Tại chỉ biết nhìn mọi thứ dưới góc nhìn của bản thân nên không nhận ra thôi, thêm khoản nói dối nữa. Nếu vợ Park nói thật lý do tại sao muốn sa thải tài xế Yoon và bà quản gia là biết mình bị lừa ngay. "Sự dối trá dẫn đến hỗn loạn" - Sam Harris
Do lão bong thích thôi. Cá nhân mình thì thích bản có màu hơn. Phim này thì trắng đen ko có gì đặc sắc lắm.
Chắc là muốn bắt chước Logan Noir . https://en.wikipedia.org/wiki/Logan_(film) . On April 29, 2017, James Mangold announced via Twitter that a black-and-white version of the film entitled Logan Noir would have a limited theatrical run in U.S. theaters, an event set to begin on May 16, 2017. Mangold stated that it was shot as a color film, with awareness that it would play well as a black and white film. The film was re-graded and timed shot by shot for the Noir edition.
Một bài phân tích về background của KST khá hay. Anh em vào đọc tham khảo có gì cùng chém. Spoiler Câu cửa miệng của phụ huynh Việt "thằng đó có việc làm ổn định, yêu nó đi". Ký Sinh Trùng khắc hoạ gia đình Park giàu ở thượng tầng xã hội, và gia đình Kim nghèo ở đáy xã hội. [Park và Kim cũng là 2 họ phổ biến đến độ không-chỉ-ai-cả như Nguyễn và Trần]. Vậy tầng lớp trung lưu? Ký Sinh Trùng miêu tả trung lưu khi nói lướt qua rất nhanh "bán gà" và "bán bánh castella". Sau chiến tranh, Hàn mất 2 thập kỷ để vươn lên cường quốc. Trong giai đoạn 1970s đến 1990s thần kỳ này, lực lượng lao động chính đúng kiểu "thằng đó có việc làm ổn định", là trai làm thuê chuyên nghiệp, tạo nên tầng lớp trung lưu. Giết nhau vào đại học top, ra trường vào làm Tam Tinh (Samsung) là đỉnh cao, mơ ước, chuẩn mực, pháp lệnh của toàn xã hội Hàn. [Học hành thi cử Việt Nam cực kỳ nhẹ nhàng so với Nhật Hàn Sing]. Khủng hoảng tài chính châu Á 1997 thay đổi cơ cấu kinh tế xã hội. "Trai việc làm ổn định" thất nghiệp hàng loạt. Thất nghiệp thì làm gì: bán gà rán. Các chuỗi gà Hàn Quốc nở rộ ở Việt Nam (nhiều ở Phú Mỹ Hưng) là nó đó. Ở đỉnh, số cửa hàng gà ở Hàn hơn gấp đôi tổng số cửa hàng McDonald's trên toàn thế giới, mật độ nhà hàng ở Hàn gấp 6 lần Mỹ. Gà rán Hàn là biểu tượng mới của nền kinh tế sau-khủng-hoảng. Lý do: món dễ ăn ít bị hôi, dễ làm, đòi hỏi ít kỹ năng, dễ tăng quy mô, dễ nhượng quyền, dễ lừa bịp đứa sau mua lại cửa hàng để mình thoái vốn lên đầu nó. Giống như cái câu đùa 2019 của Việt Nam "thạc sĩ du học về chạy Grab", câu đùa cách đây đúng 20 năm ở Hàn là "thạc sĩ học trường top đi rán gà". Trào lưu gà rán ở Hàn tăng mạnh hơn mấy trào lưu trà chanh ở Việt nhiều. Đến nỗi chính chính phủ phải ra tay can thiệp hành chính để kềm tốc độ tăng trưởng lại, cứ như thể kềm tăng trưởng tín dụng. Bong bóng gà vỡ năm 2015, các cửa hàng phá sản hàng loạt. Sau gà là gì. Khoảng 1570s, Bồ Đào Nha mang bánh Pão de Castela từ Castile đến Nagasaki. Người Nhật biến món Bồ thành bánh Castella (カステラ); thấy tên viết bằng Katakana là biết hàng nhập. Đài nhập món này từ Nhật, hype lên. Hàn lại nhập Castella từ Đài. Bánh Castella cũng hype ầm ầm ở Hàn, nhưng thời gian rất ngắn. Ông bố trong Ký Sinh Trùng nhắc đến gà rán và bánh castella. Trong film Nhật và Hàn, phải để ý thật kỹ các kính ngữ, từ vựng, cách nói của nhân vật. Ông bố nói chuyện với ngôn ngữ là người có học - thậm chí học cao, hiểu rất sâu văn hoá kinh tế xã hội, hiểu tâm lý tầng lớp thượng lưu rất rõ, rất biết cách hành xử. Ông bố chính là đặc trưng của "thằng đó có việc làm ổn định" mà phụ huynh Việt thích dạy