huấn luyện, điều phối, hậu cần không đạt yêu cầu.

    Trên Sohu, một cựu binh Trung Quốc từng tham gia cuộc tấn công Việt Nam năm 1979 kể một câu chuyện cho thấy sự lạc hậu của hệ thống chỉ huy thông tin Trung Quốc trong giai đoạn này: "Hứa Thế Hữu - chỉ huy hướng đánh phía Đông, ra lệnh "Tiêu diệt toàn bộ" nhưng khi truyền xuống các đơn vị phía dưới lại chuyển thành "tổ chức phòng ngự tại chỗ" khiến ý đồ chiến thuật bị thất bại, đúng là một trò cười".

    Thất bại chiến thuật trong cuộc xâm lược Việt Nam là một trong những bài học đắt giá cho PLA trên phương diện hiệp đồng nhiều quân chủng. Lực lượng Việt Nam không hề "nằm im chịu trận" như một số lãnh đạo quân sự Trung Quốc ảo tưởng. Một phân tích trên trang blog của Nhân dân Nhật báo chỉ ra, các lực lượng của Việt Nam trong 3 ngày đầu đã khiến 10 sĩ quan chỉ huy cấp sư đoàn của Trung Quốc thiệt mạng. Đặc biệt, lực lượng hậu cần của Trung Quốc bị các đội du kích của Việt Nam tấn công hết sức thê thảm.

    Trang Epoch Times nhận xét, địa hình vùng đồi núi Việt Nam nhiều hang động, cộng thêm việc Việt Nam dành nhiều năm xây dựng công sự đã biến vùng núi phía Bắc thành chuỗi các hang động thông nhau, trở thành "địa lợi" đắc lực cho chiến thuật của quân dân Việt Nam. Sau khi "đại quân" Trung Quốc di chuyển qua, các nhóm du kích Việt Nam sẽ tập kích các đơn vị hậu cần của địch, cắt đứt tuyến tiếp tế và gây khó khăn cực lớn cho việc tiến quân của PLA.

    [​IMG]
    Bảo vệ Đồng Đăng. Tranh: Phạm Lực


    Sự thiếu thốn về quân trang, quân dụng và lương thực đã trở thành nỗi ám ảnh của lính Trung Quốc trong cuộc chiến tranh này. Trên tờ The Paper (Trung Quốc), Kim Đức Vinh, một cựu chiến binh Trung Quốc tham gia xâm lược Việt Nam năm 1979 hồi tưởng:

    "Trên chiến trường không có gì để ăn, bò rừng trở thành lương thực tốt nhất vào thời điểm đó. Nhưng thường thịt bò được nướng mới chín dở đã phải lên đường. Ngay cả khi miếng thịt còn vương máu cũng không ai nỡ vứt đi. Mọi người đều bỏ thịt bò vào hộp đạn súng tiểu liên vừa đi vừa ăn. Do ăn sống nên binh lính Trung Quốc thường gặp bệnh tiêu chảy. Khi đó, rất nhiều binh si bị tiêu chảy nặng. Tôi cũng bị tiêu chảy, quần bẩn thì lột quần từ các thi thể để mặc. Đây là điều phổ biến trên chiến trường".

    Theo TIME, cuộc xâm lược Việt Nam thể hiện mức độ lỗi thời trong chiến thuật và vũ khí Trung Quốc. Ý định "dạy cho Việt Nam một bài học" của lãnh đạo Trung Quốc không thực hiện được, thay vào đó Trung Quốc đã nhận một bài học đắt giá về quân sự.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    03FAED56-7B0F-4460-AA63-F5842F4A53E7.jpeg
    F53D6906-CA8B-41A0-B410-80B19AC165E9.jpeg

    https://m.soha.vn/thomas-billhardt-viet-nam-1979-20190218104700984.htm









     
    hunken45, neyugnhl, s3mk and 24 others like this.
  2. mashimuro

    mashimuro John Marston's Redemption Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/11/04
    Bài viết:
    21,836
    o7
     
    troll, tuanfox5, Hakbit and 4 others like this.
  3. Victory to our people

    Victory to our people Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    18/5/17
    Bài viết:
    1,021
    :8cool_cry::8cool_cry::6cool_sure:
    TTO - Trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979, cả một gia đình người Tày ở Cao Bằng đã tình nguyện cầm súng với lời thề máu lửa: “6 cha con sống cùng sống, chết cùng chết để bảo vệ bản làng, Tổ quốc mình”.
    [​IMG]
    Cụ Lục Văn Vình (hàng dưới, thứ hai từ phải qua) và 5 người con cầm súng bảo vệ biên giới Cao Bằng năm 1979 - Ảnh tư liệu

    Đó là câu chuyện vệ quốc hùng tráng của ông Lục Văn Vình cùng 5 người con trai, con gái ở bản Nà Lung, xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng).

    “Khi đất nước bị xâm lược, bất cứ ai cũng muốn cầm súng bảo vệ xóm làng, Tổ quốc mình. Nhà tôi thấy đó là việc rất bình thường. Ai là người Việt cũng vậy thôi.

    Lục Văn Phiện


    Ông bố 68 tuổi cùng các con cầm súng

    "Gia đình cụ Vình nghèo nhất bản. Khi chưa giải phóng có địa chủ, trung nông và bần cố nông. Bần cố nông lại chia ra bần cố nông trên, bần cố nông trung, bần cố nông dưới. Gia đình cụ Vình thuộc dạng bần cố nông dưới, nghèo hết cỡ luôn" - ông Nông Ngọc Bút, nguyên bí thư xã Ngọc Khê thời điểm năm 1979, cho hay.

    Ông Bút cho biết cụ Vình có tám người con. Năm người con trai thì bốn người đều nhập ngũ đi vào chiến trường miền Nam trước 1975. "Cả huyện Trùng Khánh ngày ấy chỉ hai nhà có bốn người con tham gia cuộc kháng chiến này, trong đó có nhà cụ Vình. Đến thời chiến tranh biên giới 1979, cụ Vình dù tuổi cao vẫn cùng năm người con cầm súng bảo vệ Tổ quốc" - ông Bút khẳng định thêm cả huyện Trùng Khánh chỉ duy nhất nhà cụ Vình có đến sáu người tham gia vệ quốc.

    Nhìn tấm ảnh trắng đen chụp cả nhà cầm súng trên chốt gác do phóng viên Thông tấn xã Việt Nam chụp tháng 2-1979, ông Lục Văn Phiện - 68 tuổi, con trai thứ tư của cụ Vình, hiện sống ở Đắk Lắk - không khỏi bất ngờ. Ông xúc động nhìn ngắm rồi chỉ từng người trong tấm ảnh, nhắc tên.

    "Hôm đó quân bành trướng Trung Quốc đang chiếm các chốt ở trên núi khu vực đằng sau xóm Nà Lung - ông Phiện nhớ lại - Bố và năm anh em tôi cầm súng đứng gác ở ngay dưới chốt nó luôn. Hôm đó lạnh lắm. Phóng viên lên chụp ảnh. Không có sắp đặt gì hết". Trong bức ảnh, hai cô em gái còn mặc trang phục người dân tộc Tày. Các thành viên đều khoác súng bên người, riêng cậu em trai tên Ngôi thì vác khẩu phóng lựu. Bức ảnh chụp thời chiến, ngay chốt gác sát biên giới, nhưng cả ông bố và năm người con đều toát lên sự bình thản, điềm tĩnh đáng ngưỡng mộ.

    Ký ức 41 năm trước ùa về trong tâm trí người đàn ông đã gần 70 tuổi. "Khi kẻ thù bất ngờ đánh sang, nó câu pháo bắn vào đốt phá khu vực nhà dân. Nhà tôi cũng bị giật mìn sập, tan nát hết. Người già, trẻ con sơ tán vào núi. Người còn sức thì bám đất, bám làng chiến đấu" - ông Phiện nhớ lại.