con theo. Và cơ cấu kinh tế đã đẩy những người "việc làm ổn định" + "học hành tử tế" đó xuống hầm - vốn là bunker tránh bomb Bắc Hàn. Nhà nào cũng làm hầm tránh bomb. Khi kinh tế Hàn đi lên trước 1997, cần nhiều lao động, những cái hầm ngột ngạt đó trở thành nhà ở cho dân nghèo thành thị, di dân từ thôn lên thị. Bong bóng kinh tế vỡ đẩy tầng lớp trung lưu xuống thành người nghèo sống ở hầm như thế. Một số rất ít kỹ sư định lượng Mỹ dùng toán ĐẠO HÀM tạo ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007 kéo thế giới xuống 10 năm; mình cố cào mấy cũng không ăn thua. Xác suất "thằng đó việc làm ổn định, cưới nó đi" đột ngột bị một cuộc khủng hoảng kinh tế đạp xuống đáy xã hội giống Ký Sinh Trùng ở Việt Nam trong 2-3 thập kỷ tới là 41%. Ký Sinh Trùng là một phim phím hàng việc chọn bạn trai cho giờ và tương lai nha các mẹ. Bài gốc https://www.facebook.com/photo.php?...set=pb.533516692.-2207520000..&type=3&theater Theo bài này thì việc ông Kim giỏi lái xe, nói chuyện giỏi là do bản thân ông cũng từng là 1 nhân viên văn phòng giỏi giang. Nhưng mà sau 2 cú thất bại ở tiệm gà rán và tiệm bánh castella, ông Kim dần biến chất và trở thành 1 con người mánh mung, hèn hạ như trong phim.
Thấy điện ảnh Hàn Quốc với Ấn Độ nó cho ra nhiều tác phẩm có trách nhiệm với XH vãi ra 2 nước này phim nó chọn diễn viên ra được nhân vật. Đề tài xã hội của 2nước nó cũng làm về tiêu cực với đả phá chính trị,xã hội nhiều
Ai xem nhiều phim điện ảnh Ấn Độ sẽ thấy, Ấn vẫn trên cơ Hàn một bậc, xã hội Ấn Độ nó phân tầng đẳng cấp sâu sắc, mâu thuẫn chính trị, đảng phái, tôn giáo sắc tộc gay gắt, chiến tranh khủng bố thời hiện đại cũng nhiều, nên chất liệu kịch bản vô cùng phong phú, diễn viên đạo diễn cũng rất giỏi, toàn người tinh hoa của 1,4 tỷ người. Hàn ăn được cái Oscar, nhưng xét tổng thể nền điện ảnh thì không bằng được Ấn Độ đâu
Điện ảnh Hàn nổi khắp thế giới 20 năm nay, được biết tới nhiều hơn Ấn chứ. Mỹ có remake phim Hàn, chưa thấy nó remake phim Ấn
Nghe mắc sản xuất quá, bảo ấn độ số lượng phim nhiều hơn hàn xẻng thì chấp nhận chứ chất lượng thì dưới đít thằng hàn
Phim Ấn ko tệ nhưng nó ko hòa hợp đc với thế giới, nói phim Ấn chỉ dành cho người Ấn xem cũng ko phải ko đúng, mấy phim sử thi của nó hoành tráng nhưng cũng ko vương nổi tầm TG trong khi Hàn vô số tác phẩm chiếu đi khắp TG và đc đánh giá cực cao Nói ko phải khen chứ về bộ môn giải trí này nếu Mỹ số 1 thì Hàn nó là số 2, khắp các mặt trận từ truyện tranh, âm nhạc đến game show, điện ảnh của Hàn đều thành công rực rỡ, nền công nghiệp giải trí của nó cực thịnh, diễn viên, ca sĩ đều có huấn luyện bài bản, chuyên nghiệp
các ông bị định kiến phim Ấn Độ bởi vì mấy phim truyền hình kéo dài như cô dâu 8 tuổi, hoặc những tình tiết phi lý, bất chấp logic, hoặc nhiều cảnh hát múa trong phim quá. Nhưng nếu xem chú tâm xem phim điện ảnh Ấn Độ mới thấy nhiều phim cực hay. Đọc thêm ở đây: http://gamevn.com/threads/hoi-nhung...ap-nhat-lien-tuc-nhung-phim-moi-nhat.1521056/ Còn về phim ảnh Hàn Quốc, may ra ở châu Á này thì xếp thứ 3, sau điện ảnh Ấn Độ và Iran Xếp thứ tự đẳng cấp phim ảnh của các nền điện ảnh tại châu Á như sau 1. Ấn Độ 2. Iran 3. Hàn xẻng 4. Nhật bủn 5. Hoa ngữ
Ấn với Nhật có thể hơn Hàn ở một điểm là có bản sắc riêng, rất riêng luôn. Anh Hàn thì kịch bản, diễn xuất, hình ảnh đều gần với điện ảnh Mỹ, pha trộn nét văn hoá của mình vào nên sẽ dễ gần với thế giới đại chúng, đặc biệt khu vực Đông Á, ĐNA.