    Khi xã Ngọc Khê thành lập đại đội dân quân, ông Lục Văn Năm - anh cả ông Phiện (đi bộ đội và phục viên năm 1975), đang là phó chủ tịch xã Ngọc Khê - được cử làm chính trị viên đại đội dân quân. Đại đội hơn 100 người, toàn dân trong xã. Riêng gia đình cụ Vình đã đóng góp sáu thành viên. Cụ có tám người con. Khi Trung Quốc tấn công, sáu người con ở nhà thì chỉ có cô con gái út quá nhỏ, không tham gia làm dân quân.

    Cụ Vình là người lớn tuổi nhất đại đội dân quân. Năm ấy cụ Vình - cựu chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Ngọc Khê - đã 68 tuổi. Nhỏ tuổi nhất đại đội dân quân là con gái thứ hai của cụ Vình, cô Lục Thị Niệm, mới 17 tuổi. "Lúc ấy giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, gia đình tôi cùng nhau cầm súng. Tinh thần người dân mình khi đó bừng bừng lắm. Không ai sợ chết. Kể cả mẹ tôi. Bà bảo các con cứ cầm súng đi đánh giặc" - ông Phiện cho hay.
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/2/20
  4. Ivan_

    Ivan_ Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    31/10/12
    Bài viết:
    2,642
    Tự hào :4cool_beauty::4cool_beauty:
     
  5. Mòe Con Hay Sủa

    Mòe Con Hay Sủa Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    4/11/19
    Bài viết:
    0
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Lại nhớ bài này

    XIN MƯA RÀO LÊN ĐỈNH E5

    "Mưa rào....mưa rào...xin mưa rào lên đỉnh E5".
    Các chỉ huy đã rơi nước mắt khi lệnh cho pháo 105 của D10 E150 bắn lên E5. Lính pháo thì thắc mắc sao lại bắn vào tọa độ đó ...anh em biết chuyện ai cũng vừa bắn vừa khóc....
    Đó là câu nói cuối cùng của anh hùng liệt sĩ Lê Trần Mãn trên tổ hợp thông tin.
    (Trích hồi ức Vị Xuyên 1985 của cựu chiến binh ‪#‎ThắngCòng‬).
    Anh hùng Lê Trần Mãn nhập ngũ tháng 3-1979 là y tá của C7 D5 E153 quê Thanh hóa. Khi Trung Quốc phản kích chiếm 685 anh đã ra chiến đấu cùng anh em binh sĩ đẩy lui nhiều đợt phản kích của quân đội Trung Quốc trong những ngày cuối tháng 12 năm 1985....
    Ngày 24/12/1985 sau khi chống trả 8 đợt phản kích của quân địch, thấy địch cắm cờ trên chốt, anh chỉ huy các chiến sĩ tập trung hỏa lực diệt địch tại đây và tiến hành nhổ cờ của quân Trung Quốc cắm.
    Thương vong nhiều đạn dược cạn kiệt, trước nguy cơ mất cao điểm, anh đã gọi về sư đoàn xin pháo bắn trùm lên điểm cao...chấp nhận hy sinh chứ không để mất đất về tay quân xâm lược.
    30 năm trôi qua nhưng cán bộ chiến sĩ E153 vẫn nhớ tới câu nói của anh trên tổ hợp thông tin "Mưa rào....mưa rào...xin mưa rào lên đỉnh E5". Các chỉ huy đã rơi nước mắt khi lệnh cho pháo 105 của D10 E150 bắn lên E5. Lính pháo thì thắc mắc sao lại bắn vào tọa độ đó ...anh em biết chuyện ai cũng vừa bắn vừa khóc....
    Thân xác, xương máu của các anh mãi mãi hòa mình vào mảnh đất Vị Xuyên bảo vệ quê hương, đất nước. Hãy dành tặng cho anh và các đồng đội 1 trái tim nhé.

    [​IMG]
     
    seaaza, Vouu3, neyugnhl and 31 others like this.
  6. electronicvn

    electronicvn Thành viên cấp 5 có nghị lực CHAMPION ➹ Marksman ➹ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/5/02
    Bài viết:
    3,790
    Nơi ở:
    Đà Nẵng
    Hít hà
     
  7. Halfway

    Halfway Mr & Ms Pac-Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/8/11
    Bài viết:
    273
    Đọc bài báo thời chiến Việt Nam nào cũng thấy hay mà học sách sử thấy nó chán với khô khan quá.
     
    phanthieugia and Ờ mày giỏi like this.
  8. KAI_[GVN]

    KAI_[GVN] Minh Nguyệt Thính Phong Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/9/11
    Bài viết:
    4,578
    Ta hây bị xúc động mạnh trước mấy tư liệu chiến tranh kiểu nầy lần nào đọc củng khóc :9cool_too_sad:
     
  9. samurai_999

    samurai_999 Cô Mười nhớ, cô Mười thương Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/7/10
    Bài viết:
    8,073
    chỉ đọc dòng đầu nhưng đã ra nên comment luôn
     
  10. resetlove21

    resetlove21 Crash Bandicoot Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/10/06
    Bài viết:
    12,698
    Sử nó bắt học thuộc lòng ngày tháng năm nào, quân địch bao nhiêu vạn ... thì lại chả chán.
     
  11. StuWolf

    StuWolf Liu Kang, Champion of Earthrealm

    Tham gia ngày:
    25/7/06
    Bài viết:
    5,452
    Nơi ở:
    Silvermoon City
    viendu thích bài này.
  12. Dr.Strange

    Dr.Strange Phế nhân thiên cổ ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ CHAMPION

    Tham gia ngày:
    2/11/16
    Bài viết:
    17,767
    Nơi ở:
    Trường vuông tròn méo
    Sử nó kiểu liệt kê sự kiện thôi có phải kể chuyện đâu mà chả chán

    :8cool_cry::8cool_cry:
    Khói nhà máy cuộn trong sương núi
    Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng
    Ôm đất nước những người áo vải
    Ðã đứng lên thành những anh hùng.

    Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội
    Mỗi bước đường mỗi bước hy sinh
    Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
    Lòng ta bát ngát ánh bình minh.

    Súng nổ rung trời giận dữ
    Người lên như nước vỡ bờ
    Nước Việt Nam từ máu lửa
    Rũ bùn đứng dậy sáng loà.
     
  13. Majima Gorō

    Majima Gorō Idol of Box 50 GVN CHAMPION ♞ Blade Knight ♞ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    18/12/18
    Bài viết:
    23,631
    Nơi ở:
    神室町
    Không nói nhiều, tự hào quá anh em ạ.
     
  14. MCGH

    MCGH Kỹ nữ mua vui cho đời ➳ Sharpshooter ⌖ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/8/07
    Bài viết:
    10,590
    Nơi ở:
    Cần Thơ
    Oai hùng quá :9cool_too_sad:
    Thế mà con cháu sau này đẻ ra một đám tự ti dân tộc :6cool_what:
     
    Kin_Dra and Ờ mày giỏi like this.
  15. leonidas0411

    leonidas0411 Legend of Zelda Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    8/7/09
    Bài viết:
    1,112
    Đề xuất Mặt trận tổ quốc đầu tư làm phim tựa 1979 để đem đi tranh Oscar :>
     
  16. long vuốt cọp

    long vuốt cọp Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    8/12/19
    Bài viết:
    367
    dân ta mỗi khi gặp địch là hóa chao giết địch không khô máu ko về

    còn ko có địch lại quay ra bóp khoái lạc song châu nhau lia lịa
     
  17. LovelyVirut

    LovelyVirut Mr & Ms Pac-Man GameOver

    Tham gia ngày:
    16/4/15
    Bài viết:
    146
    Làm phim về chú bé liên lạc , chạy bo như PUBG , lại chả ăn oscar !
    [​IMG]
     
    JediDarkLord thích bài này.
  18. Hustar

    Hustar Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    1/2/16
    Bài viết:
    776
    Toàn anh hùng dân tộc cả [-O<
     
  19. Mòe Con Hay Sủa

    Mòe Con Hay Sủa Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    4/11/19
    Bài viết:
    0
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Vấn đề này nói cũng nhiều rồi, Hollywood mà nó khai thác sử Việt thì phim bom tấn, Oscar chắc năm nào cũng có :))
     
  20. 934944

    934944 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/8/06
    Bài viết:
    31,015
    Nơi ở:
    đà nẵng
    lúc đó mà tranh thú ăn chút đất thì
     

Chia sẻ trang này